Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-11-2021] Bà Lưu Cương Lợi, một phụ nữ ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị kết án 4,5 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999. Sau khi kháng cáo của bà bị bác bỏ, gia đình đã đệ đơn kiện cảnh sát, công tố viên và thẩm phán liên quan đến việc truy tố bà.

ead0ada7560e0f79e32f185145a31bfa.jpg

Bà Lưu Cương Lợi

Bà Lưu Cương Lợi, 56 tuổi, bị bắt vào ngày 8 tháng 12 năm 2020. Toà án Quận Phát triển Kỹ thuật và Kinh tế đã kết án bà 4,5 năm và phạt bà 10.000 Nhân dân tệ vào ngày 10 tháng 8 năm 2021. Sau khi bà kháng cáo, vào ngày 21 tháng 10, Toà án Trung cấp Thẩm Dương đã ra quyết định giữ nguyên bản án ban đầu của bà. Bà Lưu và gia đình thề sẽ tiếp tục tìm kiếm công lý và đang cân nhắc nộp đơn đề nghị xem xét lại vụ án của bà.

Bà Lưu, người từng bị bệnh nặng và nằm liệt giường trong hai năm, rất biết ơn Pháp Luân Công vì đã giúp bà hồi phục sức khoẻ và sống một cuộc sống mới. Bà cũng trở thành một người tốt hơn nhờ sống chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. Tuy nhiên, vào năm 2014, trong khi đang nói chuyện với mọi người về những trải nghiệm tích cực của bà khi tu luyện Pháp Luân Công, bà đã bị cảnh sát bắt giữ và bị Toà án Thẩm Hiệp kết án ba năm tù.

Sau lần bà Lưu bị bắt gần đây nhất vào tháng 12 năm 2021, gia đình bà đã chứng kiến việc cảnh sát, công tố viên và các toà án đã ngang nhiên vi phạm pháp luật trong việc bắt giữ, truy tố và kết án bà. Gia đình tin rằng các những người này đã phạm vào các tội như tắc trách, lạm dụng quyền lực, bẻ cong pháp luật vì mục đích cá nhân, cũng như phi pháp tước đoạt tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân.

Để tìm kiếm công lý, gia đình đã đệ đơn kiện hình sự những người có trách nhiệm liên quan chủ yếu đến vụ án của bà lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ủy ban Giám sát và Kiểm tra Kỷ luật, Cơ quan Quản lý Khiếu nại và Kiến nghị của Công chúng Quốc gia.

Dưới đây là nội dung của thư tố cáo hình sự.

* * *

Nguyên đơn: Người nhà của bà Lưu Cương Lợi

Bị cáo:

Tôn Hoành Lượng (孙宏亮): nam, Phó Đồn Công an Thất Lộ ở thành phố Thẩm Dương, cảnh hiệu 107819, số điện thoại +86-24-25728614 và 17702497889

Bành Giai Tinh (彭佳星): nam, cảnh sát của Đồn Công an Thất Lộ, cảnh hiệu 107739, số điện thoại +86-24-25728614, +86-15640551298

Lữ Hồng (吕虹): nữ, công tố viên của Viện Kiểm sát Quận Phát triển Kỹ thuật và Kinh tế Thẩm Dương, số điện thoại +86-24-25182820

Vương Mẫn 王敏): nữ, nhân viên của Viện Kiểm sát Quận Phát triển Kỹ thuật và Kinh tế Thẩm Dương, số điện thoại +86-24-25182820

Dương Tùng (杨松): nữ, thẩm phán của Toà án Quận Phát triển Kỹ thuật và Kinh tế Thẩm Dương, số điện thoại +86-24-85819913

Lưu Đại Dũng (刘大勇): nam, thẩm phán chủ toạ của Toà án Trung cấp Thành phố Thẩm Dương, số điện thoại +86-24-22763664, +86-15940569366

Tống Vĩnh Chính (宋永政), nam, thẩm phán của Toà án Trung cấp Thành phố Thẩm Dương, số điện thoại +86-24-22763668

Yêu cầu:

1) Chiểu theo pháp luật điều tra cáo buộc về các tội: giam giữ trái phép, lục soát trái phép, xâm phạm trái phép nơi cư trú, bôi nhọ, tước đoạt trái phép tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, cướp đoạt, ngụy tạo chứng cứ, tắc trách, lạm dụng chức quyền, bẻ cong luật pháp vì mục đích cá nhân, v.v…

2) Thả bà Lưu Cương Lợi vô điều kiện theo pháp luật.

