Bài viết của Chương Vận, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 23-11-2021] Phần 1: Các học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc được thụ ích từ Pháp hội Trung Quốc lần thứ 18
Nhằm trợ giúp việc tu luyện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, kể từ năm 2004, Minh Huệ Net hàng năm đều tổ chức Hội giao lưu tâm đắc trực tuyến dành cho Trung Quốc (Pháp hội Trung Quốc). Pháp hội Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra từ ngày 9 đến ngày 21 tháng 11 năm 2021, với 38 bài viết được đăng trên trang web Minh Huệ. Những bài tâm đắc tu luyện này mặc dù do các học viên ở Trung Quốc đại lục viết nhưng đã truyền rất nhiều động lực cho các học viên bên ngoài Trung Quốc làm tốt hơn trong tu luyện của họ.
Một số cảm thán rằng các học viên Trung Quốc vô luận hoàn cảnh khó khăn như thế nào vẫn kiên định tu Đại Pháp. Những người khác nói rằng đọc các bài chia sẻ này là quá trình cùng nhau đề cao, trong khi một số người bội phục các học viên Trung Quốc vô cùng kiên định và tinh tấn trong tu luyện.
Học viên Bỉ nhận ra mình thiếu tín tâm
Cô Dung (容), sống ở Bỉ, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn hai thập kỷ. Cô đã chia sẻ cảm nghĩ của mình sau khi đọc bài viết, “Đối diện với chiến dịch ‘Xóa sổ’, thăng hoa trong Đại Pháp”. Cô Dung cho biết, “Nhìn lại con đường tu luyện của mình, tôi đã trải qua một quá trình tương tự. Ban đầu, tôi quyết tâm tu luyện. Mặc dù không biết phải tu luyện như thế nào, nhưng tôi đã đặt Đại Pháp ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Giờ đây, các không gian khác có ít tà ác hơn. Tu luyện trong xã hội người thường đòi hỏi phải nghiêm khắc với bản thân, nhưng tôi vẫn chưa nghiêm túc đối đãi với tu luyện. Ví dụ, tôi biết mình không nên tự mãn nhưng tôi thường cảm thấy bất lực và không thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân phải nỗ lực hết sức. Tôi không còn tinh tấn nữa và tôi bắt đầu buông lỏng.
“Sau khi đọc bài viết, tôi nhận ra mình không đủ tín tâm. Đồng tu viết bài vẫn kiên trì tu luyện, học Pháp bất chấp áp lực tinh thần rất lớn mà cô ấy đang phải chịu và đề cao tâm tính. Sau khi đọc bài viết của cô ấy, tôi nhận ra rằng mình cần phải kiên trì học Pháp và liên tục chính lại suy nghĩ và hành vi theo Pháp.”
Học viên Canada: Các học viên trong và ngoài Trung Quốc cùng nhau đề cao thông qua việc đọc các bài chia sẻ
Cô Vương, đến từ Canada, luôn ở tuyến đầu trong việc giảng chân tướng tại các điểm du lịch. Cô cho rằng, đọc các bài chia sẻ, các học viên trong và ngoài Trung Quốc có thể cùng nhau đề cao.
Cô nói rằng vị đồng tu viết bài “Chứng thực Pháp cho dù đang ở đâu” chỉ nghĩ đến việc cứu người bất chấp môi trường nguy hiểm ở Trung Quốc. Khi so sánh, cô Vương cảm thấy mình làm chưa đủ và cần phải tinh tấn hơn nữa. Cô muốn tham gia nhiều hạng mục giảng chân tướng hơn để cứu nhiều người hơn.
Cô Vương cho biết, “Bên ngoài Trung Quốc, có nhiều hạng mục đem đến cơ hội cứu người. Tôi tham gia giảng chân tướng tại các điểm du lịch. Trong ba năm, vào mùa du lịch, tôi đến Thác Niagara mỗi lần một tuần. Càng ngày càng có nhiều người đến lấy tài liệu về Đại Pháp và một số đã bước vào tu luyện. Thông thường, khi tôi luyện công ngoài trời thì Sư phụ đưa những người hữu duyên đến tìm hiểu về Đại Pháp và một số người đã bước vào tu luyện. Tôi tặng tài liệu về Đại Pháp cho những người đến nhà tôi sửa đồ. Tôi cũng giảng chân tướng cả cho người đưa thư.”
Cô cho biết, “Trong hai năm qua, do đại dịch, khách du lịch đến đây cũng ít hơn. Nhưng chúng tôi hiểu việc cứu người cấp bách như thế nào.” Khi có ít khách du lịch hoặc không có nhiều đồng tu đến các điểm du lịch để giảng chân tướng, cô Vương thấy thất vọng. Nhưng Sư phụ vẫn đưa những người hữu duyên đến chỗ cô.
