Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 24-11-2021] Pháp Luân Công tại Trung Quốc không vi phạm bất cứ bộ luật nào, mà là tà đảng Trung Cộng bất chấp luật pháp để bức hại Pháp Luân Công. Rất nhiều đồng tu sau khi bị bắt cóc không bị tà ác dọa sợ, mà còn từ bi giảng chân tướng cho cán bộ thụ án, còn cứu được người bị tà ác lợi dụng mà bức hại phi pháp đồng tu. Trong lúc thẩm vấn, các đồng tu không hợp tác với yêu cầu phi pháp của cán bộ thụ án, làm được “Không khẩu cung, không ký tên”, biểu hiện cũng khiến người ta hết sức kính nể. Tuy nhiên, có rất nhiều đồng tu bị bắt cóc vào trại giam lại liên tục bị bức hại, dường như “Không khẩu cung, không ký tên” không khiến họ tránh được bị bức hại.

Nhưng trước tà ác, đồng tu nào có thể làm được “Không khẩu cung, không ký tên”, xác thực là rất đáng khích lệ, bởi Sư phụ đã giảng:

“Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác.” (“Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Bởi vậy, trong các đồng tu đã hình thành nhận thức rằng hễ bị bắt cóc, nếu có thể làm được “Không khẩu cung, không ký tên” là tốt nhất.

Bản thân tôi lâu nay cũng nhận thức như vậy, mãi đến vừa rồi có bài chia sẻ của đồng tu đăng trên Minh Huệ về vấn đề im lặng không hẳn là tốt nhất, tôi mới thấy rằng, nếu có thể vận dụng một chút pháp luật để đàm luận về chính nghĩa, chúng ta sẽ có thể ngộ mới về lời giảng trên của Sư phụ.

Mục đích của tà ác là muốn tống đồng tu bị bắt cóc vào nhà tù và bức hại tàn khốc; còn thẩm vấn lấy cung chỉ là một bước phải làm. Không hạ bút viết là một mức độ phù hợp với Pháp của Sư phụ, nhưng nếu có thể khiến âm mưu của tà ác bắt cóc đồng tu vào trại giam để liên tục bức hại bị phá sản, thì chẳng phải đó cũng là một mức độ phù hợp với Pháp của Sư phụ sao? Không những vậy, hiệu quả chứng thực Pháp với gia đình, bạn bè, cán bộ kiểm sát, tòa án và công an còn tốt hơn nữa.

Sư phụ cũng dạy chúng ta:

“Có học viên nói rằng để chứng thực Pháp thì cần bị tù, bị đi cải tạo, bị cực hình thì mới tu luyện được tốt nhất. Các học viên chớ có như vậy; bước ra dùng các loại phương thức [khác nhau] để chứng thực Pháp là hành vi vĩ đại nhất; tuy nhiên tuyệt đối không phải là để tà ác bắt đi; nếu là vậy thì tại sao các học viên đã bước ra đã thỉnh nguyện yêu cầu giải phóng tất cả những học viên vô tội đang bị bắt, bị tù, bị cải tạo, bị cực hình? Bị bắt không phải là mục đích; chứng thực Đại Pháp mới là thật sự vĩ đại—chính vì chứng thực Đại Pháp mới bước ra; tất nhiên đã bước ra thì cần đạt cho được chứng thực Pháp—đó mới là mục đích thật sự của việc bước ra.” (“Lý tính”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Đối chiếu với đoạn giảng Pháp trên đây của Sư phụ, nếu như đồng tu bị bắt, rồi được thả ra vô tội thì mới là cách tốt hơn để chứng thực Pháp; nếu như hầu hết các đồng tu ở địa khu nào đó bị bắt rồi đều được thả ra vô tội, thì không chừng cảnh sát cũng không muốn bắt đồng tu nữa, bởi vì bắt rồi thả ra chẳng phải chứng tỏ hành vi bắt giữ của cảnh sát là có vấn đề sao, ai còn muốn làm việc hao công tốn sức này nữa!

Mấy năm nay, trong các đồng tu đã hình thành một cách hiểu sai, coi rằng tà đảng Trung Cộng bất chấp pháp luật, thì khi bị tà ác bắt giữ, xét xử phi pháp thì “không khẩu cung, không ký tên” là biện pháp tốt nhất, có người còn không buồn đọc xem cảnh sát viết gì trong đó.

Gần đây, khi xem các bài thể hội và luận đàm công nghĩa của đồng tu, tôi có nhận thức mới đối với sự việc này. Nếu như trong biên bản không có điểm nào khiến đồng tu bị bức hại, thì tà ác cũng không có cách nào tiến hành bức hại được, dù rằng tà ác trong cuộc bức hại là bất chấp pháp luật, nhưng cũng còn có quy trình nội bộ phải theo.

Chú ý đừng để cảnh sát viết “im lặng” mà ở đây là “không có gì để nói”, “không có gì để giải thích” khi lấy cung. Theo một số trường hợp mà tôi biết, e rằng chính quyền coi “im lặng” là “ngầm đồng ý”.

Vì vậy, khi họ viết xong biên bản, chúng ta nhất định phải xem, xem một cách cẩn thận. Cuối cùng, khi ký tên thì nêu rõ những hành vi trái pháp luật của cảnh sát, rồi mới ký tên. Như vậy, cảnh sát cũng không có chứng cứ nào để tiến hành bức hại, cũng giải thể bức hại rồi. Gần đây, có bài chia sẻ kể về một đồng tu, trong quá trình bị thẩm vấn, với mỗi câu hỏi đều đáp “Câu hỏi không liên quan, tôi từ chối trả lời”, cuối cùng được trở về nhà dưới sự bảo hộ của Sư phụ.

Đệ tử Đại Pháp trên 70 tuổi ở Trung Quốc đại lục rất đông, hầu như đều đi giảng chân tướng trực diện và phát tài liệu. Họ là nhóm người bị bắt nhiều nhất. Nhiều đồng tu xem, nghe bài chia sẻ trên Minh Huệ đều có lĩnh hội nào đó, khi gặp vấn đề tương tự sẽ tham khảo một chút cách làm của đồng tu để tránh bị bức hại và đạt hiệu quả chứng thực Pháp tốt hơn.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/23/433941.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/4/199398.html

Đăng ngày 14-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share