Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-11-2021] Bảy hoặc tám cảnh sát đã đến gõ cửa nhà ông Tống Kiến Quốc hôm 14 tháng 10 năm 2021 nhưng từ chối cho biết danh tính của họ. Vì ông Tống từ chối mở cửa, cảnh sát đã gọi một thợ khóa đến để mở khóa cửa. Họ đột nhập vào căn hộ của ông và bắt giữ ông. Họ cũng lục soát nhà ông và tịch thu một số đồ dùng cá nhân bao gồm 2 điện thoại di động và một iPad.

Những cảnh sát này cũng không cho xem bất cứ lệnh khám nhà nào. Họ không thông báo cho bất cứ người thân nào của ông Tống là ông đang ở đâu sau khi họ bắt ông đi.

Được biết rằng những thủ phạm chính chịu trách nhiệm trong việc bắt giữ ông Tống bao gồm Chu Mậu Quân, phó trưởng đồn cảnh sát Nam Thành ở thành phố Tam Hòa, thuộc cấp của anh ta Tôn Nghị và Dịch Duy Na, trưởng ban cư trú địa phương.

Cảnh sát đã thẩm vấn ông Tống trong nhiều giờ tại đồn cảnh sát Nam Thành trước khi họ đưa ông đến Trung tâm quản lý việc thực thi luật pháp thành phố Tam Hòa ở Yên Giao để giam giữ thêm.

Tin tức về việc bắt giữ ông Tống đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Với những nỗ lực của nhiều bên hữu quan, ông đã được phóng thích vào chiều hôm sau. Nhưng cảnh sát từ chối trả lại cho ông 2 điện thoại di động và iPad, nói rằng họ sẽ tìm kiếm một cuộc điều tra độc lập về những thiết bị này.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Tống bị nhắm vào vì ông kiên định với tín ngưỡng của mình vào Pháp Luân Công. Ông đã bị cho thôi việc và bị giam trong một trại lao động trong hơn 5 năm, trong thời gian đó ông đã bị tra tấn tàn bạo, bao gồm sốc điện, bức thực và cấm ngủ trong 18 ngày liền.

Hơn 20 năm bị bức hại vì kiên định với tín ngưỡng của mình

Ông Tống tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm tỉnh Hà Bắc với bằng cử nhân lịch sử vào năm 1991. Ông nhận được vị trí làm giảng viên Trường Đảng Cộng sản thành phố Tam Hòa ở tỉnh Hà Bắc. Ông tham dự khóa học của Lý Sư phụ (Người sáng lập Pháp Luân Công) ở Bắc Kinh vào năm 1993 và đã tìm thấy câu trả lời cho nhiều câu hỏi của cả đời ông về cuộc sống.

Trong vòng một năm tu luyện Pháp Luân Công, bệnh viêm phế quản và suy nhược thần kinh mãn tính của ông đã biến mất. Ông đã rất nỗ lực cải thiện bản thân mình và trở thành giáo viên đầu tiên đạt cấp bậc “giảng viên” ở trường. Đề tài nghiên cứu và kế hoạch giảng dạy của ông đã nhận được giải thưởng ở cả cấp thành phố và cấp tỉnh.

https://en.minghui.org/u/article_images/178b78f1f9788eb23b8e0f93fa3bc006.jpg

Ông Tống và con gái ông trong những năm 1990

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Tống đã trở thành một mục tiêu chính bởi vì ông là một người trẻ tuổi trong giới chính trị. Ông đã bị giam giữ bất hợp pháp tại trường, đồn cảnh sát và trung tâm tẩy não ít nhất là 9 lần. Trong 8 tháng ông bị giam ở Trung tâm Giáo dục Luật pháp Bắc Kinh, mà trên thực tế là một trung tâm tẩy não, ông đã bị tra tấn bằng nhiều hình thức, bao gồm giường chết và cấm ngủ. Ông cũng đã hai lần bị giam trong trại lao động cưỡng bức, tổng cộng là 5 năm 9 tháng.

Để tránh bị bức hại, ông đã phải sống xa nhà trong 2 năm.

