Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-12-2021] “Gương vỡ lại lành”, theo cách nói của người Trung Hoa cổ, chỉ sự hàn gắn – tượng trưng cho việc tái hôn. Sau kỳ nghỉ Tết năm nay, tôi đã về quê cho một sự kiện lớn: tái hôn với vợ cũ. Đây không phải là chuyện đơn giản. Một số người có thể thắc mắc: kết hôn và tái hôn diễn ra hàng ngày, có gì khác biệt ở đây?
Hãy nghe chia sẻ của tôi. Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 20 năm. Sau khi bị các đặc vụ Trung Cộng bắt giữ vào năm 2001, vợ tôi đã ly hôn với tôi. Khi được trả tự do, tôi rời thị trấn để đi làm. Sau đó tôi trở về quê vì sức khỏe của chị hai tôi không tốt. Chị cảm thấy mình bị bệnh nan y và muốn gặp tôi. Sau khi đến nhà chị gái, một vài người thân đã đến và vợ cũ của tôi cũng đến.
Trước đó, vợ cũ của tôi đã gọi điện cho tôi để hỏi về việc bán nhà. Tôi nói: “Chúng ta đã ly hôn 20 năm rồi, không có vấn đề quyền tài sản. Em không cần hỏi anh. Em có thể làm bất cứ điều gì em muốn.” Cô ấy trả lời: “Em muốn mua một ngôi nhà nhỏ hơn, diện tích vừa đủ với mình. Anh cũng có thể sống ở đó khi anh chuyển về.” Tôi tự nhủ: Ý cô ấy là gì? Có phải cô ấy đang cố gắng an ủi tôi vì tôi không có nhà trong suốt những năm qua? Vì vậy, tôi đã nói với cô ấy rằng đừng lo lắng vì tôi đã quen với việc ở một mình.
Ly hôn trong khi bị giam giữ
Tôi bị bắt và giam giữ trong trại tạm giam vào năm 2001. Một trong những hình thức tra tấn mà tôi phải chịu là bị bỏ đói. Một ngày nọ, một nhân viên nhà tù gọi tên tôi và nói rằng vợ tôi đến thăm. Tôi mừng thầm, nghĩ rằng cô ấy sẽ mang cho tôi ít tiền hoặc một ít mì gói. Nhưng ngạc nhiên thay, cô ấy mang theo giấy ly hôn, khiến tôi cảm thấy đau xót. Tôi nói với cô ấy: “Anh không muốn ly hôn, nhưng vì em không yêu anh và muốn ly hôn, anh tôn trọng lựa chọn của em và sẽ ký.”
Trong lúc đau khổ và khó khăn nhất, cô ấy đã bỏ mặc tôi phải chịu đựng một mình. Sau khi được thả ra khỏi trại tạm giam, các học viên khác và người thân của tôi đã cố gắng thuyết phục tôi tái hôn với cô ấy. Tôi đã đề xuất điều này với cô ấy bốn lần, nhưng cô ấy đều phớt lờ tôi. Cô ấy hận tôi vì không được dư dả về tài chính.
Vợ cũ của tôi rất nóng tính. Khi còn trẻ, cô ấy thường xuyên đánh mắng tôi. Sau khi ly hôn, cô ấy làm nhiều việc xấu, hủy hoại sức khỏe, và đến năm 2009, cô ấy mắc bệnh tiểu đường. Trong khi dùng insulin, cô ấy biết rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có thể chữa lành bệnh của mình, nhưng cô ấy không tinh tấn tu luyện nên sức khỏe không được cải thiện. Hành vi của cô ấy đã làm tổn hại danh tiếng của các học viên và cản trở người thân và bạn bè cô ấy minh bạch chân tướng Đại Pháp.
Tuy nhiên, khi tôi gặp lại cô ấy sau 20 năm, cô ấy muốn tái hôn với tôi. Cô ấy đã bỏ rơi tôi khi tôi gặp khó khăn và bây giờ cô ấy cũng khó khăn và muốn tái hôn. Một số người thân phản đối điều này và hỏi tôi nghĩ gì về đề xuất của cô ấy.
Trân quý nhân duyên tiền định
Tôi nói rằng tôi đồng ý tái hôn với cô ấy vì một số lý do.
