Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại New Jersey, Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 15-12-2021] Gần đây, có rất nhiều đồng tu xung quanh chúng ta liên tục qua đời, mọi người đều rất đau lòng. Bên cạnh nỗi buồn đó, chúng ta cũng phải từ mặt chính diện mà tiếp thụ giáo huấn, ngộ được từ trong đó những Pháp lý được triển hiện ra cho chúng ta, để có thể làm tốt hơn nữa. Bài viết này tôi muốn chia sẻ với mọi người một vài thể ngộ và thể hội của tôi trong quá trình thực tu, trong đó bao gồm cả những chia sẻ trong nhóm các đồng tu và những thảo luận với những đồng tu khác. Vì thời gian có hạn, tôi chỉ có thể đưa một vài ý kiến nông cạn của bản thân, cũng vì tầng thứ có hạn, mong các đồng tu dĩ Pháp vi Sư, từ bi chỉ ra những thiếu sót.
1. Làm tròn thệ ước
Sư phụ đã đăng lên kinh văn mới “Hãy tỉnh”. Bản thân tôi hiểu rằng, đệ tử Đại Pháp trong xã hội con người xuất hiện việc “qua đời” đã là điều không thể tránh khỏi, hơn nữa chúng ta còn thấy việc này xuất hiện càng nhanh hơn, số lượng cũng nhiều hơn, bởi vì Chính Pháp đã đi tới bước này rồi, vừa là để đào thải thế nhân, cũng là để khảo nghiệm đối với đệ tử Đại Pháp, mỗi người đều đang vượt quan, chỉ là tiêu chuẩn đối với chúng ta là không giống nhau. Đối với đệ tử Đại Pháp mà nói, có thể “làm tròn thệ ước được ký bằng sinh mệnh [của mình] khi đến thế gian” (Hãy tỉnh) hay không, chính là một trong những tiêu chuẩn để khảo nghiệm. Cụ thể, đó cũng là khảo nghiệm đối với việc chúng ta trợ Sư cứu người: Tâm của chúng ta có phải đặt ở việc cứu người, thời gian của chúng ta có phải dành cho việc cứu người, hành vi của chúng ta có phải là để cứu người hay không.
Sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp là cứu người, nhưng vì có mang theo nhân thân, sống trong xã hội con người, mang theo những tư tưởng của người thường, chúng ta sẽ bị xã hội người thường dẫn động và làm ô nhiễm, mà buông lơi và phai nhạt sứ mệnh. Sắp xếp lại cho đúng đắn mối quan hệ giữa sứ mệnh cứu độ chúng sinh và cuộc sống công tác nơi người thường là điều vô cùng quan trọng.
Sư phụ giảng:
“Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả nhà của bản thân mình.” (Chuyển Pháp Luân)
Chúng ta không chỉ là phải quay trở về nhà, mà còn phải dẫn dắt chúng sinh được cứu độ cũng viên mãn quay về. Sứ mệnh này rất lớn, cũng rất khó khăn. Vì vậy việc học Pháp, luyện công, phát chính niệm thông thường đã trở thành bảo chứng cho chúng ta loại bỏ những can nhiễu từ xã hội người thường; cân bằng tốt mối quan hệ giữa Chính Pháp và tu luyện, mối quan hệ giữa cuộc sống, công tác người thường và cứu độ chúng sinh, đều rất quan trọng. Trong quá trình không ngừng tu luyện tinh tấn, mà trợ Sư chính Pháp và làm tròn thệ ước.
2. Tiêm hay không tiêm vaccine là dựa theo cơ điểm mà ngộ
Sư phụ đã giảng cho chúng ta Pháp lý về “nghiệp bệnh” và “người tu luyện không tiêm không uống thuốc”. Là một đệ tử đã tu luyện nhiều năm mà xét, những điều đó đã khắc cốt ghi tâm và không thể hiểu lầm. Tuy nhiên, vấn đề “có nên tiêm vaccine hay không”, bề ngoài, có vẻ là một khảo nghiệm đối với “nghiệp bệnh” và “người tu luyện có nên tiêm hay không”. Kỳ thực, điều này không chỉ có vậy.
