Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Đông

[MINH HUỆ 20-10-2021] Tôi sống ở Trung Đông, một khu vực tương đối phức tạp. Nơi đây có một lịch sử thăng trầm đầy biến động và một nền văn hóa giao thoa giữa nhiều nhóm sắc tộc khác nhau.

Tôi luôn được mọi người khen ngợi là người thông minh, điềm tĩnh và đức độ. Tôi xuất thân từ một gia đình gia giáo thuộc tầng lớp khá giả trong xã hội. Cuộc sống về cơ bản là bình lặng và an nhàn. Tuy vậy, tôi có xu hướng sống nội tâm, đôi chút buồn chán, lười vận động và gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.

Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã nghĩ mình có thể giao tiếp với chư Thần và chắc chắn Ngài sẽ lắng nghe thanh âm của tôi. Tôi luôn so sánh những gì tôi nghe thấy hoặc chứng kiến với hiểu biết của mình về Thần và không đồng tình với những gì người khác nói về Ngài. Lớn lên một chút, cách duy nhất để tôi biết có thể tìm thấy các vị Thần và tiếp thu những nhận thức đúng đắn về họ là thông qua các cuốn sách tôn giáo. Vì vậy, vào nửa đêm khi mọi người đã đi ngủ, tôi thường tranh thủ tìm hiểu những đạo lý cao hơn được viết trong sách và đọc những bản dịch các cuốn sách mà tôi tin có thể tóm gọn toàn bộ chân tướng và đạo lý của thế gian chỉ trong vài từ. Mặc dù không tìm thấy những từ này, nhưng tôi nhận ra các bản dịch, diễn giải và nhận thức của mọi người khác xa chân lý. Vì vậy, có vài đêm tôi đã khóc trước khi ngủ và cầu nguyện Thần sớm cứu thoát tôi khỏi thế gian ảo mộng này.

Vào một đêm năm tôi 14 tuổi, tôi mơ thấy một thiên thần trong hình dáng một người đàn ông đang cầm trên tay một bản ghi chép những việc tôi từng làm. Tôi muốn nhìn xem tờ giấy viết gì để biết mình làm đúng hay sai điều gì, nhưng không sao xem được. Tôi cố suy đoán về bản thân từ biểu hiện của vị thần tiên đó, nhưng ông ấy không có bất kỳ cảm xúc vui hay buồn nào. Tôi chỉ thấy ông ấy vô cùng điềm tĩnh và có một chút lạnh lùng. Sau đó, tôi nhìn thấy một con số xuất hiện ở đầu trang giấy ghi con số 24. Tôi nghĩ đó là số tuổi của tôi. Từ đêm đó trở đi cho đến tận 10 năm sau, tôi vẫn luôn nghĩ mình sẽ chết ở tuổi 24. Càng gần đến tuổi đó, tôi càng cảm thấy không còn động lực để làm việc. Tôi cố làm những việc ít vô nghĩa hơn, không màng đến sách vở, phim ảnh, thậm chí là cả âm nhạc giới trẻ thường nghe. Tôi sống với tâm trạng như một người lão niên vậy.

Cơ duyên gặp Pháp Luân Đại Pháp

Năm 2014, chỉ vài tháng trước khi bước sang tuổi 24, tôi đến làm việc tại một công ty chuyên về phần mềm. Người phỏng vấn tôi (là một học viên Pháp Luân Đại Pháp) trông khá quen thuộc. Dường như ở anh ấy tỏa ra thứ năng lượng khá tích cực, nên tôi có cảm giác chắc chắn mình đã tìm đúng chỗ. Lúc phỏng vấn, anh ấy nhận thấy tôi bị căng thẳng. Đi cùng tôi hôm đó còn có một người bạn, và anh ấy đã quyết định tuyển dụng cả hai chúng tôi (sáu năm sau, người bạn của tôi cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp). Về sau người quản lý công ty nói với chúng tôi rằng, ông ấy rất bất ngờ khi chúng tôi được tuyển vào công ty làm việc, bởi họ đã quyết định không thuê những người khác lớn tuổi hơn và có trình độ học vấn cao hơn hai người chúng tôi.

Người học viên tuyển dụng chúng tôi trở thành người quản lý trực tiếp của tôi. Anh ấy luôn cư xử với đồng nghiệp một cách đúng mực bằng tấm lòng chân thành, nhân từ và thuần khiết. Một hôm vào bữa trưa, anh ấy nói chuyện với tôi và một vài đồng nghiệp khác về bài giảng của Sư phụ anh ấy:

“Tại cao tầng mà nhìn, [họ] nói rằng người thường ở xã hội đối với bùn đất quả là không ngại bẩn, ở mặt đất mà chơi nghịch bùn đất vậy.” (Luyện công chiêu ma, Chuyển Pháp Luân)

“Nhưng vì sau khi những thể sinh mệnh nhiều lên, nó cũng sản sinh ra một chủng quan hệ xã hội; do đó trong số ấy có những người biến đổi thành tự tư hoặc không còn tốt, nên không thể [tồn tại] ở trên tầng rất cao kia được nữa, nên phải rớt xuống, rớt xuống một tầng. Tại tầng ấy họ lại trở nên không tốt nữa, lại rớt xuống tiếp, rớt xuống; cuối cùng rớt xuống đến tầng người thường này.” (Phản tu và tá công, Chuyển Pháp Luân)

“Bởi vì ở trong mê, nên cũng là khổ nhất; có mang thân thể này, chính là phải chịu khổ. Người tại không gian này nếu có thể quay trở về trên, Đạo gia luyện công giảng ‘phản bổn quy chân’, vị ấy nếu mang tâm muốn tu luyện, chính là Phật tính xuất hiện, [thì] cái tâm ấy là trân quý nhất, mọi người sẽ giúp đỡ vị ấy.” (Công năng túc mệnh thông, Chuyển Pháp Luân)

Đêm đó, tôi đã khóc và cầu xin các vị Thần giúp đỡ. Tôi chưa từng khóc nhiều đến như vậy. Nước mắt ướt đẫm, tôi khóc đến nỗi không thở nổi.

