— Vận dụng pháp luật giải cứu đồng tu, cứu chúng sinh

Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 13-11-2021]

Con xin kính chào Sư phụ!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 24 năm. Nhân dịp Pháp hội Trung Quốc của Minh Huệ Net, tôi muốn hồi báo với Sư phụ và chia sẻ với quý đồng tu về những tâm đắc tu luyện của mình trong quá trình vận dụng pháp luật để cứu chúng sinh trong một năm qua.

1. Lựa chọn khó khăn

Trong vòng một ngày, hơn mười đồng tu ở quê tôi đã bị bắt cóc, sau đó còn có hơn mười đồng tu bị bắt giữ phi pháp trong trại tạm giam. Đối diện với cuộc bức hại điên cuồng bất ngờ ập đến này, tôi cảm thấy mình nên làm điều gì đó, nhưng tôi lại chưa nghĩ ra mình phải làm gì.

Trong khi tôi vô cùng do dự, tôi đột nhiên nghĩ đến việc nếu một ngày nọ tôi được đặt một câu hỏi: “Khi đồng tu của bạn bị bắt cóc, bị bức hại, bạn làm thế nào?” Tôi sẽ trả lời: Tôi vì sợ bị liên lụy, sợ bị bức hại; tôi vì không liên lạc được với người nhà của đồng tu bị bức hại, cũng không biết phải giảng chân tướng ra sao, không dàn xếp được việc nhà của đồng tu. Vì tôi không hiểu luật pháp, lời nói không có tính thuyết phục, vì không biết làm thế nào hay làm gì, thế nên, trong suốt hơn 20 năm qua, khi những đồng tu bên cạnh tôi bị tà đảng Trung Cộng bắt cóc, tôi chưa bao giờ tham gia giải cứu, giúp đỡ đồng tu. Tôi thậm chí còn sợ dầm mưa dãi nắng, đến một lần phát chính niệm ở cự ly gần cũng chưa từng làm.

Trong khoảnh khắc ấy, tôi sẽ vô cùng xấu hổ về bản thân.Tôi tự hỏi mình: “Việc này liệu có cần người thực hiện không? Vậy khi nhận thức ra phải làm, mình có đi làm không? Sẽ trông cậy vào ai làm việc này? Khi nhận thức ra mình phải làm nhưng vì tâm lý tự vệ mà không đi làm, vậy có xứng với danh hiệu thần thánh ‘Đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp’ không?“

Đối với một người không sẵn lòng nói chuyện, không muốn nói quá nhiều, không giỏi nói chuyện như tôi mà nói, nếu muốn đi vào con đường này, phải giảng chân tướng cho người nhà của đồng tu bị bức hại đang trong sợ hãi, bế tắc, mê mờ; khuyên họ giúp đỡ giải cứu đồng tu. Tôi còn phải trao đổi với luật sư; thêm vào đó còn cần dựa trên Pháp lý để chia sẻ với các đồng tu khác, thương lượng bàn bạc, đạt được sự đồng thuận và thậm chí còn phải đối mặt với những người tham dự vào việc bức hại. Những điều này đối với tôi tại thời điểm đó mà nói, quả đúng là như bày trước mắt tôi một cửa ải khó mà vượt qua được.

Lần đầu tiên tôi trở về quê hương, tôi đã đi bộ nguyên một buổi sáng, nhưng không gặp được một đồng tu nào; một tiếng gõ cửa cũng không có. Cuối cùng, tôi đến nhà một đồng tu, quả thực tôi bước đi không nổi, tôi gõ cửa nhiều lần nhưng không có tiếng trả lời. Lúc này, trong tâm tôi thưa với Sư phụ: Đệ tử thật sự không thể đi tiếp được nữa, con muốn vào nhà nghỉ chân một chút, đệ tử tuyệt đối không lười biếng, con nhất định sẽ tiếp tục đi tìm đồng tu, xin Ngài hãy để đồng tu mở cửa cho con. Lúc này đồng tu mở cửa với đôi mắt còn ngái ngủ, chúng tôi lại bắt đầu tìm đồng tu khác, chúng tôi đưa tin tức về cuộc bức hại nói với tất cả những đồng tu chúng tôi có thể trò chuyện để mọi người dùng chính niệm phủ định cuộc bức hại.

Trong lần thứ hai tôi về quê, tôi tìm được một vị đồng tu địa phương. Chúng tôi triển khai công cuộc tìm kiếm và tìm thấy một người nhà (là đồng tu) của đồng tu bị bức hại, nhưng đã hẹn gặp vài lần, đều không gặp được. Sau đó đồng tu chuyển lời đến, vị người nhà này hỏi cô ấy: “Người mà bạn tìm có đáng tin không?” Ngay lập tức tôi giống như bị dội một gáo nước lạnh, vì theo cảm nhận của người khác tôi không đáng tin cậy, không có bất cứ kinh nghiệm nào, luật pháp cũng không hiểu chút gì.

