Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Canada

[MINH HUỆ 09-09-2021] Tôi là đệ tử Đại Pháp tu luyện hơn hai mươi năm. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ mà bước đi đến hôm nay. Vô hạn cảm ân Sư tôn từ bi khổ độ. Vì con đường tu luyện của mỗi từng đệ tử Đại Pháp không giống nhau nên tôi viết ra một phần trong hành trình tu luyện của bản thân để chứng thực sự bác đại tinh thâm và siêu thường của Đại Pháp, đốc thúc bản thân tu luyện như thuở đầu, đoái hiện thệ ước.

Phần 1: Sinh mệnh may mắn đến vì Pháp

Trong quá trình trưởng thành thời niên thiếu, đối với ý nghĩa của sinh mệnh và sự bí ẩn của vũ trụ, tôi luôn luôn tràn đầy sự hiếu kỳ và nghi vấn và chờ đợi đến một ngày có thể khám phá ra. Năm 1986, tôi đến Mỹ du học. Sinh sống và làm việc tại Chicago hai mươi mấy năm, tôi cùng chồng tâm đầu ý hợp cùng nhau học trượt tuyết và chèo thuyền. Tôi rất yêu thích du lịch và cảm thấy thích thú đối với việc nghiên cứu các nền văn minh cổ đại trên thế giới. Sau khi bản thân đạt được một số mục tiêu của nhân sinh, chúng tôi dự định sẽ nghỉ hưu sớm để trong cuộc đời còn lại dành ra một nửa thời gian trèo thuyền và một nửa còn lại đi du lịch. Giấc mộng đẹp này đã được thực hiện khi tôi 45 tuổi. Kể từ đó, chúng tôi vân du tứ hải và trải qua cuộc sống không tranh không đấu.

Sau bảy năm trôi qua, năm 1998 chúng tôi quay trở lại Chicago gặp lại bạn bè cũ. Trong khoảng thời gian tụ họp vui vẻ, họ đã giới thiệu Đại Pháp cho chúng tôi, còn vì chúng tôi mà chuẩn bị sách chu đáo. Tôi thật vĩnh viễn cảm tạ họ. Ngày hôm sau, họ đưa chúng tôi đến công viên luyện công và dạy chúng tôi năm bài công pháp. Chuyến đi lần nay thu được quá nhiều lợi ích. Sau khi trở về quần đảo Bahama, chúng tôi có rất nhiều thời gian an tĩnh khi học Pháp trên thuyền. Sau khi tôi đọc xong bài giảng thứ nhất cuốn Chuyển Pháp Luân, những vấn đề vốn ở trong tâm nay đã được giải đáp. Kể từ đó, tôi vui vẻ thuận theo hạnh phúc cao hơn của nhân sinh. Nhưng phần trọng yếu nhất trong tâm – “tín ngưỡng” cuối cùng đã được xác định. Tôi phải tu luyện Đại Pháp. Tôi có Sư phụ rồi. Chồng tôi mặc dù không quan tâm đến tu luyện nhưng nhận thức rằng Đại Pháp là tốt.

Một ngày, khi tôi luyện xong bài động công ở đầu thuyền, một người lái chiếc thuyền nhỏ tiến đến thuyền chúng tôi rồi cười hỏi: “Chị đang luyện gì vậy? Thật quá đẹp!”. Tôi nói rằng mình luyện Pháp Luân Công. Anh ấy hỏi tôi vài vấn đề rồi tặng cho tôi một con tôm hùm lớn mà mình vừa bắt được. Tôi cùng chồng cảm ơn anh ấy và từ chối lịch sự vì chúng tôi không sát sinh. Anh ấy kinh ngạc hỏi: “Lẽ nào các bạn ở biển nhưng lại không câu cá ư?”. “Không, chúng tôi không câu cá”. Anh ấy sững người một lúc rồi nói: “Thật quá hy hữu rồi! Thảo nào con thuyền của các bạn lại tên là ‘Hoa Sen’”. Tôi thầm nghĩ: “Đúng vậy! Thuyền của chúng tôi là một đóa tịnh liên trên mặt nước”.