Đầu tiên, nếu tôi là một người bình thường, tôi sẽ không chấp nhận những khó khăn khi chăm sóc một người bị bệnh. Dù tôi không giàu, nhưng tôi cũng không thiếu tiền, vì vậy sẽ không khó để tôi tìm được một phụ nữ trẻ hơn để kết hôn. Đối với người thường, đây là chuyện bình thường, nhưng tôi đã không tìm một người khác.
Cách đây nhiều năm, khi tôi đang khó khăn, cô ấy đã bỏ tôi mà đi, tôi khổ sở lắm. Bây giờ, hiện cô ấy đang trong khoảng thời gian khó khăn và cô ấy muốn tái hôn; nghĩa là duyên vợ chồng của chúng tôi vẫn chưa hết. Tôi đồng ý tái hôn, tôi muốn tiếp tục mối nhân duyên vợ chồng này, chiểu theo yêu cầu của một đệ tử Đại Pháp tu luyện chân chính, lấy đức báo oán.
Tôi cũng rất cảm động khi cô ấy chọn quay lại tu luyện và có tín tâm vào những bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí. Tôi nghĩ rằng mặc dù cô ấy đã buông lơi tu luyện, nhưng niềm tin sâu sắc vào Đại Pháp của cô ấy vẫn không bị phá vỡ. Vẫn còn hy vọng cho cô ấy. Khi một trong những đệ tử của Sư phụ gặp nạn, các học viên khác có nên giúp đỡ không? Chắc chắn rồi. Là đồng tu, tôi sẽ giúp cô ấy về phương diện đề cao trong tu luyện, về tài chính, v.v… Trở thành vợ chồng nghĩa là tận tâm vô hạn trong suốt quãng đời còn lại của một người. Xem xét bao nhiêu năm cô ấy nấu ăn cho tôi, giặt những đôi tất hôi hám của tôi, v.v…, tôi nên báo đáp ân nghĩa vợ chồng với cô ấy.
Tôi biết mình sống theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của Đại Pháp. Sư phụ dạy chúng ta trở thành người tốt. Để chứng thực rằng Đại Pháp là tốt, Chân-Thiện-Nhẫn là tốt, tôi nên tái hôn với cô ấy. Khi tôi nói với gia đình động lực tái hôn của mình, họ đã rơi nước mắt.
Trong khoảng thời gian đó, lượng đường trong máu của vợ tôi tăng lên giữa mức cao và mức thấp, và thị lực của cô ấy bị mờ. Nếu cô ấy bị hạ đường huyết, nó có thể nguy hiểm đến tính mạng và cần nhập viện. Gia đình cô ấy bận và không thể chăm sóc cho cô ấy. Con gái tôi nói với tôi: “Bố, bố nên chăm sóc mẹ.” Vì vậy, tôi đã đi giúp cô ấy.
Những ngày đó, tôi đã chăm sóc cô ấy rất chu đáo và dùng nhiều cách để động viên cô ấy. Tôi biết rằng khả năng chịu đựng của cô ấy rất thấp. Để khích lệ cô ấy tinh tấn tu luyện, tôi hỗ trợ cô ấy một cách lý trí, khoan dung và thấu hiểu, không buộc tội hay tìm lỗi. Tôi giao tiếp với cô ấy từ các Pháp lý, giải thích nguyên lý nhân quả của nghiệp bệnh, và khích lệ cô ấy xây dựng sự tự tin của mình. Tôi học Pháp, phát chính niệm và luyện công khi cô ấy đang ở bệnh viện.
Vợ tôi đã thay đổi rất nhiều. Sau khi trở về nhà, cô ấy nhất định học Pháp và luyện công, đây là điều mà cô ấy đã không làm trong thời gian dài. Cô ấy tự cười nhạo bản thân và nói: “Không biết liệu sau khi anh rời đi, em có thể kiên trì không?” Tôi khích lệ cô ấy: “Đừng lo, chỉ cần em xem mình là đệ tử Đại Pháp, em có thể tu luyện tốt. Nếu em có thể đi làm, thì cứ đi. Nếu không, hãy đến chỗ của anh, anh sẽ chăm sóc cho em.”
