Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 31-03-2022]
Tên: Tả Tú Văn
Tên tiếng Hán: 左秀文
Giới tính: Nữ
Tuổi: 71
Thành phố: Huyện Hoa Xuyên
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Kế toán về hưu
Ngày mất: Ngày 17 tháng 2 năm 2022
Ngày bị bắt mới đây: Ngày 29 tháng 9 năm 2021
Nơi bị tạm giam mới đây: Đồn cảnh sát Bảo Vệ
Khoảng ba năm trước, bà Tả Tú Văn, một người dân sống ở huyện Hoa Xuyên , tỉnh Hắc Long Giang, bắt đầu bị các triệu chứng y tế chưa được chẩn đoán bao gồm mờ mắt và tay run rẩy. Bất chấp tình trạng của mình, bà vẫn cố gắng hết sức để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đức tin của mình về Pháp Luân Công, bằng cách cùng các đồng tu đi phát tài liệu có thông tin hoặc nói chuyện trực tiếp với người dân.
Sau lần bắt giữ gần đây nhất vào ngày 29 tháng 9 năm 2021, bà Tả bị từ chối đưa vào trại tạm giam địa phương do nghi ngờ mắc bệnh ung thư vú. Sau một năm chống chọi với sức khỏe giảm sút, bà qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 2022, ở tuổi 71.
Bà Tả Tú Văn
Lần bắt giữ mới nhất và cái chết
Ngày 29 tháng 9 năm 2021, bà Tả và hai học viên Pháp Luân Công khác là bà Tống Hội Lan và bà Viên Lệ Tân đã đến một công viên để nói chuyện với người dân và phát lịch với thông tin về Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Họ bị người dân tố giác với cảnh sát bị bắt giữ sau đó.
Sau khi tạm giữ những người này qua đêm tại Đồn cảnh sát Bảo Vệ, cảnh sát đã đưa họ đến bệnh viện để khám sức khỏe vào ngày hôm sau. Cả bà Tả và bà Viên đều bị giam giữ hành chính 15 ngày tại Trại tạm giam huyện Thang Nguyên, trong khi bà Tống bị đưa đến trại giam huyện Hoa Nam.
Khi bác sĩ ở nơi giam giữ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe khác cho bà Tả, họ nhận thấy một vết sưng lớn ở bên ngực trái của bà và nghi ngờ rằng đó là ung thư vú. Sau khi bác sĩ từ chối tiếp nhận bà Tả, cảnh sát đã thả bà vào tối hôm đó. Bà Viên bị giam tại nhà giam.
Không lâu sau khi bà Tả trở về nhà, cảnh sát đã quấy rối bà với lý do kiểm tra sức khỏe của bà. Họ cũng gọi điện thoại quấy rối con rể của bà.
Lần bắt giữ này khiến bà Tả vô cùng đau khổ. Bà bị tiêu chảy dai dẳng khiến sức khỏe của bà tiếp tục suy giảm. Bà chuyển đến nơi ở của con gái vào đầu năm 2022 và qua đời tại đó lúc 5 giờ 17 phút sáng ngày 17 tháng 2.
Tu luyện Pháp Luân Công
Bà Tả từng làm kế toán tại một nhà máy sản xuất quần áo, nhưng sau đó đã nghỉ việc. Hai vợ chồng bà sau đó mở một nhà hàng và kinh doanh thuận lợi.
Năm 2002, chồng bà đột ngột bị tai biến. Bà đã dành phần lớn số tiền tiết kiệm để điều trị y tế cho ông, nhưng ông vẫn hôn mê và không có nhiều tiến triển.
Ngay lúc bà đang tuyệt vọng, một người hàng xóm đã giới thiệu Pháp Luân Công cho bà và nói với bà rằng môn tập có thể giúp ích cho họ. Bà đồng ý thử và bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công cho chồng bà nghe.
Khi bà đọc, bà cũng bị cuốn hút vào các nguyên lý mà cuốn sách đề cập. Mặc dù chồng bà chưa thể hồi phục nhưng bà vẫn quyết định tự mình tu luyện Pháp Luân Công. Ngay sau đó, các bệnh của bà, bao gồm không việc không đủ máu lên não, viêm túi mật và bệnh tim, đều biến mất.