Tôi đã dừng lại vài ngày, nhưng lại nghe tin một đồng tu từng bị bắt cóc sau khi được trả về nhà đã qua đời. Tôi về quê một lần nữa và ở lại vài ngày, nhưng tôi không thể thu thập được bất kỳ tin tức nào, cũng không liên lạc được người nhà của đồng tu. Tôi quyết định từ bỏ, tôi gửi tin nhắn cho một đồng tu, nói rõ tình hình. Đồng tu nói: “Sự việc này là vấn đề của cả chỉnh thể, hơn mười người (bị bắt cóc, bức hại), sự việc lớn như vậy nếu không có sự phối hợp của chỉnh thể, một mình bạn không thể làm được, không nên cưỡng cầu.” Nhận được phản hồi của đồng tu, tôi đã tìm ra lý do và viện cớ cho việc từ bỏ của bản thân. Tôi lại gửi tin nhắn cho một đồng tu khác trước đây chưa từng liên lạc và cũng chưa từng tiếp xúc, nhưng đồng tu này có kinh nghiệm trong việc giải cứu đồng tu. Đồng tu này nói: “Bạn là đệ tử Đại Pháp, một người là đủ rồi.” Câu nói này của đồng tu khiến tôi nước mắt lưng tròng. Đúng vậy, tôi có Sư phụ, có Đại Pháp, vậy mà tôi còn chấp trước vào việc có người phối hợp cùng hay không? Tôi quyết định một mình gắng sức thực hiện, gánh vác xử lý trường hợp hơn mười đồng tu bị hãm hại này.

Sau đó, tôi bắt đầu nghe chuyên đề “Vận dụng pháp luật để giải cứu chúng sinh” của Đài phát thanh Minh Huệ. Chỗ nào chưa hiểu tôi sẽ nghe lại nhiều lần. Mỗi lần nghe tôi lại có thêm thu hoạch; mỗi một lần nghe, đều có thể từ bước học hỏi đến bước biết mình cần làm như thế nào. Đồng thời tôi đối đãi cơ điểm cho ngay chính, không chấp trước vào kết quả đồng tu sẽ trở về. Tôi hiểu rằng, đây là con đường tôi đã chọn để chứng thực Đại Pháp thông qua vận dụng pháp luật để cứu chúng sinh, đây là một con đường tu luyện khác. Khi giảng chân tướng mặt đối mặt, người này không thoái, có thể tìm người khác. Nhưng việc giải cứu đồng tu lại không như vậy. Ví dụ, công việc gia đình không dàn xếp ổn thỏa thì không cách nào tiến hành được bước tiếp theo.

Nhớ lại khi tôi đến được nhà vị đồng tu duy nhất mà tôi có thể tìm được, khi tôi ngỏ ý muốn tìm người nhà của đồng tu bị bức hại để trao đổi, có đồng tu đã nhắc nhở tôi: “Đồng tu bị bắt cóc đều bị theo dõi, giám sát trong thời gian dài.” Hơn nữa cách đây không lâu trên Minh Huệ Net có một bài chia sẻ đề cập đến việc sau khi đồng tu bị bắt cóc trở về nhà, cảnh sát của đồn cảnh sát đã đến nhà lấy đi thiết bị giám sát âm thanh trên bô xe máy của đồng tu. Đồng tu cũng nói tôi nên chú ý an toàn.

Trên đường, tôi phát chính niệm hướng tới nhà của đồng tu trong vài phút, tôi tự hỏi bản thân mình có muốn đi không? Câu trả lời là: “Nhất định phải đi.” Nhưng tôi không gặp được người nhà của đồng tu, mọi dự định đều không cách nào tiến hành được. Lúc này, bốn chữ “thùng rỗng kêu to” cứ vang lên trong đầu não tôi. Nhưng tôi biết rằng, Sư phụ luôn thời khắc ở bên cạnh bảo hộ đệ tử. Người nhà của đồng tu bị bức hại vì sợ hãi, mặc dù trong nhà sáng đèn, mở cửa sổ, nhưng không ra mở cửa cho tôi. Chuyến đi này tôi đã không gặp được người nhà đồng tu, sau đó tôi đã ghé thăm bốn lần trong những khoảng thời gian khác nhau.

Trong lần cuối cùng, khi đứng ở ngoài cửa, tôi nghĩ: Hôm nay mình nhất định phải gặp được chồng của vị đồng tu này. Tôi phát chính niệm trong tâm. Tôi gõ cửa một lần nữa, người ở bên trong lập tức hỏi: “Ai đó?” Khoảnh khắc này, lòng cảm ân của tôi với Sư phụ không lời nào có thể diễn tả được. Tôi biết rằng khi cánh cửa này được mở ra đồng nghĩa với cánh cửa giải cứu đồng tu lần này cũng đồng thời mở ra. Chồng của đồng tu đã cung cấp cho tôi thông tin người nhà của một đồng tu khác. Người này (không tu luyện Đại Pháp) sau đó đã phó xuất rất nhiều, luôn sát cánh cùng chúng tôi. Tất cả những điều này cứ như vậy mà diễn ra thuận lợi, nhưng thực ra trong đó ẩn chứa biết bao công sức Sư phụ khổ tâm an bài.