Nếu bạn chỉ chăm chăm vào việc vaccine có gây hại cho cơ thể hay không, liệu nó có tương đương với việc tiêm và uống thuốc hay không, liệu nó có tương đương với việc tiếp nhận điều trị hay không v.v. thì đó là một cách hiểu phiến diện và không viên dung. Tôi ban đầu cũng nghĩ đến những Pháp lý này trước tiên, cơ thể của người tu luyện đã được tịnh hoá, không thể để những thứ ô nhiễm này tiến nhập vào thân thể được v.v vì vậy tôi đã từ chối tiêm vaccine. Đây là nhận thức giai đoạn nhập môn của người tu luyện về việc không tiêm và không uống thuốc. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, phát hiện tiêm vaccine không phải vì thân thể không thoải mái, cần phải uống thuốc và tiêm, vì để trị bệnh mà sử dụng phương pháp trị liệu, mà là một loại trạng thái của xã hội, là cái mà xã hội người thường bại hoại gọi là cách tự cứu mình, trong trạng thái không ngừng phong bế bản thân mà tìm lối thoát, dù điều này là sai lầm nhưng đó là việc của quốc gia, của xã hội, là một loại thiên tượng.
Sư phụ cũng nói rằng chúng ta không đi cải biến xã hội, vì vậy, là đệ tử Đại Pháp dưới loại thiên tượng này, làm thế nào để trợ Sư cứu người mới là điều chúng ta cần phải cân nhắc đầu tiên. Ví dụ, nhà hát biểu diễn Shen Yun yêu cầu các diễn viên và nhân viên phục vụ phải tiêm vaccine trước khi vào địa điểm, từ chối tiêm cũng đồng nghĩa với từ bỏ Shen Yun để cứu người. Vậy, chúng ta có tiêm hay không? Là chấp trước vào tịnh hoá thân thể tự thân, hay có thể xả thân cứu người? Mọi người đều phải đối mặt với những khảo nghiệm này. Nếu cơ điểm đặt tại tự ngã, đặt việc duy hộ sự thuần tịnh của tự thân lên cao hơn mọi thứ, vậy thì kiên quyết không tiêm, nhìn thì có vẻ như là đang dựa trên Pháp mà thực hiện; nếu như lấy việc cứu độ chúng sinh làm cơ điểm, vậy khi cần tiêm thì sẽ tiêm, cho dù sau khi tiêm thân thể có xuất hiện phản ứng với thuốc cũng vẫn tiêm, bởi vì đây là con đường để cứu người nhất định phải đi. Do đó, cơ điểm khác nhau, ngộ được là khác nhau. Kỳ thực, cho dù tiêm vaccine cũng không có tác dụng gì đối với thân thể của người tu luyện, công của bản thân chúng ta có thể tiêu trừ vi khuẩn và virus này trong người thường, hơn nữa chúng ta còn có Sư phụ bảo hộ, bởi vì những virus này không phải do chúng ta chấp trước vào trị bệnh mà cầu đến được. Chúng không hề có tác dụng với chúng ta.
Xét từ góc độ khác, “vô ngã” là tiêu chuẩn của vũ trụ mới, và các đệ tử Đại Pháp phải vô tư vô ngã. Trong các phương pháp tu luyện tiểu đạo trong quá khứ, vẫn còn một câu chuyện về Đức Phật Milarepa đã uống rượu độc và hy sinh bản thân để cứu vị giáo sĩ kiêu ngạo cuối cùng; những người tu luyện trong Đại Pháp, chúng ta vì sợ ô nhiễm thân thể mà không cứu độ chúng sinh, hay giới hạn bản thân cứu độ chúng sinh hay sao? Đây có phải là có chút lẫn lộn đầu đuôi hay không? Từ quan điểm này, đặc tính “tư” và “ngã” của cựu vũ trụ đã xuyên suốt đến tầng rất cao. Trong kinh văn “Viên dung”, Sư phụ đã dạy chúng ta Pháp lý “xả tận”.
3. Nhìn thấu giả tướng nghiệp bệnh và phủ định an bài của cựu thế lực
Khi những ma nạn hay thân thể tiêu nghiệp xảy ra, niệm đầu tiên nên là ngộ trong Pháp và quy chính bản thân trong Pháp. Ví dụ, khi thân thể tiêu nghiệp, ý nghĩ đầu tiên là xem nó như việc tốt hay việc xấu.
