Bài viết của Thẩm Dung, phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 07-01-2022] Một trường tiểu học ở Đài Loan đã tổ chức một sự kiện nhân ngày Lễ Tạ ơn. Hiệu trưởng trường học là cô Vương Úc Thanh đã phát những tấm thiệp và bảo mỗi em học sinh viết ra những điều mà trong tâm các em cảm thấy biết ơn. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều học sinh đã viết rằng các em rất biết ơn giáo viên của mình vì đã giới thiệu các em về Pháp Luân Đại Pháp và giáo dục các em bằng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn.
Các em học sinh đọc thuộc thơ “Hồng Ngâm”.
Cảm tạ “Chân-Thiện-Nhẫn”
Tiểu Văn viết rằng: “Cảm ơn cô Vương đã dạy chúng em học Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Chúng em đã học cách trở thành người tốt hơn, đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu, và chúng em cũng thiện ý nhắc nhở các bạn cùng lớp khi các bạn cư xử không đúng mực. Em rất biết ơn cô Vương đã cho chúng em ngồi đả tọa (Bộ công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công) vào các buổi chiều. Qua đó chúng em không chỉ có thể tịnh tâm, mà những vật chất màu đen (nghiệp lực) được chuyển hóa thành vật chất màu trắng (đức), và chúng em còn trở nên khỏe mạnh và cường tráng hơn.“
Tiểu Chân viết: “Em vô cùng biết ơn cô Vương đã dạy dỗ chúng em. Em còn hiểu về đạo lý Chân-Thiện-Nhẫn. Những đạo lý này đã dạy em em rất nhiều, ví như làm thế nào để đề cao được tâm tính và tầng thứ tu luyện của bản thân.”
Tiểu Thừa viết: “Em biết ơn vì cô Vương đã dạy chúng em đạo lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Trước đây em đã làm nhiều điều không tốt và cô Vương đã giúp em quay trở lại. Cảm ơn cô Vương đã cho chúng em đọc các bài giảng của Sư phụ, đọc Hồng Ngâm, luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp để tịnh hóa thân thể. Tất cả chúng ta được ở đây cùng với nhau đều là duyên phận”.
Tiểu Vũ viết: “Em biết ơn cô Vương đã hết lòng dạy dỗ chúng em mỗi ngày. Cô không chỉ sửa bài tập cho chúng em, cô còn dạy chúng em làm thế nào để chiểu theo các tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn và niệm chín chữ chân ngôn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.’ Em vô cùng biết ơn sự dạy dỗ đầy tâm huyết của cô.”
Mặc dù một cậu bé tên Vương là học sinh duy nhất từ chối luyện công và học Pháp, nhưng cậu bé cũng viết rằng mình rất cảm ơn “Chân-Thiện-Nhẫn”.
Cô Vương rất cảm động trước những lời biết ơn viết ra từ tận đáy lòng của các em học sinh. Cô nói: “Kỳ thực các em không cần cảm ơn cô, các em nên cảm ơn Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Cô chỉ là đắc Pháp sớm hơn các em một chút và có lẽ là chúng ta đã ước hẹn cùng nhau tu luyện để trở về cội nguồn thực sự của mình!”
Chứng kiến những điều thần kỳ khi niệm chín chữ chân ngôn
Bằng cách đọc và học thuộc Pháp mỗi ngày, một số em học sinh đã bắt đầu quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp và quyết định xin được đem cuốn sách Chuyển Pháp Luânvề nhà. Cô Vương cũng đưa cho những em học sinh này một bản Đặc san Chân Thiện Nhẫn và Đặc san Cửa sổ Minh Huệ, để giúp các em hiểu rõ hơn về Đại Pháp. Cô Vương ngạc nhiên khi nhiều học sinh khác cũng quan tâm đến các ấn bản đặc biệt, vì vậy, cô đã để hai tập đặc san này trong lớp học để học sinh có thể đọc chúng trong thời gian nghỉ trưa.
Ban đầu cô Vương lo lắng rằng các tập đặc san này sẽ bị gẫy, rách như nhiều cuốn sách khác của trường. Tuy nhiên, cô Vương rất bất ngờ khi thấy rằng các tập san vẫn trông như mới sau vài tuần. Cô đã rất cảm động khi thấy cách các em học sinh kính trọng và trân quý các sách Đại Pháp và các tập san này.
Các học sinh nói với cô Vương rằng các em đã trải nghiệm những điều thần kỳ sau khi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”
Tiểu An nói: “Em đã bị sốt 39,6 độ và không ngủ được, nhưng sau khi niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo’, em đã hạ sốt và có thể ngủ được.”