Sự thật và lý do

Ngày 2 tháng 2 năm 2020, trong khi bà Lưu Cương Lợi đi mua sắm cùng con gái, bà đã phân phát một số tài liệu về việc Pháp Luân Công giúp người dân an toàn và khoẻ mạnh trong dịch bệnh. Bà và con gái đã bị cảnh sát bắt giữ trên đường về nhà. Con gái bà đã được thả khoảng nửa đêm và bà Lưu được bảo lãnh với số tiền 5.000 Nhân dân tệ sau khi phát hiện bà bị huyết áp cao.

Bốn tiếng sau, cảnh sát lại bắt bà và giam bà cả đêm tại Đồn Công an Thất Lộ. Sau đó, bà đã bị đưa đến Trại tạm giam Thành phố Thẩm Dương sau khi vượt qua vòng kiểm tra sức khoẻ.

Khi biết bà đã tham gia nhiều cuộc họp mặt gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán vào cuối tháng 1, trại tạm giam quyết định không nhận bà với lý do lo ngại bà có khả năng mang theo virus corona. Bà Lưu đã trở về nhà khoảng 1 giờ sáng ngày 5 tháng 2.

Cảnh sát đã bỏ điều kiện bảo lãnh của bà Lưu vào tháng 6 năm 2020 và trả lại cho bà 5.000 Nhân dân tệ tiền bảo lãnh. Một tháng sau, họ đã chuyển hồ sơ của bà đến Viện Kiểm sát Quận Phát triển Kỹ thuật và Kinh tế Thẩm Dương.

Ngày 2 tháng 11, Tôn Hoành Lượng, phó Đồn Công an Thất Lộ, đã gọi cho bà Lưu và lệnh cho bà báo cáo đều đặn cho đồn cảnh sát, nếu không họ sẽ bắt bà. Sau đó, bà Lưu lại bị bắt vào ngày 8 tháng 12 năm 2020 và bị đưa vào trại tạm giam Thành phố Thẩm Dương vào hôm sau. Bà đã bị giam tại đây kể từ đó.

Khi gia đình hỏi Tôn về vụ bắt giữ bà Lưu, Tôn tuyên bố đó là vì bà đã phân phát tài liệu vào tháng 2 năm 2020 và vụ bắt giữ là theo lệnh của Viện Kiểm sát. Nhưng khi gia đình gọi cho Viện Kiểm sát để hỏi về trường hợp của bà, họ đã bị đẩy qua lại giữa công tố viên và cảnh sát.

Ngày 13 tháng 5 và 19 tháng 7 năm 2021, bà Lưu bị xét xử tại trại tạm giam và bị kết án 4,5 năm cùng 10.000 Nhân dân tệ tiền phạt vào ngày 10 tháng 8. Bà đã kháng án lên Toà án Trung cấp Thành phố Thẩm Dương, cơ quan này đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu vào ngày 21 tháng 10.

Dưới đây là chi tiết về việc các bị cáo vi phạm pháp luật.

Bắt và giam giữ

Cảnh sát đã liên quan đến nhiều hành vi phạm pháp khi lập hồ sơ và xử lý vụ án. Ngoài ra, họ còn bị tình nghi là lục soát phi pháp, xâm phạm nơi ở riêng tư phi pháp, trộm cướp, bẻ cong pháp luật vì mục đích cá nhân. Ngoài ra, trước khi bắt giữ bà Lưu, cảnh sát đã bắt giữ em trai bà, gây tổn thương cho một người đàn ông khuyết tật.

