Bài viết của Lâm Đồng, phóng viên Minh Huệ tại Copenhagen, Đan Mạch

[MINH HUỆ 07-01-2022] Ngày 20 tháng 12 năm 2021, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đan Mạch (gọi tắt là “Hiệp hội”) nhận được một bức thư điện tử từ Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đan Mạch. Bức thư cho hay Ủy ban này đã công bố thư tín trao đổi giữa Ủy ban Đối ngoại với Bộ ngoại giao liên quan tới cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc trên trang web của mình. Trong thư tín này, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch đã bày tỏ quan ngại đối với hành vi bắt bớ và ngược đãi các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.

Bức thư bắt đầu bằng một bản danh sách các thủ phạm vi phạm nhân quyền được Hiệp hội đệ trình tới chính phủ Đan Mạch vào Ngày Nhân quyền mùng 10 tháng 12 năm 2021. Tất cả thủ phạm trong bản danh sách này đều liên can tới cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.

Hiệp hội đã yêu cầu chính phủ Đan Mạch tuân thủ “cơ chế trừng phạt nhân quyền toàn cầu” được Hội đồng châu Âu thông qua vào ngày 7 tháng 12 năm 2020. Được mệnh danh là phiên bản châu Âu của Đạo luật Magnitsky, “cơ chế trừng phạt nhân quyền toàn cầu” đã thiết lập một cơ chế nhắm vào những kẻ vi phạm nhân quyền bằng lệnh cấm du lịch và đóng băng tài sản.

Hiệp hội đã đệ trình bản danh sách mới nhất tới chính phủ Đan Mạch, cùng với các học viên ở 35 quốc gia khác cũng có hành động tương tự vào Ngày Nhân quyền. Các quốc gia khác bao gồm Liên minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand), 22 nước thuộc Liên minh châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Séc, Romani, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgari, Croatia, Slovenia, Eastonia, Malta), và 8 quốc gia khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico).

Trong bản đệ trình danh sách mới nhất này, Hiệp hội đã chỉ ra rằng cuộc bức hại nhắm vào các học viên ở Trung Quốc đã kéo dài suốt 22 năm qua, và cũng trong thời gian này Hiệp hội đã gửi hàng ngàn thư điện tử và thư tay tới chính phủ Đan Mạch cùng các phương tiện truyền thông tin tức, để nói với nhân dân Đan Mạch rằng ĐCSTQ là chế độ tàn ác nhất trên thế giới và hối thúc họ hãy tránh xa ĐCSTQ.

Hiệp hội giải thích rằng cuộc bức hại này có thể vẫn diễn ra cục bộ bởi những phản ứng thỏa hiệp vô nguyên tắc của thế giới phương Tây trong đó có Đan Mạch đối với vấn đề quan trọng này. Tuy nhiên, bằng việc hình thành liên minh với các nước phương Tây, ĐCSTQ chỉ có thể trở nên mạnh hơn, hướng tới thống trị thế giới.

Mỗi một thủ phạm trong bản danh sách mới nhất này đều đã phạm những tội ác nghiêm trọng đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp vô tội, những người chỉ muốn trở thành những công dân tốt hơn nữa bằng cách chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Hiệp hội đã chỉ ra rằng mục đích của ĐCSTQ là ‘nhổ tận gốc’ Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc và nó thường yêu cầu thảo luận kín với các nước phương Tây khi đề cập đến vấn đề vi phạm nhân quyền. Những cuộc thảo luận này chỉ là trò đùa và không thể dẫn đến những tiến triển thực chất. Bởi vậy, Hiệp hội hối thúc chính phủ Đan Mạch thực thi luật hiện hành để trừng phạt công khai những quan chức ĐCSTQ có liên quan và lên án cuộc bức hại này.

Ngay sau khi nhận được bản danh sách này, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đan Mạch đã liên hệ với Bộ trưởng Ngoại giao Jeppe Kofod để hỏi về lập trường của bộ ngoại giao đối với vấn đề quan trọng này.

Trong hồi đáp của mình, ông Kofod cho biết, theo các tổ chức nhân quyền, cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp vẫn đang diễn ra và cùng theo đó nhiều học viên đã bị theo dõi, bắt bớ, giam giữ hoặc kết án tùy tiện.

Ông cho biết chính phủ Đan Mạch đang rất chú ý tới tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc. Trong một chuyến công tác gần đây tới Trung Quốc vào ngày 26 tháng 11 năm 2021, ông Kofod đã nêu ra những vấn đề nhân quyền trong một cuộc hội đàm với người đồng cấp ở Trung Quốc. Hơn nữa, ông cũng nêu quan ngại thông qua Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc để hối thúc ĐCSTQ hồi đáp đối với vấn đề này.

Cuối cùng, ông Kofod nhắc lại rằng chính phủ Đan Mạch rất quan ngại về thực tế rằng nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã bị ĐCSTQ bắt giữ và ngược đãi. Ông cho biết chính phủ Đan Mạch sẽ phối hợp cùng những quốc gia khác trong các cuộc đối thoại quan trọng với ĐCSTQ liên quan tới việc cải thiện tình trạng nhân quyền của các nhóm tín ngưỡng và các nhóm thiểu số ở Trung Quốc, trong đó có các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/7/436508.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/10/198065.html

Đăng ngày 14-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share