Một cặp vợ chồng đồng tu bị bắt cóc cùng thời điểm, trong nhà chỉ có hai đứa trẻ, mới tuổi thành niên. Lần đầu tiên tôi đến thăm nhà họ, cô con gái đã khóc nói mình muốn thuê luật sư cho ba mẹ, nhưng vì tuổi tác còn nhỏ, ông bà nội, chú, bác và những người thân khác không đồng ý, cô bé cũng không liên hệ được luật sư. Cô bé hơn nữa còn kể rằng bà ngoại rất phản đối việc ba mẹ cô bé tu luyện. Tôi nói với bé: “Cháu cũng trưởng thành rồi, pháp luật quy định cháu có thể làm người ủy thác. Nếu là về vấn đề chi phí, mọi người sẽ cùng nghĩ cách. Cháu không cần lo lắng, sẽ không liên lụy đến ai trong nhà, cháu có thể hoàn toàn đứng ra làm chủ việc này, vì quyền lợi của ba mẹ mình cháu hãy quyết định cần thuê luật sư hay không.” Sau đó, cô bé đã quyết định nhờ tôi tìm giúp luật sư.

Ngày luật sư đến, ông, cậu, bác của cô bé cũng đều đến. Họ lo sợ chúng tôi thuê luật sư để lừa tiền cô bé. Khi thanh toán phí thuê luật sư, cô bé mang tiền ra nhưng tôi không để cô bé trả tiền, tôi quyết định khoản tiền này để chúng tôi – đệ tử Đại Pháp trả. Khoản tiền này không chỉ là phí thuê luật sư, mà nó còn là cơ hội bù đắp cho thân nhân của đồng tu, để đổi lại sự thấu hiểu và tán thành của họ. Nó cũng mang lại cho bé gái một chút ủng hộ và khẳng định từ người thân trong nhà, giảm thiểu gánh nặng mà cô bé phải đối mặt, để sau này có thể tạo nền tảng tốt để cô bé tích cực phối hợp.

Ngày hôm sau, cô bé nói hôm đó ông nội quay lại nói với cô bé rằng: “Luật sư rất giỏi. Vị đồng tu đó (chỉ tôi) nói cũng rất hay, mặc dù không nói nhiều, nhưng từng câu đều nói đúng trọng tâm.” Đối với một người không giỏi giao tiếp như tôi có thể nhận được sự khẳng định này mà nói, tôi hiểu rằng đó là Sư phụ đang khích lệ tôi. Kỳ thực, tôi chỉ đứng ở góc độ của luật sư và người thân của đồng tu để họ có thể hiểu nhau, cùng nhau cố gắng, khi chúng tôi tận tâm tận lực thì sự việc sẽ thành công.

Tiếp đó, tôi để cô bé đưa tất cả những giấy tờ pháp lý và tài liệu liên quan mà luật sư soạn ra đưa cho người thân trong gia đình xem, để họ hiểu được người thân của họ không phạm pháp, học viên Pháp Luân Đại Pháp là những người tốt nhất. Sau khi mẹ của bé gái trở về nhà, thái độ của bà ngoại cô bé cũng không quá tệ. Trong quá trình này, mỗi thành viên trong gia đình đều đang tự đặt định vị trí của mình, họ có được cứu hay không, có lẽ đều nằm trong một niệm của họ mà quyết định.

2. Chính niệm của chỉnh thể

Mặc dù có đồng tu với nói tôi: “Bạn là đệ tử Đại Pháp, một người là đủ rồi.” Nhưng nhờ sự khích lệ của Sư phụ, tôi mới hạ quyết tâm sẽ đi làm việc này. Nhưng tôi cũng ngộ ra rằng, tôi không thể làm một mình mà tôi cần phải phối hợp với chỉnh thể.

Khi lần đầu tiên luật sư gọi điện thoại đến trại tạm giam để hỏi về thủ tục gặp mặt, trại tạm giam nói cần bản gốc kết quả xét nghiệm axit nucleic của hai địa phương, cần hồ sơ của cả hai nơi; cần luật sư và người nhà cung cấp toàn bộ lịch trình di chuyển trong 30 ngày; cuộc hẹn sẽ được hẹn trước một tháng sau đó; chỉ khi chi đội quản giáo phê chuẩn thì công an, viện kiểm soát, luật sư mới có thể vào trại tạm giam. Sau đó người này nói thẳng nếu là luật sư nơi khác sẽ không được phép vào, luật sư nơi khác nhất loạt đều không cho gặp. Điều kiện kể trên đối với luật sư mà nói, quả thực là mới nghe lần đầu, dọa các luật sư dù đang trên đường đến trại tạm giam cũng sợ hãi mà quay trở về.

Tôi biết điều cần thiết lúc này là chỉnh thể học viên cần đề cao nhận thức để đạt được sự đồng thuận. Tôi bắt đầu nói chuyện với từng học viên địa phương. Mười ngày sau, chúng tôi đã thành công phá vỡ được mọi yêu cầu vô lý kia. Hai luật sư đã thành công gặp được đồng tu, kể cả việc viện kiểm sát xem xét hồ sơ, đều vô cùng thuận lợi. Chúng tôi vô cùng cảm tạ sự khích lệ từ bi của Sư tôn.

Một lần nữa, tôi cảm nhận được sức mạnh của sự phối hợp chỉnh thể là khi mở phiên tòa đầu tiên. Nhóm đồng tu chúng tôi ở bên trong, bên ngoài cùng nhau phối hợp, cùng chung nhận thức, thành công ngăn chặn được phiên tòa được tổ chức một cách phi pháp này. Trong thời kỳ đại dịch virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán), các phiên tòa tổ chức dưới dạng video là xu hướng chung, vì nhóm đồng tu chúng tôi nhất mực phản đối mở phiên tòa dạng video nên cuộc thẩm vấn phi pháp đã không thể diễn ra và vụ án đã bị đình chỉ.