Nửa năm sau, chúng tôi nghĩ rằng cũng cần đến một thành phố có đồng tu để cùng học Pháp luyện công. Vì vậy vào tháng 4 năm 1999, chúng tôi chọn định cư ở Vancouver, một nơi sơn thủy hữu tình lại có cả học viên Pháp Luân Công và dự tính rằng sẽ luyện công nửa năm, đi du lịch nửa năm.

Không ngờ rằng vào tháng 7 cùng năm đó, Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Đối diện với sự phỉ báng và hoang ngôn phô thiên cái địa, các đệ tử Đại Pháp ở hải ngoại trực tiếp bước trên con đường tu luyện Chính Pháp; bắt đầu dùng các phương tiện truyền thông hướng đến thế nhân giảng rõ chân tướng. Năm đó ở Vancouver không có nhiều học viên nói được tiếng Anh. Tôi thấy rằng Đại Pháp đang gặp nạn, mình nên lưu lại để hộ Pháp. Tại thời điểm đó, kế hoạch đi du lịch Hy Lạp vốn được dự định lúc đầu nay bị hoãn lại. Chồng tôi cảm thấy vô cùng bất mãn. Từ đây, chúng tôi bắt đầu có sự tranh cãi và mẫu thuẫn mà trước nay chưa từng có. Một đời tôi chưa từng kinh qua khổ nạn này nay lại bắt đầu xảy ra.

Bởi vì học Pháp không sâu, biến cố đột nhiên xảy đến, bản thân đối mặt với quan gia đình mà không thể dùng Pháp đối chiếu và nghiêm khắc yêu cầu bản thân đề cao tâm tính. Tôi luôn cường nhẫn nhưng trong tâm lại nghĩ: “Thật sự không thể chịu được một người đã được giáo dục qua trình độ đại học mà lại không tôn trọng tự do tín ngưỡng của tôi”.

Sư phụ giảng:

“Nhẫn ấy, nó là điều rất mạnh mẽ, là vượt khỏi Chân và Thiện. Toàn bộ quá trình tu luyện đều cần phải khiến chư vị nhẫn, giữ tâm tính vững vàng, không thể tuỳ tiện khinh suất”. (Chương III, Pháp Luân Công)

Trong một thời gian dài, tôi mang theo tâm oán hận để nhẫn mà cảm thấy bất bình. Thời gian đó anh chồng cũng bị gãy đầu gối vì ngã xe đạp. Đây là lần đầu tiên trong đời mà tôi chăm người bệnh. Lúc ấy, tôi nhất mực đối chiếu với yêu cầu của Pháp, chân chính đạt được vì anh ấy mà làm các việc. Sau đó, hết thảy đều cải biến. Chồng tôi không còn cản trở tôi kiên tu trên con đường của Đại Pháp. Anh ấy trở tôi đi phát lượng lớn các tờ báo Đại Kỷ Nguyên, tham gia các hoạt động diễu hành và còn đưa nhóm sản xuất của đài truyền hình Tân Đường Nhân ra biển để lấy bối cảnh.

Tu luyện cá nhân của tôi đã kinh qua rất nhiều tình huống được đề cập trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Sư phụ nhiều lần căn dặn trông ngóng đệ tử Đại Pháp tu luyện phù hợp tối đa với xã hội người thường, tu khứ vị tư vị ngã của cựu đặc tính, “tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã”. (Phật tính vô lậu, Tinh tấn yếu chỉ)

Ngày 11 tháng 9 năm 2001: Lần đầu tiên đối diện với lượng lớn người Trung Quốc đáng quý

Vào ngày 11 tháng 9 năm đó, tà ác đột kích vào địa điểm chính trị, kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ. Các máy bay chở khách từ khắp nơi trên thế giới chuyển hướng đến Canada, một số trong đó đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Vancouver. Trung tâm tổ chức sự kiện Thompson ở Richmond cũng tạm thời được đổi thành “trung tâm tiếp nhận khẩn cấp”. Các bên liên quan cử hành khách đến trung tâm để đăng ký, đăng kiểm và sắp xếp chỗ ở.

