Bài viết của Hàn Mai, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-02-2022] Tôi năm nay 63 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 5 năm 1994. Từ khi tu luyện Đại Pháp, tôi trước tiên coi trọng việc dạy dỗ con theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt với chuẩn mực đạo đức cao thượng. Sau đây, xin chia sẻ thể hội của bản thân về vấn đề mà các bậc phụ huynh đều khá quan tâm, đó là bồi dưỡng, giáo dục con trẻ như thế nào.

Bệnh hen suyễn bẩm sinh không chữa mà khỏi

Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, con trai tôi mới được bốn tuổi. Đón con từ nhà trẻ về, chúng tôi thường ăn cơm tối, rồi làm mấy việc vặt trong nhà. Sau đó, tôi học Pháp, mà học là đọc thành tiếng. Con trai tôi ngồi bên cạnh chơi, xem truyện tranh hay thẻ học chữ. Vào học tiểu học, giờ đó, cháu làm bài tập, còn tôi ngồi ở bàn đối diện học Pháp. Cứ như vậy, mãi cho tới khi con trai tôi rời nhà đi học đại học. Con trai tôi có thể nói là lớn lên trong Pháp.

Con trai tôi bị hen suyễn bẩm sinh. Khi còn nhỏ, cháu thường bị cảm lạnh và sốt cao. Chồng tôi thường phải đi công tác rất lâu. Có lúc, con trai tôi ốm, còn tôi đi làm bận tối mặt tối mũi, về nhà không kịp nấu cơm đã phải vội vàng đưa con vào viện khám và tiêm thuốc.

Trong quá trình tôi học Pháp, luyện công, con trai tôi cũng minh bạch ra nhiều Pháp lý, số lần đau ốm cũng giảm dần đi. Nếu nặng hơn, bị sốt cao hay lên cơn hen suyễn,cháu lại yêu cầu được nghe các bài giảng của Sư phụ, chưa đến hai giờ đồng hồ đã hạ sốt, không việc gì nữa. Khi lớn dần lên, cháu tự có chủ kiến, cũng hiểu rõ rằng bệnh này chỉ có Sư phụ mới có thể giải quyết.

Tôi nhớ lần cuối con trai tôi lên cơn hen suyễn là khi đang học cấp hai. Hồi đó, có lần cháu phải về nhà vì lên cơn hen suyễn nghiêm trọng. Bà ngoại cháu bảo mau đi viện đi, nhưng con trai tôi nói, “Không cần đâu ạ, cháu đi ngủ một lát là được.” Tôi nói, “Con ho thế này, ngủ cũng không được đâu mà, nếu không thì đi bệnh viện tiêm đi.” Cháu liền quả quyết: “Con không đi đâu, mẹ bật băng giảng Pháp của Sư phụ cho con nghe đi.”

Tôi bèn mở máy nghe nhạc MP3 cho con nghe bài giảng của Sư phụ, con trai tôi đã ngủ thiếp đi, hơi thở cũng dần ổn định, không khò khè nữa. Chưa đầy nửa giờ đồng hồ, cháu đã chìm vào giấc ngủ. Bệnh hen suyễn bẩm sinh đã khỏi mà không cần chữa trị, đến nay, con trai tôi đã 30 tuổi rồi mà chưa từng bị tái phát, vô cùng khỏe mạnh. Vậy mà trước kia, con trai tôi phải uống thuốc, tiêm và nhập viện không biết bao nhiêu lần. Đây là kỳ tích do Đại Pháp ban cho, là ân từ bi cứu độ của Sư phụ.

An toàn trong tai nạn

Hồi cháu học lớp 12, trong tiết thể dục học đá bóng, một bạn chuyền bóng cho cháu mạnh quá, cháu không tiếp được, chân liền bị trẹo đi, quặt như lưỡi liềm vậy. Mấy bạn học giúp cháu nắn lại chân, lại khiến chân càng sưng u lên, bèn lấy xe đưa cháu về nhà. Cháu xuống xe, nhảy lò cò một chân vào nhà; lúc này, cái chân đau đã sưng to rồi.

Bình thường, tôi đều chiểu theo Đại Pháp để yêu cầu bản thân, vì thế đã dưỡng thành thói quen gặp chuyện liền hướng nội tìm. Tôi liền nhắc con tìm trong bản thân một chút, xem cháu có làm gì không đúng không. Cháu nghĩ một lúc, rồi nói, “Mấy hôm nay, con hay nói chuyện với các bạn về chuyện Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Tôi hỏi, “Có phải sai ở đây không? Làm học sinh thì phải dành thời gian mà mà học chứ. Cháu nói, “Con sai rồi.” Vừa nói dứt, chưa đến một phút, tôi nghe cháu thốt lên, “Mẹ, chân con hết sưng rồi!” Tôi nhìn thấy đúng là chỉ còn chỗ mắt cá chân sưng chút xíu, cả chân đã hồi phục bình thường rồi. Quả là thần kỳ.

