Bài viết của Anh Tử, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 07-01-2022] Cùng với sự kiện Olympic mùa Đông 2022 dự kiến sẽ diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 4 tới 20 tháng 2 năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng cường đàn áp nhiều nhóm để “duy trì ổn định xã hội”. Một trong những nhóm bị nhắm đến là Pháp Luân Công, môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Gần đây, anh Lưu Chi Nguyên, một sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Đại học Carleton ở Ottawa, Canada, đã chia sẻ với phóng viên Minh Huệ về cảnh ngộ của cha mẹ anh vì kiên định đức tin của họ vào Pháp Luân Công.
Cha mẹ anh, ông Lưu Chu Ba và bà Tào Văn, sống tại thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc. Ngày 19 tháng 11 năm 2021, ông bà bị bắt sau khi cảnh sát nghi ngờ họ đã gửi các tin nhắn về Pháp Luân Công trên tàu điện ngầm. Điện thoại di động, nhiều sách và tài liệu Pháp Luân Công của ông bà đã bị tịch thu.
Bà Cao đã bị giam giữ tại Trại tạm giam số 2 Bắc Kinh trong 39 ngày trước khi được thả vào ngày 27 tháng 12. Tuy nhiên, thông báo giam giữ do Ban An toàn và An ninh Giao thông Công cộng thuộc Sở Cảnh sát Bắc Kinh ban hành, lại tuyên bố rằng bà chỉ bị giam trong 15 ngày.
Ông Lưu vẫn bị giam giữ ở trại tạm giam số 3 Bắc Kinh tại thời điểm viết bài. Con trai ông đang kêu gọi những người hảo tâm trợ giúp giải cứu ông.
Ông Lưu và bà Cao bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995 và họ đã cố gắng hành xử chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Ông Lưu là một chuyên gia trong lĩnh vực khai thác dầu, còn bà Cao là trưởng bộ phận kỹ thuật trong các dự án liên quan đến phát triển dầu khí.
Ông Lưu đã bị cầm tù trong 9 năm bởi đức tin của mình. Trong khoảng thời gian này, ông bị tra tấn tàn bạo, bức thực và dọa giết. “9 năm này giống như địa ngục đối với tôi”, con trai ông chia sẻ. Sau khi được thả vào năm 2010, ông Lưu vẫn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công.
Cuộc bức hại kéo dài 22 năm
Sự việc xảy đến với gia đình cô Lưu không phải là một trường hợp cá biệt. Từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, hàng chục triệu học viên đã bị nhắm tới bởi đức tin của họ. Trong năm 2021, 132 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã qua đời vì cuộc bức hại.
Các báo cáo Minh Huệ Net nhận được cho thấy chính quyền Bắc Kinh lấy lý do Olympic để tăng cường bức hại đối với Pháp Luân Công, bao gồm giám sát, sách nhiễu và bắt bớ các học viên.
Trước khi diễn ra Olympic Bắc Kinh 2008, chính quyền này cũng tiến hành những thủ đoạn tương tự. Vào tháng 3 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Công an đã phát động một đợt bức hại trên quy mô toàn quốc. Lưu Vân Hoa, Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Đại An, và Phòng 610 Đại An, tỉnh Cát Lâm đã công khai nhấn mạnh rằng, theo lệnh của cấp trên, bức hại sẽ gia tăng và một số học viên sẽ bị giết trước thềm Olympic 2008.
Ngày 13 tháng 7 năm 2007, ông Sa Nãi Ý, nhân viên Nhà máy Lọc dầu Hồng Cương thuộc Mỏ dầu Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt. Trong quá trình giam giữ, ông Sa bị cảnh sát tra tấn và đã qua đời vào ngày hôm sau. Gia đình ông đã đi tìm công lý cho ông nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ các quan chức địa phương.
Đã có quá nhiều ví dụ kiểu như vậy. Ông Vu Trụ, một nhạc sỹ ở Bắc Kinh, bị tra tấn đến chết vào thời khắc giao thừa Tết Nguyên đán (ngày 6 tháng 2 năm 2008 dương lịch). Vợ ông, bà Hứa Na, một họa sỹ, cũng bị bắt giam nhiều lần trong đó có hai lần ngồi tù. Ngày 19 tháng 7 năm 2020, trong khi đang vẽ tranh tại nhà, bà Hứa đã bị cảnh sát Đồn Công an Không Cảng, Bắc Kinh bắt giữ, để lại người cha già của bà ở nhà không người chăm sóc. Hiện bà Hứa đang bị giam tại trại tạm giam Quận Đông Thành và đã có lần tuyệt thực để phản đối.