Mấy hôm sau, cha tôi phản đối việc tôi đi làm. Hai cha con tôi căng thẳng mất vài ngày, khiến tôi buộc phải nói với những người quản lý rằng hai tháng nữa tôi phải bàn giao lại công việc, cùng lắm cũng chỉ có thể ở lại công ty đến cuối năm, dù thực tế họ cần tôi. Tôi nêu lý do là vì tôi gặp khó khăn để cân bằng giữa việc đi học tại trường và đi làm. Người học viên tỏ chút khó chịu nhưng không nói gì. Ít tuần trước khi tôi rời đi, anh ấy tặng tôi một món quà thay lời tạm biệt.

Dù chưa biết trong hộp quà là gì nhưng tôi có cảm giác vui sướng như thể chưa từng nhận được món quà nào đáng giá đến vậy. Tôi mở nó ra và thật vui mừng khi thấy món quà là một cuốn sách. Đó là cuốn sách Chuyển Pháp Luân, dù lúc đó tôi chưa hiểu rõ cuốn sách này viết về điều gì. Tôi về nhà và bắt đầu giở sách ra đọc. Từ trước đến giờ, tôi vẫn luôn có những quy tắc nhất định liên quan đến việc đọc sách. Tôi sẽ không đọc bất kỳ quyển sách nào mà tôi cho là nó che đậy sự thật. Cũng vậy, tôi thường có xu hướng bỏ qua những cuốn sách dày nhiều trang. Lúc bắt đầu đọc Luận Ngữ, tôi không hiểu rõ lắm, nhưng đọc đến vài trang sau, tôi có một cảm giác mạnh mẽ rằng dù là bất cứ thứ gì, kể cả những định kiến cản trở tôi đọc hết cuốn sách này thì chắc chắn đó là do ma quỷ làm.

Chuyến thăm Trung Quốc

Tôi có chuyến đi du lịch Trung Quốc lần đầu tiên cùng gia đình khi chưa đọc hết cuốn sách. Đó là chuyến thăm quan Hội chợ Quảng Châu trong 10 ngày vào đầu tháng 5. Sau đó, tôi tìm hiểu thì được biết Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã có một khóa giảng Pháp tại thành phố này. Tôi rất vui vẻ chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi. Thời điểm đó, tôi không biết chút gì về cuộc bức hại Pháp Luân Công và ĐCSTQ. Tôi nghĩ mình sẽ được chiêm ngưỡng văn hóa truyền thống Trung Hoa, kết bạn với người Trung Quốc, nói chuyện với họ qua Google dịch và đi dạo trên các con phố nhờ Google Maps. Nhưng mọi thứ đã bị đảo lộn hoàn toàn.

Chúng tôi có chuyến bay thẳng đến Quảng Châu. Trước khi lên máy bay, cha tôi tỏ ra rất thô lỗ. Ông lo lắng tôi vẫn liên hệ với người học viên ở công ty qua điện thoại. Vì lý do này mà ông chăm chăm theo dõi tôi suốt cả chuyến bay. Trong khi cơ thể tôi đang được tịnh hóa nên tôi phải vào phòng vệ sinh liên tục.

Trên xe du lịch chở chúng tôi từ sân bay đến khách sạn, hướng dẫn viên không ngừng cảnh báo chúng tôi về nạn trộm cắp, những người bán hàng lừa đảo, tiền giả, thậm chí phải đề phòng cả khi vào ngân hàng.

Sau khi nghỉ ngơi trong khách sạn, tôi bắt đầu tìm kiếm vị trí nơi tôi ở trên Google Maps và một vài ngôi chùa để đến tham quan. Thật ngạc nhiên, tất cả các dịch vụ của Google như ứng dụng bản đồ và dịch tiếng đều bị chặn. Thậm chí công cụ tìm kiếm của Google cũng không thể sử dụng. Vì vậy, suốt 10 ngày, tôi không có cách nào tìm kiếm thông tin trên Internet. Tôi không thích sử dụng ứng dụng thay thế của Trung Quốc. Tôi có cảm giác như mình bị giam hãm trong một nhà tù nhiều tầng nhiều lớp vậy.

Tôi quyết định hỏi người quản lý khách về các điểm tham quan, chủ yếu là chùa chiền. Nhưng anh ấy cùng vài người khác nói thành phố không có ngôi chùa nào cả. Nghe thấy thế, tôi rất chán nản. Tôi bắt gặp nhiều người mặc quần soóc ngắn, không còn lưu giữ chút gì của văn hóa truyền thống. Những người bán hàng chào bán những món đồ rất đắt tiền, một người còn bán cho cha tôi chiếc điện thoại nhái hàng thật.

Tôi rất đau lòng và nhìn những người trên đường để có thể giao tiếp với họ. Tôi thấy gương mặt họ không có chút hồn người nào cả mà chỉ giống như những con robot đi qua đi lại. Tôi đã chịu đựng nhà tù đó trong 10 ngày. Dĩ nhiên tôi có mua vài bộ quần áo và sau đó trở về nhà.