Lên đại học, vào một tối thứ Bảy, khi con trai về nhà, lúc sang đường tại một dải phân cách trước cổng trường, một chiếc xe tải vượt đèn đỏ đã đâm ngã con trai tôi. Cháu vừa ngã xuống, đèn tín hiệu giao thông chuyển sang xanh, một chiếc xe buýt tiến lên. May mắn thay, tài xế xe buýt đã trông thấy và dừng lại kịp thời.

Tài xế xe buýt nhớ biển số của xe tải, định gọi cảnh sát để tố giác người lái xe tải cố tình vượt đèn đỏ, gây tai nạn rồi còn bỏ trốn khỏi hiện trường. Bảo vệ nhà trường cũng chạy tới, định báo cảnh sát. Con trai tôi lúc ấy nghĩ, có Sư phụ quản, mình không sao. Cháu cũng nhớ Sư phụ giảng ví dụ về tai nạn xe cộ:

“Người lái xe phóng nhanh, nhưng anh ấy phải chăng cố ý đâm người ta? Anh ta chẳng phải vô ý là gì?” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Con trai tôi nói: “Cháu không sao, xong rồi.” Con trai tôi hành xử theo Pháp nên không muốn gây phiền phức cho người khác, tha thứ cho tài xế xe tải, nên thực sự được Sư phụ bảo hộ.

Tôi đã kiểm tra khi con trai về nhà, cháu thực sự không sao cả. Chỉ có mấy vết tím nhẹ ở bàn chân và cẳng chân nhưng không đau. Nếu không có sự bảo hộ của Sư phụ thì hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được.

Cả nhà ai nấy đều cảm thán rằng Pháp Luân Đại Pháp thật thần kỳ, thần kỳ khiến người ta phải thán phục! Chúng tôi vô cùng cảm tạ Sư phụ vì đã chăm sóc cho các đệ tử và người nhà của đệ tử.

Đại Pháp đả khai trí huệ

Thành tích học tập của con trai tôi không thể nói là xuất sắc, vì điểm tiếng Anh của cháu không cao, nên điểm bị kéo xuống nhiều, vì thế, kết quả học tập chỉ thuộc diện khá. Tôi không bao giờ áp đặt, chỉ nói cháu rằng hãy cố gắng hết mình và làm những việc nên làm. Tôi cũng đọc cho cháu đoạn Pháp mà Sư phụ đã giảng:

“Là lý giải đối với Pháp, ở đâu cũng nên làm người tốt. Biết rằng bản thân là một học sinh thì nên phải học tập tốt, nó tự nhiên học tập cũng sẽ tốt. Chỉ cần học tập chăm chỉ, hoàn thành bổn phận mà mình nên làm, nó tất nhiên sẽ có thể thi vào được trường tốt, thi vào đại học, mà không phải cứ chấp trước vào trường tốt, chấp trước vào thành tích tốt, chấp trước vào đại học là đạt được đâu. Tôi thường hay giảng một câu thế này: Con người ôm giữ tâm muốn làm gì, khi mong muốn đạt được, thì thông thường là ngược lại. Khi chỉ nghĩ làm việc đó thật tốt, thì tự nhiên cũng sẽ đạt được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999])

Chúng tôi nghe Pháp và chiểu theo lời Sư phụ dạy để ước thúc bản thân trong học tập, công việc, cũng như trong cuộc sống và tu luyện. Chính vì vậy, gia đình chúng tôi luôn yên ấm và luôn làm tốt việc mình cần làm.

Con trai tôi thích đọc sách, hứng thú với nhiều chủ đề, tư duy khoáng đạt, và có quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô. Cháu có rất năng lực vận động và sáng tạo. Ngoài việc học tập tốt ở trường, từ đầu thời trung học cơ sở, con trai tôi còn tham gia vào các cuộc thi. Cháu đi thi hay phát minh gì thường không phải mất nhiều thời gian, cũng không phải luyện tập gì nhiều, mà hễ làm là được.

Tôi nhớ lần đầu con trai tham gia Cuộc thi Chế tạo Đài radio Thanh thiếu niên do tỉnh tổ chức khi đang học trung học cơ sở. Hai ngày trước khi diễn ra cuộc thi, một bạn học sinh dự thi bị ốm, không tham gia được. Giáo viên cho con trai tôi thay vị trí của học sinh bị ốm này nhưng cháu chỉ có hai ngày để luyện tập. Đêm trước cuộc thi, tôi đã nói với con trai rằng “Con hãy ghi nhớ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ nhé. Hãy tĩnh tâm thi đấu và cố gắng hết sức.”

Ngày hôm sau, mấy phút trước khi cuộc thi bắt đầu, một bạn cùng lớp quên mang theo dụng cụ thực hành, bèn lấy dụng cụ cá nhân của con trai tôi mà không hỏi trước. Con trai tôi không tức giận nhưng ban tổ chức, giám thị lại khó chịu và lo lắng tìm dụng cụ cho cháu.

