Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-01-2022] Hồi tưởng về những trải nghiệm giảng chân tướng của mình trong nhiều năm qua, tôi cảm thấy rằng trong quá trình này, điều quan trọng nhất là chúng ta phải dùng thiện tâm của mình để thức tỉnh thiện niệm của con người thế gian.

Tìm cầu cái “Thiện” đã đưa tôi đến với Pháp Luân Đại Pháp

Ngay khi tôi nhớ được mọi chuyện, tôi đã luôn muốn tìm kiếm Thần Phật. Tôi muốn học cách trở thành một người thiện lương, làm người tốt và giàu lòng trắc ẩn. Chỉ cần là sách liên quan đến “Thần” hoặc “Thiện” là tôi liền đọc.

Vào tháng 5 năm 1998, một người đồng nghiệp đã giới thiệu cho tôi cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp) và tôi đã mượn để đọc. Sau khi đọc xong, tôi cảm giác cuốn sách rất hay, nhưng không minh bạch lắm về nội dung của cuốn sách. Điều mà tôi nhớ được là hai chữ “chịu khổ” mà Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Đại Pháp) đã nhiều lần giảng trong cuốn sách. Tôi nghĩ: “Ngày nay con người ta chẳng phải chỉ quan tâm đến vinh hoa phú quý thôi sao. Tại sao cuốn sách này lại giảng rằng cẩn phải chịu khổ nhỉ?”

Tuy nhiên cái “Thiện” mà Sư phụ giảng ở trong sách đã khiến tôi cảm động sâu sắc:

“Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Từng chữ từng chữ ngân vang trong tâm tôi! Tôi tự hỏi bản thân: “Liệu tôi có thể chịu được cái khổ trong tu luyện không? Tôi có nguyện ý chịu khổ không?” Vài phút sau, tôi định tâm trở lại và nghĩ: “Chịu khổ thì chịu khổi thôi. Tôi nguyện ý làm theo những gì được giảng trong sách, làm một người tốt đồng hành cùng với Thiện. Vì vậy, tôi đã bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Thiện tâm của tôi ngày càng lớn mạnh trong quá trình cứu người

Tôi là kiểu người luôn muốn tìm hiểu rõ ràng mọi thứ. Đặc biệt là sau nhiều lần bị tà ác bức hại, trong tâm tôi muốn tìm hiểu rõ ràng lý do và nguyên nhân ở phía sau. Không thể để khi đối mặt với bức hại hoặc khi giảng chân tướng, lúc bị người khác hỏi, tôi không biết trả lời ra sao, như vậy không được. Làm thế nào để tôi có thể cải thiện vấn đề ấy? Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi phát hiện, điều quan trọng nhất chính là phải vun trồng và bảo trì thiện tâm của mình.

Không lâu sau khi được trả tự do khỏi nhà tù thì tôi bắt đầu ra ngoài giảng chân tướng trực diện lần đầu tiên, và trong tâm tôi vẫn còn rất nhiều sợ hãi. Tôi nghĩ: “Tôi sẽ nói về trải nghiệm của bản thân. Bằng cách này, nếu ai đó muốn báo cáo tôi, họ sẽ không có bất kỳ bằng chứng nào để bức hại tôi.“ Lúc đó nhận thức của tôi còn nông cạn, và hiệu quả của việc giảng chân tướng không được tốt lắm, bởi vì trong tâm trí tôi là đang nghĩ cách để bảo vệ bản thân. Kết quả là tôi thường không thể trả lời câu hỏi của mọi người. Khi tôi hướng nội tìm, tôi nhận ra rằng đó là vì tâm sợ hãi của tôi lớn hơn rất nhiều so với thiện tâm của tôi. Khi tôi học Pháp nhiều hơn, tâm sợ hãi của tôi dần dần biến mất.

Sư phụ giảng:

“Vả lại khi giảng thanh chân tướng, thiện tâm mà chư vị phát xuất ra, chính niệm mà chư vị phát xuất ra, đều đang giải thể tà ác, đều đang khiến các sinh mệnh được cứu độ [trở nên] thanh tỉnh và suy xét tự bản thân họ; có thể khiến con người thật sự nhận thức ra vấn đề này một cách có lý trí.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Khi đọc Pháp của Sư phụ, tôi cảm thấy tâm sợ hãi đang dần rời xa khỏi tôi. Tôi tự nhủ: “Mình đang thức tỉnh chúng sinh. Có Sư phụ và Pháp ở đây, mình có thiện tâm và chính niệm của bản thân, các nhân tố tà ác đằng sau đối phương sẽ ngay lập tức bị giải thể. Mình còn sợ gì chứ?”