Nghiên cứu Chuyển Pháp Luân

Sau khi từ Trung Quốc trở về, người học viên ở chỗ làm cũ đã mời tôi tham dự lễ kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp 13 tháng 5. Mặc dù gặp nhiều trở ngại, nhưng tôi cũng có thể tham dự buổi lễ cùng mẹ, hai người bạn và mẹ của bạn tôi. Tại đó, tôi mới biết các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị bắt giữ, tra tấn và cưỡng bức mổ cướp nội tạng trong các nhà tù tại Trung Quốc. Cũng trong sự kiện này, tôi được gặp một nữ học viên tốt bụng, lịch thiệp. Cô ấy có vẻ rất quen thuộc với tôi như một người thân trong gia đình vậy. Mặc dù chúng tôi chỉ trao đổi vài câu, nhưng sau này tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của cô ấy. Một thời gian ngắn sau đó, tôi đã đọc hết cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi nhớ lúc đó mình không hiểu nhiều lắm về ý nghĩa các bài giảng được viết trong cuốn sách, nhưng lại tìm thấy một số câu rất có giá trị, khiến tôi phải đọc đi đọc lại để tìm những câu từ này. Nhưng tác giả viết cuốn sách đặc biệt lưu ý chúng ta không nên viết hay đánh dấu vào sách, nên tôi đã viết những câu giá trị đó ra tờ giấy. Nhưng càng đọc tôi càng thấy có nhiều câu rất hay nên quyết định không viết ra giấy nữa mà chỉ đọc đi đọc lại cuốn sách này nhiều lần.

Vài tháng sau, lúc đó là năm 2015, anh trai tôi đến cạnh tôi ngồi xem một bộ phim khoa học viễn tưởng có tựa đề “Hố đen tử thần”. Mọi người trong nhà tôi đều biết tôi rất yêu thích thiên văn học, nhưng thay vì xem phim cùng anh trai, tôi lại quyết định tìm hiểu trang web Minh Huệ, vì thời điểm đó tôi có thấy tiêu đề các bài viết trên trang web này. Khi lật qua lật lại tiêu đề các bài, tôi chợt thấy một bài viết của Sư phụ Pháp Luân Đại Pháp có tựa đề “Luận Ngữ”. Đúng khoảnh khắc đó, bộ phim anh trai tôi xem đến đoạn khám phá bí ẩn vũ trụ. Nhưng với tôi, Đại Pháp còn cuốn hút hơn nên tôi bắt đầu đọc:

“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa, của tạo hoá vũ trụ, nội hàm từ cực nhỏ đến cực lớn, có triển hiện khác nhau tại các tầng thứ thiên thể khác nhau. Từ vi quan nhất của thiên thể đến lạp tử vi quan nhất xuất hiện, [qua] tầng tầng lạp tử vô lượng vô số, từ nhỏ đến lớn, mãi cho đến nguyên tử, phân tử, hành tinh, thiên hà mà nhân loại biết ở tầng bề mặt và cho đến cả to lớn hơn nữa, các lạp tử lớn nhỏ khác nhau tổ [hợp] thành các sinh mệnh lớn nhỏ khác nhau cũng như các thế giới lớn nhỏ khác nhau hiện hữu khắp nơi trong thiên thể vũ trụ. Đối với các sinh mệnh ở trên bản thể các lạp tử ở tầng thứ khác nhau mà nói, thì lạp tử của tầng lớn hơn một mức chính là các vì sao trên bầu trời của họ, tầng tầng đều như thế. Đối với sinh mệnh các tầng vũ trụ mà nói thì là vô cùng vô tận. Đại Pháp còn tạo ra thời gian, không gian, đa dạng chủng loại sinh mệnh cũng như vạn sự vạn vật, không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót. Đây là thể hiện cụ thể tại các tầng thứ khác nhau của đặc tính Chân Thiện Nhẫn của Đại Pháp.” (Luận Ngữ, Chuyển Pháp Luân)

Đọc đến đây, tôi đột nhiên nổi da gà, nước mắt lưng tròng và cả người run lên như thể đối diện với chân lý vĩ đại. Điều mà tôi đã không ngừng kiếm tìm cả cuộc đời mình, tìm trong sách vở và những đêm khóc ròng. Giờ đây, những từ ngữ diệu kỳ đang triển hiện ngay trước mắt tôi. Khi tâm trí còn ngổn ngang suy nghĩ, tôi cảm nhận rõ nét mặt ai đó đang hiện diện ở đây, người đã chờ đợi thời khắc này để chỉ dẫn cho tôi mở và đọc bài giảng này ra. Như thể người đó đã an bài chi tiết cuộc đời tôi một cách chuẩn xác. Tôi in bài giảng ra để đọc lại nhiều lần và không biết mình nên đặt ở đâu để hàng ngày có thể đọc nó? Vậy là tôi để vào ngay phần đầu của sách Chuyển Pháp Luân.

Vài ngày sau, tôi nói chuyện qua điện thoại với người học viên tôi biết đầu tiên đó, nhưng không đả động chút nào về trải nghiệm của mình khi đọc Luận Ngữ. Anh ấy nói phần đầu cuốn sách Chuyển Pháp Luân là Luận Ngữ nhưng giờ chúng tôi nên thay thế nó bằng bản Luận Ngữ mới đã có trên trang Minh Huệ. Tôi lại bị chấn động lần nữa. Sự thay đổi này quả thật trùng hợp. Cứ như thể tôi đang được chứng kiến sự vĩ đại của Sư phụ dù điều tôi thấy chỉ là một phần rất bé nhỏ và khiêm tốn. Tôi cảm nhận được lòng từ bi vô hạn của Ngài và chắc chắn sự lựa chọn đi theo con đường mà Ngài chỉ ra là điều tốt nhất với bản thân.

