Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 16-02-2022] Do ảnh hưởng của văn hóa đảng, cộng thêm thiếu hiểu biết về văn hóa truyền thống, khiến bản thân không thể “nói chuyện”. Gia đình ba người chúng tôi đều là người tu luyện, cảm ơn chồng và con gái đã giúp tôi tu luyện, để tôi có thể học cách thiện ý chia sẻ với người khác.

Trước đây, khi con gái gặp ma nạn và chia sẻ, con gái nói: “Những gì mẹ nói đều là đạo lý, con cũng biết, nhưng mẹ chẳng giúp chút gì cho con.”

Khi tôi chỉ ra chỗ thiếu sót, con gái nói: “Con không muốn nghe mẹ nói.”

Khi con gái muốn tôi giúp cháu (phát chính niệm), tôi nói: “Được, không vấn đề gì.”

Tôi đồng ý phát, tuy nhiên con gái lại nói: “Con cảm giác không khởi chút tác dụng nào.”

Khi con gái chỉ ra chỗ thiếu sót của tôi, tôi nói: “Mẹ sai rồi.”

Nhưng con gái vẫn nói tôi không thành tâm. Cuối cùng đến mức hầu như tôi không thể chia sẻ với cháu, thì cháu nói: “Mẹ và con không có tiếng nói chung, mẹ không hiểu con, con cũng không hiểu mẹ, từ nay về sau hai mẹ con đừng chia sẻ nữa.”

Hai mẹ con chúng tôi mỗi lần nói chuyện đều kết thúc không vui vẻ như vậy đó. Dẫn đến sau này chúng tôi không thể giao tiếp được nữa. Chưa kể con gái từng chỉ vào tôi và hỏi rằng: “Sau này làm việc gì, liệu có thể hỏi trước xem con có đồng ý không rồi sau đó hãy làm.”

Tôi cảm thấy rất ủy khuất, trong tâm buồn không thể nói ra, vì chuyện này mà khóc mấy ngày. Tôi nghĩ cái quan này sao khó qua đến vậy? Tôi chưa bao giờ khóc kể từ khi tà ác bức hại từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến nay. Nhưng đối diện với tình cảnh này thì không sao nhẫn được những giọt nước mắt, con gái không chỉ không thay đổi mà còn giáo huấn tôi.

Tuy nhiên, khi chồng và con gái chia sẻ với nhau, kết quả hoàn toàn khác hẳn, từ đầu đến cuối đều thuận lợi, con gái rất đồng ý, và nói: Mẹ xem cách bố con nói chuyện, còn mẹ thì nói thế nào?

Tôi nói: “Đạo lý mà bố con nói và đạo lý mà mẹ nói đều giống nhau!”

Vì tôi vẫn không biết vấn đề xảy ra ở đâu. Tôi hỏi chồng: “Những lời em nói, anh cũng nghe rồi phải không, anh hiểu hay không hiểu?”

Anh ấy nói: “Anh hiểu.”

Tôi nói: “Vậy sao con mình không hiểu?”

Chồng nói: “Bình thường em hay nói chuyện kiểu chỉ trích anh, anh cũng chỉ im lặng, nhưng em nói với con bằng giọng điệu này, thử hỏi con có muốn lắng nghe không?”

Tôi giật mình, vì khi tôi tiếp xúc với người thường, tôi cảm thấy thái độ nói chuyện của bản thân cũng hòa nhã, ngữ khí vừa phải, vì sao khi chia sẻ với đồng tu người nhà lại không được, nếu không là chỉ trích, thì cũng là mệnh lệnh? Căn bản tôi chưa bao giờ nhận ra rằng lời nói của mình thường mang tính chỉ trích, trong tâm tôi chẳng có dư vị gì, tu luyện thời gian lâu rồi mà vẫn vậy sao? Tôi biết mình phải hướng nội tìm, làm thế nào mới có thể giao tiếp thuận lợi? Tĩnh tâm xuống nghĩ về bản thân xem rốt cuộc là do nguyên nhân gì gây ra. Tôi âm thầm hạ quyết tâm học Pháp tốt, học văn hóa truyền thống Trung Hoa, nhất định phải ‘nói chuyện’ được.

