Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 24-01-2022] Đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 24 năm rồi, tôi không sao nghĩ được mình lại có thể rơi vào cạm bẫy vì được tán tụng. Chuyện là như vậy.
20 năm qua, vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã phải hứng chịu đủ loại bức hại “mềm” ở nơi làm việc, ví như bị đánh giá không đạt yêu cầu, không được thăng chức, tăng lương chỉ được mức thấp nhất so với đồng nghiệp… đều là do chính sách bức hại mà ra. Vì thế trong công tác, tôi thường không chủ động tìm việc mà làm, lại càng không muốn tiên phong việc gì.
Năm nay, đột nhiên công ty thay đổi lãnh đạo, lãnh đạo mới có vẻ rất cứng rắn. Tôi lo bức hại “mềm” có thể chuyển thành bức hại “rắn”, vì vậy tôi quyết định bộc lộ tài năng trước mặt lãnh đạo mới, để ông ấy thấy giá trị của tôi trong công việc.
Trong vài tháng tiếp theo, tôi là người tiên phong trong mọi việc ở đơn vị. Từ nghiên cứu, xây dựng cơ bản, cải tạo, cho đến đào tạo… có thời gian, gần như đơn vị có việc gì cũng chờ tôi chủ đạo, chờ tôi tham vấn. Tôi trở thành người nổi trội nhất ở công ty.
Theo đó, thái độ của các đồng nghiệp cũng thay đổi, họ trở nên niềm nở, thân thiết, và khiêm nhường trước tôi. Thậm chí họ còn tán dương và tâng bốc tôi. 20 năm qua đi làm, tôi chưa từng được tán tụng như vậy.
Tôi bắt đầu đảm nhận nhiều công việc hơn trước, vì thế tôi phải dành nhiều thời gian cho công việc, cả khi ở công ty cũng như lúc ở nhà. Các mối quan hệ cá nhân xung quanh tôi cũng trở nên phức tạp.
Đồng nghiệp có thể ghen tị, lấy lòng, đùa cợt với tôi và mang theo những toan tính ẩn giấu. Tâm trí tôi bị xung động bởi chấp trước vào danh, lợi, hiển thị, hư vinh, tật đố và tâm chỉ trích, xoi mói người khác. Là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết sự tán dương này là một khảo nghiệm.
Sư phụ giảng:
“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (“Người tu tự ở trong ấy”, Tinh tấn Yếu chỉ)
Tôi chia sẻ vấn đề này với một đồng tu. Đồng tu cảnh báo tôi cần thận trọng bởi tán dương chính là cạm bẫy. Người thường cũng thường nói “phủng sát” (hại người bằng cách tán dương người đó).
Tôi nhận ra rằng sự tán dương này là cạm bẫy, nhưng tôi không biết chấp trước nào của bản thân đã dẫn khởi phiền phức này. Tôi đã hướng nội nhiều ngày để tìm nguyên nhân.
Dưới sự chỉ dẫn của Pháp và Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp), cùng sự giúp đỡ của các đồng tu, cuối cùng, tôi đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ.
Tôi luôn tự cảm thấy mình “rất có năng lực”. Trước đây, tôi không tích cực trong công việc, đó là vì bị “bức hại mềm” mà sinh tâm oán hận: “Tôi có năng lực, tôi cũng không để các vị sử dụng.” Sau này, tôi trở nên chủ động, tích cực trong công tác là bởi tâm hữu cầu muốn giao hoán bình đẳng: “Tôi có năng lực, các anh không thể bức hại tôi.” Cái tâm “tôi là người có năng lực” ấy, biểu hiện ra là muốn hiển thị, chứng thực bản thân, muốn được công nhận và đánh giá cao.
Năm rộng tháng dày, chấp trước mạnh mẽ này lại trở thành quan nạn, đưa tới cạm bẫy này.
Ngoài ra, những chấp trước như tâm sợ hãi, tật đố và hiển thị cũng phơi bày. Cuối cùng, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ sự việc này để những phiền phức xảy ra không trở nên vô nghĩa.
Sư phụ giảng:
“… chư vị học Đại Pháp rồi, thì vô luận chư vị gặp tình huống tốt hay tình huống xấu, thì đều là hảo sự …” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)
Tôi ít gặp chia sẻ của các đồng tu về khảo nghiệm được tán dương, vì thế tôi viết ra trải nghiệm của mình, hy vọng có tác dụng cảnh tỉnh với đồng tu nào có tâm này.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/24/437164.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/4/199393.html
Đăng ngày 16-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.