Điều đáng mừng nhất là, một đồng tu đã được trắng án và được trả về nhà. Luật sư cho biết, vị ấy đã nhận biện hộ cho rất nhiều vụ án vô tội trên toàn quốc trong nhiều năm qua, thật sự có thể làm được không bị tòa án truy tố, được tuyên bố trắng án và tha bổng, đem ra so sánh mà nói quả thật là ít càng thêm ít. Tôi nghĩ có thể đạt được điểm này, minh chứng rằng chúng tôi đã giúp một bộ phận chúng sinh minh bạch được chân tướng, họ đã đưa ra cho bản thân một lựa chọn đúng đắn.

Ngày tòa án mở phiên tòa phi pháp, có ít nhất 10 đồng tu lái xe đến khu vực gần đó để phát chính niệm; còn có đồng tu đến đó bằng xe buýt, taxi. Trong đó có cả đồng tu đến từ các tỉnh, thành phố khác, đều không quản gian khổ lái xe đến hỗ trợ. Mọi người đều rất coi trọng phiên tòa này, rất trân trọng cơ hội phối hợp với chỉnh thể hiếm có này.

Trong lần này, nhiều đồng tu đã chủ động đến phát chính niệm ở cự ly gần. Có đồng tu lớn tuổi ngồi trong một chiếc xe mini, ngồi suốt một ngày, tư thế ngồi ngay thẳng, cẩn thận tỉ mỉ. Có đồng tu nói, lần này họ cảm nhận được chính niệm rất mạnh. Nhiều đồng tu không đến hiện trường đều nói sau này có việc như vậy cần phối hợp thì hãy nói với họ, họ cũng muốn tham gia. Cũng có đồng tu đi làm đã xin nghỉ phép, phát chính niệm ở nhà. Bởi vì không biết tiến trình như thế nào, nên đã phát chính niệm cả ngày.

Ngày tòa án mở phiên tòa phi pháp, khi tôi biết có nhiều đồng tu đến phát chính niệm ở cự ly gần, tôi đã phát ra một niệm: Đệ tử Đại Pháp chúng ta phải hợp thành một chỉnh thể, giải thể tà ác, cứu chúng sinh. Chính niệm của chỉnh thể đã gia trì cho chính niệm đồng tu bị bức hại, cho người nhà của đồng tu bị bức hại và của luật sư biện hộ. Tôi hiểu rằng, đây là trận đại chiến chính-tà ở không gian khác.

Trong khoảng thời gian này, thông qua các cuộc gặp với các luật sư cũng tăng thêm chính niệm cho các đồng tu bị bắt giữ phi pháp trong trại tạm giam, mọi người đều làm rất tốt. Một số đồng tu từ chối bị ra tòa một cách phi pháp nên không rời phòng giam, không phối hợp, sau đó đã bị cưỡng chế lôi ra ngoài. Một đồng tu đã hô lớn tại phiên tòa: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” Những đồng tu bị bức hại cảm nhận được sự gia trì của mọi người, cảm nhận được sự khích lệ của chỉnh thể.

Trong ngày đầu tiên của phiên tòa, người nhà của năm học viên và ba luật sư đã đến viện kiểm sát, tòa án, trung pháp, trung kiểm để khiếu cáo và khởi kiện. Trước diễn biến của các phiên tòa ở những nơi khác, buổi tối trước hôm ra tòa luật sư cho biết, phiên tòa ngày mai có nhân viên từ một số ủy ban chính trị và pháp luật địa phương sẽ tham gia, nếu kéo dài giới hạn dây curoa của phía cảnh sát ra, người nhà của học viên nên nhanh chóng vào cuộc.

Kết quả khi đến tòa án, nó giống như không có phiên tòa nào được tổ chức vậy, không canh gác, không rào chắn, không truy hỏi. Trước đây, tôi từng nghe nói tòa án có thể ngăn cản luật sư đến tòa, bị tách sang nơi khác, không được tập trung tại một nơi, tức là bốn luật sư sẽ tách ra ba nơi khác nhau, kết quả chúng tôi không gặp trở ngại nào. Tất cả người thân của đồng tu và luật sư vào phiên tòa một cách thuận lợi và đã hòa giải được phiên tòa phi pháp này. Uy lực chính niệm của chỉnh thể các đồng tu đã đánh tan nhân tố tà ác ở không gian khác, ngăn không cho chúng hình thành môi trường tác ác khủng bố.

3. Sự khích lệ của Sư phụ

Trước những hạn chế và chính sách khác nhau trong thời kỳ đại dịch, rất khó gặp được những người tham gia vào cuộc bức hại để giảng chân tướng cho họ. Tôi quyết định viết một lá thư khuyến thiện. Trong thư trình bày chi tiết thể hội thu được lợi ích về cả thân lẫn tâm của cả gia đình chúng tôi sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp; trải nghiệm bị bức hại của chúng tôi; nhiều tấm gương chân thực của những người tham gia bức hại phải gánh chịu quả báo. Khơi dậy thiện niệm của những người tham gia bức hại, đánh thức lương tri của họ. Sau đó, tôi đưa lá thư này đến luật sư, người thân đồng tu, đồng tu. Một luật sư để lại lời nhắn: “Tự tự châu cơ, chấn lung phát hội” (từng chữ đẹp như châu ngọc, vang đội thức tỉnh người hồ đồ trong mê mờ). Một người thân của đồng tu nói: “Chấn động lòng người”, có đồng tu nói: “Bài viết này viết rất hay.”