Giết không khoan nhượng
Khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại vào năm 1999, ông ta thề sẽ ‘nhổ tận gốc’ Pháp Luân Công trong vòng ba tháng. Trong một mật lệnh cho Phòng 610, một cơ quan nằm ngoài vòng pháp luật, Giang nói “đánh chết coi như tự sát” và “ hỏa táng không cần tra rõ nhân thân”, kèm theo chỉ tiêu về số học viên mất mạng trong các nhà tù và các trại lao động hiện tại đã bị giải thể.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, luật sư nhân quyền người Canada, ông David Matas, cho biết các học viên Pháp Luân Công đại diện cho xã hội chủ lưu Trung Quốc. Ngoài số lượng đông đảo, các học viên này còn có tinh thần rèn luyện tự giác, và họ đến từ tất cả các giai tầng xã hội cũng như ngành nghề và các cơ quan chính phủ.
Hơn nữa, các học viên này chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để làm những công dân tốt. Với một phương pháp tu luyện như vậy, họ kiên trì đề cao tâm tính để mang lại lợi ích cho xã hội.
Ông Matas cho biết nguyên lý của Pháp Luân Công đối lập hoàn toàn với hệ tư tưởng cốt lõi giả-ác-đấu của ĐCSTQ. Pháp Luân Công có cội nguồn thâm sâu từ văn hóa Trung Hoa truyền thống, đó là lý do tại sao pháp môn này trở nên vô cùng phổ biến. Trong khi đó, chủ nghĩa cộng sản được du nhập vào Trung Quốc từ phương Tây và không nhận được sự ủng hộ của người dân.
Trên thực tế, ĐCSTQ chỉ đơn thuần là kẻ nắm giữ quyền lực và không có được sự ủng hộ căn bản của quần chúng nhân dân. Thêm vào đó, chế độ độc tài này không cho phép bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì-thậm chí cả Thần Phật- được siêu việt hơn nó. Đó là lý do tại sao chế độ này lại yêu cầu các thành viên của nó phải duy trì lòng trung thành tuyệt đối, không có ngoại lệ, ngay cả chân lý cũng có thể bị nó thay đổi.
Sự ủng hộ của nghị sỹ Canada
Thư của Nghị sỹ Judy Dgro gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada
Sau khi biết tới những đau khổ mà anh Lưu và một học viên Pháp Luân Công khác đã trải qua, cô Lưu Minh Viên (không có mối quan hệ với anh Lưu), người có mẹ cũng bị giam cầm ở Trung Quốc vì đức tin, cùng một số nghị sỹ đã bày tỏ sự ủng hộ của họ. Ngày 9 tháng 12 năm 2021, Nghị sỹ Judy Sgro, đồng chủ tịch Hội Những người bạn Nghị viên của Pháp Luân Công, đã viết một bức thư gửi tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada để bày tỏ những quan ngại của bà.
Trong thư, bà Sgro hối thúc chính phủ Canada lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và trợ giúp trả tự do cho cha mẹ của anh Lưu Chi Nguyên và mẹ của cô Lưu Minh Viên. Trong thư, bà viết: “Điều quan trọng là chúng ta không chỉ tiếp tục đứng lên đấu tranh với Trung Quốc về những hành vi vi phạm nhân quyền của họ mà còn phải đẩy lùi chúng. Loại hành vi tàn bạo như thế không thể tiếp diễn được”.
Nghị sỹ Garnett Genuis đã gửi [thông điệp] qua một tin nhắn video. Ông nói các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân của ĐCSTQ trong hơn 20 năm qua. Bởi thực hành môn tu luyện ôn hòa mà họ đã bị sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm, tra tấn và cưỡng ép lao động không công. Ông cho hay có 13 tù nhân lương tâm liên quan tới Canada hiện đang bị giam giữ ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công, và Canada phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và lương tâm.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/7/436544.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/12/198104.html
Đăng ngày 18-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.