Sư phụ giảng:
“Trong tu luyện, dù chư vị gặp phải sự việc hay hay sự việc dở, đó đều là việc tốt cả, bởi vì chính là chư vị tu luyện rồi thì [chúng] mới xuất hiện.” (Gửi Pháp hội Chicago, Tinh tấn yếu chỉ III)
Đằng sau lời giảng này là Pháp lý rất sâu sắc. Nếu chúng ta coi mọi chuyện gặp phải là việc tốt, thì có thể thản đãng bình tĩnh đối mặt với nó. Điều này không chỉ để tiêu trừ nghiệp lực cho bản thân, mà còn cho chúng ta cơ hội để tìm ra những thiếu sót trong tâm tính và lý giải về Pháp, đồng thời chủ động quy chính bản thân thông qua vấn đề này. Đây là chính niệm chính hành, liền rất dễ dàng vượt qua, bởi vì chúng ta đã đạt được tiêu chuẩn trong tu luyện; nếu niệm đầu tiên coi nó là việc xấu, liền từ chối nó theo bản năng, sinh ra tâm lý phản kháng và sợ hãi, hoặc thừa nhận nghiệp bệnh mà tiêu nghiệp một cách thụ động, hoặc gia tăng ma nạn tiêu nghiệp trên thân thể, không có chính niệm, thì không có chính hành, khiến cho cái quan đó bị kéo dài, vẫn luôn cấp cho cơ hội đề cao nhưng không đề cao lên được, ma nạn cũng theo đó mà ngày một lớn hơn.
Trên thực tế, quá trình tiêu nghiệp trên thân thể, thực sự hữu ích để chúng ta đề cao ngộ tính của mình. Cơ thể của người tu luyện vốn dĩ không có bệnh, nhưng có tiêu nghiệp và sẽ không thoải mải, cũng sẽ có một số biểu hiện cụ thể về sinh lý. Nếu bộ não chủ quan coi trạng thái khó chịu của thân thể thể liên hệ với hiện tượng mà người thường cho rằng theo y học là bị bệnh chỗ nào đó, và thừa nhận nó, chính là rơi vào cái bẫy của giả tướng nghiệp bệnh. Càng không ngộ, quan càng lớn, và thời gian sẽ kéo dài càng lâu, do đó, một số người vẫn luôn chưa thể vượt qua được “quan nghiệp bệnh”. Chính vì quan niệm không chính khiến cho việc tiêu nghiệp trở thành nghiệp bệnh và sau đó nó trở thành bệnh. Đây là do bản thân cầu mà đến, khảo nghiệm này nếu không vượt qua, sẽ mang đến cho bản thân những phiền phức.
Khi một số đồng tu chúng ta xuất hiện tiêu nghiệp trên thân thể, họ liền tự phong bế bản thân, đóng cửa ở nhà chuyên tâm tu luyện. Họ coi việc tiêu nghiệp là ưu tiên hàng đầu, trong tâm nghĩ rằng tiêu hết nghiệp rồi thì sẽ làm việc Đại Pháp. Kết quả là thời gian tiêu nghiệp càng dài ra, các triệu chứng cũng ngày một trầm trọng, và việc “ở nhà dưỡng bệnh” liền trở thành thói quen. Còn có người, một khi xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh, thì sợ đồng tu sẽ nhìn thấy, sợ đồng tu coi thường, nên không tham gia học Pháp luyện công tập thể nữa, trong tâm nghĩ rằng đợi bao giờ mình vượt được quan thì mình lại giao lưu với mọi người, nếu vẫn chưa vượt qua được, thì không có gì để chia sẻ cả. Tôi ngộ được rằng, cựu thế lực thông qua giả tướng nghiệp bệnh này, lợi dụng những quan niệm trong con người vẫn chưa tu bỏ được của chúng ta, khiến đồng tu tách ly khỏi chỉnh thể tu luyện, tách ly khỏi môi trường cộng đồng tinh tấn, cô lập những đồng tu đang trong ma nạn nghiệp bệnh, sau đó tăng cường bức hại, thậm chí lấy đi sinh mệnh của họ.