Tôi sao chép bức thư thành rất nhiều bản và gửi chúng đến cơ quan công-quyền-pháp, nhân viên ủy ban chính trị và pháp luật thông qua đường bưu điện. Một đồng tu nói: “Viết như thế này gửi đến ban ngành ‘nhạy cảm’, liệu có bị giam giữ không? Chúng ta liệu có bị sàng lọc ra không? Lá thư liệu có đến tay người nhận không?” Điều thần kỳ là, những lá thư này buổi chiều gửi đi, sáng ngày hôm sau đã đến, một người nhà đồng tu khi đến đồn cảnh sát nhìn thấy lá thư đã được gửi đến. Người đọc bức thư còn nói: “Chữ viết rất đẹp mắt, cầm lấy về mà đọc.”

Sau sự việc này, đồng tu đã chép lại lá thư khuyến thiện này, khi chép lại cô muốn đưa lòng từ bi của mình vào trong lá thư này. Khi tôi viết lá thư này, trong tâm cũng nghĩ: “Muốn đưa những bức thư mang theo chính niệm và lòng từ bi của đệ tử Đại Pháp gửi đến được tay người nhận. Không ai có thể ngăn cản được, bởi vì chúng sinh đều đang chờ được đắc cứu.”

Một lần, tôi đến gặp đồng tu ở nơi khác cách xa hàng trăm dặm. Khi quay trở về, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy một cầu vồng thẳng đứng. Cầu vồng trải dài từ mặt đất lên bầu trời, kéo dài vô tận, giống như cực quang vậy. Luật sư biện hộ còn chụp ảnh lại và quay video.

4. Thể hội tu tâm tính

4.1. Tâm oán hận

“Oán hận” là vật chất của tà linh cộng sản, thật sự đầu độc con người rất nặng. Ban đầu, tôi oán trách đồng tu địa phương không tích cực giải cứu đồng tu bị bức hại. Sau khi tôi quyết định sẽ làm việc này, nhưng vì có quá nhiều sự việc đi kèm bèn oán trách không có người đứng ra đảm đương. Một mình tôi phải liên hệ với luật sư, phải kết nối với người nhà của đồng tu bị bức hại; phải hiểu rõ tin tức của đồng tu bị bức hại, của nhân viên tham gia bức hại; bám sát tình hình, kịp thời báo cáo; lên án kẻ ác, làm tờ rơi chân tướng và đi dán; tìm xe, tìm tài xế; đưa đón luật sư; viết thư khuyến thiện, học cách viết nhiều dạng văn bản pháp lý khác nhau.

Có một ngày nọ, vào những thời điểm khác nhau, tôi đã sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau, trong một ngày tôi đã tiếp đón bốn luật sư; còn phải đối đáp rất nhiều kiến giải của bản thân. Việc mà tôi cần làm là đưa ra vấn đề cần giải quyết, sau đó hỏi mọi người: “Ai có thể làm việc gì, thì hãy nhanh chóng đứng ra gánh vác việc đó.” Kết quả, có đồng tu nói: “Chúng tôi đều có gia đình và sự nghiệp, không giống như bạn không có gì ngăn trở, chúng tôi cũng không am hiểu những việc này, vậy chúng tôi sẽ giảng chân tướng trực diện.”

Lúc đó, tôi không biết phải nói thế nào mới phải, không phải là tôi không có gì bận lòng, mà là tôi đã buông nhẹ những thứ đó xuống, bởi vì tôi biết sứ mệnh của bản thân là gì. Tôi tạm thời không đi làm, mỗi năm tôi chỉ có khoảng 3.000 tệ chi phí sinh hoạt, còn phần lớn là chi tiêu cho việc đi lại, ăn uống. Khi bận rộn, một ngày tôi chỉ ăn một bữa cơm, ăn cơm trắng uống nước lọc, ăn dưa muối. Khi thần kinh căng thẳng, tôi tự nhủ với bản thân: “Không được lười biếng, không được tự cao, không được cực đoan, không được cáu gắt, phải bình hòa lý tính, dốc hết sức mình, nỗ lực hết mình.”

Một đồng tu phối hợp rất tốt với tôi, đột nhiên nói: “Tôi phải suy xét suy xét thật kỹ, không để bị bạn dẫn đi lệch lạc.” Tôi bị kích động đến mức không đứng lên nổi. Tôi tự hỏi bản thân: “Đây không phải là điều trước đây mình nghĩ mình phải đối mặt hay sao? Sao lại đến thật này, vẫn là không vượt qua được sao? Tôi bắt đầu buông xuống mọi việc và học Pháp. Đến khoảng bốn giờ sáng, tôi đã đọc hết một lượt cuốn ‘Chuyển Pháp Luân‘, ngày hôm sau lại đọc một lượt nữa. Trong vòng một tuần, tôi đã xem năm lượt video ‘Giảng Pháp cho học viên ở Úc châu’ của Sư phụ, tôi cảm thấy thư thái đi nhiều.