Sau đó, tôi ngộ ra Sư phụ quyết định thay đổi bản “Luận Ngữ” để biểu đạt một cách đầy đủ hơn về Đại Pháp vĩ đại và vô biên. Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn Sư phụ tôn kính đã cứu vớt tôi bằng lòng từ bi vô lượng của Ngài và đem đến cho tôi sự bình an trong tâm hồn.

Chuyển hóa nghiệp lực và đề cao tâm tính

Cha tôi quan tâm đến việc kinh doanh tại Trung Quốc nên đã đến nơi đó vài lần. Nhưng việc kinh doanh của ông không thành công khiến ông rất hao tâm tổn sức. Tuy vậy, cha vẫn đưa tôi đi cùng ông đến một vài triển lãm trong nước có người Trung Quốc tham dự mở gian hàng. Cứ mỗi khi có cơ hội, tôi đều nói với họ về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Vì lúc đó, tôi đã học các bài giảng của Sư phụ nói về bản chất của ĐCSTQ và cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công. Tôi hiểu nếu nói cho họ biết sự thật, họ có thể được cứu và cuộc bức hại nhanh chóng chấm dứt.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, hoàn cảnh trong gia đình tôi đột nhiên thay đổi. Tôi rất kinh ngạc trước thái độ cư xử kỳ quặc của các thành viên trong gia đình, dù trước đó họ đều là những người rất lịch thiệp và tốt tính. Nhưng giờ, bằng định kiến, họ tìm mọi cách ngăn cản tôi tiếp xúc với các học viên khác và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Dù có nhiều cố gắng, nhưng tôi vẫn không thể hướng nội tìm nguyên nhân khiến mọi thứ thay đổi như vậy. Thật tâm tôi không muốn oán giận họ. Tôi không ngừng nghĩ rằng bản thân có lỗi mới khiến gia đình tôi không tôn trọng người học viên ở chỗ làm cũ, suy nghĩ đó làm tôi rất căng thẳng.

Sư phụ giảng:

“Vì sao cái gì cũng không tốt: mọi người đối với họ cũng không tốt, lãnh đạo cũng không coi trọng họ, hoàn cảnh tại gia đình cũng trở nên rất căng thẳng. Tại sao đột nhiên xuất hiện nhiều mâu thuẫn như thế? Tự họ không ngộ [ra được]. Vì căn cơ của họ tốt, nên đạt đến được một tầng nhất định, [và] xuất hiện trạng thái như thế. Tuy vậy đó đã là tiêu chuẩn viên mãn tối hậu của người tu luyện chưa? Hãy còn quá xa mới tu lên đó được! Chư vị cần liên tục đề cao bản thân.” (Đề cao tâm tính, Chuyển Pháp Luân)

Một hôm, tôi biết sẽ có một triển lãm được tổ chức tại vùng quê mà chắc chắn sẽ có người Trung Quốc tới tham dự, nên tôi quyết định đến đó một mình. Tôi gọi cho người học viên ở công ty cũ và anh ấy đã gửi cho tôi tập tờ rơi bằng tiếng Trung. Tôi đến hội chợ và phát những tờ rơi đó cho người Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên tôi làm công việc này. Tôi nhớ khi đưa tờ rơi đầu tiên cho người phụ trách một gian hàng, mặt cô ấy ngay tức thì biến sắc. Cô ấy vừa giận dữ vừa sợ hãi, rồi nói với tôi bằng tiếng Anh: “Tại sao bạn lại tuyên truyền những thứ dối trá này? Đừng làm vậy nữa nếu không chính quyền sẽ tìm ra bạn và gây rắc rối cho bạn đó!”. Tôi nói với cô ấy: “Nhưng chúng ta đang ở đây, không phải là Trung Quốc, và sẽ không có rắc rối nào cả”. Chúng tôi đứng cách nhau hơn một mét, một cách vô thức tôi lùi lại vài bước. “Chính quyền theo dõi chúng ta khắp mọi nơi. Cô đừng làm thế này nữa!”, cô ấy nói. Tôi cố mỉm cười và giữ bình tĩnh nhưng vẫn rất kinh ngạc trước thái độ của cô ấy. Tôi băn khoăn không biết trên tờ giấy có viết điều gì mà tôi không biết chăng. Tôi nghĩ mình nên dịch chúng ra xem để tránh rơi vào tình huống bất ngờ như vậy.

Tôi quyết định không phát tờ rơi nữa mà chỉ nói chuyện với mọi người. Phải mất một lúc sau, tôi mới bình tĩnh lại và đi đến gian hàng của một người trông có vẻ thân thiện. Nhờ kinh nghiệm trước đây ở Trung Quốc, tôi nói với cô ấy là tôi có thể phiên dịch giúp nếu cô ấy muốn và cô ấy đã đồng ý. Với cách làm này, tôi có cơ hội trò chuyện với cô ấy một cách bình tĩnh. Có vài khách hàng là người bản địa đến và tôi đã phiên dịch giúp. Sau khi họ rời đi, tôi nói là tôi đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nghe thấy vậy, thái độ của cô ấy có chút thay đổi, dường như cô ấy hoảng sợ. Nhưng cô ấy xác nhận có chuyện bức hại người tu luyện Đại Pháp ở Trung Quốc, người dì của cô ấy là một học viên, bà ấy bị bắt đi và giờ thì đã mất tích. Cô ấy khẽ nói: “Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đều tâm thần hết cả”. Rõ ràng cô ấy đang nhắc lại những gì cô ấy được tuyên truyền. Tôi nói với cô ấy Pháp Luân Đại Pháp là tốt và đem lại nhiều lợi ích. Tôi hỏi: “Chị thực sự không gặp người dì của mình nữa đúng không?”. Sau đó, cô ấy không muốn tiếp chuyện với tôi nữa.