Tiểu Chân nói: “Em đã ba lần làm kiểm tra sau khi phát hiện có máu trong nước tiểu và bác sĩ nói rằng em có thể có vấn đề về thận. Em đã rất lo lắng và liên tục niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’. Khi em quay lại xét nghiệm lần thứ tư, bác sĩ nói rằng em không sao cả! Đây quả thực là một kỳ tích!”
Sau khi bản thân đã trải nghiệm các vấn đề sức khỏe của mình đã biến mất sau khi niệm chín chữ chân ngôn, Tiểu Chân nói: “Cô Vương ơi cô có biết em muốn trở thành gì khi lớn lên không? Ước mơ của em là trở thành một nhà khoa học. Em muốn nghiên cứu làm thế nào mà khi niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ lại có thể có lợi cho sức khỏe thể chất của con người như vậy!”
Cụm từ này dường như đã bắt rễ sâu trong tâm các em học sinh, mang lại hy vọng và ánh sáng cho cuộc sống của các em.
Sự lý giải của các em học sinh về vật chất màu trắng và vật chất màu đen (đức và nghiệp)
Tiểu Hào nhận ra rằng các mảnh Lego của mình bị thiếu và em khá chắc chắn rằng ai đó đã lấy của em. Cậu bé thấy rất khó chịu và nói với cô Vương: “Thưa cô, cô có thể giúp em tìm những mảnh Lego bị mất của em không ạ? Em hy vọng ai đó đã lấy chúng có thể trả lại cho em ạ”.
Cô Vương nói với cả lớp: “Hào rất buồn vì những mảnh ghép Lego của mình bị mất. Bạn ấy không tức giận nhưng hy vọng rằng ai đã lấy chúng thì có thể trả lại cho bạn ấy. Nếu Hào làm điều gì đó khiến các bạn không hài lòng, các bạn có thể nói với Hào và bạn ấy sẽ điều chỉnh lại hành vi của mình. Tuy nhiên, lấy thứ gì đó của bạn cùng lớp là sai và các bạn sẽ bị mất đức, hay còn gọi là vật chất màu trắng. Lego có thể được mua bằng tiền, nhưng đức là vô giá. Dù tiền nhiều đến đâu cũng không thể mua được đức”.
Mặc dù các mảnh Lego của Hào vẫn còn thiếu, nhưng cậu bé đã có thể xem nhẹ vấn đề hơn. Cậu bé nói với cô Vương rằng: “Thưa cô, nếu em không lấy lại được những mảnh Lego bị mất thì cũng không sao cả. Ai lấy Lego của em thì đã phải chịu nhận nghiệp lực và chuyển đức sang cho em rồi ạ.”
Tiểu Văn là một đứa trẻ đáng yêu và được mọi người quý mến. Cô bé thường chạy ra ngoài chơi khi chưa hoàn thành công việc cần phải làm. Sau khi học Đại Pháp, Tiểu Văn trở nên chăm chỉ và bắt đầu làm tốt mọi nhiệm vụ của mình. Cô bé cũng đứng ra hoàn thành công việc giúp những người khác. Cô bé đã học cách khoan dung và tha thứ cho những trò đùa của các bạn cùng lớp.
Một ngày nọ, một bạn nam trong lớp đã ném cây bút chì của Tiểu Văn vào thùng rác và bạn bè của cô bé đã báo cậu bé đó với giáo viên. Khi giáo viên đi qua, cậu bé đã rất lo lắng. Cô giáo hỏi Tiểu Văn chuyện gì đã xảy ra, Tiểu Văn ngừng lại một chút rồi nói: “Dạ không có chuyện gì ạ.” Nam học sinh ấy rất xấu hổ về hành động của mình và gửi lời xin lỗi đến Tiểu Văn. Giáo viên rất cảm động trước sự bao dung và tha thứ của cô bé.
Giáo viên đã thảo luận về sự việc này với cả lớp và hỏi các học sinh: “Các em nghĩ tại sao Tiểu Văn lại giữ im lặng và chọn việc không nói với giáo viên khi em ấy bị bắt nạt?” Nhiều sinh viên đã giơ tay và trả lời: “Đó là vì bạn ấy đã chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn.” “Bạn ấy đã được đức ạ.”