Sau đó, một đồng tu bị bắt cóc mang theo chính niệm đã quay trở lại. Tôi nghĩ, vị đồng tu này trở về, có thể bù đắp chỗ thiếu sót của mình. Quan trọng nhất là, có thể sử dụng danh tính của thành viên trong gia đình đồng tu bị bức hại, đường đường chính chính tiếp cận với nhân viên công-kiểm-pháp, giảng chân tướng cho bộ phận chúng sinh này. Vì trong số các thành viên của đồng tu bị bức hại, trừ người thường ra là những đồng tu nhỏ tuổi. Nhưng sự việc lại trái với mong muốn, vị đồng tu này căn bản không muốn tiến lên phía trước, mà để con trẻ đứng ra. Ngoài việc có thể cùng nhau phát chính niệm ở cự ly gần ra, những việc khác đều không như tôi dự định của tôi. Tôi nghĩ rằng là người thân của đồng tu bị bức hại mà còn không muốn tham dự sâu vào việc này, vậy một người ngoài như tôi có thể làm gì được? Lần này, sự thất vọng của tôi đối với đồng tu đột nhiên lên đến đỉnh điểm.

Sau phiên tòa phi pháp, đồng tu hỏi tôi: “Bạn có kế hoạch gì tiếp không?” Tôi trả lời: “Tôi dự định sẽ rút khỏi việc này.” Thời khắc tôi nói ra những lời này, tôi biết mình đã bị lừa rồi, tôi đã để cho vật chất oán hận này của tà linh dùi vào sơ hở, tạo gián cách giữa tôi và đồng tu. Tuy nhiên, tôi đã bị ma tính dẫn động đến không còn lý trí. Sự oán hận trong tâm một khi khởi lên không thể thu về, tôi oán hận đồng tu, oán hận người nhà đồng tu, oán hận luật sư, thậm chí còn oán hận bản thân đã không làm được tốt, không biết phấn đấu. Đồng thời, tôi biết quyết định rút lui của mình là vô trách nhiệm như thế nào. Sau phiên tòa, luật sư hẹn gặp vài lần nhưng tôi đều không đi, tôi đã quên mất ước nguyện ban đầu của mình khi vượt qua muôn ngàn khó khăn để làm công việc này.

10 ngày sau, một luật sư khác đến gặp tôi. Bởi vì anh ấy là vị luật sư đại diện tôi cố gắng hết sức mời đến, tôi không thể không đi, vì vậy tôi đã phải đi gặp vị luật sư này. Mặc dù tôi có nhân tâm mạnh mẽ đến vậy, nhưng tôi vẫn là không buông xuống được. Không lâu sau, đồng tu nói với tôi, có một người nhà của đồng tu đã gặp được Sư phụ trong mơ, còn nói tôi và người nhà không tu luyện của đồng tu khác đang ở bên cạnh Sư phụ. Lúc đó, tôi hoàn toàn buông bỏ tâm oán trách không có người tham gia, không có người phối hợp, không có người thảo luận. Bởi vì đây là sự lựa chọn của tôi, tôi cần phải kiên trì. Hơn nữa, Sư phụ đã sớm an bài cho tôi một cộng sự tốt nhất, nhưng tôi cho rằng anh ấy là người thường, không phải người tu luyện làm lý do; tôi đã quên rằng sự an bài của Sư phụ luôn là tốt nhất.

Gia đình của đồng tu bị bức hại đích thực không hoàn toàn phối hợp với chúng tôi. Nhưng kể từ khi tôi liên lạc với anh ấy, anh ấy đã từ bỏ công việc của mình ở nước ngoài, kiên quyết về nước. Cho đến hôm nay, anh ấy vẫn không có việc làm, bôn ba khắp nơi kiên trì không trễ nải. Anh ấy vì vụ án này mà chạy đông chạy tây, không một câu oán trách. Tôi giao cho anh ấy việc mà tôi cảm thấy khó làm, anh ấy đều nhận, hơn nữa còn làm rất tốt. Đối mặt với quan tòa mồm miệng lưu manh, còn có thể mỉm cười đối diện, nói lý lẽ một cách bình hòa. Nghe thấy ngôn từ xúc phạm của thẩm phán, anh ấy cũng không quá tức giận, còn nói: “Tôi nghĩ mình phải cảm ơn ông ấy, ông ấy khiến tôi thực sự nhận thức được sự tà ác của đảng cộng sản.” Anh ấy luôn nói, bất luận kết quả ra sao, chỉ cần nỗ lực sẽ không cảm thấy hối tiếc. Vì để giảm bớt sự bức hại của người thân mình, anh ấy đã nỗ lực rất nhiều.

