Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-01-2022] Tôi là một học viên đã tu luyện nhiều năm nhưng bản tính chậm chạp. Trước kia tôi không tinh tấn trong việc luyện công, tôi phải mất mấy ngày mới luyện đủ 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi từng chia sẻ về việc này trong một nhóm chia sẻ. Một học viên tại điểm học Pháp của chúng tôi, thường được gọi là Tam Tỷ (chị Ba), sau khi nghe vậy đã nói với tôi bằng một giọng vô cùng nghiêm khắc: “Giờ là lúc nào rồi mà chị vẫn còn chậm chạp đến vậy?”

Chị ấy nói tiếp: “Có bao nhiêu học viên luyện đủ 5 bài công pháp mỗi ngày? Chị hãy nhìn lại sắc mặt của mình xem. Trông thật tệ! Chẳng phải chị nên suy nghĩ kỹ hơn về vấn đề này sao?” Sau khi nghe xong những lời của Tam Tỷ, tôi cảm thấy khó chịu trong lòng. Nhưng tôi kiềm chế và dùng chính niệm để loại bỏ những cảm giác không tốt này.

Những gì Tam Tỷ nói đều đúng, và tôi biết đây có thể là Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Đại Pháp) đang điểm hoá cho mình. Trước khi nghe những lời này, tôi đang ở trong trạng thái tu luyện không được tốt lắm.

Nhãn cầu của tôi cảm thấy cứng, đau và tôi thường xuyên bị nhầm lẫn. Không chỉ thường xuyên cảm thấy đau đầu mà cơn đau ngày càng tệ hơn, thi thoảng nó khiến tôi cảm thấy như bản thân có thể ngất xỉu bất cứ khi nào. Tôi đã cố gắng hướng nội nhưng cũng không tìm được nguyên nhân. Sau khi trở về nhà, những lời của Tam Tỷ liền hiện rõ lên trong tâm trí tôi.

Tôi liền lập tức bắt đầu luyện công vào sáng hôm sau. Kể từ đó tôi đã dậy vào 3 giờ sáng để luyện công và mất khoảng 2 tiếng rưỡi để luyện hết 5 bài công pháp.

Sau đó tôi phát chính niệm vào lúc 6 giờ sáng. Suốt cả ngày, tôi không những không cảm thấy mệt mỏi, mà đầu óc còn minh mẫn hơn và khuôn mặt tôi bây giờ trông rạng rỡ.

Trong tu luyện không có gì là ngẫu nhiên

Trước kia, khi luyện bài công pháp thứ năm tôi không thể ngồi song bàn. Kết quả là, tôi luôn phải ngồi ở thế đơn bàn.

Vào một lần nọ tôi có đến thăm một đồng tu lâu năm. Khi chúng tôi phát chính niệm, bà ấy nhìn thấy tôi ngồi đơn bàn, vì vậy bà ấy đã chỉ trích tôi.

Bà nói: “Nhìn cô kìa! Cô đã tu luyện bao nhiêu năm rồi? Không có học viên nào giống cô cả. Làm sao cô có thể vẫn còn gọi bản thân mình là một người tu luyện?”

Đây là lần đầu tiên, một học viên mà tôi không hề quen biết chỉ trích tôi. Khi ấy, tâm tính của tôi không cao như hiện tại, vì vậy tôi rất muốn tranh luận với bà ấy. Nhưng, tôi không biết phải nói gì. Tôi không nói nên lời và chỉ thấy xấu hổ.

Vì sự việc này mà tâm tôi bất ổn mất hai ngày. Cuối cùng tôi cũng ngộ được rằng mặc dù lời nói của học viên đó sắc bén, nhưng bà ấy nói những điều đó vì lợi ích của chính tôi, để tôi đề cao bản thân. Tôi biết mình nên cảm ơn bà ấy thay vì muốn tranh cãi với bà ấy. Kể từ đó tôi bắt đầu ngồi song bàn khi đả toạ và phát chính niệm.