Em trai bà Lưu nói rằng ông đã đến nhà bà ăn trưa vào ngày 8 tháng 12 năm 2020. Ngay khi ông đến lối vào toà nhà, một nhóm cảnh sát mặc thường phục đã vây quanh ông và lôi ông vào 1 xe cảnh sát. Họ giật túi của ông, lục soát ông và tịch thu điện thoại di động cùng một chìa khoá dự phòng nhà bà Lưu.

Sau khi đưa ông đến Đồn Công an Thất Lộ, cảnh sát cũng lấy đồng hồ của ông. Khi ông yêu cầu trả lại, một cảnh sát tay cầm một dùi cui điện hăm doạ ông không được di chuyển. Họ cũng cấm ông gọi cho gia đình và buộc ông phải tiết lộ mật mã điện thoại, hăm doạ sẽ giật điện ông.

Với chìa khoá giật từ ông Lưu, cảnh sát đã vào nhà bà Lưu và bắt giữ bà, đồng thời cũng tịch thu ba điện thoại di động cùng các tài sản cá nhân khác. Không ai trình thẻ ngành hay lệnh khám xét trong quá trình này. Ông Lưu đã được thả sau khi bị giam tại đồn công an một giờ. Vài ngày sau, ông đã quay lại đồn công an và hỏi cảnh sát lý do tại sao họ bắt ông.

Phó đồn Tôn, người dẫn đầu vụ bắt giữ, nói rằng không thể tiết lộ ai đã ra lệnh bắt giữ. Vì ông Lưu nhấn mạnh vấn đề, Tôn nói rằng đó là vì lãnh đạo hiện nay là Tập Cận Bình đã ra lệnh bắt giữ.

Vụ bắt giữ đã gây tổn thương sâu sắc đến ông Lưu, một người tàn tật. Ông phải vật lộn để đối phó và không thể sống một cuộc sống bình thường trong nhiều tháng.

Chồng bà Lưu đã nhận giấy thông báo tạm giam tại đồn công an vài ngày sau đó. Thông báo tuyên bố bà bị giam vì cáo buộc “lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” và việc giam giữ bắt đầu từ 7 giờ tối ngày 9 tháng 12. Trưởng đồn không ký vào thông báo theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình này, trước tiên cảnh sát thực hiện việc bắt giữ, sau đó là tìm kiếm bằng chứng để hợp thức hoá việc bắt giữ. Không chỉ việc bắt giữ và lục soát là phi pháp, mà việc họ lập hồ sơ hình sự chống lại bà Lưu cũng không theo quy trình luật pháp. Việc giam giữ bà Lưu và em trai bà cũng phi pháp.

Tóm lại, Tôn Hoành Lượng và Bành Giai Tinh bị tình nghi vi phạm các điều luật sau của Luật Hình sự Trung Quốc: giam giữ phi pháp (Điều 238), lục soát phi pháp và xâm phạm phi pháp (Điều 245), phỉ báng (Điều 246), tước đoạt tự do tín ngưỡng (Điều 251), trộm cướp (Điều 263), lạm dụng quyền lực và bỏ bê nghiệp vụ (Điều 397), và bẻ cong pháp luật vì mục đích cá nhân (Điều 399).

Khai man

Đội An ninh Nội địa của Sở Công an Thẩm Dương đã ban hành một “ý kiến xác định” nhằm “quyết định” rằng các tài liệu Pháp Luân Công bị tịch thu từ bà Lưu là tài liệu “tuyên truyền tà giáo” để “phá hoại pháp luật”. Gia đình bà lập luận rằng “ý kiến xác định” là phi pháp và không nên được dùng làm bằng chứng truy tố bà. Cảnh sát cũng bị tình nghi là khai man bởi những lý do bên dưới.

Đầu tiên, Điều 50 của Luật Tố tụng Hình sự đã liệt kê tám loại tài liệu có thể được dùng làm bằng chứng truy tố, bao gồm: (1) vật chứng; (2) bằng chứng tài liệu; (3) lời khai của nhân chứng; (4) lời khai của nạn nhân; (5) các tuyên bố hoặc giải thích của nghi phạm hoặc bị cáo; (6) ý kiến đánh giá; (7) các hồ sơ từ các việc kiểm tra, thanh tra, xác định và các thí nghiệm điều tra; (8) tài liệu âm thanh hay điện ảnh và dữ liệu điện tử.