Khi đang ở trong quan nạn, cũng rất dễ rơi vào tâm lý đầu cơ của người thường, trong tu luyện có chút giống như có bệnh thì vái tứ phương. Ví như, có phải mình không luyện công đủ, vì vậy mới xuất hiện nghiệp bệnh. Sau đó tăng cường luyện công. Khi đã luyện công nhiều hơn mà vẫn còn nghiệp bệnh, họ lại nghĩ, có lẽ do mình học Pháp chưa đủ. Vì vậy, họ học Pháp nhiều hơn, nhưng sau đó nghiệp bệnh vẫn chưa được tiêu trừ, họ lại nghĩ rằng có phải bình thường mình phát chính niệm không tốt? Họ liền tăng cường phát chính niệm, phát nhiều lần và trong thời gian dài, nhưng tại sao nghiệp bệnh vẫn không khỏi? Vì mục đích tiêu trừ nghiệp bệnh mà tiêu trừ nghiệp bệnh này, chính là chấp trước vào nghiệp bệnh, bị giả tướng nghiệp bệnh làm mê hoặc, mà không nhìn thấy bản chất của việc tu luyện đằng sau giả tướng đó, không ngộ trên Pháp, mà ngược lại sản sinh ra một loại tâm lý đầu cơ của người thường, thử nhiều cách khác nhau và hy vọng trong đó có cách có thể tiêu trừ nghiệp bệnh.
Trên thực tế cái giả tướng này, một mặt là để giúp chúng ta tiêu nghiệp, tịnh hoá thân thể; mặt khác là để chúng ta có thể ngộ ra trên Pháp lý, cho chúng ta cơ hội đề cao tâm tính. Nếu như có thể minh bạch được Pháp lý về giả tướng nghiệp bệnh này, thì sẽ không lo sợ thân thể tiêu nghiệp, không bị giả tướng kia can nhiễu; có thể chủ động đối đãi, chứ không chịu đựng chúng một cách thụ động. Tôi có kiến nghị cho các đồng tu đang tu luyện trong khi thân thể tiêu nghiệp, xin đừng tách khỏi chỉnh thể tu luyện, hãy ở cùng các đồng tu, mở lòng chia sẻ với mọi người, để có thể đề cao tâm tính và thăng hoa ngộ tính trong khi chia sẻ tập thể. Đồng thời, những học viên địa phương chúng ta cũng cần phát chính niệm tập thể, giúp đỡ đồng tu vượt quan, thanh lý các nhân tố tà ác trong trường không gian, tăng cường chính niệm cho họ và ở bên họ cùng vượt qua ma nạn.
4. Sinh mệnh được kéo dài, nếu không vì cứu người, thì sẽ gặp nguy hiểm
Nếu như tâm không chính, sinh mệnh được kéo dài thêm ra dùng hưởng thụ cuộc sống trong người thường, không tinh tấn dùng thời gian vào việc cứu người, thì sinh mệnh sẽ gặp nguy hiểm. Có một vài đồng tu trường kỳ trải qua ma nạn trên thân thể, về sau đến bệnh viện làm phẫu thuật, cắt bỏ khối u, tế bào ung thư, hay cắt đi một vài cơ quan nội tạng, v.v, họ dùng phương pháp trị liệu của người thường để giữ lại mạng sống, rồi dần dần lại sống những ngày tháng của người thường, buông lơi tu luyện và cứu độ chúng sinh, tuy rằng sinh mệnh của họ đã được kéo dài thêm nhiều năm, nhưng cuối cùng họ vẫn vì quan nghiệp bệnh nặng thêm mà chết, mà mất đi nhân thân.
Sư phụ giảng:
“Nhưng có một vấn đề, là sinh mệnh được kéo dài là phải 100% dùng để tu luyện, không phải là để sinh tồn nơi người thường. Vậy vị ấy mà lại không biết sinh mệnh của mình là được kéo dài, vị ấy lại không nắm chắc, không thể 100% chiểu theo yêu cầu của người tu luyện mà làm, thì vị ấy luôn luôn đối mặt với nguy hiểm sẽ qua đời, đây là vấn đề mà người tuổi rất cao đối mặt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])
Lý giải của tôi là, trong giai đoạn tu luyện cá nhân, 100% dùng để tu luyện là yêu cầu để kéo dài sinh mệnh; nhưng hiện tại là thời kỳ Chính Pháp, còn phải thêm một yêu cầu nữa là 100% dùng để cứu độ chúng sinh. Những sinh mệnh được cứu trở về, nếu như không phải toàn tâm toàn ý tập trung vào việc cứu người, làm tròn thệ ước, vậy thì sinh mệnh được kéo dài đó chẳng còn ý nghĩa, bởi vì người thường phải đi theo con đường “sinh, lão, bệnh, tử”, điều này là không thể tránh khỏi. Là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, ý nghĩa của những sinh mệnh được kéo dài thêm này chỉ vì cứu độ chúng sinh mà tồn tại.
