Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 11-03-2016] Kể từ khi tôi tu luyện đến trước khi học thuộc Pháp, tôi từng có hơn 10 năm không ngừng học Pháp. Khi tôi mới bắt đầu học Pháp, vì nhận thức về Pháp chưa đủ, cũng không hiểu và cũng tương đối mới mẻ. Vì vậy, học Pháp khá nghiêm túc, cũng nhập tâm và có thể lý giải được ít nhiều, tâm tính của tôi đề cao rất cao. Nhưng vì học Pháp trong thời gian dài, đọc Pháp thường hằng, đọc đã trôi chảy và nhanh, tạo thành trạng thái học Pháp không tập trung. Sau khi đọc xong ngẫm lại, cũng không biết ý nghĩa đoạn Pháp mình đọc là gì, giống như đọc vè thuận miệng vậy, miệng đọc nhưng cơ bản không vào đầu, không nhập tâm, đến cuối cùng cũng không đắc được gì, trạng thái này cứ như vậy tiếp tục kéo dài rất lâu.

Giai đoạn này, tâm tính của tôi không thể giữ vững, gặp ma nạn cũng không thể vượt qua. Có một lần, người nhà đến thăm con trai. Sau đó, con trai đi cùng người nhà đến vườn thú chơi, sau khi biết chuyện, tôi vô cùng tật đố, không nhẫn một chút nào, lập tức gọi điện thoại chỉ trích con trai, phàn nàn con không cho tôi đi cùng, tôi không được đi, trong khi cơm đã nấu xong, con đi mà không báo tôi một tiếng. Con trai nói: “Con đưa họ đi chơi, không được sao ạ? Mẹ có còn là người học Đại Pháp không, chút chuyện vậy cũng không chịu được!” Nghe con trai nói vậy, tôi lập tức nhận thức ra, đây chẳng phải là tâm tật đố sao? Tật đố con trai đi chơi cùng người nhà, cái tâm này không phải là tôi, tôi phải lập tức thanh trừ nó đi. Nói phải tranh trừ nó, nhưng tâm tôi vẫn không buông xuống được, hết lần này đến lần khác phàn nàn với chồng về cách hành xử của con trai. Tôi đây chẳng phải vẫn chưa loại bỏ nó sao? Tôi vẫn còn nghĩ đến nó, lúc đó tôi liền đọc phần “Tâm tật đố” trong bài giảng thứ bảy cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì tâm tật đố biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ ở Trung Quốc, mạnh mẽ đến mức đã trở thành tự nhiên, bản thân không cảm giác thấy.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi thực sự không cảm giác thấy, còn nghĩ mình đã làm đúng. Đây đều là do tôi học Pháp không tập trung tạo thành.

Vì vậy, tôi bắt đầu học thuộc Pháp, bình thường nhiều lần đọc những bài chia sẻ của đồng tu về việc học thuộc Pháp đăng tải trên “Tuần Báo Minh Huệ”, đồng tu có thể học thuộc Pháp, vậy tôi cũng có thể làm được, chỉ cần nỗ lực học thuộc, ắt sẽ học thuộc được. Vậy là tôi bắt đầu học thuộc Pháp, rất nhanh học thuộc được “Luận Ngữ”, học thuộc đoạn đầu tiên của Bài giảng thứ nhất trong hơn một giờ, học thuộc được câu trước lại quên câu sau, học đi học lại hơn mười lần mới thuộc được. Lúc đó, tâm tình ngại khó xuất hiện, tôi nghĩ đây mới chỉ học thuộc đoạn đầu tiên, vậy biết bao giờ mới học xong cuốn sách đây? Khó quá thôi!

Sư phụ giảng:

“Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành. Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi. Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Chuyển Pháp Luân)

Khó đến đâu tôi cũng học thuộc được, tôi sẽ học thuộc từng câu từng câu, học thuộc từng chữ từng chữ. Thời gian học Pháp dài hơn, tạp niệm ít đi, từng câu Pháp tiến nhập vào tâm, vào đầu, tầng tầng Pháp lý của Đại Pháp triển hiện, học thuộc một đoạn bất kỳ, sau đó tiếp tục học thuộc. Ngày hôm sau, tôi sẽ tiếp tục học thuộc lại nội dung ngày hôm trước, dần dần học Pháp được nhanh hơn. Nếu có tâm chấp trước, trong tâm có sự việc nào đó chưa thể buông bỏ, học Pháp không tập trung sẽ không thể học thuộc được, vì trong tâm không có Pháp. Khi học Pháp nhất định phải toàn tâm toàn ý, một chút tạp niệm cũng không được có, có như vậy mới có thể ghi nhớ được, mới có thể học thuộc được. Tôi mất nửa năm cuối cùng cũng học thuộc được một lượt cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Sau khi học thuộc xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, tôi mới thật sự thể hội được lời Sư phụ giảng:

“Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi cảm thấy toàn thân vô cùng nhẹ nhàng, thông suốt, dùng ngôn từ khó có thể diễn tả hết tâm tình hứng khởi đó.

Trong quá trình học thuộc Pháp, Sư phụ đã gỡ bỏ cho tôi rất nhiều nghiệp lực bất hảo. Kể từ đó, khi học Pháp cũng là khi học thuộc Pháp, dần dần tôi rút ngắn được thời gian học thuộc, nửa năm học thuộc được một lượt, rồi đến năm tháng học thuộc được một lượt, rồi ba tháng, hai tháng đã có thể học một lượt, học thuộc càng ngày càng nhanh, ngày càng cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, ngày càng cảm nhận được Phật Pháp không gì không bao hàm. Tôi nghĩ nếu có thời gian, mong các đệ tử Đại Pháp đều nên học thuộc Pháp, đây là một việc vô cùng mỹ hảo!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/3/324461.html

Đăng ngày 03-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share