Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
Tên: Tôn Nghị (孙毅)
Giới tính: Nam
Tuổi: 39
Địa chỉ: Thôn Mai Gia Câu, trấn Tân Tạo, thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên
Nghề nghiệp: Nông dân
Ngày bị bắt gần nhất: 23 tháng 5 năm 2011
Nơi bị bắt gần nhất: Trại giam Miên Dương (绵阳市看守所)
Thành phố: Miên Dương
Tỉnh: Tứ Xuyên
Hình thức bức hại: giam giữ, lao động cưỡng bức cải tạo, lục soát nhà, tống tiền
[MINH HUỆ 07-08-2011] Ngày 23 tháng 5 năm 2011, công an đã nổ súng trong lúc bắt một học viên Pháp Luân Công khi anh đang làm việc ở ngoài đồng. Anh Tôn Nghị bị công an ở địa phương bắt khi đang làm việc đồng áng. Dù công an đã bắn anh Tôn, nhưng may mắn là anh không bị thương. Anh Tôn hiện đang bị giam tại Trại giam Miên Dương.
Anh Tôn đã trở về nhà để phụ gia đình trong mùa thu hoạch bận rộn. Một phụ nữ có tên là Lý Thúy Hoa đã nói với công an về chỗ ở của anh Tôn, sau đó công an đã đến bắt anh vào lúc 3 giờ chiều khi anh đang làm việc ngoài đồng. Tám công an và nhiều viên chức địa phương đã tham gia bắt anh, gồm có Lưu Đam, trưởng Đồn công an Tân Tạo ở quận Phù Thành; Đồng Hân, bí thư ở đồn công an Tân Tạo; Tiếu Thế Quý, trưởng thôn Mai Gia Câu; cùng năm công an mặc thường phục.
Khi nhìn thấy công an đến, anh Tôn đã cố rời đi. Công an đã bắn anh, sau đó bắt anh mà không cần lệnh bắt hoặc lý do gì. Cha mẹ và vợ anh Tôn đã chứng kiến việc bắt giữ nhưng không thể làm gì. Sau đó gia đình anh đã đến đồn công an và hỏi về việc bắt giữ anh Tôn, họ được thông báo rằng anh không ở đó. Công an đã từ chối nói với gia đình anh về nơi anh bị chuyển đi.
Gia đình đã không biết về nơi ở của anh cho đến tận 11 ngày sau. Thực ra anh Tôn bị công an ở quận Phụ Thành bắt giữ và bị giam tại Trại giam Miên Dương. Gia đình anh không tìm thấy chữ ký nào trong lệnh bắt mà công an cho họ xem, mà chỉ có dấu của đồn công an trong cột “người chịu trách nhiệm”.
Anh Tôn bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 2 năm 1998. Anh là người có đạo đức và làm việc chăm chỉ, là một người được đồng nghiệp yêu mến và kính trọng. Người quản lý của anh Tôn nói rằng thật khó có thể tìm được một nhân viên tốt như anh. Nhiều đồng sự đều muốn hợp tác với anh vì anh không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn không ngại đảm nhận thêm những việc được yêu cầu nhưng người khác muốn tránh.
Chính quyền Giang Trạch Dân đã tiến hành đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ngày 31 tháng 12 năm 2000, khi anh Tôn đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện với chính quyền trung ương, anh đã bị công an Bắc Kinh bắt giữ và đưa về Văn phòng Miên Dương ở Bắc Kinh. Bộ công an thành phố Miên Dương đã giam anh trong 15 ngày và sau đó gia hạn thời gian giam anh như một tội phạm.
Ngày 23 tháng 2 năm 2001, Ủy ban lao động cưỡng bức ở Miên Dương đã đưa anh Tôn đến trại lao động cưỡng bức trong 18 tháng, dựa trên chứng cứ giả của Long Chính Vĩ, trưởng Đồn công an Tân Tạo. Anh Tôn sau đó bị giam và bị tra tấn tại Trại lao động cưỡng bức Tân Hoa ở Miên Dương.
Lúc 4 giờ sáng ngày 8 tháng 8 năm 2008, Tôn Hiểu Minh, đội trưởng Đội an ninh quốc gia thuộc Đồn công an quận Phụ Thành, Miên Dương; công an ở Phòng công an Tân Tạo; và Tiếu Thế Quý, trưởng thôn Mai Gia Câu, đã lục soát nhà anh Tôn và lấy đi tài sản cá nhân của anh gồm một máy tính, một máy đánh chữ, một đầu thu TV vệ tinh, một máy MP3, nhiều bản sao Chín bài bình luận về ĐCSTQ, các tài liệu Pháp Luân Đại Pháp. Anh Tôn buộc phải rời khỏi địa phương để tránh bị bức hại cho bản thân và gia đình. Do bị Đồn công an Phụ Thành tìm kiếm nhiều năm trước, nên anh không thể về nhà. Mùa hè năm 2011 là một vụ mùa bận rộn cho nông dân, anh đã về nhà để giúp thu hoạch và đã bị bắt.
Trong lúc đó, dưới sự chỉ đạo của Phòng 610, Tòa án quận Phụ Thành ở Miên Dương đã mở phiên xử ba học viên khác, đó là bà Trương Hoa Lệ, ông Tạ Thành Quốc, và bà Triệu Tiểu Quyên vào ngày 27 tháng 6 năm 2011. Thông tin về bản án đã không được công bố ra.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/7/四川绵阳市法轮功学员孙毅被警察鸣枪绑架-245047.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/16/127516.html
Đăng ngày 26-08-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.