Sư phụ giảng:

“Nữ nhân cương tiêm sính hào cường
Phù táo ngôn khắc bả gia đương” (Âm dương phản bối, Hồng Ngâm III)

Diễn nghĩa:

“Nữ nhân sắc sảo thích khoe mạnh bạo
Ngôn từ xốc nổi làm chủ gia đình” (Âm dương đảo ngược)

Chẳng phải là tôi đó sao? Tôi sâu sắc xem xét lại mình: Vì bản thân là giáo viên, thời gian dài dưỡng thành phong cách gia trưởng, ở trường học yêu cầu học sinh phải vâng lời, khi học sinh làm bài không tốt, đôi khi tôi từ chối bằng những lời cứng rắn khó nghe khiến các em không nói nên lời, tôi còn cảm thấy mình có năng lực. Trong nhà, tôi luôn đúng, ai cũng không thể nói một chữ “không”. Ai trong nhà nói điều gì không phù hợp với quan niệm của tôi, thì tôi liền tức giận. Ngay cả trong buổi họp mặt kỷ niệm 30 năm của các bạn học cấp hai, họ cũng nói tôi là người mạnh mẽ, nhưng tôi chẳng cảm thấy bản thân mạnh mẽ chút nào.

Sư phụ giảng:

“Có nhiều học viên trong chúng ta, vì tu luyện ở nơi người thường, nên có nhiều tâm chưa vứt bỏ; có nhiều tâm đã trở thành ‘tự nhiên’ rồi, bản thân họ không nhận ra được nữa.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Có thể thấy văn hóa tà đảng vĩ đại quang minh chính trực đã rót vào đầu và tẩy não, làm mất đi văn hóa truyền thống, khiến bản thân trở thành như vậy mà vẫn không hay biết.

Sư phụ từng giảng Pháp lý:

“ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đối chiếu với Pháp và suy nghĩ bản thân: Đạo lý mà mình nói rất rõ ràng rồi, nhưng ngữ khí và thiện tâm thì sao nhỉ? Ngữ khí của mình như mệnh lệnh, áp đặt lên người khác, kiêu ngạo, chứ đừng nói có thiện tâm, căn bản không hề có.

Sư phụ giảng:

“con người ta [lúc] nói đều do ý thức tư tưởng của mình chi phối” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ mình học Pháp của Sư phụ biết bao nhiêu lần rồi, vì sao vẫn không nhớ nhỉ? Thực chất không phải là không nhớ, mà là không có chiểu theo Pháp mà làm, nhưng lại đứng trên vị trí cao để chỉ huy, trích dẫn kinh sách kiểu như nói có sách-mách có chứng, dùng đạo lý để ép buộc người khác, lấy quan điểm của mình để yêu cầu người khác, muốn người khác chiểu theo yêu cầu của mình mà làm.

Vì sao người khác không tiếp thu, vì lúc đó tôi có chấp trước, lời nói ra chính là chấp trước, sao có thể khiến người khác tiếp thu được? Thật là không biết nói chuyện mà. Vì vậy tôi thành tâm xin lỗi con gái: Con chỉ mẹ cách nói chuyện nhé! Con gái nói: Mẹ có thể nói với con thế này: Con cần mẹ giúp gì để giải quyết vấn đề? Con cần mẹ làm những gì? Mẹ có thể làm chút gì cho con không? Hai mẹ con mình cùng bàn bạc một chút nhé, v.v., chứ không phải như cách mẹ nói: “Con nên thế này, nên thế kia.” Tôi hiểu phải biểu đạt như vậy mới đúng!

Gần đây lại xảy ra một chuyện lặp lại hai lần, trước khi đi ngủ, con gái tôi không chịu đánh răng, tôi đánh thức con gái đi đánh răng nhưng cháu nói một cách thiếu kiên nhẫn: “Tối nay con không đánh răng!”

Tôi nói: “Không được, phải đánh răng.”

Một lát sau tôi lại gọi con gái dậy và muốn cháu đi đánh răng, cứ gọi lặp lại như vậy mấy lần, nhưng cuối cùng vẫn không đánh răng như tôi đã yêu cầu, còn nói: “Răng của con, con không đánh. Người khác không muốn làm, mẹ đừng cưỡng cầu.”