Quãng thời gian đó, hoàn cảnh gia đình tôi vô cùng căng thẳng và khó chịu. Từ sáng đến tối, cứ mỗi khi chúng tôi ngồi ăn cùng nhau là lại có những lời lăng mạ, oán trách chủ yếu nhằm vào người học viên đã giới thiệu Đại Pháp cho tôi. Mỗi khi tôi bắt đầu học Pháp là lại có người đến bên cạnh, họ tức giận khi thấy sách Kinh văn trên tay tôi. Một lần khi đi làm về, tôi thấy cuốn sách đã bị giấu đi mất. Nhưng tôi vẫn tiếp tục học Pháp trên máy tính hoặc điện thoại và làm điều này vào sáng sớm hoặc tối muộn. Cứ mỗi lần liên lạc với một học viên qua điện thoại, tôi lại thấy sợ hãi và lo lắng, bởi vì đột nhiên sẽ có người đến và cố giành lấy điện thoại của tôi.

Tôi ngộ ra vấn đề chính của mình là tâm lo sợ, nó là chấp trước mà tôi phải buông bỏ. Đến một tầng thứ tu luyện nhất định, tâm lo sợ này lại có dịp nổi lên. Cuối cùng, tôi cũng tìm ra biện pháp để trừ bỏ nó. Sau khi đối diện với tình huống như vậy nhiều lần, tôi ngộ ra gốc rễ của tâm lo sợ chính là thừa nhận tư tưởng phụ diện, kiểu như tin vào tuyên truyền dối trá. Cách nghĩ này khiến chúng ta tự tước đi quyền căn bản và tầm nhìn rộng mở của chính chúng ta. Ở trong trạng thái tinh thần và trường không gian không thuần tịnh như vậy, tà ác mới có cơ hội tác oai tác quái và bức hại chúng ta. Khi ấy, chúng ta lại càng dễ tin vào những quan niệm sai trái và vô tình thừa nhận bằng cách chấp nhận nó. Hậu quả là tà ác khiến cho nghiệp tư tưởng ngày một lớn hơn và mạnh hơn. Sau khi nhận thức được vấn đề này, mỗi lần rơi vào trạng thái sợ hãi, tôi lại hướng nội tìm xem tôi đang thừa nhận chấp trước nào và trừ bỏ nó bằng cách tìm ra chân tướng.

Sư phụ giảng:

“Còn có một loại nghiệp lực lớn mạnh nữa, ảnh hưởng rất lớn đến người tu luyện, gọi là ‘nghiệp tư tưởng’. Con người ta sống cần phải suy nghĩ. Bởi vì con người mê ở chốn người thường, nên trong tư tưởng hay sản sinh những ý niệm theo danh, lợi, sắc, nóng giận, v.v.; dần dần sẽ tạo thành một loại nghiệp lực tư tưởng rất lớn mạnh. Bởi vì ở không gian khác hết thảy đều có sinh mệnh, nghiệp cũng như thế. Khi một người muốn tu luyện chính Pháp, thì cần phải tiêu nghiệp. Tiêu nghiệp chính là tiêu diệt, chuyển hoá nghiệp ấy. Tất nhiên nghiệp lực không chịu, nên người ta sẽ có nạn, có trở lực.” (Chủ ý thức phải mạnh, Chuyển Pháp Luân)

Trong lúc cảm thấy đơn độc trong hoàn cảnh bị gia đình can nhiễu và gây áp lực, hai người đồng tu khác đã chủ động liên lạc với tôi. Nhưng vừa mới nói chuyện, tôi đã thấy họ có thái độ phản ứng rất kích động và kỳ lạ. Một người dường như còn rất giận dữ với tôi, thỉnh thoảng anh ấy còn nói là đang khảo nghiệm tôi. Tôi thầm nghĩ: “Anh xem anh là Sư phụ của tôi hay sao?”. Người kia thì không ngừng phàn nàn về các học viên khác. Lúc ấy quả thực tôi đã ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Giờ tôi ngộ ra tất cả những gì xảy đến đều có liên quan đến trạng thái tu luyện của bản thân, bởi vì nó là cách để tôi phải đưa ra lựa chọn tu theo Đại Pháp hoặc một môn tu luyện tinh thần khác, không thể cùng lúc đặt chân lên cả hai thuyền. Với tôi, đó là một quyết định vĩ đại nhất, nó làm thay đổi cả cuộc đời tôi.

Tuy nhiên, thời điểm đó tôi vẫn chưa có thể ngộ đúng đắn về vấn đề này và cũng chưa có nhận thức rõ ràng về Pháp mà Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân Pháp Giải”, bởi vì mãi đến một thời gian sau, cuốn kinh văn này và một vài cuốn khác vẫn chưa được dịch ra ngôn ngữ của nước tôi. Nên tôi cho rằng người học viên khăng khăng muốn thay đổi đức tin của tôi giống như đang ép buộc tôi vậy. Quãng thời gian đó, tôi đã nhờ người dịch cuốn kinh văn ra để đọc và hiểu những gì Sư phụ trực tiếp giảng trong sách. Một lần nữa tôi lại bị chấn động và ngộ ra những điều tôi còn khúc mắc trong tâm. Tôi thấy mình thật may mắn vì Sư phụ luôn ở bên cạnh chăm nom và bảo hộ tôi.