5. Chúng ta đã loại bỏ được chấp trước căn bản hay chưa, có phải là người tu luyện chân chính không?
Đã 21 năm trôi qua kể từ khi Sư phụ xuất bản kinh văn “Tiến đến viên mãn”. Hiện tại đang là thời kỳ quá độ sang Pháp Chính nhân gian, cũng là giai đoạn cuối của đệ tử Đại Pháp đang tiến đến viên mãn. Chúng ta phải thực sự cẩn thận xem xét chấp trước căn bản của mình là gì? Liệu chúng ta đã thực sự buông bỏ chúng chưa? Chúng ta về căn bản có phải là đệ tử Đại Pháp không? Không phải vì chúng ta là học viên lâu năm và đã tu luyện một thời gian rất dài, thì không còn những chấp trước căn bản nữa.
Nhớ lại cách đây mười lăm năm trước, khi tôi đọc bài kinh văn mới này của Sư phụ ở Boston, tôi đã rất chấn động. Hồi tưởng lại bản thân, chồng tôi đắc Pháp trước và sau đó đã giới thiệu cho tôi. Vào thời điểm đó, tôi đã đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và cảm thấy đây là một cuốn sách rất hay, nhưng khi đó tôi vẫn chưa sẵn sàng để tu luyện, vì vậy tôi đã bỏ qua, không thực sự bước vào tu luyện. Tôi và chồng có một mối quan hệ rất tốt, kỳ thực tôi dựa dẫm vào anh ấy nhiều hơn. Sau khi đắc Pháp, chồng tôi đã tu luyện ngay lập tức, anh ấy rất chuyên tâm và tinh tấn; ngoài công việc, anh ấy hầu như dành tất cả thời gian rảnh rỗi để học Pháp, luyện công và hồng Pháp. Anh ấy hầu như không còn chút thời gian nào dành cho tôi. Khi đó, tôi mới sang Mỹ, vẫn còn bỡ ngỡ và chưa thích ứng được với cuộc sống nơi đây, thêm vào đó cuộc sống gia đình có sự thay đổi đảo ngược như vậy, khiến cho tôi rất đau khổ. Mặc dù chúng tôi đã cãi nhau vài lần, nhưng khi tôi thấy tâm kiên định tu luyện không lay động của anh ấy, tôi chỉ đành thuận theo chồng, nghĩ rằng tôi chỉ có thể thay đổi bản thân, cùng học với anh ấy, mới có thể làm mọi việc cùng nhau, mới có thể có càng nhiều thời gian bên cạnh chồng.
Vì vậy, với chấp trước mạnh mẽ vào “tình cảm” của người thường, tôi bắt đầu tu luyện trong Đại Pháp. Sau khi đọc được kinh văn của Sư phụ, tôi mới nhận ra chấp trước căn bản của tôi là “tình”, bởi vì tôi không thể buông bỏ “tình” đối với chồng mình, mang theo cái “tình” ấy bước vào tu luyện. Tôi ý thức được rằng mình cần loại bỏ điều này, nhưng rất nhiều năm vẫn không cách nào tu bỏ được. Tôi xem tình cảm vợ chồng là rất quan trọng, còn quan trọng hơn cả tình đồng tu; cảm thấy tình cảm vợ chồng tốt đẹp là điều tốt, tôi hưởng thụ nó và cảm thấy khó để loại bỏ đi, không coi việc loại bỏ chấp trước căn bản này là ưu tiên hàng đầu trong tu luyện. Nhiều năm qua, mặc dù tôi vẫn học Pháp và làm những việc để chứng thực Pháp, đôi khi còn cảm thấy mình vẫn còn rất tinh tấn, nhưng tôi không thể buông bỏ “tình” trong tâm, kỳ thực là không nỡ buông. Sư phụ cũng đã mượn miệng của đồng để điểm hoá tôi nhiều lần, nhưng vì bản thân quá cố chấp nên tôi không để ý đến, mãi cho đến khi chồng tôi qua đời, tôi vẫn chưa buông bỏ chấp trước căn bản là tình đối với chồng.