Cái gọi là “ý kiến xác định” do cảnh sát ban hành không nằm trong danh sách. Cái gần giống nhất là “ý kiến đánh giá” cần phải có chứng nhận nghiêm ngặt từ cơ quan và các chuyên gia đánh giá. Thêm vào đó, “ý kiến đánh giá” không được hợp lệ cho đến khi nó được ký. Ngược lại, Đội An ninh Nội địa của Sở Công an Thẩm Dương không được đăng ký với hệ thống tư pháp và vì thế không thể được xem là một cơ quan đánh giá đủ điều kiện. Thực tế là, theo Các biện pháp Quản lý Đăng ký Chức thực Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành vào tháng 9 năm 2005 tuyên bố rằng người chứng thực tư pháp phải đáp ứng các yêu cầu và sở hữu Giấy phép Hành nghề của Người Chứng thực Tư pháp. Ngoài ra, không có danh sách tà giáo nào được ban hành bởi chính quyền có liệt kê Pháp Luân Công. Vì thế, không có cơ quan đánh giá hay chuyên gia nào có thể gán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo.

Thứ hai, sở công an là một cơ quan điều tra chịu trách nhiệm bắt giữ nghi phạm chứ không phải truy tố họ. Trong trường hợp của bà Lưu, sở công an cũng “quyết định” rằng bà đã phạm tội, về cơ bản đã biến Viện Kiểm sát và toà án thành các cơ quan bù nhìn.

Thứ ba, “ý kiến xác định” do Đội An ninh Nội địa ban hành được viện chứng là cơ sở pháp lý “Diễn giải các vụ án hình sự như tổ chức hoặc lợi dụng các loại tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, vốn do Toà án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành vào năm 2017. Không có sự chứng thực của Bộ Công an, việc giải thích chỉ có thể đưa ra các diễn giải tư pháp thay vì trao quyền cho một cơ quan chính phủ khác để xác định tội của nghi phạm. Hơn thế nữa, Điều 15 của ý kiến xác định đã vi phạm Luật Pháp chế Trung Quốc khi trao quyền cho các sở công an cấp thành phố.

Thứ tư, Bộ Công an và Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đều ban hành một danh sách bảy tà giáo vào ngày 9 tháng 4 năm 2000, tổng cộng là 14 tà giáo. Pháp Luân Công không nằm trong cả hai danh sách này. Bằng cách không tham khảo các danh sách, thông báo Diễn giải năm 2017 đang xúi giục các sở công an bức hại các học viên Pháp Luân Công, khiến những thủ phạm cũ sẽ chịu hậu quả vì làm hại những học viên tuân thủ pháp luật.

Các hành vi phi pháp của các viên chức Viện Kiểm sát

Các công tố viên liên quan trong vụ án đã chấp thuận trái phép vụ bắt giữ và truy tố bà Lưu phi pháp. Vì làm vậy nên họ bị tình nghi là lạm dụng quyền lực và phạm tội bẻ cong pháp luật cho mưu đồ cá nhân.

Ví dụ, công tố viên Lữ Hồng của Viện Kiểm sát Quận Phát triển Kỹ thuật và Kinh tế Thẩm Dương đã chấp thuận vụ bắt giữ hình sự vào ngày 22 tháng 12 năm 2020, hai tuần sau khi bà Lưu bị giam. Gia đình tin rằng Lữ đã biết rằng Pháp Luân Công không có trong danh sách 14 tà giáo và Thông cáo số 50 của Cục báo chí và Xuất bản Trung Quốc đã bãi bỏ lệnh cấm xuất bản các sách Pháp Luân Công vào năm 2011. Như vậy, Lữ nên biết rằng bà Lưu không vi phạm pháp luật khi sở hữu và phân phát các sách Pháp Luân Công cùng những tài liệu liên quan.