Ban đầu, tôi chỉ có thể ngồi được 20 phút và phải cắn răng để chịu đau. Dần dần thời gian tăng lên 30 phút, rồi 40 phút và hiện nay tôi đã có thể ngồi song bàn được khoảng 70 đến 80 phút.

Chỉ cần tôi kiên trì làm vậy thì dần dần tôi sẽ có thể làm được bất cứ điều gì mà tôi cần phải làm.

Sư phụ giảng:

“[Đối với] người tu luyện chân chính, tôi nói rằng [nó] rất dễ, [nó] không phải là cái gì đó cao quá không với tới được.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Sau nhiều năm tu luyện, nếu bạn hỏi tôi đã tu luyện tốt hơn ở khía cạnh nào, thì đó là khi đối mặt với những lời chỉ trích từ các đồng tu. Bây giờ dù đúng hay sai, tôi đều có thể yên lặng lắng nghe và không tranh luận.

Mặc dù tôi có thể cảm thấy không được thoải mái vào một lúc nào đó, và thậm chí trong tâm còn phải đấu tranh rất dữ dội, nhưng cuối cùng thì tôi vẫn luôn có thể nhận thức vấn đề dựa trên Pháp.

Bây giờ, tôi cần tăng cường khả năng bình tâm khi học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Bình thường khi không có gì xảy ra, và tôi cố gắng bình tĩnh lại, thì tất cả những thứ hỗn loạn lại hiện ra trong đầu tôi.

Tôi hiểu rằng năng lực tầng thứ tu luyện của chúng ta nằm ở việc liệu chúng ta có yêu cầu nghiêm khắc đối với bản thân mình hay không. Chúng ta cần phải theo dõi chủ ý thức của mình để xem liệu có bất kỳ chấp trước nào không, có chính niệm không, hay can nhiễu nào không. Nếu có những can nhiễu thì nguyên nhân là do đâu? Nếu chúng ta có chấp trước, chúng ta nên loại bỏ chúng đi.

Nếu chính niệm của chúng ta không đủ mạnh chúng ta cần phải tăng cường chúng. Đối với những can nhiễu, chúng ta sẽ cần phải triệt để phủ định chúng, thanh trừ và giải thể chúng.

Chúng ta nên tuân thủ các yêu cầu của Đại Pháp. Dù không có chuyện gì lớn xảy ra nhưng luôn có những chướng ngại và vấp ngã.

Tôi có thể làm tốt vào một thời điểm cụ thể hoặc một vấn đề nhất định, nhưng để đạt được yêu cầu của Đại Pháp đối với mọi vấn đề sẽ đòi hỏi tôi phải có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với bản thân.

Tất nhiên, để đạt được tất cả những điều này, điều kiện tiên quyết là phải hiểu rõ các Pháp lý chứ không ngộ sai lệch.

Sư phụ giảng:

“Do vậy sau này khi luyện công, chư vị sẽ gặp các dạng các loại ma nạn. Không có những ma nạn ấy hỏi chư vị tu ra sao? Mọi người ai với ai cũng tốt, không có xung đột về lợi ích, không có can nhiễu nhân tâm, chư vị ngồi nơi kia [hỏi] tâm tính đề lên cao là sao? Như thế không thể được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Từ đoạn giảng Pháp này, tôi ngộ ra rằng có thể bằng cách để tôi cảm nhận nỗi đau từ những lần vấp ngã, thì tôi mới có thể hiểu được mình đã sai ở đâu và nên chính lại bản thân như thế nào.

Không có chuyện nhỏ trên con đường tu luyện. Sau khi nhận ra tình huống chính xác, chúng ta sẽ cần phải dựa vào ý chí mạnh mẽ của mình để không ngừng kiên trì.

Sư phụ giảng:

“ở trong mê vãng hồi tu dựa vào ngộ tính [chịu] khổ rất nhiều, thì quay về [rất] nhanh.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Nếu chúng ta tuyệt đối tín Sư tín Pháp, và luôn làm theo những điều Sư phụ dạy, thì tu luyện không có gì là khó.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/9/436610.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/23/199288.html

Đăng ngày 28-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share