Khi giao lưu cùng các đồng tu và đọc các bài trên trang web Minh Huệ, kiến thức của tôi ngày càng rộng, và sự hiểu biết của tôi trở nên rõ ràng và tôi có thể trả lời các câu hỏi của mọi người. Ngay cả khi có một người kia cố tình khiêu khích tôi, thì [tôi cũng có thể nói để anh ta] không thể nói lại được lời nào. Đôi lúc tôi cảm thấy dương dương tự đắc, nhưng cũng cảm thấy rằng mình đã không thể cứu được người đó! Đối phương có thể không nói lại, nhưng cũng không thực sự tiếp thu chân tướng mà tôi giảng. Tôi tự hỏi vấn đề của mình là gì?

Sư phụ giảng:

“[…] ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể!” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Khi đọc Pháp của Sư phụ, tôi chợt nhận ra rằng điều đó xảy ra là bởi vì thiện tâm của tôi không đủ. Ngữ khí của tôi quá gay gắt và những lời nói hung hăng của tôi đã che mất thiện tâm của mình. Vì thế mà người kia sẽ bực bội và không tiếp nhận chân tướng.

Tôi bắt đầu chú ý hơn đến việc tu thiện tâm của bản thân. Khi gặp chuyện thì nghĩ cho người khác, cố gắng luôn đứng ở lập trường của người khác để suy nghĩ. Đồng thời, tôi chú ý đến ngữ khí của mình khi giảng chân tướng và cân nhắc từng lời nói của mình, vì như vậy người khác có thể dễ dàng chấp nhận những gì tôi nói hơn. Thỉnh thoảng sau khi về nhà, tôi sẽ suy nghĩ từ nhiều góc độ để xem có cách nào tốt hơn để diễn đạt câu trả lời của mình khi đứng trước một câu hỏi, hay cân nhắc xem có lựa chọn nào tốt hơn không.

Bằng cách nhìn từ quan điểm của đối phương và xem xét năng lực tiếp nhận của đối phương, tôi có thể sử dụng ngôn ngữ thích hợp hơn để giảng chân tướng và giải quyết hiểu lầm và nút thắt của đối phương. Dần dần, ngay cả khi tôi được hỏi những câu hỏi rất hóc búa, tôi đã có thể trả lời chúng một cách dễ dàng và trí huệ. Việc giảng chân tướng của tôi trở nên hiệu quả hơn và tôi đã có thể giúp nhiều người thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức thanh thiếu niên của nó (Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên).

Ví dụ, tôi thấy rằng khi chúng ta nói: “Thiện ác hữu báo chính là Thiên lý”, có thể dễ khiến mọi người hiểu lầm chúng ta và nghĩ rằng chúng ta không thiện. Vì vậy tôi đã thay đổi cách nói thành: “Người ta thường nói rằng ‘Thiện hữu thiện báo’, còn những người làm điều ác sẽ bị trừng phạt”.

Tôi cảm thấy nói theo cách này chính là đang nói với mọi người rằng “thiện” chính là biết quý trọng sinh mệnh của mình, còn “ác” gây hại cho bản thân chúng ta. Chúng ta phải tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống và hành động của mình. Nếu mọi người hiểu được đạo lý này, họ sẽ làm việc thiện, tích đức cho bản thân và thế hệ mai sau sẽ được phúc báo. Hầu hết mọi người có thể tiếp thu cách nói này và việc giảng chân tướng cho họ cũng dễ dàng hơn.

Một số người không hiểu tại sao chúng tôi phân phát sách Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản) và cáo buộc chúng tôi tham gia chính trị hoặc chống lại ĐCSTQ. Tôi không tranh cãi hay tức giận, thay vào đó, tôi nhẹ nhàng hỏi họ: “Bạn đã đọc Cửu Bình chưa? Bạn nên xem qua vì những gì viết trong đó đều là sự thật. Nếu điều gì đó là sự thật, thì tại sao chúng ta lại không thể nói về nó chứ?” Hầu hết mọi người nghĩ rằng những gì tôi nói rất có lý, sẽ không tranh luận và sau đó sẽ dễ dàng tiếp thu chân tướng hơn.

Dùng thiện tâm của chúng ta để thức tỉnh thiện niệm của con người thế gian

Sư phụ giảng:

“Thiện tâm trên thực tế là bản tính tiên thiên, ở thế gian chỉ có thể nói là biểu hiện lương thiện tiên thiên của con người, so với người mà do hoàn toàn là động vật hoặc do các sinh vật khác chuyển sinh thành là có khác biệt. Là con người mà nói, thiện tâm thì mỗi người đều có, bởi vì mỗi sinh mệnh vào lúc cấu thành sinh mệnh tại cảnh giới sở tại thì đều phù hợp với tiêu chuẩn của tầng thứ đó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand)

Tôi luôn ghi nhớ những gì Sư phụ đã giảng, rằng con người vốn đều có bản tính lương thiện. Vì vậy khi giảng chân tướng, bất kể đối phương có địa vị xã hội nào, tính cách gì và thái độ ra sao đối với Đại Pháp, tôi đều đối đãi với họ như nhau. Tôi đã cố gắng đánh thức phía mặt thiện và lương tri của họ, giải khai nghi hoặc trong tâm của họ. Đồng thời tôi cũng không ngừng tổng kết kinh nghiệm giảng chân tướng của mình, kiểm tra xem tôi có thể làm tốt hơn ở những điểm nào đó hay không.