Những học sinh cần giáo dục đặc biệt nhận được phước lành
Tiểu Thiên là một đứa trẻ cần được sự giúp đỡ đặc biệt. Câu bé thường nổi giận và đôi khi rất vô cớ. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Tiểu Thiên trở nên chân thành, thiện lương và quan tâm đến người khác hơn. Câu bé cũng trở nên lễ phép hơn và cũng học cách hướng nội.
Mỗi ngày, câu bé hỏi cô Vương rằng: “Hôm nay em đã làm được Chân-Thiện-Nhẫn chưa ạ?” Thay vì trả lời trực tiếp, cô Vương sẽ hỏi lại cậu bé rằng cậu bé cảm thấy mình đã làm theo tiểu chuẩn đó hay chưa. Tiểu Thiên sẽ lắc đầu và nói không. Cô Vương nói cậu bé nên hướng nội để tìm ra những thiếu sót của bản thân. Tiểu Thiên nói: “Em đã không làm bài tập vào buổi sáng và trở nên rất khó chịu. Em sẽ tự giác làm bài tập của mình vào lần sau ạ.”
Tiểu Thiên bắt đầu thành tâm hướng nội mỗi ngày để điều chỉnh hành vi của mình. Một ngày nọ, cậu bé vui vẻ nói với cô Vương: “Em có thể đi du lịch với lớp học phụ đạo của em vào kỳ nghỉ đông này rồi cô ạ!” Cô Vương hỏi: “Tại sao trước đây em lại không thể đi?” Tiểu Thiên cười và trả lời: “Trước đây em đã cư xử không tốt và các gia sư đã không cho em tham gia những chuyến đi này. Tuy nhiên, sau khi em trở nên ngoan ngoãn hơn, các gia sư của em nói rằng em có thể đi ạ”.
Vào một ngày nọ trong khi đọc thuộc lòng bài thơ “Khổ Kỳ Tâm Chí” trong Hồng Ngâm, Tiểu Thiên đã giơ tay và nói: “Từ tầng thứ của em, em hiểu rằng bài thơ này có nghĩa là sau khi viên mãn, con người có thể đạt được Phật quả. Con người nên lấy khổ làm vui. Nỗi đau thể xác không tính là khổ nhọc, mà tu tâm mới là khó chịu đựng nhất. Có rất nhiều khổ nạn mà một người cần phải vượt qua trong cuộc đời”. Trong khi Tiểu Thiên giải thích sự hiểu biết của mình về bài thơ với một trái tim đầy chân thành, cô Vương cảm thấy rất vui vì đứa trẻ hay gây rắc rối đó đã trở về với đúng chân ngã của mình.
Các em học sinh chép tay các bài thơ Hồng Ngâm mỗi ngày. Mặc dù Tiểu Đường có một số chướng ngại trong học tập, cô bé vẫn sẽ dụng tâm chép các bài thơ. Cô bé ngồi ở tư thế kiết già trong khi đọc Hồng Ngâm. Sự chân thành của cô bế đã khiến cô Vương rất cảm động.
Nhà trường thường có bài kiểm tra đánh giá những học sinh cần kèm thêm và Tiểu Đường đã rất lo lắng vì e rằng mình có thể không làm tốt. Cô bé lo lắng đến mức cứ trằn trọc vào ban đêm. Cô Vương trấn an Tiểu Đường: “Chỉ cần em cố gắng hết sức là được, đó mới là điều quan trọng nhất, không đạt cũng không sao cả.”
Khi thầy Giang, giáo viên phụ trách lớp dạy kèm của Tiểu Đường, biết rằng Tiểu Đường đã vượt qua bài đánh giá, anh ấy đã phấn khởi nói: “Tiểu Đường đã vượt qua bài đánh giá! Em ấy đã vượt qua được rồi!” Bởi lẽ Tiểu Đường chưa bao giờ vượt qua các bài đánh giá trước đây.
Cả lớp vỗ tay ủng hộ Tiểu Đường. Một số học sinh đã thắc mắc làm thế nào mà Tiểu Đường vượt qua kỳ đánh giá lần này, và cô Vương nói với các em rằng đó là bởi Tiểu Đường đã dụng tâm cung kính chép các bài thơ Hồng Ngâm, nên em ấy đã được phúc báo và ban cho trí huệ. Quan trọng hơn cả là Tiểu Đường không bao giờ cầu bất cứ điều gì, dùng tâm thuần tịnh nhất để học Pháp và làm tốt các nhiệm vụ của một học sinh, tất cả đều là không cầu mà được.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/5/436360.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/10/198069.html
Đăng ngày 15-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.