Vì vậy gia đình bà Lưu đã cáo buộc Lữ phạm tội lơ là nhiệm vụ, phỉ báng và tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Cụ thể hơn, Lưu đã vi phạm các điều luật sau đây của Luật Hình sự Trung Quốc: phỉ báng (Điều 246), tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng (Điều 251), lạm dụng quyền lực và lơ là trách nhiệm (Điều 397) và bẻ cong pháp luật cho mục đích cá nhân (Điều 399).

Ngoài ra, các công tố viên có nghĩa vụ lắng nghe ý kiến từ bị cáo và gia đình họ. Nhưng khi những người ủng hộ gia đình bà Lưu cố gắng liên lạc với công tố viên Vương Mẫn, người phụ trách vụ án, Vương đã từ chối gặp họ hay chấp nhận các bằng chứng bổ sung chứng minh bà Lưu vô tội hoặc các bức thư của họ yêu cầu bác bỏ vụ án của bà.

Không thông báo cho gia đình, Vương đã truy tố bà Lưu và chuyển hồ sơ của bà đến Toà án Quận Phát triển Kỹ thuật và Kinh tế. Sau phiên toà đầu tiên, Vương đã cung cấp thêm nhiều tài liệu chống lại bà Lưu, dẫn đến toà án phúc thẩm bác đơn kháng án của bà.

Vương cũng vi phạm pháp luật khi tạo ra các vụ án bất công và sai trái. Gia đình bà Lưu tin rằng Vương cũng phạm những tội giống như công tố viên Lữ được đề cập bên trên.

Cáo buộc đối với thẩm phán toà án xét xử Dương Tống

Gia đình bà Lưu đã cáo buộc thẩm phán Dương Tống, người đã kết án tù bà, phạm tội lơ là nhiệm vụ và bẻ cong luật pháp vì mục đích cá nhân.

Thứ nhất, bà Lưu bị kết án vì vi phạm Điều 300 của Luật Hình sự là “Bất kỳ ai thành lập hay lợi dụng các giáo phái mê tín, hội kín hay các tổ chức tôn giáo kỳ quặc để pháp hoại việc thực thi pháp luật và các quy tắc cùng quy định hành chính của Nhà nước đều bị truy tố đến mức tối đa có thể.” Nhưng không có bằng chứng truy tố nào được chỉ ra trong bản án hỗ trợ cho việc cáo buộc bà Lưu. Không đề cập đến tổ chức giáo phái nào mà bà Lưu tham gia để phá hoại việc thực thi pháp luật hay luật nào và gây thiệt hại cho cá nhân nào. Vì thế, bản án có tội đối với bà là không hợp lệ.

Thứ hai, thẩm phán Dương đã viện dẫn sai luật, cụ thể là Điều 300 của luật hình sự, lý do là Điều 300 là về việc trừng phạt các tổ chức tà giáo nhưng Pháp Luân Công không nằm trong danh sách 14 tà giáo do Bộ Công an và Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đề cập như đã nêu ở đầu đơn kiện. Hơn nữa, vào ngày 2 tháng 6 năm 2014, bốn năm sau khi công bố hai danh sách, tờ Tin Chiều Pháp luật đã in lại hai danh sách này. Nó lại lần nữa nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công không phải là một tà giáo.

Những trải nghiệm của bà Lưu và nhiều học viên Pháp Luân Công khác đã chứng thực những lợi ích to lớn của môn tập. Vì bị ung thư tử cung, bà Lưu phải năm trên giường suốt hai năm. Tu luyện Pháp Luân Công không chỉ chữa lành bệnh của bà mà còn khiến bà trở thành người tốt hơn. Bà đã ngừng hút thuốc, uống rượu và đã hàn gắn lại mối quan hệ với mẹ chồng. Tóm lại, Pháp Luân Công là môn tu luyện cả tâm lẫn thân mà chỉ đem lại lợi ích cho người học và không gây hại cho bất kỳ ai hay xã hội nào.

Thứ ba, các sách và tài liệu Pháp Luân Công là quyền sở hữu hợp pháp của các học viên và không nên bị dùng làm bằng chứng truy tố họ. Như đã đề cập ở trên, việc cấm các sách Pháp Luân Công đã bị dỡ bỏ vào năm 2011 bởi Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc.