Đối với những người có sức khỏe không tốt, tôi nói với họ: “Bạn nên đọc quyển sách chân tướng này và sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều, bởi vì khi tâm bạn dung chứa những thứ tốt, xem những thứ thiện, thì công năng của hệ thống miễn dịch của bạn sẽ mạnh hơn và cơ thể bạn sẽ tự nhiên khỏe mạnh hơn.”

Đối với những người cao niên ở nông thôn không biết chữ, tôi thường hỏi họ: “Chân thành, thiện lương và nhẫn nại có phải là tốt hay không?” Khi họ trả lời “có” thì tôi nói tiếp: “Chân-Thiện-Nhẫn là bản tính của chúng ta, ai ai cũng có. Chỉ là vì tư tâm của chúng ta ở trong thế gian này càng nhiều, tâm của chúng ta cũng trở nên không còn thuần chân nữa, và bản tính Chân-Thiện-Nhẫn bị che khuất và mất đi. Điều này rất có hại cho chúng ta”. Hầu hết mọi người đều đồng ý. Sau đó, tôi sẽ nói mọi người ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!” Họ nói rằng nhất định sẽ niệm.

Một lần, tôi gặp một người phụ nữ trung niên đang gánh hàng trên vai. Tôi chào cô ấy một cách lịch sự: “Chào chị, chị xem qua quyển tài liệu này nhé!” Cô ấy nói: “Tôi bận lắm, thời gian đâu mà xem”. Tôi nói: “Đừng lo, chị cứ cầm về, lúc nào rảnh thì đọc dần. Sau khi đọc xong, nó sẽ giúp chị giải tỏa những mệt mỏi sau một ngày làm việc mệt nhọc.” Cô ấy rất ngạc nhiên và nói: “Tuyệt vời đến vậy sao?” Tôi nói: “Đúng vậy! Khi xem những điều tốt thì tinh thần sẽ thư thái, đêm thì ngủ ngon và sớm mai thức dậy tinh thần sảng khoái để có thêm năng lượng làm việc”. Cô ấy nhận lấy cuốn tài liệu và nói: “Thực sự thần kỳ như vậy sao? Tôi sẽ xem qua một chút.”

Khi tôi gặp những người mà thường hay bị bắt nạt, tôi bày tỏ sự cảm thông và an ủi: “Những người bắt nạt bạn thực sự đang giúp bạn tiêu trừ nghiệp lực. Nếu bạn nhìn sự việc theo cách này, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều. Hơn nữa, Thần Phật sẽ bảo hộ bạn khi bạn là người tốt bụng và có thể nhẫn nhượng chịu khổ. Những người thiện lương sẽ được thần Phật chăm sóc. Hôm nay, tôi ở đây là để nói với bạn chân tướng và giúp bạn nhìn thấy hy vọng. Người tốt sẽ được báo đáp với những điều tốt lành”. Nhiều người nghe xong liền vui vẻ tiếp nhận chân tướng.

Có một lần khi đi đến vùng nông thôn, tôi thấy có sáu người phụ nữ trung niên đang ngồi ở thềm cửa. Tôi chào họ và đưa cho họ một số tài liệu chân tướng, nhưng họ nói rằng họ không biết chữ. Tuy nhiên tôi không từ bỏ họ. Tôi nhận thấy hai người trong số họ trông có vẻ đang bị bệnh, vì vậy tôi đã nói về những câu chuyện trong cuốn tài liệu tuyệt vời như thế nào, nói một số câu chuyện về những người gặp được đường sống trong cõi chết ra sao, gặp hung hóa cát như thế nào. Hai người trong số họ đã xin tôi tài liệu. Cuối cùng, tổng cộng có bốn trong số sáu đã lấy tài liệu của tôi.

Một lần khác, tôi gặp một người và người đó nói rằng: “Cho tôi một ít tài liệu.” Có người ở bên cạnh cô ấy nói cô ấy là một giáo viên, vì vậy tôi bảo cô ấy: “Ồ em là giáo viên à! Thật tuyệt vời! Nếu em có thể đọc [tài liệu] cho học sinh của em nghe, làm vậy em tích được đại phúc đại đức!“ Tôi hỏi cô ấy rằng cô ấy có từng gia nhập ĐCSTQ không và giải thích lý do tại sao cô ấy nên thoái khỏi nó. Sau đó, cô ấy đã quyết định thoái ĐCSTQ.