Tôi rất tức giận, trong tâm nghĩ: Mẹ cũng vì muốn tốt cho con, sao lại không vâng lời thế này. Tôi vốn nghĩ chồng có thể dạy con gái vài câu, nhưng anh ấy lại nói với tôi: “Em cũng quá chấp trước, tình quá nặng.” Tôi thật không nói nên lời, trong tâm thực sự khó chấp nhận. Tôi nghĩ xuất phát điểm của mình là muốn tốt cho con gái, anh không nói con, đổi lại còn nói mình chấp trước, mình không đúng chỗ nào?

Tôi là người tu luyện, tôi cố gắng hết sức để cái tâm bất bình tĩnh xuống, coi như đồng tu chỉ ra vấn đề của tôi, tôi nên suy nghĩ bản thân một chút, tỉ mỉ nhớ lại chuyện đã qua, thì phát hiện rằng vấn đề này đã xảy ra nhiều lần từ hai năm trước, lần nào cũng kết thúc giống như lần này. Nói thẳng ra là vấn đề tồn tại trong tôi căn bản vẫn chưa giải quyết, hoặc có thể nói rằng, tôi vẫn không tìm thấy chấp trước của mình, khiến sự việc cứ xuất hiện lặp lại.

Tôi nắm chắc điểm này, từng bước, từng bước tìm chấp trước của bản thân: Trên bề mặt thấy lời tôi nói không có vấn đề, vậy vì sao lại khiến người khác phản cảm, tôi ngộ rằng: Một là lời nói ra có giọng điệu mệnh lệnh và tính cưỡng chế; hai là không có thiện tâm; ba là không đứng ở góc độ của đối phương, mà lại chấp trước vào tự ngã. Tìm thêm một bước nữa, trong tâm không bỏ qua được, khó chịu, cảm thấy ủy khuất, cho rằng những gì bản thân nói là đúng, dẫn đến bất bình trong tâm, không coi bản thân là người tu luyện, chưa kể còn bị cuốn vào đúng-sai của sự việc. Như vậy sao có thể tìm thấy chấp trước và bỏ nó đi!

Lại tìm tiếp xuống, tôi phát hiện cơ điểm trong lời nói của mình, nhìn bề mặt thì muốn tốt cho con gái, nhưng thực chất có tâm lợi ích và vị tư đằng sau đó. Vì con gái đang niềng răng nên tốn rất nhiều tiền, mỗi bộ niềng răng đều có yêu cầu về thời gian, mỗi ngày đeo niềng ít nhất 20 tiếng, nếu bỏ lỡ thời gian không đeo niềng vào ban đêm, có thể sẽ không phù hợp với bộ niềng tiếp theo và việc làm lại bộ niềng mới sẽ tốn thêm chi phí. Tôi lập tức minh bạch rằng vẫn là tâm lợi ích mà ra, mặc dù lời nói không có nói nội dung này, nhưng có mang theo chấp trước của tâm lợi ích, cho nên con gái không muốn tiếp thu.

Tôi hiểu ra vấn đề, lúc này tâm tôi sáng tỏ thông suốt, cũng không còn tắc nghẽn nữa. Trên thực tế, bộ niềng được đeo vào ban đêm là cái phải thay thế, vốn dĩ sẽ bỏ đi, đeo hay không chẳng có gì khác biệt. Sư phụ dùng sự việc này để bộc lộ ra chấp trước của tôi, nếu không hướng nội tìm một cách triệt để, e rằng từ nay về sau vẫn xuất hiện phiền phức do chấp trước của bản thân mang lại. Nói cho cùng thực chất là giúp tôi loại bỏ đi chấp trước của mình. Thông qua lần suy ngẫm sâu sắc này và hướng nội tìm, tôi đã học được cách nói chuyện chia sẻ với người khác.

Chân thành đối đãi người khác, coi mọi thứ gặp phải trong cuộc sống như một cơ hội để bản thân luyện tập nói chuyện, không tổn thương người khác, không nói dối, thành thật với người khác. Tôi nhớ rằng con trẻ chính là tấm gương của mình, qua đó có thể nhìn thấy thiếu sót của bản thân. Bây giờ gia đình chúng tôi sống hòa thuận với nhau.

Trên đây là thể ngộ trong tầng thứ sở tại cá nhân, nếu có chỗ không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/16/与别人善意的交流-439011.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/18/199576.html

Đăng ngày 30-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share