Thứ tư, phán quyết đã trích dẫn Bản giải thích của Viện Kiểm sát và Toà án Tối cao về Điều 300 của Luật Hình sự được miêu tả ở đầu đơn kiện. Tuy nhiên, hai cơ quan này không phải là cơ quan làm luật ở Trung Quốc. Bất kỳ giải thích nào mà họ thực hiện đều không thể được dùng làm cơ sở pháp lý để hình sự hóa bất kỳ ai.

Ngay cả khi việc giải thích có thể được dùng làm cơ sở pháp lý, nó không thể chỉ rõ trong trường hợp nào một nghi phạm bị xem là đã lợi dụng một tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật.

Ngoài ra, việc giải thích là không hợp lệ vì nó vi phạm Luật Pháp chế Trung Quốc và Hiến pháp Trung Quốc. Điều 3 của Luật Hình sự quy định: “Đối với những hành vi mà pháp luật đã xác định rõ là phạm tội thì tội phạm sẽ bị kết án và trừng phạt theo luật; nếu không, họ sẽ không bị kết tội hay trừng phạt.” Vì bà Lưu chưa từng phạm tội hình sự nào, do đó bà không nên bị kết án và không phạm tội.

Do đó, thẩm phán Dương đã vi phạm Luật Hình sự vì lạm dụng quyền lực và lơ là trách nhiệm (Điều 397), và bẻ cong luật pháp vì mưu đồ cá nhân (Điều 399).

Các cáo buộc đối với những thẩm phán toà án phúc thẩm

Sau khi bà Lưu bị kết án, gia đình đã nộp nhiều tài liệu khác nhau đến Toà án Trung cấp Thành phố Thẩm Dương, kể chi tiết về việc cảnh sát, viện kiểm sát và toà án vi phạm pháp luật khi xử lý vụ án của bà. Họ đề nghị hai thẩm phán Lưu Đại Dũng và Tống Vĩnh Chánh của toà án phúc thẩm duy trì công lý cho bà Lưu và thả bà.

Cả hai thẩm phán đều phớt lờ các yêu cầu và tuyên bố rằng các học viên Pháp Luân Công được tha bổng là chưa có tiền lệ. Cùng lúc đó, họ gây sức ép cho người biện hộ bên gia đình bà Lưu phải nộp các tài liệu biện hộ càng sớm càng tốt để có thể hoàn thành các bước khởi tố theo yêu cầu để kết thúc vụ án.

Hai thẩm phán đã giữ nguyên bản án ban đầu vào ngày 21 tháng 10, tuyên bố rằng toà án xét xử đã theo các quy trình pháp lý thích hợp và viện dẫn các luật thích hợp để đưa ra bản án thích hợp đối với bà Lưu. Gia đình bà tin rằng hai thẩm phán đã phạm tội lơ là nhiệm vụ và bẻ cong pháp luật vì mưu đồ cá nhân, giống như các bị cáo khác trong đơn kiện của họ.

Vào ngày 4 tháng 11 năm 2009, Toà án Tối cao đã ra một thông báo về cách các phán quyết phải ban hành các luật và quy định hiện hành. Gia đình bà Lưu đã nhắc lại vào cuối đơn kiện của họ rằng các thẩm phán của toà án xét xử và toà án phúc thẩm đã không thể trích dẫn bất kỳ luật hiện hành nào khi kết tội bà. Họ đều trích dẫn Điều 300 của Luật Hình sự, nhưng không có luật nào ở Trung Quốc gán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo, nên Điều 300 không thể là luật hiện hành trong vụ án.

Bài liên quan:

Liêu Ninh: Một người phụ nữ bị kết án 4,5 năm vì tu luyện Pháp Luân Công

Liêu Ninh: Từng bị cầm tù ba năm, một phụ nữ lại đối mặt với sự truy tố vì đức tin vào Pháp Luân Công

Bị cầm tù vì đức tin, một phụ nữ ở tỉnh Liêu Ninh bị ngược đãi liên tục

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/3/433190.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/24/197132.html

Đăng ngày 19-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share