Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 14-02-2022] Tôi là một người có duyên với Đại Pháp khá điển hình: Trước hết được dẫn dắt đi đến tiệm sách, nhìn thấy cuốn “Chuyển Pháp Luân”, tựa như chiếc bóng đèn được cắm điện, đã giải khai rất nhiều nghi hoặc vốn có của mình về nhân sinh, tiếp đó tôi lại được dẫn dắt đi đến công viên tìm điểm luyện công, nhờ vậy đã bắt đầu bước đi trên con đường tu luyện chân chính.

Từ nhỏ tôi rất thích đọc sách, đọc sách rất nhanh, khi không có sách để đọc, tôi liền lấy sách giáo khoa toán, lý, hoá của học kỳ sau ra, xem chúng như sách truyện để đọc, vì vậy thành tích học tập của tôi luôn rất tốt. Thành tích của tôi rất tốt và được nhận vào trường Đại học Thanh Hoa vào đầu những năm 1980.

Tại trường đại học, ngoài học tập, các phương diện khác của tôi cũng rất xuất sắc, luôn luôn đứng đầu, những người khác đều rất ngưỡng mộ. Nhưng bản thân tôi lại cảm thấy bản thân mình kỳ thực không đắc được gì mấy. Ngược lại, đối với việc đứng đầu, tôi khá vô cảm, thấy mình vẫn là mình, nhân sinh bất quá chỉ là như vậy. Những truy cầu làm quan chức, phát đại tài của người thường, bất quá cũng chỉ là đắc được cảm giác sau khi thành công, nhưng những cảm giác đó không có ý nghĩa gì với tôi.

Lúc đó có một bài báo đăng trên tạp chí Thanh Niên Trung Quốc đã khởi xướng một cuộc thảo luận sôi nổi trên toàn quốc về giá trị đạo đức và ý nghĩa của nhân sinh, tôi cũng rất quan tâm đến sự kiện này nhưng không thấy có quan điểm đột phá nào về vấn đề này.

Lúc đó trong đầu tôi đầy ắp những thứ của tiến hoá luận và vô thần luận, coi sinh mệnh đều là ngẫu nhiên mà sản sinh ra, coi sinh mệnh đều chỉ có một kiếp này. Điều này khiến cho tôi rất thống khổ, cảm thấy sống ít sống nhiều thêm vài năm cũng không có gì khác biệt, truy cầu gì trong cuộc sống cũng không có mấy ý nghĩa.

May mắn là trong thư viện của Đại Học Thanh Hoa có lưu giữ rất nhiều sách văn hoá truyền thống Trung Quốc, đối với một sinh viên ngành khoa học kỹ thuật như tôi, điều này đã khai mở một lĩnh vực hoàn toàn mới, khác hẳn với những gì của khoa học hiện đại. Tôi bắt đầu tiếp xúc với các kinh điển của Đạo gia, sau đó là kinh điển Phật gia. Tôi đã đọc rất nhiều sách trong suốt 8 năm ở Đại học Thanh Hoa.

Mặc dù tôi không hoàn toàn đọc hiểu hết được mọi thứ, nhưng tôi có thể nhận thức được rằng, văn hoá truyền thống Trung Quốc là nghiên cứu nhân thể và tu luyện, ý nghĩa của sinh mệnh chính là có thể phản bổn quy chân. Tuy nhiên tôi chỉ có thể biết được như vậy trên lý luận, chứ không có cách nào thực sự tiến nhập vào để thực hành.

Vừa hay vào những năm 80 phong trào khí công bắt đầu bùng nổ, đặc biệt tại khu Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, rất nhiều khí công sư đến Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa và Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc để giảng về khí công. Phần lớn là giới thiệu về công pháp Đạo gia, cũng có người giới thiệu về công pháp Phật gia. Rất nhiều bạn cùng lớp của tôi đều rất hứng thú, cả nhóm đã rủ nhau đi tham gia các lớp khí công, lúc về ký túc xá thì bắt chước luyện tập theo.

Phong trào khí công này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp giải phóng tư tưởng vốn bị phong bế ràng buộc bởi khoa học hiện đại của người dân Trung Quốc, khiến người dân Trung Quốc nhận thức được thân thể con người vẫn còn rất nhiều điều điều huyền bí mà khoa học chưa thể nhận thức tới, xác thực đã khởi tác dụng mở đường cho Đại Pháp hồng truyền. Về sau lúc tôi đọc được cuốn “Chuyển Pháp Luân”, trong sách có rất nhiều thuật ngữ mà tôi đã được tiếp xúc từ trước.

Có lẽ các giáo sư ở trường đại học xem tôi là một nhân tài tiềm năng của đảng cộng sản, muốn bồi dưỡng tôi, vào kỳ nghỉ hè đã gửi tôi đi học lý luận chủ nghĩa Marx. Sau khi học xong, tôi cũng không thấy học thuyết Marx nói ra được chân lý gì, đều là những kết luận gượng ép, tự thị nhi phi dựa trên cơ sở của rất nhiều giả thiết và điều kiện. Đặc biệt là lý thuyết giá trị thặng dư, hoàn toàn là tạo ra mâu thuẫn và thù hận giữa các giai tầng xã hội khác nhau. Điều này khiến tôi thực sự muốn từ bỏ nó.

Chính là nhờ văn hoá truyền thống Trung Quốc và cao trào khí công đã giúp tôi nhìn thấy ý nghĩa của sinh mệnh ngoài vô thần luận tiến hoá luận, tôi cảm thấy cuộc đời còn lại mình vẫn có thời gian để trả lời câu hỏi cuối cùng của nhân sinh: Tôi là ai? Tôi sinh ra từ đâu, sau khi chết sẽ đi về đâu? Mục đích và ý nghĩa của nhân sinh là gì?