Cái chết của chồng tôi đã gây cho tôi một cú sốc lớn, và nó cũng khiến tôi thanh tỉnh ra, bình tĩnh hơn và suy nghĩ về những vấn đề nảy sinh trong tu luyện của mình, và nghiêm túc hơn nhìn nhận mọi thứ trong tu luyện của bản thân. Trong tu luyện sau đó, tôi đã đào sâu vào chấp trước căn bản này: Tôi bắt đầu tu luyện trong Đại Pháp với một trái tim khá bất thuần. Có phải vì cái tâm người thường này mà tôi vẫn tiếp tục lưu lại trong Đại Pháp không? Bây giờ chồng tôi mất rồi, tôi có còn tu luyện nữa không? Tôi thực sự nhận ra cái tình trong người thường, một khi chấp trước, liền trở thành chướng ngại nghiêm trọng cản bước tu luyện; người tu luyện trong xã hội người thường, có gia đình và công việc phù hợp với trạng thái xã hội người thường, chúng ta vừa phải duy hộ hình thức này, nhưng lại không được chấp trước vào những thứ ấy, bởi vì mục đích chúng ta đến thế gian này là để trợ Sư chính Pháp cứu người. Cần phải buông bỏ toàn bộ tình trong xã hội người thường, mới có thể tu xuất tâm từ bi với chúng sinh. Nếu như cứ ôm mãi cái tình của người thường mà không buông, vậy chúng ta chẳng khác chi ngươi thường. Những hiểu biết này, là thể ngộ mà tôi đã phải trả giá bằng cuộc đời. Có thể thấy ngộ tính thấp, cái giá phải trả là cao.
Mặc dù đã nhận ra những thiếu sót của bản thân, nhưng không có nghĩa là tôi đã đạt được tiêu chuẩn, tôi đã trải qua rất nhiều khảo nghiệm sau đó. Không lâu sau khi chồng tôi qua đời, tôi đang bán vé ở trung tâm thương mại Short Hills, mỗi lần nhìn thấy những cặp tình nhân đi trước mặt tôi, nắm tay nhau âu yếm, tâm trí tôi lại hiện lên những ký ức trước đây giữa tôi và chồng, trong lòng tôi lại dâng trào lên những cảm xúc nhớ nhung da diết. Vật chất chấp trước này vẫn chưa được loại bỏ sạch sẽ, nó vẫn còn trong trường không gian của tôi, vì vậy mới có phản ứng. Bất cứ khi nào những suy nghĩ này xuất hiện, tôi đều bài trừ và khắc chế chúng, dựa trên Pháp mà nhìn nhận chúng, và tự nhủ rằng đây không phải là suy nghĩ của chủ nguyên thần của tôi, vì chủ nguyên thần đã nhận thức được tâm chấp trước này, và muốn loại bỏ nó đi, sao có thể vẫn thừa nhận nó, muốn nó đây? Đây không phải là chính mình, chúng là những can nhiễu ngoại lai, mình phải phủ định nó. Cứ như vậy, tôi dùng Pháp lý để phá bỏ chấp trước từng lần một, những khảo nghiệm này dần dần ít đi, cuối cùng cho dù đôi lứa yêu nhau đi qua trước mắt tôi, cũng không cách làm tâm tôi rung động; những cám dỗ đó như một cơn gió thoảng, thổi qua trước mắt, không âm thanh, không dấu vết. Tôi biết mình đã loại bỏ được cái tình này, loại bỏ được chấp trước căn bản.
6. Phát chính niệm tốt và diệt trừ tà ác trong trường không gian của bản thân
Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc phát chính niệm, đây là công năng mà Sư phụ cấp cho các đệ tử Chính Pháp, cấp cho chúng ta năng lực diệt trừ tà ác và bảo vệ bản thân; nếu chúng ta không làm tốt, thì sẽ thiếu đi một mắt xích. Không chỉ bản thân bị can nhiễu, mà còn can nhiễu đến các đệ tử khác, thậm chí bị bức hại và mất đi sinh mệnh.
Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]”, một đệ tử hỏi làm thế nào để phát chính niệm đề cao một cách chân chính. Sư phụ trả lời:
” Tôi nói thế này nhé, đệ tử Đại Pháp tiến về viên mãn cần làm tốt ba việc; phải vậy không? Phát chính niệm là một việc trong đó, trọng yếu như thế thì vì sao thực hiện chưa tốt?! Tại sao coi nó [quá] đơn giản, không coi trọng nó? Đã biết được rằng trọng yếu đến vậy rồi, ngoài ra một trong ba việc ấy chư vị thực hiện không tốt thì làm sao đây?”
“Điều bản thân cần làm thì đều làm không tốt sao? Bản thân không chỉ là phải làm tốt phần của mình, mà còn cần giúp đỡ người khác.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
Tôi luôn gặp nhiều vấn đề với việc phát chính niệm. Vài tuần trước, một đồng tu đột nhiên qua đời, có người nói với tôi rằng đồng tu này khi phát chính niệm thường xuyên đổ tay và thậm chí còn ngủ gật. Tôi nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và quyết tâm vượt qua nó. Tôi đã đặt ra các quy tắc cho bản thân: đầu tiên, coi trọng phát chính niệm, cố gắng không bỏ lỡ bất kỳ thời điểm phát chính niệm toàn cầu. Nếu tôi bỏ lỡ, tôi sẽ kịp thời bù đắp; thứ hai, phát chính niệm cần thanh tỉnh và không được mê hồ, không được đổ tay.
Khi phát chính niệm, tôi cố gắng giữ cơ thể và thế tay của mình ngay thẳng. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng bất kỳ tư tưởng tạp niệm nào xuất hiện trong đầu trong thời gian tôi phát chính niệm không phải là những ý niệm có liên quan đến phát chính niệm, mà là những can nhiễu ngoại lai và là đối tượng cần bị diệt trừ, chỉ cần chúng dám bước vào trường không gian của tôi, tôi liền không do dự gì mà tiêu huỷ nó. Tôi kiên trì thực hiện trong vòng chưa đầy hai tuần, và hiệu quả rõ rệt. Tôi cảm thấy rằng các trường không gian của tôi ở tất cả các tầng thứ đều được thanh lý sạch sẽ, những can nhiễu ngoại lai không còn có thể ảnh hưởng tới tôi. Chính tôi là người đang phát chính niệm và chính tôi là người đang làm chủ thân thể.
Vấn đề phát chính niệm cuối cùng đã được giải quyết. Điều khiến tôi ngạc nhiên hơn nữa là sau khi tôi xử lý các vấn đề của mình trong việc phát chính niệm, những phương diện khác của tôi cũng được cải biến và đề cao: hiện tại khi luyện tĩnh công, tôi dễ dàng nhập tĩnh hơn và ít tạp niệm, không bị buồn ngủ, tư thế cũng ngay thẳng hơn nhiều, khi luyện công cảm giác thân thể là đỉnh thiên độc tôn, học Pháp không còn bị buồn ngủ, tràn đầy năng lượng và có thể tập trung hơn; tôi dường như cũng đã có một bước đột phá trong việc chơi kèn, như thể tôi đã có chút vỡ vạc, lĩnh ngộ những điều cần thiết. Tôi làm việc hiệu quả hơn, đầu óc minh mẫn hơn và có cảm giác như sự bán công bội. Những đột phá này đều là nhờ tôi đã diệt trừ tà ác, thanh lý trường không gian của bản thân mà vô cầu tự đắc. Tôi thực sự cảm nhận được sự đề cao chỉnh thể và thăng hoa toàn diện. Những trải nghiệm trong tu luyện quả thực lại tuyệt vời như vậy.