Tôi cũng minh bạch rằng, cựu thế lực chỉ mong sao chúng ta phàn nàn lẫn nhau, tạo ra gián cách, không thể phối hợp, không có chỉnh thể, không cứu được người. Tôi nhất định phải khắc ghi lời Sư phụ dạy:

“Đừng mang oán hận
Giữ vững sự thiện lương của bạn” (Giải khai sự mê mờ trói buộc của bạn, Hồng Ngâm IV)

4.2. Tâm tật đố

Sư phụ giảng:

“Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Chuyển Pháp Luân)

Trong quá trình tu luyện của tôi, vì tâm tật đố không tu bỏ, vấp ngã nhiều lần, nhưng tôi vẫn không tu bỏ được. Trong lần phối hợp này, tâm tật đố lại một lần nữa bộc lộ ra. Ví dụ, một đồng tu phối hợp cùng, một tuần có thể học thuộc một bài giảng cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Tôi bèn tật đố cô ấy có nhiều thời gian học Pháp, còn tôi có khi bận rộn cả ngày chỉ có thể học thuộc được một câu. Khi thấy đồng tu khen ngợi các đồng tu là người thân của đồng tu bị bức hại rằng: “Bạn làm rất tốt”, thay vì thật tâm vui mừng cho đồng tu làm được tốt thì trong tâm tôi lại rất bất bình.

Trước đây, tôi chưa bao giờ nhận thức được đây là tâm tật đố. Sau kinh nghiệm hơn một năm, khi niệm đầu dơ bẩn của tôi xuất hiện, tôi lập tức tóm chặt nó, thanh lý nó, giải thể nó. Khiến tâm tật đố này không thể lại khởi tác dụng gây gián cách giữa tôi và đồng tu, giúp tôi thật sự có thể vui mừng cho đồng tu khi họ làm được tốt. Khi đồng tu gặp phải thất bại, tôi sẽ chân thành giúp đỡ đồng tu vượt qua quan nạn.

Sư phụ giảng:

“Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.” (Chuyển Pháp Luân)

Tâm tật đố khiến tôi bài xích đồng tu, không muốn phối hợp với đồng tu, vậy sẽ không thể cứu được người. Kỳ thực, chỉ cần trong tâm muốn cứu người, không quên thệ ước, không quên sứ mệnh và trách nhiệm của bản thân, vậy thì những nhân tâm kia không thể ngăn cản con đường tôi tiến về phía trước. Bởi vì đây không phải là việc tu luyện cá nhân, mà là giảng chân tướng cứu người, không có việc gì hệ trọng bằng việc cứu người, tôi nhất mực không muốn nhận bất kỳ loại can nhiễu nào. Tâm tật đố cũng như vậy, tôi sẽ không để nó ngăn cản con đường tu luyện trợ Sư chính Pháp của mình.

4.3. Tâm sợ hãi

Tôi nghĩ rằng vào thời điểm then chốt, chúng ta không được để tâm sợ hãi cản đường, cản trở chúng ta làm những việc cần làm để hoàn thành sứ mệnh của chúng ta. Tuy nhiên, khi tâm sợ hãi xuất hiện, quả thực nhìn thấy ai cũng giống như người đang theo dõi chúng ta, nhìn đâu cũng có camera, đi đến đâu cũng cảm thấy không an toàn.

Một lần kia sau khi bàn xong việc, tôi và luật sư được người nhà đồng tu bị bức hại mời đến một nhà hàng ăn tối. Khi tôi bước ra, nhìn thấy một chiếc xe cảnh sát đang đậu ở cửa, suy nghĩ tiêu cực của tôi ập đến. Tôi nghĩ, không phải theo dõi đến tận đây chứ? Nhưng tôi lập tức nghĩ, tôi không thừa nhận nó, tôi cần làm gì thì tôi làm thôi.

Còn có một lần, luật sư đến tòa xem xét giấy tờ. Khi tôi chuẩn bị thức dậy vào buổi sáng, tôi có một giấc mơ: Trong mơ có một đống giày (tà) {từ ‘giày’ trong tiếng trung đồng nghĩa với từ “tà’} nó cao như một ngọn núi. Tôi còn ở trong đống giày đó tìm được một đôi giày vừa vặn với mình. Sau khi tỉnh dậy, tôi nói với người nhà (đồng tu): “Giấc mơ này có phải là điểm hóa sẽ có tà ác ở đó không? Hay là, chuyến đi này không đi nữa?” Nhưng việc đã sắp xếp ổn thoả, sao có thể không đi được?

Sau khi tôi ra khỏi cửa, quả thực không mấy thuận lợi. Vì chưa quen đường nên xe đã nhiều lần đi nhầm đường. Lúc này, tôi lại nghĩ hay là Sư phụ điểm hóa mình nhỉ, chuyến đi này mình không đi nữa. Nhưng đồng tu đi cùng nói: “Bạn phải nhìn thẳng vào vấn đề, là tà ác sợ bạn đi, vì vậy mới diễn hóa ra giả tướng để không cho bạn đi, vậy càng nên đi.”

Tôi hạ quyết tâm: “Đi, tà ác nào cũng không cản được ta. Cho dù không làm được gì, vậy cứ đi, để giải thể tà ác, để cứu chúng sinh.” Đợi đến khi chúng tôi đến nơi, người thân của đồng tu bị bức hại và luật sư đã từ tòa án và viện kiểm soát đi ra.

