Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-12-2021] Bất cứ ai từng đến nhà của chị Liên (hóa danh) – một học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ thấy trong nhà có hai người già ở độ tuổi thất tuần; một người là bố chồng của chị Liên, 92 tuổi; người còn lại là bố ruột của chị, 89 tuổi.

Gia đình nhà chồng chị Liên có sáu anh chị em, còn nhà mẹ đẻ của chị có năm anh chị em, nhưng hai cụ già lại bằng lòng sống chung trong nhà của cô con dâu – cô con gái út đã sắp 50 tuổi này. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chị Liên và chồng đều là người tu luyện Pháp Luân Công.

Chị Liên bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1994 còn chồng của chị bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Năm 1995, hai vợ chồng chị đưa bố mẹ chồng từ quê lên sinh sống tại nhà của họ ở thành thị. Chị Liên rất hiếu thảo với bố mẹ chồng, bố chồng sống ở quê nên trước giờ có thói quen đi vệ sinh không tốt, thường nhổ nước bọt ra ngoài ban công, ngoáy mũi, vứt rác khắp nơi, nhưng chị không bao giờ chê người già ở bẩn, chị cắt tỉa móng tay cho mẹ chồng, cắt tóc cho bà, tắm rửa sạch sẽ cho bà, chị xoa bóp cho mẹ chồng từ đầu đến chân. Có người hâm mộ hỏi chị: “Là con dâu hay con gái vậy?” Mẹ chồng chị lại mỉm cười đáp: “Là con dâu tôi, còn tốt hơn cả con gái ruột đó!” Bố mẹ chồng ở nhà quán xuyến việc nhà, chị Liên và chồng đi làm, gia đình sống vui vẻ, hạnh phúc viên mãn.

Năm 1995, Trung Cộng bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công phô thiên cái địa, chồng chị Liên vì không từ bỏ tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn đã bị bắt giam và bỏ tù phi pháp, chị Liên trở thành trụ cột của gia đình, vừa đi làm, vừa là chỗ dựa tinh thần cho cha mẹ chồng đau yếu.

Một năm sau, chị Liên cũng vì không từ bỏ tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn nên đã bị bắt giữ phi pháp vào trại lao động. Và thế là, một gia đình vốn dĩ hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười đã bị tan vỡ bởi cuộc đàn áp tàn khốc này. Mẹ chồng của chị Liên vì không chịu được nỗi đau chia ly người thân và đau lòng lo lắng cho con trai út, con dâu út mà lo âu, trăn trở, bà đã qua đời oan uổng vào năm 2001. Cha chồng của chị Liên được con gái lớn ở quê đón về chăm sóc.

Sau khi chị Liên trở về từ trại lao động, chị dọn dẹp và lau chùi nhà cửa bụi bặm, sau khi dọn dẹp sạch sẽ chị đón bố chồng từ nhà của chị chồng về, một mình chăm sóc cho bố chồng, luôn lo lắng cho ông, chị nấu những món ăn mà ông thích, gói bánh chẻo mà ông thích ăn, mua quần áo có chất liệu thoải mái cho ông mặc, trò chuyện cùng ông, động viên an ủi người cha chồng cô độc. Dưới sự chăm sóc tận tâm của chị Liên, khuôn mặt buồn bã của ông đã nở lại nụ cười. Đợi đến khi chồng chị mãn án trở về, mặc dù ông cô đơn vì mất đi người vợ ngày đêm bầu bạn, nhưng nhìn thấy cảnh con trai út hiếu thảo nhất và con dâu đoàn tụ, ông cảm thấy an ủi vô cùng.

Dưới sự chăm sóc cẩn thận và đồng hành của chị Liên và chồng, sức khỏe của ông đã khôi phục lại trạng thái tốt như trước khi gia đình bị bức hại. Chị Liên và chồng tìm được công việc lý tưởng, có thu nhập, sống cuộc sống êm đềm bên người thân.