Cô Vương nhớ lại, “Tháng 10 năm ngoái, trời rất lạnh. Tôi luyện công trong công viên với một học viên khác. Một thanh niên đến từ Nga đã tham gia cùng chúng tôi. Anh ấy sau đó kể cho tôi rằng, từ cuối tháng 9 đến nay là hơn một tháng, không biết tại sao, nhưng có gì đó cứ thôi thúc anh phải đạp xe 15 phút sau giờ làm mỗi ngày. Anh ấy đạp xe đến công viên. Ngày nào, anh cũng chỉ ngồi xem những chiếc xe chạy qua trong 40 phút rồi về. Một hôm, anh ấy thấy chúng tôi đang luyện công. Chúng tôi thường luyện công vào buổi sáng, thỉnh thoảng lại trở lại công viên để luyện công vào buổi tối. Anh ấy gần đây đã quay về Nga thăm họ hàng, nhưng anh ấy vẫn duy trì học Pháp và luyện công trực tuyến.”
Cô Vương kết luận rằng các học viên ở Trung Quốc và ở nước ngoài là một chỉnh thể. “Chúng ta hãy nghe lời Sư phụ vô điều kiện, cứu người và tinh tấn hơn nữa!”
Học viên Thụy Sỹ: Tôi bội phục các học viên Trung Quốc vì tu luyện kiên trì và vững chắc
Cô Lâm (林) đến từ Thụy Sỹ hết sức xúc động trước bài viết của một đồng tu cao tuổi: “Tôi chỉ đi con đường do Sư phụ đã an bài” Vị đồng tu này khi ở trong tù, mặc dù đã trải qua hàng trăm cuộc khám xét thân thể, vẫn giữ được sách điện tử mà bà sử dụng để học Pháp.
Cô Lâm cho rằng đó là một kỳ tích. Cô khâm phục chính niệm của học viên này và xem lại bản thân mình. Trong môi trường nới lỏng như vậy, cô đã coi Đại Pháp như huyết mạch của mình chưa? Cô nhận ra: “Khoảng cách giữa tôi và học viên đó là rất lớn!”
Cô cũng rất khâm phục sự kiên định, thiện lương và bền bỉ của tác giả trong bài: “Câu chuyện về danh sách tam thoái của 71 người”. 71 người, mặc dù không phải là một con số lớn, nhưng mỗi người trong số họ đều thoái xuất khỏi ĐCSTQ sau khi học viên này đột phá được cái tôi của mình và kiên nhẫn thuyết phục họ. Cô Lâm biết thật không dễ đối với một người sống hướng nội và không thích nói chuyện. Hơn nữa, đồng tu này đã chân thành giúp đỡ những người khác dù họ có thoái ĐCSTQ hay không. Trước và sau khi họ thoái, anh ấy vẫn đối xử như thế với họ để họ nhận ra đệ tử Đại Pháp tốt và thiện lương như thế nào.
Cô Lâm nhận ra rằng cô chưa làm tốt như các học viên khác. Cô muốn bỏ cuộc và tìm cớ cho bản thân, nghĩ rằng: “‘Mọi người có thể làm mọi việc tốt hơn mình, vậy thì hãy để họ làm thay đi.’ Nhưng đây là văn hóa đảng, chỉ tập trung vào kết quả thay vì cố gắng hết sức. Ngược lại, tác giả không thuyết phục được nhiều người thoái ĐCSTQ so với các học viên khác. Nhưng anh không bỏ cuộc, mà nỗ lực hết mình. Dù cho kết quả có như thế nào, anh ấy vẫn bền bỉ không bỏ cuộc.” Cô Lâm nhận ra mình thiếu kiên trì và bỏ cuộc quá dễ dàng.
Học viên Na Uy: Chia sẻ của các đồng tu khiến tôi trân quý mối duyên tiền định với các đồng tu khác
Cô Mã Cổn (玛绲), một học viên đến từ Na Uy, đã không tham gia học Pháp nhóm một thời gian. Cô cảm thấy các học viên không hài lòng về cô, vì thế mà cô nảy sinh tâm oán hận.
Cô đã xúc động trước bài viết “Trân quý mối duyên tiền định của chúng ta với các học viên khác”. Cô Mã cho biết, “Đây chính là điều tôi cần. Nhiều khi, tôi cảm thấy các học viên khó chịu với tôi, khiến tôi có suy nghĩ tiêu cực về họ. Sau đó, tôi tránh né những học viên này. Tôi nhận ra rằng đó là nhân tâm, đó là tâm oán giận và mặc cảm tự ti.”
Cô nhận ra những suy nghĩ này đã gây gián cách giữa mình và các đồng tu. Sau khi đọc bài viết, cô biết rằng những mâu thuẫn hay vấn đề này thực ra là cơ hội để cô đề cao trong tu luyện, đều là hảo sự, và cô không nên tránh né. Cô quyết định, “Tôi phải loại bỏ những quan niệm xấu của mình và trân quý mối nhân duyên với các học viên khác.”
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/23/433937.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/24/196714.html
Đăng ngày 28-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.