Chuyến đi này nghiêm trọng đến mức khiến tôi cảm thấy tâm sợ hãi trước đây chưa từng có trong suốt hơn 20 năm đều xuất hiện, thật sự không biết phải ở đâu mới hợp lý. Nguyên nhân là trước khi thảo luận với vài người nhà đồng tu bị bức hại, tôi nói họ hãy bảo mật điện thoại cho cẩn thận. Kết quả khi họ nói chuyện xong, tôi mới biết, những chiếc điện thoại này bảo mật như chưa bảo mật vậy. Sau khi trở về, tâm sợ hãi của tôi dâng trào. Trong tâm nghĩ, lần này tiêu rồi, khỏi cần phải giấu giếm gì nữa, điều nên nói, không nên nói cũng đều nói cả rồi. Nếu mà bị kẻ theo dõi nghe lén được, họ sẽ nghe được hết những việc mà chúng tôi dự định làm.

Theo kế hoạch, ngày hôm sau tôi cùng người nhà đồng tu đi theo hướng dẫn đến từng văn phòng luật. Chúng tôi đã chuẩn bị một túi tài liệu pháp lý và chuẩn bị đưa cho luật sư địa phương xem, tiện thể giảng chân tướng cho họ. Kết quả, sau khi rời hai văn phòng luật sư, xe bị hỏng. Tôi để người nhà đồng tu ở lại nơi sửa xe, còn tôi trở về nhà. Sau khi về, tôi không dám bước ra khỏi nhà, cảm thấy mình không thể đi đâu được nữa, tâm vô cùng sợ hãi. Tôi nghĩ, mình không thể đi làm việc được nữa, phải ở nhà điều chỉnh lại, tu bỏ được tâm sự hãi rồi tiếp tục đi làm.

Kết quả là ngày hôm sau, vị luật sư mà tôi muốn mời vốn dĩ trong ba tháng này cũng không có thời gian đột nhiên nói hôm nay có thời gian. Tôi nhất thời đứng hình, đúng lúc tôi đang trong nhà tu bỏ tâm sợ hãi mà, tôi không muốn đi chút nào.

Nhưng cơ hội khó gặp, công sức kiên trì tuần nào cũng gửi yêu cầu một lần của tôi đã khiến luật sư cảm động muốn gặp, tôi không thể bỏ lỡ cơ hội này. Vì nhiều đồng tu bị bắt cóc, nên cũng cần nhiều luật sư. Phương diện nào cũng đều hợp tình hợp lý, cộng thêm thời gian luật sư có thể gặp mặt quả thực không nhiều. Vì đợt virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) đột ngột bùng phát trong thời điểm đó, rất nhiều khu vực đã đóng cửa, rất khó nói khi nào luật sư mới có cơ hội gặp mặt lần sau. Lúc này, tôi nghĩ đến lời giảng của Sư phụ:

“Nếu dốc lòng quyết tâm, khó khăn nào cũng không ngăn được, [thì] tôi nói rằng, [nó sẽ] không thành vấn đề” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ, mình phải dốc lòng quyết tâm bước ra gặp luật sư. Ở trong nhà sợ hãi, vĩnh viễn không tu bỏ được nó. Chỉ cần tôi bước ra, tâm sợ hãi cũng tự nhiên không sợ nữa. Nếu tôi không ra khỏi nhà vậy không tu bỏ được cái tâm sợ hãi này.

Khi tôi quyết định sẽ bước ra, tôi lập tức lên lịch hẹn với luật sư về thời gian, địa điểm, liên hệ với người nhà đồng tu, liên hệ với tài xế và thuê xe. Lần này mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, kết quả cũng rất tốt đẹp. Vị luật sư đại diện cho đồng tu lần này, sau đó đã giúp đồng tu tránh được viện kiểm soát truy tố và được tuyên bố trắng án.

Sư phụ giảng:

“Tâm sợ hãi sẽ khiến người ta làm điều sai lạc, tâm sợ hãi sẽ khiến người ta mất đi cơ duyên, tâm sợ hãi là một ‘cửa tử’ [trên con đường] từ người trở thành Thần.” (Vượt qua cửa tử, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Chúng ta thực sự cần phân biệt rõ cái nào là lý trí, cái nào là tâm sợ hãi. Đôi khi, dùng lý trí để làm cái cớ che đậy hành vi sợ hãi, chúng thực sự cản trở con đường cứu người và trở về của chúng ta. Nếu chúng ta thừa nhận tâm sợ hãi mà cựu thế lực áp đặt cho chúng ta, nghĩa là khi đó chúng ta đã bị lừa rồi.

Nếu như trải nghiệm tu luyện trong nhiều năm qua giúp tôi thoát thai hoán cốt, vậy lần chia sẻ này với quý đồng tu giúp tôi một lần nữa sắp xếp lại trạng thái tu luyện của mình. Tôi nghĩ rằng, không được để tà ác tùy ý bức hại đồng tu, đồng thời hủy hoại chúng sinh. Tôi phải ghi nhớ lời dạy của Sư phụ:

“Tu luyện như thuở đầu, thì tất thành” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Tôi sẽ trước sau kiên định vững bước trên con đường tu luyện này của mình.

Con xin cảm tạ Sư phụ!

Cảm tạ quý đồng tu!

(Pháp hội chia sẻ tâm đắc tu luyện của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục lần thứ 18 trên Minh Huệ Net)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/13/明慧法会-在坚忍中前行-433171.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/16/196598.html

Đăng ngày 07-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share