Bất cứ khi nào tôi giúp đỡ mọi người, trong tâm tôi chỉ có một suy nghĩ: “Cảm tạ Sư tôn từ bi khổ độ!”

Khi gặp những người bị ĐCSTQ đầu độc nặng nề, tôi nói về một số vấn đề cơ bản bằng những từ ngữ súc tích và đơn giản. Tôi sẽ bắt đầu nói từ đạo đức và thiện ác, điều này thường sẽ vạch trần và phá trừ được sự dối trá mà ĐCSTQ đã đầu độc họ. Tiếp đó tôi nói với họ: “Hiện đang có rất nhiều người thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ để được bình an. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta chính là con dân của Thần và là con cháu của dân tộc Trung Hoa vĩ đại. Chúng ta không thể tham gia vào cái tổ chức vô thần ‘đấu với Trời, đấu với đất và đáu với [con] người’ đó được. Nếu chúng ta thoái ĐCSTQ, Thần Phật mới có thể bảo hộ chúng ta, và ôn dịch sẽ không dám đến gần chúng ta.”

Hầu hết mọi người sau đó đều đồng ý thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Nếu mọi người vẫn khó tiếp nhận chân tướng, tôi sẽ suy ngẫm về những gì tôi đã nói và đặt mình vào vị trí của họ bằng cách nghĩ xem tôi sẽ cảm thấy thế nào khi nghe thấy những điều đó.

Tôi đã đọc nhiều bài viết hay trên Minh Huệ Net chia sẻ về việc giảng chân tướng cho người Trung Quốc qua điện thoại. Qua đó tôi đã học được rất nhiều điều và cũng được truyền cảm hứng. Cảm tạ Sư phụ từ bi đã cho các học viên Đại Pháp Trung Quốc, những người dù đang ở trong hoàn cảnh khốc liệt cũng có thể cảm nhận được mình là một phần của chỉnh thể của đệ tử Đại Pháp toàn cầu, không cảm thấy lẻ loi.

Phát tặng tài liệu chân tướng khác nhau cho những người khác nhau

Ngay khi một số tài liệu giảng chân tướng mới của Minh Huệ được xuất bản, tôi đã đọc kỹ và nghiên cứu nội dung. Khi giảng chân tướng, tôi cố gắng hiểu người nghe muốn gì cũng như các khía cạnh và yếu tố khác nhau trong cuộc sống của họ, để xác định sẽ phát cho họ tài liệu nào và nên nói gì với họ.

Đầu tiên tôi sẽ đưa cho mọi người tài liệu “Thiên tứ hồng phúc” (Trời ban hồng phúc) và “Tuyệt xử phùng sanh” (Gặp được đường sống trong cõi chết). Tôi nói với họ: “Những câu chuyện này là trải nghiệm cá nhân của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những người vì có tâm tu luyện và một lòng hướng thiện mà nhận được phúc báo. Khi lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, ai mà chẳng hy vọng có kỳ tích nào đó xuất hiện! Cuốn sách nhỏ này chính là [kể lại việc] Trời trên ban hồng phúc cho con người, triển hiện kỳ tịch cho con người!” Phần lớn mọi người đều vui vẻ tiếp thu.

Khi tôi gặp một người nông dân, tôi sẽ đưa cho họ tài liệu “Kim chủng tử” (Hạt giống vàng). Bởi họ đều biết rằng những hạt giống tốt sẽ được lưu giữ lại cho năm sau, và tôi hy vọng rằng họ cũng sẽ hiểu rằng khi Thần đào thải người xấu, cũng sẽ lưu lại những người tốt để làm “hạt giống”.

Thỉnh thoảng khi tôi gặp những người ở nông thôn sẵn lòng lắng nghe, tôi có thể giảng chân tướng sâu hơn từ nhiều góc độ khác nhau, và sau đó đưa cho họ tất cả các tài liệu chân tướng mà tôi có. Tôi sẽ nói với họ: “Những tài liệu này là miễn phí và dành cho tất cả mọi người cùng đọc. Chúng tôi tự bỏ tiền của mình để làm những tài liệu này tặng cho các bạn, vì vậy hãy trân quý chúng. Sau khi đọc xong, xin hãy chuyển chúng cho người khác. Làm như vậy bạn sẽ có công đức vô lượng và sẽ tích được đức”. Mọi người đều đồng ý.

Hơn 22 năm qua, tôi cảm thụ sâu sắc rằng Sư phụ đã ban cho tôi rất nhiều thứ. Mỗi bước đi của tôi đều có sự chăm sóc tỉ mỉ của Sư phụ. Tôi thường nhắc nhở bản thân: “Nhất định phải tinh tấn và cứu được nhiều người hơn nữa, không phụ ân đức của Sư phụ!”

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/14/435923.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/26/198295.html

Đăng ngày 05-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share