Đêm trước khi ra viện, cô ấy tâm sự với tôi: “Em đã rời bỏ anh khi anh gặp khó khăn, nay em gặp khó khăn. Anh lại tái hôn với em khi tình hình đang tốt cả về kinh tế lẫn tu luyện. Em hy vọng anh sẽ không hối tiếc vì điều đó.” Tôi nói: “Mối quan hệ vợ chồng không phải duy trì bằng tình, mà bằng ân nghĩa. Gần đây em thấy anh chăm chút và yêu thương em. Anh muốn chứng thực Đại Pháp và để em thấy đạo nghĩa vợ chồng thực sự là gì, cũng như cách ứng xử của vợ chồng trong văn hóa truyền thống, “phu xướng phụ tùy, cử án tề mi” (vợ chồng luôn yêu thương, kính trọng lẫn nhau).”
“Anh cũng muốn cảm ơn em đã cho anh cơ hội chứng thực Đại Pháp. Em là đệ tử của Sư phụ, và em cũng đang tu luyện, nhưng em làm không tốt, nhưng em không thể buông bỏ chấp trước vào bệnh. Là đồng tu, anh muốn em vượt qua khảo nghiệm, đề cao tâm tính, chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp, và thay đổi cách nhìn của người thân đối với Đại Pháp.” Cô ấy gật đầu đồng ý.
Kể từ khi chúng tôi tái hôn, vợ tôi đã thay đổi rất nhiều qua việc liên tục đề cao trong tu luyện. Các triệu chứng bệnh của cô ấy đã biến mất và lượng đường trong máu của cô cũng ổn định.
Sư phụ giảng:
“Hễ tâm tính chư vị đề cao, thì thân thể chư vị sẽ phát sinh biến đổi to lớn; hễ tâm tính chư vị đề cao lên; thì vật chất của thân thể chư vị bảo đảm sẽ biến đổi.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Qua sự việc này, tôi cũng trải nghiệm một số thay đổi đáng chú ý về thể chất. Cháu gái của tôi thốt lên: “Từ lúc trở về, chú của cháu thật khỏe mạnh và bảnh bao!” Con gái của tôi nói: “Bố, tại sao nhìn bố trẻ vậy?”
Gia đình vợ tôi giờ đã minh bạch chân tướng
Vợ tôi là người nóng tính, người thân và bạn bè của cô ấy đều biết. Khi những người xung quanh chúng tôi thấy tôi chăm sóc tốt cho cô ấy, họ khen ngợi sự thần kỳ của Đại Pháp trong việc giúp mọi người nâng cao tiêu chuẩn đạo đức. Con rể tôi là viên chức nhà nước. Cháu bị tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lừa gạt và trước đó có thái độ thù địch Đại Pháp. Tôi không chỉ giảng chân tướng cho cháu, mà còn ước thúc tốt bản thân để cháu có thể phân biệt những tuyên truyền sai sự thật của ĐCSTQ về Đại Pháp. Khi tôi chia sẻ với cháu về “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”, cháu ngạc nhiên nói: “Sao cơ? Mọi người không cố ý tự sát sao?” Tôi nói: “Tất nhiên là không.” Thái độ của con rể tôi đã thay đổi rất nhiều sau khi minh bạch chân tướng.
Bố vợ tôi là công chức nhà nước đã nghỉ hưu. Ông từng thù ghét Đại Pháp, coi thường gia đình chúng tôi và nói những điều khó chịu khiến chúng tôi bị tổn thương. Ông giờ đã gần 80 tuổi. Gần đây, ông vỗ vai, nắm tay tôi nói: “Ta từng nói những điều gây tổn thương, hãy gửi lời xin lỗi của ta tới người thân của con. Ta hy vọng họ có thể tha thứ cho ta.” Tôi rất cảm động. Thật không dễ dàng gì để một người bị văn hóa Đảng đầu độc và một đời uy phong nói lời xin lỗi.
Tôi nhận ra rằng nếu tôi tu tốt bản thân, mọi việc sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tưởng chừng như chỉ là một hành động đơn giản khi tái hôn với vợ, nhưng chỉ sau vài ngày, những thay đổi về thể chất và tinh thần ở cả hai chúng tôi đã chứng thực sự thần kỳ của Đại Pháp cho cả gia đình tôi.
Xin Sư phụ an lòng, con đã làm những gì cần làm và sẽ làm được tốt hơn trong tương lai. Con xin cảm tạ Sư phụ, cảm ơn các bạn đồng tu.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/25/434732.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/25/199315.html
Đăng ngày 17-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.