Trong vòng chưa đầy 5 năm, tức là vào năm 2007, trước Thế vận hội Olympic 2008, các quan chức địa phương của Trung Cộng e sợ chị Liên và chồng sẽ đi thỉnh nguyện nên đã bắt bỏ tù phi pháp hai vợ chồng chị trong khi không có chứng cứ cáo buộc. Chị Liên thiện lương bị đưa vào trại lao động phi pháp hai năm, chồng chị bị kết án tù nặng một cách phi pháp. Một gia đình êm ấm lại bị chia cắt! Điều khiến cha chồng chị buồn hơn cả là ông phải nằm viện để phẫu thuật đục thủy tinh thể, chị Liên bị bắt cóc vô cớ khi đang chăm sóc ông trên giường bệnh. Đến ngày hôm sau, con gái lớn của ông đến bệnh viện mới biết tin này. Mặc dù ông lão vẫn còn hai người con trai, nhưng sau khi ông xuất viện, ông vẫn cùng con gái lớn trở về nhà chị ấy ở. Ông lão gặp ai cũng khóc, ông vô cùng nhớ thương con trai và con dâu.

Sau khi chị Liên trở về nhà từ trại lao động, lại đón cha chồng về nhà chăm sóc. Sau khi chồng ra tù không lâu sau đó, vừa đúng dịp sinh nhật lần thứ 85 của bố chồng, hơn 30 người ở quê lên mừng thọ ông, mà chồng chị mới ra tù chưa có công việc, trong nhà không có tiền để tổ chức ở nhà hàng, chị Liên quyết định sẽ tổ chức tiệc rượu tại nhà.

Chị Liên là con út trong nhà, chưa bao giờ tổ chức bữa tiệc lớn như vậy, chị chỉ biết nấu những món ăn thường ngày. Bữa tiệc tổ chức cho hơn 30 người là lần đầu tiên chị đảm đương. Chị Liên liệt kê thực đơn, chuẩn bị trước ba ngày, đi siêu thị mua nguyên liệu, chiên những món như cá, thịt, cá viên (món ăn phải có trong các bữa tiệc ở địa phương) và các món chiên mà mọi người trong nhà thích ăn đều chuẩn bị từ trước. Đến hôm đó chỉ cần làm vài món rau, sau khi khách đến nhà, sẽ bắt đầu phục vụ món nóng, chị nấu đầy hai bàn ăn. Các vị khách đều ăn ngon miệng, đều nói vẫn là đồ ăn ở nhà ngon hơn, còn có người hỏi chị Liên cách nấu món cá viên. Bỗng chốc chị Liên giống như đầu bếp của một khách sạn lớn vậy. Khi chị hoàn thành công việc dọn dẹp và ngồi xuống ghế, quan khách còn tươi cười gọi chị là “chủ bếp” nữa! Người lớn trẻ nhỏ ai nấy đều ăn uống vui vẻ, cha chồng cũng vui mừng không nói lên lời, nhìn thấy cảnh bốn thế hệ dưới một mái nhà, nhìn thấy con trai tu luyện Pháp Luân Công được ra tù, con dâu bị bắt cóc phi pháp hai lần tổng cộng 5 năm cũng đã trở về, ông vô cùng hạnh phúc. Không ngừng lau nước mắt, cuối cùng ông cũng đợi được đến ngày con trai út và con dâu út đoàn tụ, bản thân còn sống để đợi được đến ngày đoàn viên… Cả nhà chúc ông khỏe mạnh trường thọ, phúc như đông hải, thọ bỉ nam sơn.

Giới trẻ ngày nay không muốn tự nấu nướng, chỉ muốn đi ăn nhà hàng, hiếm có người tổ chức lễ mừng thọ ở nhà. Chị Liên cũng thuộc lớp người trẻ. Nhưng hai vợ chồng mất việc vì cuộc bức hại Pháp Luân Công. Quan trọng hơn là chị Liên hiền hậu, tốt bụng tự tay nấu nướng, bày tỏ lòng hiếu thảo của mình. Cô bác lớn tuổi dưới quê đều biết ông lão có cô con dâu tu luyện Pháp Luân Công rất hiếu thảo, ai nấy đều ghen tị, khen ngợi không dứt.