Khi kiên trì tu luyện Pháp Luân Công bất chấp cuộc bức hại, bà Tả đã nhiều lần bị chính quyền nhắm đến đức tin của mình, điều này khiến sức khỏe của bà giảm sút và cuối cùng đã cướp đi mạng sống của bà.
Bị bắt lần đầu: 2 tuần tạm giam
Ngày 6 tháng 1 năm 2009, bà Tả đi đến một thôn làng ở huyện cùng với một học viên Pháp Luân Đại Pháp khác là bà Vương Diễm Hồng để phát lịch Đại Pháp. Họ đã bị người dân tố giác với cảnh sát và bị bắt giữ.
Cả hai người đều bị giam giữ hành chính 15 ngày tại trại giam Hoa Xuyên.
Sau khi được thả, cảnh sát liên tục đến nhà bà Tả để quấy rối bà. Vào mùa hè năm 2010, họ thậm chí còn nhảy qua hàng rào xung quanh sân nhà bà để kiểm tra, giẫm đạp lên cây dưa chuột của bà.
Bị bắt lần 2: Bị kết án 3 năm rưỡi tù giam
Vào ngày 13 tháng 12 năm 2010, khi bà Tả đang học Pháp Luân Công với ba học viên khác, gồm bà Tống Hội Lan, bà Lưu Phượng Bình và con gái là cô Vương Đan tại nhà thì một nhóm cảnh sát bất ngờ ập vào và bắt giữ họ.
Tất cả bốn học viên đã được đưa đến Đồn cảnh sát huyện Hoa Xuyên để thẩm vấn. Cảnh sát đã không cung cấp thức ăn cho họ trước khi đưa họ đến Trại tạm giam huyện Hoa Xuyên.
Bà Tả và cô Vương xuất hiện tại Tòa án huyện Hoa Xuyên vào ngày 8 tháng 4 năm 2011. Thẩm phán Tịch Sỹ Phong đã kết án bà Tả ba năm rưỡi tù giam và cô Vương ba năm tù giam vào ngày 22 tháng 4. Hai người này đã kháng cáo lên Tòa án trung cấp thành phố Gia Mộc Tư, nhưng thẩm phán Tống Bội Hà đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu vào ngày 31 tháng 5 năm 2011.
Bà Tả và cô Vương lần lượt bị đưa đến Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 15 và 25 tháng 6 năm 2011.
Vào ngày 29 tháng 3 năm 2011, bà Lưu bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư để thụ án hai năm tù, còn bà Tống bị giữ tại Trại tạm giam quận Đường Nguyên, nơi bà bị tiêm một loại thuốc độc gây hoại tử mô nghiêm trọng đến hai bàn chân và chân của bà.
Trong nhà tù, bà Tả buộc phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ trong thời gian dài mà không được cử động. Bà cũng bị ép buộc lao động nặng nhọc không công và phải chịu nhiều tra tấn và biệt giam khác. Dù bà đã được trả tự do trước thời hạn vào năm 2013, nhưng sức khỏe của bà bị tổn hại do tra tấn và bà không bao giờ có thể hồi phục lại được hoàn toàn.
Khi trở về nhà, bà Tả vô cùng hoảng hốt khi thấy ổ khóa trên cửa ra vào, kho chứa đồ và tủ trong các phòng đều bị cạy tung. Tất cả đồ đạc của bà, từ ga trải giường đến dụng cụ nấu ăn, đều đã bị đánh cắp. Tủ lạnh của bà nằm trong một vũng nước ngoài sân. Bà ở nhà con gái vài ngày, sau đó thuê một căn hộ và sống riêng.
Bài liên quan:
Tỉnh Hắc Long Giang: Sự thống khổ kéo dài ba năm rưỡi của một người phụ nữ ở trong tù
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/31/440718.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/1/199749.html
Đăng ngày 24-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.