Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

Tên: Lý Thụy Hoa (李瑞华)
Giới tính: nữ
Tuổi: 59
Địa chỉ: Khu liên hợp gia đình Nhà máy xi măng quận Tây Phong, thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc
Nghề nghiệp: chưa rõ
Ngày bị bắt gần nhất: tháng 10 năm 2002
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù nữ khu phát triển Cửu Châu (九州开发区女子监狱)
Thành phố: Khánh Dương
Tỉnh: Cam Túc
Hình thức bức hại: lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án phi pháp, bỏ tù, tra tấn, sách nhiễu, lục soát nhà.

[MINH HUỆ 02-08-2011] Học viên Pháp Luân Công, bà Lý Thụy Hoa sống tại quận Tây Phong, thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc. Vào chiều ngày 29 tháng 6 năm 2011, hàng chục công an ở Đội an ninh nội địa quận Tây Phong đã đến bao vây nhà bà. Họ dùng máy khoan điện để phá cửa chống trộm và khóa trên cổng sắt nhà bà. Khi công an vào trong và phát hiện bà Lý không ở nhà, công an đã bắt chồng bà, ông Khấu Sang Kim, cựu viên chức Cục thương mại thành phố Khánh Dương. Bà Lý đã quyết định rời khỏi nhà để tránh bị bắt bất hợp pháp.

Bệnh tật trong thời gian dài, kể cả bệnh ung thư, đã biến mất một cách kỳ diệu

Bà Lý bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào năm 1996. Trước đó bà đã bị nhiều bệnh khác nhau như bệnh đau nửa đầu, các vấn đề về tim, và bị viêm khớp. Năm 1995, bà bị chẩn đoán ung thư vú tại Bệnh viện quân đội số 4 ở thành phố Tây An, tỉnh Sơn Tây.

Bà Lý Thụy Hoa và vài đồng nghiệp đã tập một loại khí công trước đó. Họ đã nói chuyện với bà vào tháng 3 năm 1996 rằng Pháp Luân Công là tốt, và họ đã mượn một bản sao cuốn Chuyển Pháp Luân cho bà đọc. Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, chồng bà nói với bà rằng Pháp Luân Công thật sự tốt, và đã khuyến khích bà tập luôn môn này.

Sau khi tập gần một tháng, bà Lý cảm thấy người rất nhẹ nhàng khi bà đi bộ, và chưa đầy hai tháng sau, nhiều khối u ở ngực bà đã biến mất. Thêm vào đó, nhiều bệnh khác mà bà mắc phải đã biến mất sau hàng chục năm chịu đựng. Mọi người trong gia đình và bạn bè đều cảm thấy vui mừng cho bà Lý.

Bị bắt nhiều lần vì kiên định tu luyện

Từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, công an Vương Chân ở Đồn công an Nam Nhai và người của ông ta thường xuyên đến nhà sách nhiễu bà Lý Thụy Hoa. Bà Lý đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý.

Ngay sau khi bà về nhà, chồng bà nói với bà rằng Vương Chân đã yêu cầu bà đến trình báo tại đồn công an. Khi bà đến đồn, bà đã bị giam trong 30 ngày. Bảy ngày sau khi được thả, bà đã chuẩn bị tổ chức một buổi chia sẻ với các học viên khác. Bà lại bị bắt và bị giam trong 10 ngày, ngay sau đó bà lại bị bắt lần thứ ba. Lần này bà bị giam tại trại giam quận Tây Phong trong 38 ngày.

Vương Chân đã thẩm vấn bà Lý lần thứ tư tại Trại cai nghiện quận Tây Phong trong 15 ngày. Trong thời gian này, Phó Ngọc Khôi, người ở Đội an ninh nội địa quận Tây Phong đã tổ chức hai “buổi kết án công khai.” Lần thứ nhất được tổ chức tại một nhà khách quận Tây Phong nơi Phó Ngọc Khôi đã kết án nhiều học viên Pháp Luân Công. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp trên TV. Buổi kết án thứ hai được tổ chức tại Nhà hát Tiếu Kim quận Tây Phong. Sau khi Phó Ngọc Khôi công khai kết án các học viên, ông ta cũng bắt các học viên đi tuần hành trên phố, để làm bẽ mặt họ. Sau đó ông ta thông báo rằng năm học viên, trong đó có bà Lý, mỗi người đều bị kết án một năm tù.

Lao động cưỡng bức

Bà Lý Thụy Hoa bị kết án lao động cưỡng bức vào ngày 9 tháng 4 năm 2000, và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ Bình An Đài ở tỉnh Cam Túc. Bà bị buộc phải lao động cưỡng bức; nhiều lần bà còn bị ép phải đứng yên trong thời gian dài hoặc bị treo ngược lên. Tra tấn và ngược đãi đã khiến người bà trở nên hốc hác, và khiến bà đi lại khó khăn.

Khi bà ở trại lao động, đội trưởng Đội số 1 Cốc Diễm Linh thường nói chuyện với bà Lý vào buổi đêm. Vì bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, chính trị viên Kính Tuyết Phong và lính canh Vương Á Lệ đã đi khắp nơi từ Lan Châu đến Khánh Dương để yêu cầu chồng bà và người nhà giúp “chuyển hóa” bà. Họ nói “Nếu bà ấy vẫn từ chối “chuyển hóa”, chúng tôi sẽ gia hạn thời hạn giam giữ.” Chồng bà Lý đã kiên định nói với họ “Việc gia hạn thời hạn giam giữ bà ấy là bất hợp pháp.” Cuối cùng họ phải trả tự do cho bà đúng thời hạn.