Bố mẹ của chị Liên cũng sống trong ngôi nhà bỏ trống của cô con gái lớn trên thành phố. Vài ngày sau khi chồng chị ra tù, đọc được tờ thông báo thanh toán tiền sưởi của bố mẹ vợ dán trên cửa, anh biết bố mẹ vợ từ quê lên không có thu nhập, lại không muốn làm phiền đến con gái, anh nghĩ không nên để bố mẹ vợ khó xử vì khoản tiền này, vì vậy đã gom hết số tiền gửi ngân hàng duy nhất còn sót lại, gom được khoảng 2.500 tệ, không do dự đưa cho bố mẹ vợ. Bố vợ anh biết chuyện, cảm động đến mức cả đêm không ngủ được, ông liên tục nói với vợ mình: Đứa trẻ này mới đi tù về, không có công việc, không có thu nhập, cuộc sống không dư dả gì, vậy mà vẫn trả cho chúng ta tiền sưởi. Việc này quả là khiến người ta cảm động không thôi.

Tháng 2 năm 2017, chị dâu của chị Liên sinh con thứ hai, em trai chăm sóc vợ và con nhỏ nên không thể chăm sóc được bố mẹ, mà sức khỏe của họ lại không tốt. Vì vậy, chị Liên và chồng đã đón hai ông bà về nhà chăm sóc. Mẹ ruột chị Liên qua đời vào tháng 5 năm đó, chị gái chị Liên cũng muốn đón bố về chăm sóc, nhưng ông lão 86 tuổi muốn sống cùng con gái út và con rể. Bởi vì hai vợ chồng họ là người tu luyện Pháp Luân Công, hiếu thảo, nhân hậu.

Vì để tiện cho việc đi lại của hai người già, sinh sống thuận tiện hơn, chị Liên và chồng đã bán căn nhà ở đang sống ở tầng bốn và mua một căn nhà khác có ba phòng ngủ, hai phòng khách ở tầng dưới. Chồng chị Liên lại có được công việc lý tưởng, có được thu nhập lý tưởng. Căn phòng lớn có ba phòng ngủ, hai phòng khách, bố ruột chị và bố chồng sống chung một phòng, có thể tắm nắng, phòng khách rộng hai người có thể xem ti vi. Bố chồng chị thích chơi cờ, thích sưu tập bát đĩa; bố ruột chị lại thích đọc sách, ăn cơm xong ông thường giúp đỡ chị Liên thu dọn bát đũa.

Khi mùa xuân hoa khai nở, chị Liên và chồng chở hai ông cụ đến công viên để ngắm hoa; đôi khi họ cùng nhau đi ngắm cảnh. Chồng chị Liên còn lái xe chở hai cụ đến chỗ ở ngày trước để cắt tóc, ở đó cắt tóc vừa rẻ vừa đẹp, hai ông cụ rất vui. Về đến nhà, họ lần lượt tắm cho hai cụ, cũng xoa bóp từ đầu đến chân cho hai cụ, hai cụ sống vô cùng vui vẻ. Cơ thể dẻo dai, tinh thần khỏe mạnh. Gia đình hòa thuận, êm ấm. Hàng xóm xung quanh đều ghen tị với hai vị thông gia sống hạnh phúc dưới một mái nhà.

Vì hai ông thông gia sống cùng nhau, nên con gái, con trai, cháu trai, cháu ngoại hai bên nhà thường đến thăm hỏi, mỗi lần đến là vài người, nhà chồng chị ở xa, có lúc cũng ở lại vài ngày, người nhà bên phía mẹ ruột và nhà bên chồng có lúc cũng chạm mặt nhau, mười mấy người cùng đến chơi nhà. Trước sự hiếu thảo, tốt bụng của vợ chồng chị Liên, người thân thấy vậy thường mua quần áo, giày, quà tặng mỗi loại hai bộ (cho hai ông cụ). Hai gia đình như người một nhà, tuy hai mà một, sống với nhau vô cùng hạnh phúc. Em trai của chị Liên khi đến đón bố đi chơi, cũng đưa luôn bố chồng chị đi cùng. Chị Liên giải thích rõ cho mọi người hai bên nhà về tất cả đồ dùng trong nhà như xoong, chảo, dầu ăn, muối, mắm, dấm và các vật dụng khác, nếu chị không có ở nhà, ai đến cũng có thể tự làm cơm, giống như ở nhà của mình vậy, người ngoài khi đến nhà chị chơi còn không phân biệt được ai mới là chủ nhà. Thành viên hai bên gia đình quây quần bên nhau rất thư thái và hạnh phúc. Sau khi hai ông thông gia về sống dưới một mái nhà, hàng xóm thấy vậy đều ghen tị, đều nói khó tìm được một gia đình nào hòa thuận êm ấm như vậy!