Sư phụ giảng:

“Người nào mà nói là khó, thì chính là vì họ không vứt bỏ được những thứ ấy. Bản thân công pháp tu luyện không hề khó, bản thân việc đề cao tầng cũng không khó gì hết, mà chính là tâm con người không vứt xuống được, nên họ mới nói là khó. Bởi vì đang trong lợi ích hiện thực thì rất khó vứt bỏ nó được, lợi ích kia đang ở đó, chư vị nói xem cái tâm ấy vứt bỏ như thế nào đây? Họ thấy rằng khó, trên thực tế chính là khó ở chỗ này. Khi phát sinh mâu thuẫn giữa người với người, chúng ta không Nhẫn được cái khẩu khí kia, thậm chí còn không thể đối đãi với bản thân mình như là người tu luyện; [thế thì] tôi nói rằng không được.” (Người đại căn khí, Chuyển Pháp Luân)

Tôi hạ quyết tâm buông bỏ tâm tật đố ẩn sâu, và quan trọng hơn, nó chính là nguồn cơn so sánh hai pháp môn tu và dẫn đến tạp niệm. Tôi quyết chỉ tu theo Pháp Luân Đại Pháp. Từ đó trở đi, người học viên gây áp lực với tôi lúc trước đã không liên lạc lại dù tôi không nói với anh ấy bất kể điều gì về quyết định của mình.

Tôi thấy khó chịu với người học viên luôn phàn nàn về các học viên khác vì tôi cho rằng tâm tính của cô ấy không phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp. Trong lúc ấy, gia đình tôi cố tìm mọi cách để ngăn tôi tiếp xúc với họ. Nhưng lúc đó, tôi rất mong muốn tu luyện Đại Pháp. Trong các bài giảng, Sư phụ vẫn thường nhắc đến việc học viên cần có môi trường tu luyện và chia sẻ kinh nghiệm với các học viên khác. Tôi cũng ngộ ra thái độ của học viên đó phản ánh vấn đề của bản thân tôi, là nghiệp tư tưởng và thói quen hướng ngoại cầu. Mặc dù tôi không biểu đạt suy nghĩ của mình và người khác cũng chưa từng thấy tôi nói xấu ai, nhưng tâm phán xét của tôi lại nổi lên mạnh mẽ. Hướng nội nhiều hơn, tôi ngộ ra khi bản thân phán xét một ai đó, thì đó là là vì họ mang cái tâm nóng vội và thiếu từ bi. Nó hoàn toàn trái ngược với thiện và nhẫn, và không tuân theo Pháp Sư phụ giảng.

Khi tôi ngừng phán xét học viên đó, tôi mới hiểu cô ấy làm vậy là vì mong muốn chứng thực Pháp và thực tu. Nhìn thấy chấp trước của những học viên khác là cách để cô ấy buông bỏ chấp trước của mình. Cô ấy nói với tôi về thiếu sót của các học viên khác là để giúp tôi không dính mắc vào chúng. Tôi hoàn toàn tán đồng với ý kiến của cô ấy về việc các học viên lớn tuổi thường thích làm thầy chỉ dẫn cho các học viên mới. Họ không chú ý là họ dùng Pháp Sư phụ giảng như thể lời của chính họ nói vậy, và không được phép trộn lẫn bất kể thứ gì vào Pháp. Người học viên này khuyên tôi cần hết sức thận trọng khi nói và phải phân biệt rõ những gì là nhận thức của bản thân và những gì là Pháp Sư phụ giảng.

Sư phụ giảng:

“Không cho phép chư vị dùng lời nói nguyên gốc của tôi mà nói thành lời của chư vị; nếu không, đó chính là hành vi trộm Pháp. Chư vị chỉ có thể dùng lời nguyên gốc của tôi mà giảng, [nói] thêm rằng Sư phụ đã giảng như vậy, rằng trong sách đã viết như vậy; chỉ có thể nói như thế. Tại sao? Bởi vì một khi chư vị nói như thế, thì có mang theo lực lượng của Đại Pháp. Chư vị không được dùng những điều mà chư vị hiểu biết để truyền như thể là Pháp Luân Đại Pháp, nếu không, điều chư vị truyền không phải là Pháp Luân Đại Pháp, [tức là] chư vị tương đương với phá hoại Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi. [Nếu] chư vị chiểu theo cách nghĩ của mình, chiểu theo tư tưởng của mình mà giảng, thì đó không phải là Pháp, không thể độ nhân, cũng không thể khởi bất kể tác dụng gì; do vậy, không ai có thể giảng Pháp này.” (Các học viên Pháp Luân Đại Pháp truyền công như thế nào, Chuyển Pháp Luân)

Tôi và người học viên đó đã trở thành những người bạn thân thiết. Chúng tôi cùng nhau phối hợp làm các việc chứng thực Pháp. Tôi luôn chú ý lấy Pháp làm Thầy, chứ không phải làm theo hay dựa dẫm vào người khác.

Buông bỏ tâm phán xét giúp tôi khoan dung với người học viên tức giận với tôi lúc trước. Tôi cảm thông với điều kiện hoàn cảnh khó khăn và văn hóa gia đình mà anh ấy lớn lên từ thời niên thiếu, nó đã ăn sâu vào tiềm thức anh ấy. Anh ấy không nhận ra bản thân mình đang cư xử khác biệt, mà còn cho rằng tôi đang đối đãi vấn đề theo cùng cách như anh ấy vậy.

