Bài viết của đệ tử Đại Pháp Nhật Bản
[MINH HUỆ 12-02-2022] Chân tôi bị cứng từ lúc nhỏ, tuy cũng biết nó là quan niệm của người thường, nhưng tôi vẫn thấy rất khổ sở khi ngồi đả tọa.
Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã mất nửa năm mới có thể ngồi song bàn. Vì chân đau lúc ngồi đả tọa, nên trong mười mấy năm đầu tu luyện, tôi không muốn ngồi đả tọa cho lắm, có khi tôi cũng lười biếng. Trong vài năm gần đây, tôi tăng cường học Pháp luyện công, hầu như không có ngày nào bỏ lỡ ngồi đả tọa. Tôi đã đột phá rất nhanh, ngồi đả tọa một tiếng đồng hồ cũng không cảm thấy khó khăn nữa.
Trong quá trình đả tọa, tôi cũng có nhiều trải nghiệm thần kỳ, thậm chí là một đoạn thời gian trước, tôi còn có thể ngồi đả tọa một tiếng rưỡi đồng hồ. Thế nhưng, con đường tu luyện đâu phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Gần đây tình trạng chân đau lúc ngồi đả tọa lại xuất hiện. Và một buổi sáng nọ, tôi lại có bước đột phá từ trạng thái chân đau khi đả tọa. Do gần đây tôi thường nghe một số đồng tu cũ tinh tấn ở xung quanh mình cũng bị tình trạng này, nên tôi muốn chia sẻ trải nghiệm của bản thân với mọi người, có lẽ có thể gợi mở cho các đồng tu đôi chút. Thông thường đối với đồng tu cũ tu luyện thời gian lâu mà nói, nếu đả tọa chân đau thường xuyên đến mức không thể kiên trì cho đến khi nhạc luyện công kết thúc, thì chúng ta nên hướng nội tìm nhiều hơn, thử xem liệu có phải chúng ta cần đề cao tâm tính hay không? Hay là gần đây chúng ta học Pháp không theo kịp, tâm không tĩnh? Thể ngộ của tôi là nếu học Pháp tốt và tâm chấp trước ít thì rất dễ nhập tĩnh và nhập định; chúng ta sẽ cảm giác thấy thân thể ở không gian khác, chứ không có cảm nhận nhiều lắm về cơn đau chân của nhục thân ở không gian này.
Mặc dù tôi dụng tâm hướng nội tìm và học Pháp, nhưng gần đây vẫn cảm thấy chân đau khi ngồi đả tọa, đôi lúc còn đau dữ dội khó mà nhẫn chịu. Hai ngày trước, sáng sớm ngồi đả tọa được 40 phút, thì chân bắt đầu đau, tôi cố gắng tĩnh tâm, rồi cảm giác tựa như tiến nhập vào tầng vi quan; trong lúc tôi bão luân 2 tiếng đồng hồ cũng từng thể nghiệm trạng thái này, khi cảm thấy cánh tay đau mỏi thì tôi tĩnh tâm tiến nhập vào trạng thái nhập tĩnh và nhập định, nhờ vậy tôi không còn chú ý vào nhục thân con người nữa và cũng không cảm thấy đau cho lắm.
Tôi ngộ ra bản thân cơn đau không đáng sợ, cơn đau cũng không phải chỗ mấu chốt của vấn đề, mà là nhân tâm phản ánh xuất ra trong lúc bị đau dẫn đến tâm náo loạn, tóm bắt và trừ bỏ nhân tâm dẫn đến cơn đau khó nhẫn chịu mới là điều quan trọng.
Chúng ta đều biết trong tam giới đã thiết đặt cho con người rất nhiều loại nhân tố ước chế con người; ví như lão, bệnh, tử mà chúng ta hay nói đến. Cơn đau kia cũng là một loại nhân tố, khi nhân tố “đau” này phát huy tác dụng trên nhục thân, chúng ta làm người tu luyện cũng có thể đồng dạng siêu việt khỏi nó. Tôi ngộ rằng, lúc chúng ta không đi cảm nhận “cơn đau” được an bài trong kết cấu thân thể người, đồng thời siêu việt khỏi nó, thì chúng ta sẽ không bị những nhân tố tầng thấp này dẫn động nữa. Nếu muốn đạt đến bước này thì đầu tiên tư duy của chúng ta phải siêu việt khỏi quan niệm con người, còn nếu vẫn mang theo tâm sợ đau thì làm sao có thể siêu việt khỏi con người?!
Vậy nên, khi cơn đau ở chân lại đến, tôi sẽ tóm bắt nhân tâm khiến tôi cảm thấy náo loạn và sợ đau, tách biệt nó với bản thân mình. Hơn nữa, tôi cho rằng ở đằng sau cơn đau kia là nghiệp lực, chính là nghiệp lực đang đau. Tôi không đi cảm nhận cơn đau này, đồng thời trừ bỏ nhân tâm khiến cơn đau dẫn động bản thân. Ngay cả khi chân vẫn còn đau một chút, nhưng nó không thể can nhiễu nổi cái tâm của tôi nữa. Bởi vì tôi không bị dẫn động, nên tự nhiên có thể kiên trì tiếp tục mà không cảm thấy khổ.
Nhớ lại một ngày trước, chân tôi vẫn còn đau quá chừng và phải cắn răn chịu đựng cho đến từng giây cuối cùng; nhưng hiện giờ tôi đã thay đổi tư duy nên có chuyển biến rõ rệt. Trong tâm cảm thấy đều là quan niệm con người đang trở ngại chính mình, đồng thời tôi cũng thể ngộ được sự huyền diệu và thần kỳ của Đại Pháp.
Bên trên là chút thể ngộ ở tầng thứ sở tại, nếu có chỗ nào chưa dựa trên Pháp, mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/2/12/從打坐腿疼中悟到的-438844.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/28/199342.html
Đăng ngày 23-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.