Truyền thống của thế hệ đi trước, bậc vãn bối noi theo, hiện nay liệu có mấy người có thể hiểu được, nhưng bậc vãn bối tu luyện Pháp Luân Công thì có thể làm được.

Ngày 15 tháng 8 năm ngoái, chị Liên về quê dự tiệc cưới của cháu trai, bố chồng định ở nhà chị chồng vài ngày, đến ngày thứ ba chị chồng gọi điện thoại đến nói ông bị cảm, phải truyền nước ở nhà, được sự đồng ý của ông, vài ngày sau chị Liên và chồng chị lại đến đón ông trở về thành phố, đưa ông đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, bác sĩ nói ông bị tắc nghẽn mạch máu não, tuổi tác ông cũng đã cao (92 tuổi), các chức năng tạng không phù hợp làm phẫu thuật. Thế là các con gái cũng đến để bàn về chuyện xuất viện, đưa ông về nhà anh hai gần quê, ông có linh cảm mình sắp qua đời, nhắc lại nhiều lần cháu trai làm việc ở nơi khác vẫn chưa đến thăm, khi anh chị trong nhà thu dọn đồ đạc, ông cụ vẫn rất minh mẫn, ông húp xong nửa bát cháo, không chút đau đớn bình thản qua đời, hưởng thọ 92 tuổi.

Người dân trong làng nói đây là hỷ tang, ông cụ qua đời thanh thản trong chỉ vài ngày, khuôn mặt vẫn tràn đầy sức sống. Đến cuối đời được như vậy là nhờ tu hành mà được — hưởng phúc từ hai vợ chồng chị Liên tu luyện Pháp Luân Công. Bạn bè, người thân, dân làng ai cũng khen ngợi, tiếng lành đồn xa.

Sau khi chị Liên và chồng xử lý xong hậu sự cho ông, số tiền ông tiết kiệm được trong nhiều năm khoảng 50.000 nhân dân tệ trong tài khoản đứng dưới tên của ông (từ mỗi dịp lễ tết, ngày sinh nhật, tiền trợ cấp hàng tháng hơn 100 tệ, v.v.), chia đều cho các anh chị em trong nhà. Anh cả xúc động nói: “Cha thường sống cùng với các em, số tiền này vốn là của các em mới phải.” Toàn bộ số tiền phúng điếu được dùng cho việc mai táng và tiếp đãi quan khách, số tiền còn thiếu hoàn toàn cho vợ chồng chị Liên chi trả.

Sau đó, khi cả nhà đến viếng thăm mộ ông cụ, trong bữa cúng, chị hai cảm động nói: “Sau này cả nhà chúng tôi đều học Đại Pháp.” Tết năm nay khi hai vợ chồng chị Liên đến nhà anh cả ăn cơm, anh rể xúc động nói với hơn 20 người rằng: Đại gia đình của chúng ta thật hòa thuận, sau này có làm việc gì, thì nữ học theo cô Liên; nam thì học theo chồng cô Liên. Chị Liên nói thêm: “Chúng ta cùng học Đại Pháp nhé.” Cả gia đình tươi cười trò chuyện, xúc động vô cùng!

Sau khi chị Liên và chồng tu luyện Pháp Luân Công, những thay đổi của hai người và thái độ trong cuộc sống đã ảnh hưởng đến đại gia đình của họ. Anh họ, chị gái, anh trai, chị dâu của họ sau đó đã đọc sách Đại Pháp, có người còn nghe nhiều lần băng ghi âm giảng Pháp của Sư phụ, sức khỏe thay đổi rất lớn; em trai của chị Liên, em dâu của mẹ, chị gái, em dâu cũng lần lượt xin sách Đại Pháp. Chị cả của chị Liên ngày trước vô cùng phản đối Đại Pháp, sau đó thái độ cũng thay đổi rất lớn, mỗi lần đến nhà chị Liên đều mang đến hoa quả tươi rồi đích thân cung kính dâng lên Sư phụ Đại Pháp. Các thành viên khác trong gia đình cũng rất cung kính bái phục Đại Pháp, cảm ân Sư phụ từ tận đáy lòng!

Tôi thực sự hạnh phúc thay cho những sinh mệnh minh bạch chân tướng được đắc cứu!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/23/432811.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/6/197998.html

Đăng ngày 25-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share