Vì lý do này nên tôi rất cẩn trọng không phán xét người khác khi thấy cái sai của họ mà cố gắng thấu hiểu và thiện đãi họ. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa các học viên rất mạnh mẽ, dễ hình thành quan niệm cho rằng học viên nào đó không chân và khuấy đảo thị phi, thứ ma tính mà người tu luyện phải trừ bỏ. Nghiệp tư tưởng này nổi lên khiến tôi trở nên tức giận với họ. Lúc đó, tôi nhận ra là mình lại đang phán xét người khác và cần phải tu thiện.

Đoạn Pháp Sư phụ giảng dưới đây đã giúp tôi tu thiện:

“Bất kể loại vật chất và sinh mệnh nào trong vũ trụ đều là từ lạp tử vi quan tổ hợp thành một tầng lạp tử lớn hơn, từ đó tổ hợp thành vật thể bề mặt. Trong phạm vi quán xuyến của hai chủng vật chất tính chất khác nhau này, hết thảy vật chất, hết thảy sinh mệnh đều là giống nhau có tồn tại hai dạng tính, ví như thép rất cứng rắn, nhưng chôn xuống đất thì sẽ bị rỉ mà tiêu đi, còn đồ gốm sứ khi bị chôn dưới đất sẽ không bị ô-xy hoá mà hỏng, nhưng chúng giòn và dễ vỡ. Con người cũng như thế, con người có Phật tính và cũng đồng thời có tồn tại ma tính. Người ta làm các việc khi không có quy phạm và ước chế câu thúc của đạo đức thì là ma tính, còn tu Phật chính là trừ bỏ ma tính của chư vị, bồi bổ Phật tính của chư vị.

Phật tính của con người là Thiện, biểu hiện từ bi, làm các việc thì trước tiên nghĩ cho người khác, có thể nhẫn chịu thống khổ. Ma tính của con người là ác, biểu hiện sát sinh, trộm cướp, tự tư, tà niệm, khuấy đảo thị phi, phiến động đồn đại, tật đố, độc ác, phát cuồng, lười biếng, loạn luân, v.v.” (Phật tính và ma tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi nhận ra khi mâu thuẫn xảy đến, người tu luyện cần xuất tâm từ bi và thiện niệm. Bởi vì, như Sư phụ đã giảng con người có Phật tính và cũng đồng thời có tồn tại ma tính. Khi đối diện với mâu thuẫn, chúng ta không những không tranh biện mà còn xem đây là cơ hội để chứng thực Pháp và bồi bổ Phật tính. Suy nghĩ theo chiều hướng này giúp tôi hóa giải được nhiều mâu thuẫn. Tôi có rất nhiều trải nghiệm hay về vấn đề này và xin phép được đề cập đến trong một bài chia sẻ khác.

Khi nhìn nhận người khác theo hướng này, tôi nhận ra các học viên nảy sinh mâu thuẫn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau là vì ai ai cũng muốn bảo vệ Pháp. Lấy ví dụ, gần đây, một học viên có viết một bài chia sẻ thể ngộ, nhưng hai học viên khác cho rằng cách hiểu của người học viên này là sai, hiểu ngược lại mới là đúng. Sau đó, một học viên khác đọc lại bài chia sẻ này cho mọi người nghe. Trước khi đọc, cô ấy cũng đứng về phía hai học viên không đồng quan điểm với người học viên đầu tiên. Nhưng khi cô ấy vừa đọc xong, tôi lại có thể ngộ hoàn toàn ngược lại và cho rằng người học viên đầu tiên không hiểu sai chút nào. Nhưng chính những chấp trước của anh ấy lại là nguyên nhân gây ra sự hiểu lầm. Tôi hướng nội và nhận ra điều mà mọi người cho là hiểu chưa đúng đó, thực ra chỉ là nói về cùng một sự việc, nhưng lại trở nên phức tạp bởi có chấp trước ở trong đó. Cuối cùng, rõ ràng là không ai trong số họ nói điều gì sai cả, nhưng người này lại cho rằng ý kiến của người kia không đúng. Hôm đó tôi đọc bài giảng dưới đây và lần đầu tiên ngộ được Pháp lý ở tầng thâm sâu hơn:

“Có nhiều khí công sư cũng bàn về một số tình huống [liên quan] đến ‘thiên mục’; nhưng Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức hiển hiện khác nhau. Người tu luyện đến tầng nào, họ chỉ thấy được cảnh tượng trong tầng đó; chân tướng vượt trên tầng đó [thì] họ không nhìn thấy, cũng không tin; do vậy, họ cho rằng chỉ những gì tự mình nhìn thấy tại tầng này mới là đúng. Khi họ chưa tu luyện đến một tầng cao nào đó, [thì] họ cho rằng những thứ ấy [tại đó] không tồn tại, cũng không thể tin; đây là do tầng [của họ] quyết định; tư tưởng của họ cũng không thể thăng hoa lên trên được. Nên cũng nói, về vấn đề thiên mục của con người, thì có người giảng thế này, có người giảng thế kia; kết quả giảng đến loạn cả lên; rốt cuộc cũng không ai có thể giải thích về [vấn đề thiên mục] cho rõ ràng cả; thật ra, [vấn đề] thiên mục ấy cũng không thể từ tầng thấp mà giảng cho rõ được đâu.” (Vấn đề liên quan đến thiên mục, Chuyển Pháp Luân)

Sau khi ngộ ra, tôi đã rất thận trọng khi đề cập đến vấn đề nào đó với các đồng tu. Tôi cố gắng không làm trầm trọng thêm chấp trước của họ, và cố gắng giúp đỡ họ đúng lúc, và bình tĩnh nói với họ về những điều tôi thấy và thể ngộ của bản thân. Tuy nhiên, mâu thuẫn vẫn khó tránh khỏi. Mặc dù, còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết thấu đáo, nhưng bầu không khí giữa chúng tôi bình hòa hơn. Chúng tôi có thể cùng nhau hướng nội và hòa hợp với nhau hơn.