Qua sự việc này, tôi nhận ra rằng diệt trừ tà ác thực sự rất quan trọng. Nếu chính niệm của chúng ta phát ra không tốt, trường không gian của bản thân sẽ ẩn chứa nhiều nhân tố tà ác, và chúng sẽ gây trở ngại cho chúng ta bất cứ lúc nào: gia tăng những chấp trước của chúng ta, làm suy yếu chính tín đối với Pháp, khiến chúng ta chính niệm không đầy đủ, từ đó sản sinh ra các hiện tượng nghiệp bệnh, v.v. Nếu trường kỳ không coi trọng việc phát chính niệm, phát chính niệm không đến nơi đến chốn, sẽ là cơ hội để nuôi dưỡng những tà ác này; khi chúng ngày càng mạnh mẽ hơn, chúng sẽ ngày càng khống chế chủ ý thức (chủ nguyên thần) của chúng ta, và tạo ra những ma nạn hòng huỷ diệt chúng ta. Mặc dù trong quá trình phát chính niệm, tại bên này chúng ta không cảm nhận được những biến hoá to lớn, nhưng tại không gian khác nhất định là long trời lở đất. Tại từng tầng không gian không ngừng quy chính bản thân, chẳng phải là chân chính đồng hoá với Pháp sao. Tôi ngộ ra rằng Sư phụ cho tôi cảm nhận được những trải nghiệm phát chính niệm này, không chỉ để tôi thấy sự tiến bộ của mình mà còn khuyến khích tôi chia sẻ với những đồng tu khác, để chúng ta cùng nhau tinh tấn trong tu luyện.
Lời kết
Tôi đã nhận ra rằng việc tu luyện là đi cùng với tiêu nghiệp, chịu khổ, vượt quan. Khi đã vượt qua rồi, mỗi trải nghiệm chính là sự thăng hoa toàn diện tại các tầng thứ và cảnh giới; trong tu luyện không có chuyện nhỏ, những “lậu” mà bình thường chúng ta không tu bỏ đi sẽ trở thành khảo nghiệm cuối cùng để tiến đến viên mãn. Tu luyện là chủ động đồng hóa với Pháp, chứ không phải là thụ động chịu khảo nghiệm; tu luyện phải buông bỏ sinh tử, có người buông được “tử” nhưng lại không thể buông bỏ “sinh”. Họ thấy rằng con người trên thế gian khổ quá, khi trải qua ma nạn nghiêm trọng để tiêu nghiệp trên thân thể, họ không muốn chịu đựng, mà lựa chọn rời bỏ thế gian; có một số người không buông được “tử”, thân thể một khi xuất hiện nghiệp bệnh, liền cho rằng đó là bệnh của người thường, họ sợ chết; tu luyện giống như đi trên băng mỏng, không thể chủ quan, càng phải hết sức tập trung cẩn thận; tu luyện như trèo thuyền ngược dòng, không thể hàm hồ, không tiến lên nhất định sẽ thụt lùi.
Nếu một người bình thường muốn thành tựu một sự nghiệp, anh ta phải nếm mật nằm gai, dốc hết tâm huyết, dành toàn bộ năng lượng để hoàn thành nó; chúng ta muốn đạt được một cuộc sống hoàn toàn mới, với tư cách là vương và chủ nắm giữ một phần trời đất trong vũ trụ mới; viên mãn của chúng ta không chỉ là tiểu viên mãn cá nhân, mà là đại viên mãn dẫn dắt theo những chúng sinh được cứu độ. Làm sao chúng ta có thể hoàn thành một trách nhiệm vĩ đại và thù thắng với thái độ tu luyện chiếu lệ, hời hợt như vậy được. Trên thân chúng ta mang theo sứ mệnh, cho dù có cố gắng cả đời, e rằng cũng không đủ, dù có thời thời khắc khắc tu luyện, cũng không tránh khỏi không đủ tinh tấn. Tôi hy vọng rằng tất cả các đồng tu chúng ta, bao gồm cả tôi, có thể ngộ ra các nguyên lý của Pháp một cách lý trí và thanh tỉnh, tu luyện bản thân vững vàng, thiết thực trong Pháp khi đối mặt với các vấn đề xung quanh chúng ta, và bước đi trên con đường tu luyện của chính mình, để thành tựu viên mãn vĩ đại mà Sư phụ an bài cho chúng ta.
Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả tại trạng thái tu luyện hiện thời, nhằm mục đích chia sẻ giữa các học viên để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu” (Thực tu – Hồng Ngâm)]
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/12/15/434873.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/23/197111.html
Đăng ngày 04-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.