Ông Tống bị bắt vào tháng 2 năm 2003 sau khi ông bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công trên xe buýt. Ông bị giữ ở đồn cảnh sát Cửu Long Sơn ở Bắc Kinh qua đêm trước khi ông bị đưa đến một trại tạm giam. Một vài ngày sau đó ông bị chuyển đến Trung tâm Giáo dục Luật pháp Bắc Kinh, nơi ông bị giam trong hơn 8 tháng.

Ngay sau khi ông bị đưa đến trung tâm giáo dục luật pháp, ông Tống đã bị trói trên một cái giường chết trong 15 ngày. Chiếc chăn bị ướt sũng bởi nước tiểu của ông và ông thường tỉnh giấc lạnh cóng trong đêm. Ông cũng bị bức thực bằng một ống dẫn nhét vào lỗ mũi ông.

Trong thời gian ông bị giam, ông Tống đã nộp đơn xin được về nhà để gặp bố ông đang bị ốm nặng. Nhưng phó giám đốc của trung tâm giáo dục luật pháp Nguyễn Đại Quốc đã không phê duyệt đơn của ông mà còn đưa ông Tống đến Trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang để bức hại thêm nữa. Kết quả là, ông Tống đã không được gặp bố ông lần cuối.

Ông Tống đã tuyệt thực trong trại lao động để phản đối việc bức hại này. Các lính canh đã chỉ đạo cho các tù nhân bức thực ông. Có lần ông bị các lính canh Biện Chí Cường và Tần tát vào mặt. Ông đã bị tra tấn đến mức trở nên ốm nặng. Với những nỗ lực giải cứu mạnh mẽ của các đệ tử đồng môn ở nước ngoài, người thân và bạn bè của ông đã cố gắng đệ đơn đề nghị phóng thích sớm vì lý do y tế, việc này đã được phê duyệt và ông được vợ và chị gái ông đưa về nhà.

Tuy nhiên, cảnh sát chưa bao giờ ngừng việc sách nhiễu ông Tống sau khi ông được phóng thích khỏi trại lao động. Sau đó ông chuyển đến Bắc Kinh để làm những công việc lặt vặt. Ông bị bắt ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 9 năm 2007. Một số cảnh sát từ đồn cảnh sát Tứ Quý Thanh ở quận Hải Điến đã đánh đập ông và tịch thu 500 tệ tiền mặt. Ông bị đánh mạnh đến mức chiếc kính của ông đã rơi ra khỏi mặt.

Ông Tống bị đưa đến trại tạm giam Thanh Hà và sau đó là trại tạm giam Sujiatuo trước khi ông bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức để chịu án 2 năm rưỡi. Cảnh sát Triệu Hùng Vĩ đã dùng dùi cui điện sốc vào mặt và môi ông.

Vào ngày tất niên năm 2007, ông Tống đã bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức Vụ Nguyên ở khu Nội Mông Cổ, ở đây các lính canh đã trói ông bằng dây thừng, bắt ông quỳ, đánh đập ông nghiêm trọng và dùng 6 cái dùi cui điện để sốc mọi chỗ trên người ông.

Ông Tống được phóng thích vào mùa hè năm 2010. Khi trở về nhà, ông mở một trung tâm gia sư cho các học sinh tiểu học và trung học. Năm năm sau đó, vào ngày 28 tháng 8 năm 2015, hơn 10 cảnh sát đã bắt giữ ông Tống tại trung tâm gia sư của ông. Ba ngày trước khi bị bắt, ông đã bị sách nhiễu bởi một cảnh sát từ đồn cảnh sát Nam Thành và hai phụ nữ từ ủy ban cư trú.

Vào tháng 4 năm 2021, 2 cảnh sát (một người tên là Vương Hải Bảo) đến nhà ông Tống và hỏi ông từ bên ngoài cửa là ông có còn tu luyện Pháp Luân Công không. Ông Tống trả lời, “Tôi đã tu luyện Pháp Luân Công trong hơn 20 năm, vậy thì tại sao tôi lại dừng lại? Các anh có biết là điều các anh đang làm là sách nhiễu hay không?”

Vào ngày 14 tháng 10, cảnh sát đã đột nhập vào sau khi bảo một thợ khóa cạy cửa nhà ông.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/5/433288.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/20/196660.html

Đăng ngày 10-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share