Sau khi bà Lý về nhà, công an ở đồn công an địa phương thường xuyên đến nhà bà để nói chuyện. Vì thế mà cuối năm 2009, bà Lý đã rời nhà để tránh bị sách nhiễu.

Khi bệnh tình của con gái bà Lý, cô Khấu Quyên Quyên trở nên xấu đi vào tháng 8 năm 2002, bà Lý đã về nhà và ở lại trong hai tháng. Một công an họ Hoàng ở phòng công an huyện Hợp Thủy và Trịnh Tường ở đội an ninh thành phố Hợp Thủy thay phiên nhau đến nhà để giám sát bà.

Bị kết án tù

Cũng công an họ Hoàng đã gọi điện nói dối em trai bà Lý vào ngày 8 tháng 10 năm 2002, rằng họ cần bà Lý đến phòng công an để giải quyết thủ tục giấy tờ. Ngay sau khi bà Lý và em trai bà đến đó, công an đã bắt giữ bà và ngay lập tức nhốt bà tại trại giam huyện Khánh Thành. Sau đó bà bị đưa đến trại giam huyện Hợp Thủy. Sau đó bà bị kết án ba năm tù.

Bà Lý bị chuyển đến Nhà tù nữ khu phát triển Cửu Châu vào tháng 11 năm 2003. Ở “đội quản lý người mới đến”, bà bị ép phải xem các băng hình nói xấu Pháp Luân Công, ghi nhớ các điều luật của nhà tù, và lao động nặng nhọc. Sau đó, lính canh Trương Mỹ Lan trở thành đội trưởng mới của đội. Cô ta tuyên bố rằng sẽ “chuyển hóa” bà Lý. Sau nhiều lần nói chuyện với bà Lý, Trương nhận ra rằng không thể đạt được mục đích. Cô ta ngầm kích động hai tù nhân giám sát chặt chẽ bà Lý. Trương Mỹ Lan nói rằng nếu bà Lý vẫn không hợp tác, họ sẽ không cho bà Lý gọi điện về nhà.

Trương cũng là người quản lý sổ sách của tù nhân. Dưới sự quản lý của Trương Mỹ Lan, sổ sách đã trở thành hỗn độn, vì vậy cô ta đã yêu cầu bà Lý giúp quản lý sổ sách. Nhưng vì bà Lý đã thiếu mất một người sau khi bà hoàn thành việc thiết lập sổ sách mới cho toàn bộ tù nhân, Trương Mỹ Lan đã treo ngược bà Lý lên.

Sau bốn tháng ở Đội quản lý người mới đến, họ chuyển bà Lý đến Đội số 3, là nơi có điều kiện khắc nghiệt nhất. Bất kể thời tiết thế nào, quanh năm các tù nhân phải đan các tấm lưới an toàn khổng lồ vốn được dùng khi vận chuyển, ở trong sân nhà tù. Họ phải dậy lúc 6 giờ sáng, bắt đầu làm việc lúc 7 giờ sáng, và không nghỉ cho đến khi trời tối. Mỗi người phải hoàn thành việc đan sáu đến bảy tấm lưới. Chỉ tiêu sau đó đã tăng lên thành bảy hoặc tám. Nếu một học viên không thể hoàn thành chỉ tiêu, lính canh sẽ sốc điện học viên đó bằng dùi cui điện. Sau khi họ hoàn thành công việc, họ vẫn phải cuộn sợi tại phòng giam để dùng trong ngày hôm sau. Thời gian sớm nhất họ có thể đi ngủ là từ khoảng 11 giờ đêm cho đến nửa đêm; còn thường thời gian ngủ là từ 1 đến 2 giờ sáng. Lao động nặng nhọc trong thời gian dài đã khiến bà Lý suy sụp: các khớp xương của bà sưng tấy và đau buốt; hai bàn tay của bà cũng bị sưng; các ngón tay của bà bị trật khớp; bà thậm chí còn không thể cầm bát khi ăn; hai tay của bà đau nhức mỗi lần có ai đó chạm vào; bà không thể mặc hay cởi quần áo; và bà bị đau đến mức không thể ngủ vào buổi đêm.

Sách nhiễu không ngừng nghỉ

Bà Lý được thả vào ngày 8 tháng 10 năm 2005. Từ lúc về nhà, mật vụ Phòng 610 Tây Phong liên tục yêu cầu bà đến ký giấy tờ, người ở Phòng 610 cấp tỉnh đã đến nhà hai lần để sách nhiễu bà.

Hơn mười người ở quận Tây Phong đã bao vây nhà bà Lý vào ngày 29 tháng 6 năm 2011, vào nhà bà bằng cách khoan thủng cửa bảo vệ và khóa cửa, để cố bắt giữ bà. Họ lục soát nhà bà, lấy đi nhiều tài sản cá nhân có giá trị, và bắt chồng bà, ông Khấu Sang Kim. Lúc đó bà Lý đang ở nông thôn để giúp gia đình thu hoạch lúa mỳ. Lúc đầu chồng bà bị giam tại Đội an ninh nội địa Tây Phong trong hai ngày và sau đó bị nhốt tại Trại giam Bát Lý Miếu.

Mẹ chồng bà Lý, đã 90 tuổi, hiện ở nhà một mình mà không có ai chăm sóc, và con gái bà Lý, đã bị trầm cảm sau khi bị tổn thương khi cha cô bị bắt giữ và mẹ cô phải sống xa nhà. Bệnh tình của cô đang trở nên xấu đi. Hiện tại, công an ở Phòng công an thành phố Khánh Dương tìm bà Lý khắp nơi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/2/修大法癌症消失-坚持信仰多次被中共迫害-244818.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/22/127622.html
Đăng ngày: 3-9-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share