Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hắc Long Giang, Đại Lục

[MINH HUỆ 09-02-2022] Sau khi đọc kinh văn mới ‘Hãy tỉnh’ của Sư phụ, tôi cảm thấy thời gian xác thực còn lại không nhiều. Sư phụ đã đề cập đến một số trường hợp nghiêm trọng thậm chí không có trong Pháp, mặc dù là trường hợp, nhưng tôi ngộ rằng, thực tế cũng là nói với mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta rằng hiện nay vấn đề khá nổi cộm, coi nặng tình cảm, làm việc đi sang cực đoan, v.v..

1. Vấn đề coi nặng tình cảm

Tình thẩm thấu xã hội nhân loại ở đủ mọi phương diện. Chúng ta cần nhìn lại bản thân, tình thể hiện ở chỗ nào trong chúng ta, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng, nghiêm trọng đến mức độ nào. Chúng ta cần tự hỏi chính mình, thực sự tìm ra những vấn đề này, bỏ nó đi, đệ tử Đại Pháp làm tròn sứ mệnh ở thời khắc cuối cùng, làm cho tốt.

Sư phụ giảng:

“Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

“Muốn làm hay không, cao hứng hay không” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân), tình nguyện làm điều gì đó, cũng là tình! Trước đây tôi chưa bao giờ chú ý đến vấn đề này. Khi có thời gian, vốn muốn học Pháp nhiều hơn, nhưng lại bất tri bất giác cầm lấy điện thoại, dường như bản thân không thể khống chế vững. Hóa ra “tình nguyện” làm điều này không phải là bản thân! Là “tình” dẫn động làm, không lý trí.

“Thực thi công việc cũng có tình” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân). Sư phụ đã cho tôi thấy điểm này trong thời gian gần đây. Con dâu (cũng là đồng tu) được đồng nghiệp trong đơn vị khen thưởng, con dâu đồng tu muốn cảm ơn một chút bằng cách lên mạng mua ít thực phẩm. Con dâu hỏi tôi liệu làm vậy có đúng không. Tôi không suy nghĩ nhiều, liền nói: Có gì mà không đúng! Nhưng mấy ngày trôi qua, công ty chuyển phát nhanh đã không giao hàng. Khi hỏi thì nói rằng không thể giao hàng đến khu vực tôi vào lúc này (có thể là nguyên nhân dịch bệnh, tôi cũng không tìm hiểu thêm). Chúng tôi đã hủy đơn đặt hàng. Trước đây chưa bao giờ gặp phải sự việc này, đây không phải là ngẫu nhiên, có chỗ nào không đúng nhỉ? Vừa hay lúc đó đọc thấy câu Pháp này của Sư phụ: “Thực thi công việc cũng có tình” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân).

“Tình cảm nam nữ”, điều này biểu hiện rõ trên thân tôi, đó là “sắc”. Tôi lý giải rằng, căn nguyên của “sắc” vẫn là tình, thậm chí có thể là sự biến dị của “tình”.

Sự nguy hại của “sắc” thực sự rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tu luyện, nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ trạng thái tinh thần, ủy mị, an dật, không muốn tiến thủ… Vì sao có thể gây ra cho người ta ảnh hưởng lớn đến vậy, vì “sắc” tiêu hao khí tinh huyết của con người, tinh hoa của con người. Một ví dụ không phù hợp lắm, ví như xe hơi cần xăng để chạy. “Sắc” tương đương với việc rút hết xăng của xe, lãng phí một cách vô ích, vì vậy tự nhiên xe hơi cũng không còn năng lượng để chạy nữa.

Muốn bước ra khỏi “sắc” thì phải dựng lập chính niệm, bước trên con đường chính đạo, chính lại nguyện vọng, hơn nữa cần kiên trì bền bỉ. Tôi cũng nhận ra rằng, thực chất “sắc” không phải là bản thân mình.

Sư phụ giảng:

“Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Nhảy ra khỏi cái tình, nhìn thấy chuyện gì, vật gì đều không động nhân tâm, không tức cảnh sinh tình (ngắm cảnh mà có cảm xúc); học Pháp nhiều, nỗ lực tinh tấn, đây là Pháp yêu cầu chúng ta.

2. Vấn đề làm việc đi sang cực đoan

Vì sao có thể đi sang cực đoan? Tôi nhận thấy, thường là do đứng ở góc độ bản thân mà nhìn người khác, nhìn sự việc, không có đứng ở góc độ toàn cuộc, không có hoán đổi suy nghĩ, không có lý giải người khác, bao dung người khác.

Tôi cũng phát hiện ra rằng, khi người ta nhìn thấy một việc gì, nghe thấy một điều gì, nếu mang theo nhân tâm thì thường nhìn không thấy bản chất sự việc. Bề mặt con người đều có mang theo nghiệp lực và quan niệm. Ví như khi có một người nói với người khác một chuyện, đầu tiên những gì anh ấy nói sẽ mang theo nhiều yếu tố cá nhân và quan niệm của anh ấy, v.v..; tuy nhiên, người lắng nghe cũng có nghiệp lực và quan niệm trên bề mặt, vì vậy tín tức nghe được sẽ cộng thêm tác động nghiệp lực của bản thân, quan niệm của bản thân mà lý giải sự việc, rất có thể điều nhìn thấy và nghe thấy khác xa với tình huống thực tế. Sau đó, người nghe, trên cơ sở hiểu biết cá nhân, lại sản sinh ra suy nghĩ gì đó hoặc làm ra việc gì đó, có thể lệch xa Pháp hơn. Vì vậy tôi nhận thấy rằng, là người tu luyện mà nói, chỉ có đừng chấp trước, đừng chỉ trích bên ngoài, thay vào đó là “hướng nội tìm” càng sớm càng tốt.

Khi nghe người khác nói ai đó, điều gì đó, hãy kịp thời coi đó là tấm gương soi để nhìn lại chính mình. Dĩ nhiên, khởi đầu xác thực rất khó làm, thường hay quên. Vì vậy, chúng ta cần tinh tấn.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/9/读新经文《醒醒》有感-438696.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/13/199181.html

Đăng ngày 10-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share