Tuy nhiên, không khí ngột ngạt trong gia đình tôi kéo dài suốt 5 năm. Cha tôi thường phản đối tôi học Pháp và ngăn cản tôi ra ngoài, kể cả ra ngoài để đi làm. Tôi luôn cho rằng cách làm đó của ông không công bằng và không tôn trọng quyền tự do cá nhân. Còn ông thì lại cho rằng, việc tôi không nghe lời là hành vi thiếu tôn trọng ông. Nguyên nhân là vì tôi không nhận ra mình có tâm tranh đấu ẩn sâu. Tôi ngộ ra bản thân không thật sự hoàn toàn tín Sư tín Pháp, nên mới không thể đồng hóa với Pháp:

“Tôi giảng [Pháp] lý này cho mọi người, [Pháp] lý mà người thường không thể nhận thức ra được: chư vị thấy rằng mình làm gì cũng được, [nhưng] mệnh của chư vị không có [nó]; anh ta làm gì cũng không nên, [nhưng] mệnh của anh ta có [nó], nên anh ta sẽ làm lãnh đạo. Bất kể người thường suy nghĩ thế nào, đó chỉ là cách nghĩ của người thường. Với sinh mệnh trên tầng cao hơn mà xét, rằng sự phát triển của xã hội nhân loại, chẳng qua chỉ là sự phát triển chiểu theo quy luật phát triển đặc định mà thôi; do đó [về việc] người ta trong đời làm gì, họ có thể không an bài cho chư vị chiểu theo bản sự của chư vị. Trong Phật giáo giảng ‘nghiệp lực luân báo’: họ chiểu theo nghiệp lực của chư vị mà an bài cho chư vị; bản sự của chư vị có lớn đến mấy, [nhưng] chư vị không có đức, thì có thể cả đời chư vị chẳng có gì. Chư vị thấy rằng vị kia làm gì cũng không nên, [nhưng] đức của vị ấy lớn, [thì] vị ấy làm đại quan, phát đại tài. Người thường không nhìn thấy điểm này, họ cứ cho rằng bản thân họ cần phải làm chính những gì bản thân cần làm. Do vậy họ một đời tranh đấu ngược xuôi; cái tâm ấy bị tổn thương rất lớn, cảm thấy thật khổ, thật mệt, luôn bất bình trong tâm. Ăn không ngon, ngủ không yên, tâm ý nguội lạnh như tro tàn.” (Tâm tật đố, Chuyển Pháp Luân)

Chia sẻ vấn đề này với một học viên tinh tấn đã giúp tôi nhận thức rõ hơn về việc hướng nội tìm. Cuối cùng tôi cũng nhận ra giữa tôi và cha lại căng thẳng như vậy, là vì tôi muốn phản đối quan niệm sai lầm của ông ấy, muốn ông thay đổi và thể hiện ra mình tài giỏi hơn ông. Những ham muốn này đều là biểu hiện của tâm so sánh, cũng chính là chủ nghĩa bình quân tuyệt đối mà Sư phụ đã giảng. Nó là gốc rễ của tâm tật đố.

“ Tâm tật đố phản ánh tại cõi người thường quả là rất ghê gớm, tại giới tu luyện xưa nay cũng phản ánh khá nổi cộm. Giữa các công phái không chịu phục nhau; ‘công của ông tốt, công của họ tốt’, bàn luận chỗ hay chỗ dở đều có cả; tôi thấy rằng đó đều cùng ở tầng chữa bệnh khoẻ người thôi. Các [công phái] đấu với nhau đại đa số đều là những công loạn bậy do phụ thể mang đến, [họ] cũng không giảng tâm tính.” (Tâm tật đố, Chuyển Pháp Luân)

Sau khi ngộ được điều này, tôi còn gặp một số khảo nghiệm nữa nhưng đều có thể vượt qua vì cuối cùng tôi đã học và hiểu được Pháp Sư phụ giảng. Không khí trong gia đình cũng dần tốt hơn sau 5 năm căng thẳng. Cha tôi lại thể hiện ra những đức tính tốt đẹp vốn có trước đây của ông như rắn rỏi, nghiêm túc, tốt bụng và năng động. Ông không còn tra khảo hay ngăn cản tôi ra khỏi nhà, cũng như không còn cản trở tôi học Pháp, giảng chân tướng và gặp gỡ với các đồng tu nữa. Mẹ tôi còn cùng tôi làm các việc Đại Pháp, thậm chí bà còn đưa ra những lời khuyên giá trị để giảng chân tướng tốt hơn. Họ hoàn toàn hiểu được bản chất thật sự của ĐCSTQ và nói cho mọi người biết về nó.

Tôi còn nhiều kinh nghiệm nữa muốn chia sẻ nhưng xin được để dành cho các bài viết sau. Nếu có điều gì chưa phù hợp với Pháp, rất mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/20/196244.html

Đăng ngày 02-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share