Sau khi tốt nghiệp, tôi vẫn duy trì thói quen, cách mấy ngày lại đến hiệu sách mua sách. Chủ yếu là sách về hai phương diện khoa học và tôn giáo, với hy vọng tìm kiếm chân lý và ý nghĩa cuộc sống. Đến năm 1996 tôi đã hình thành được nhận thức về 3 phương diện; thứ nhất, đức có một khái niệm vật lý, thứ hai, văn hoá nhân loại là có mục đích, thứ ba, nhân loại trong tương lai sẽ có đại sự phát sinh.

Trong quá trình liên tục nghiên cứu về khoa học và tín ngưỡng, khoa học đã khiến tôi càng ngày càng thất vọng, cách nhận thức vũ trụ của nó vận dụng mô thức dùng một điểm để khái quát cả một diện, quả thực như người mù xem voi. Nghiên cứu khoa học quả thực đã tới điểm chót rồi, đối với tôi không hề có tác dụng chỉ đạo cho việc tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh. Các sách tôn giáo từ cổ chí kim tôi đọc rất nhiều nhưng cảm giác vẫn mơ hồ, đều không nói rõ ra vấn đề. Ví dụ như, các tôn giáo chính thống đều bảo chúng ta làm người tốt nhưng đều không nói cho chúng ta biết tại sao phải làm người tốt.

Năm 1999 sau khi có duyên đắc được Đại Pháp, ngoảnh đầu nhìn lại những điều đã trải qua trước đây, phát hiện hết thảy đều là những an bài tỉ mỉ, nhiều lần thiếu chút nữa là mất mạng nhưng cũng là hữu kinh vô hiểm. Tôi biết rằng từ trước khi đắc Pháp tôi đã được Sư phụ quản. Sau khi đắc Pháp tôi có cảm thụ rất minh xác rằng Sư phụ đã một lần nữa an bài con đường tu luyện mới cho tôi. Con đường nhân sinh trước kia tựa như chỉ cần liếc mắt nhìn là có thể biết đến tận cùng. Kỳ thực bất quá cũng chỉ có thể trở thành nhân sĩ tinh anh của xã hội chủ lưu có nhà có xe, có tiền gửi ngân hàng, nếu như xét từ tình huống của các bạn cùng lớp, thì có lẽ tôi cũng có thể trở thành tỷ phú.

Nhưng con đường an bài sau khi tu luyện là xem trọng việc đem phúc đức trong đời chuyển hoá sang bờ bên kia, chuyển hoá đến quê hương chân chính của chính mình, ở nhân gian đủ ăn đủ dùng là khả dĩ rồi. Đồng thời còn phải chịu khổ chịu khó, bồi hoàn những khoản nợ nghiệp trước đây, cho nên đắc Pháp 25 năm rồi, hầu như tôi không có mấy ngày thoải mái. Đặc biệt là lúc bị tà ác bức hại, thực sự là loại thống khổ giống như lúc chúa Jesus chịu nạn, dường như mỗi tế bào đều bị nghiệp lực sát thương, cảm giác mỗi một giây phút đều dài đằng đẵng.

Trải qua hơn 20 năm học Pháp tu luyện, không chỉ giải đáp được những nghi hoặc, những thắc mắc về nhân sinh của mình, mà tôi cũng được nhìn thấy bức tranh rộng lớn của thiên thể vũ trụ hồng đại, biết được lịch sử xa xôi của của thiên thể vũ trụ mà Sư phụ triển hiện cho chúng ta thấy. Tôi biết được rằng Sư phụ đã khai sáng vào tạo ra Pháp Luân Đại Pháp, để giải quyết vấn đề Thành Trụ Hoại Diệt của cựu vũ trụ, từ đó giúp cho tân vũ trụ vĩnh viễn bất diệt. Đây là điều mà vô lượng vô tế chúng sinh của thiên thể vũ trụ được lưu lại trong quá trình chính Pháp vĩnh viễn không thể nào báo đáp được.

Chúng ta may mắn được theo Sư phụ chứng thực Pháp, có may mắn theo Sư phụ vượt qua vũ trụ cũ, đi về hướng vũ trụ mới, trở thành nhân chứng của lịch sử cự đại, chúng ta may mắn biết được những sự tình mà thậm chí các vị thần trong quá khứ còn không được phép biết, và thậm chí còn vinh hạnh hơn khi được đồng hoá với tiêu chuẩn Chân –Thiện- Nhẫn của vũ trụ.

Chính Pháp đã đi đến giai đoạn tối hậu, cứu độ chúng sinh đã đến thời khắc quan trọng. Sư phụ đã cứu độ chúng ta, vì chúng ta mà khai sáng hết những gì cần thiết cho tương lai, chúng ta cũng cần phải thực hiện thệ ước của mình, cứu độ nhiều chúng sinh và làm phồn vinh vũ trụ tương lai của chúng ta.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm Pháp Luân Đại Pháp truyền ra công chúng, tôi xin dùng bài thơ này để kỷ niệm:

Vũ trụ mênh mang ức vạn kiếp
Vượt qua thời không đến tam giới
Triển chuyển luân hồi trăm ngàn đời
Chỉ vì kiếp này thành Đại Giác.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/14/万古只为今生-438821.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/26/199673.html

Đăng ngày 14-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share