Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-01-2022] Kể từ nửa cuối năm 2020, các học viên Pháp Luân Công tại Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đảo thuộc Mỏ dầu Thắng Lợi Sinopec ở thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông đã trở thành mục tiêu bị nhắm đến trong chiến dịch “Xóa sổ”.

Chiến dịch “Xóa sổ” nhằm mục tiêu buộc tất cả các học viên Pháp Luân Công nằm trong danh sách đen của chính phủ phải từ bỏ đức tin của họ. Để đạt được mục tiêu đó, cảnh sát, ủy ban cư dân và các đơn vị công tác của các học viên bị nhắm mục tiêu đều được huy động tham gia.

Ủy ban ĐCSTQ của công ty, Phòng Kiến nghị và Công đoàn cùng sắp xếp họp với các học viên, gồm cả nhân viên đang làm việc và nhân viên đã nghỉ hưu. Hầu hết các cuộc họp đều có sự hiện diện của cảnh sát. Trong cuộc họp, các học viên bị đe dọa rằng nếu họ từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, họ sẽ bị sa thải, khấu trừ lương và thưởng, công việc hay thăng tiến sự nghiệp của con cái họ sẽ bị ảnh hưởng. Một số học viên còn bị yêu cầu giao nộp thẻ căn cước công dân của mình.

Vào đầu tháng 12 năm 2020, một trong những nhân viên của công ty là anh Lý Binh, ngoài 30 tuổi, đã bị đưa đến một phiên tẩy não tại Khách sạn Kim Đảo. Một số chuyên gia tâm lý đã được chính quyền thuê để rao giảng các oai lý tà thuyết nhằm tẩy não anh Lý, khiến anh từ bỏ Pháp Luân Công.

Vài tuần sau anh Lý được thả, nhưng quản lý công ty là Lưu Thư Đình đã đình chỉ công việc của anh vào ngày 1 tháng 4 năm 2021 theo lệnh của Phòng 610 công ty. Anh Lý bị biệt giam và được lệnh chép tay lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.

Vì anh Lý từ chối nên các nhà chức trách đã khấu trừ 2.500 nhân dân tệ tiền lương tháng và chỉ để lại cho anh 500 nhân dân tệ mỗi tháng. Với giá cả tăng phi mã, sự bức hại tài chính này đã gây ra khó khăn to lớn cho gia đình anh Lý, đặc biệt là khi anh cần phải hỗ trợ chu cấp cha mẹ và con mình. Anh đã nhiều lần khiếu nại với quản lý Lưu, nhưng Lưu tuyên bố rằng quyết định đó do ban lãnh đạo của công ty ban hành, trong khi anh ta không thể cung cấp được bất kỳ tài liệu chính thức nào của quyết định này với lý do đó là tài liệu mật không thể xuất trình.

Nhiều tuần sau, Lưu đưa ra thông báo rằng mọi người sẽ bị cắt tiền thưởng hàng tháng liên quan đến “hiệu quả công việc” nếu người đó không thể tạo ra thu nhập cho công ty. Ông ta lấy đó làm lý do để đình chỉ lương của anh Lý và yêu cầu anh ký tên. Anh Lý cho biết anh không phản đối thông báo này, nhưng không phải anh không thể làm việc và tạo thu nhập cho công ty, mà chính công ty đã đình chỉ công việc của anh. Theo đó, công ty không nên để anh là người phải gánh chịu hậu quả. Anh đã từ chối ký vào thông báo.

Để tìm kiếm công lý, anh Lý đã khiếu nại với công đoàn của công ty và Cục Bảo hiểm Xã hội và Nguồn nhân lực Thành phố Đông Doanh, cáo buộc người quản lý vi phạm hợp đồng lao động của anh. Mặc dù một viên chức đã nhận đơn kháng cáo, nhưng sau đó anh ta đã trả lại và ám chỉ rằng họ đã nhận được cuộc gọi từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật địa phương, cơ quan này đã gây áp lực buộc họ không được thụ lý đơn của anh Lý.

Trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 11, nhân viên Ôn Thự Minh của Phòng 610 Nhà máy Sản xuất Dầu Thắng Lợi, đã gây áp lực lên anh Lý và cố ép buộc anh từ bỏ Pháp Luân Công.

Sau khi anh Lý vạch trần sự bức hại của Ôn trên Minh Huệ Net, các học viên Pháp Luân Công ở ngoài Trung Quốc đã gọi điện cho Ôn và kêu gọi ông ta ngừng tham gia vào cuộc bức hại. Vào ngày 2 tháng 12, Ôn đã tìm gặp anh Lý và nói rằng ông ta rất tức giận khi nhận được những cuộc gọi đó. Ông ta đã báo cáo anh Lý với cảnh sát, và người này đã sách nhiễu anh Lý vào ngày hôm sau, đồng thời yêu cầu anh viết “bản kiểm điểm”.

Vào ngày 6 tháng 12, các cảnh sát Nhâm An Viễn và Mã Ngọc Cường lại sách nhiễu anh Lý và hỏi rằng anh đã làm cách nào để gửi thông tin cho trang web Minh Huệ.

Vài tuần sau, vào cuối tháng 12, anh Lý bị bắt và đưa đến Trung tâm tẩy não Tập Thâu. Công ty của anh đã sắp xếp bốn nhân viên thay phiên nhau giám sát anh. Anh bị giam ở đó một tháng và được thả vào khoảng ngày 22 tháng 1 năm 2022.

2022-1-12-i103545_02--ss.jpg

Cổng Trường Đào tạo Kỹ thuật Công ty Sản xuất Dầu Tập Thâu, nơi đặt trung tâm tẩy não.

2022-1-12-i103545_01--ss.jpg

Trung tâm tẩy não Tập Thâu

Danh tính và thông tin liên lạc của các thủ phạm tham gia bức hại:

Ôn Thự Minh (温曙明), nhân viên Phòng 610 của Nhà máy Sản xuất Dầu Thắng Lợi: + 86-13854642759
Nhâm An Viễn (任 安 远), cảnh sát của Công an Hải Tân: + 86-18205461991
Mã Ngọc Cường (马玉强), cảnh sát Đồn Công an Triều Dương: + 86-18654600910, + 86-18505461987
Lưu Thư Đình (刘书廷), quản lý của Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đảo: + 86-15954622865

(Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại khác có trong bản gốc tiếng Hán.)

Bài liên quan:

Chiến dịch “Xóa sổ” tại Nhà máy Sản xuất Dầu Cô Đảo ở tỉnh Sơn Đông

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/13/436789.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/4/199053.html

Đăng ngày 18-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share