Một học sinh khác tham gia cuộc thi nói có dụng cụ dự phòng, bèn cho con trai tôi mượn. Cuộc thi này chỉ chọn ra ba vị trí đứng đầu. Người bạn cùng lớp đã lấy đồ của con trai tôi không được chọn. Con trai tôi và học sinh cho con trai tôi mượn đồ đồng giải nhì.

Về nhà, con trai kể với tôi câu chuyện này. Tôi nói: “Con đã đối xử bằng Thiện và Nhẫn, con không tức giận hay phàn nàn gì cả. Như vậy nghĩa là con đã phù hợp với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Bạn học sinh cho con mượn dụng cụ đã giúp con trong lúc nguy cấp. Cả hai con đều đã làm điều đúng đắn, cho dù kỹ năng của con không hẳn là tốt hơn người khác, nhưng chỉ với điều này thôi thì con đã chiến thắng về nhân cách rồi. Vì vậy, mẹ nghĩ Thần Phật đã ban con giải nhì.” Cả hai mẹ con tôi đều cười vui vẻ.

Con trai tôi luôn có thái độ tốt trong học tập và đã tham gia tất cả các cuộc thi như robot, sinh học và giành được nhiều giải nhì, giải ba trong các cuộc thi sáng tạo, phát minh và kỹ năng cấp tỉnh và thành phố.

Khi học trung học phổ thông, con trai tôi giành giải nhì “phát minh và sáng tạo” trong cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ và đã được bầu chọn là thanh niên đổi mới xuất sắc toàn quốc. Công trình của cháu cũng giành được huy chương vàng và phát minh này đã được cấp bằng sáng chế.

Ở trường cao đẳng, cháu là sinh viên đầu tiên của trường giành giải nhất trong cuộc thi về một môn kỹ thuật bậc cao đẳng nghề. Vì vậy, Khoa Cơ Điện Kỹ thuật của trường đã trao giải thưởng “cống hiến xuất sắc” cho cháu.

Trước khi tốt nghiệp, con trai tôi đã có mấy chứng chỉ nghề như trợ lý kỹ sư. Một số công ty ở Chiết Giang và Thượng Hải đã mời con trai tôi về làm việc với chế độ đãi ngộ hấp dẫn, cấp căn hộ và mức lương cao. Nhưng con trai tôi không muốn xa nhà, vì vậy cháu đã tới làm việc ở một công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở thủ phủ của tỉnh. Hiện tại, cháu đã là một kỹ sư có bằng cấp quốc gia và là chủ tịch một doanh nghiệp. Kỹ năng chuyên môn của cháu có thể nói là có tiếng trong ngành.

Vào thời thói đời bạc bẽo, đạo đức trượt dốc này, con trai tôi vẫn luôn giữ vững bản thân. Cháu không chơi điện tử, hút thuốc lá, uống rượu, bài bạc, hay chơi mạt chược. Cháu không bao giờ đi hát karaoke, trừ các buổi tiệc của công ty. Nhưng cháu có nhiều sở thích, đặc biệt là thích nghiên cứu công nghệ cao, cải tiến và phát minh.

Con trai tôi thường xuyên nghe Pháp của Sư phụ, và tôi luôn nhắc cháu ghi nhớ lời giảng của Sư phụ:

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Trong cuộc sống hàng ngày, cháu luôn ước thúc bản thân chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn và các nguyên lý của Đại Pháp để làm một người tốt ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Qua 23 năm bức hại, người nhà tôi chưa từng có một lời bất kính đối với Đại Pháp. Chồng và con trai tôi đều ủng hộ tôi tu luyện và trợ giúp việc nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của ĐCSTQ. Hai cha con đều biết ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’, dù không tu luyện.

Việc dạy dỗ con của tôi thực sự rất đơn giản. Không phải tôi có khả năng giáo dục đặc biệt hay con trai tôi có khả năng đặc biệt gì. Chúng tôi chỉ chiểu theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp mà Sư phụ Lý Hồng Chí đã dạy. Pháp Luân Đại Pháp chính là cội nguồn của những phúc báo này. Chúng tôi chỉ hành xử theo những yêu cầu của Chân-Thiện-Nhẫn.

Với sự chỉ đạo của Đại Pháp, không khó để các bậc phụ huynh giáo dục con cái mình [trở nên] xuất sắc cả trong học tập lẫn nhân cách. Tôi không phóng đại chút nào cả. Nếu các bạn muốn giáo dục con cái mình được tốt thì các bạn nên đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, và bạn sẽ thấy đó là một thế giới mới. Tôi hy vọng rằng bậc phụ huynh sẽ nuôi dưỡng con cháu của mình chiểu theo những lời dạy của Đại Pháp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/5/438560.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/9/199123.html

Đăng ngày 19-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share