Ngày hôm đó là thứ ba vào chiều hoàng hôn, một vài đệ tử Đại Pháp đến nơi này để luyện công và hồng Pháp như thường lệ. Khi phát hiện có rất nhiều hành khách từ sân bay chuyển đến, chúng tôi ý thức được rằng đây là cơ hội tốt để hồng Pháp. Tôi cùng một vị đồng tu khác đã chủ động tìm kiếm những nhân sĩ liên quan hỏi xem họ cần giúp đỡ không, gia nhập làm tình nguyện viên và nói thêm rằng chúng tôi tu luyện Pháp Luân Công. Rất nhanh sau đó, nhân viên công tác người Canada cần phiên dịch tiếng Trung nên tôi lập tức bước lên xe buýt cùng anh ấy. Bên trong chật kín người Trung Quốc ở đó. Đầu tiên, tôi biểu đạt sự quan tâm chân thành và cảm thông hướng đến họ và nói: “Tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi rất vui khi có thể phục vụ mọi người tối nay”. Sau đó, tôi bắt đầu nghiêm túc phiên dịch cho họ. Sau khi mọi vấn đề được giải quyết xong. Tôi một lần nữa hướng đến những người Trung Quốc ngồi chật kín trên xe chân thành nói: “Tối nay, chúng ta có thể tương hội trong tình huống đặc thù, gặp nhau cũng là vì duyên phận. Vì vậy, tôi cũng tận dụng cơ hội hiếm có này để nói với các vị một câu chân thật rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo. Hy vọng mọi người có thể liễu giải chân tướng Pháp Luân Công”. Tất cả những người trên xe đều lắng nghe những lời này, nhiều người đã gật đầu tán thưởng và còn vỗ tay nói: “Cảm ơn dì!”.

Bằng cách này, đã có bốn xe ô tô của hành khách Trung Quốc được tiếp đón. Họ bay từ Bắc Kinh qua Thượng Hải để đến Los Angeles. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, những hành khách này ra theo từng đợt để đón xe buýt về khách sạn. Các tình nguyện viên cần có trách nhiệm kiểm tra một chiếc thẻ do mỗi hành khách giữ để đảm bảo rằng họ có thể lên đúng xe. Một vị tiên sinh đã đặc biệt tìm tôi nói: “Những gì bạn vừa nói khi ở trong xe rất dũng cảm. Kỳ thực, chúng tôi đều biết rằng những người tu luyện Pháp Luân Công đều là những người tốt, đều là những người phi thường tốt. Chỉ là chính quyền trong nước đàn áp thảm sát, thật quá khủng khiếp rồi”.

Còn có người sau khi ngồi trên xe, hai tay hợp thập rồi gõ vào cửa kính xe. Nhiều người đều đứng lên cười và vẫy tay với chúng tôi. Tôi hy vọng họ có thể nhớ cuộc gặp gỡ với các đệ tử Đại Pháp tối nay và nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo để tự sắp đặt vị trí tốt đẹp cho sinh mệnh của mình.

Ngày 18 tháng 5 năm 2003: Khắc ghi Sư ân

Tôi là một học viên bình thường ở Vancouver. Năm 2002, tôi may mắn được gặp Sư phụ. Tôi đã không ngần ngại mời Sư phụ đến Vancouver để giảng Pháp với sự tôn kính và tâm chân thành nhất. Sư phụ từ bi nói với tôi rằng: “Chư vị về hãy nói với họ, sau khi chư vị mở Pháp hội tôi nhất định đến”. Tôi truyền đạt lời của Sư phụ không sai một từ nào nói với người phụ trách của Phật học hội địa phương, toàn thể đồng tu đều vô cùng phấn chấn, vì đại nguyện mà cộng đồng nỗ lực. Ngày 18 tháng 5 năm 2003 thành công chiêu mở Pháp hội. Sư phụ đích thân đến Trung tâm Hội nghị Quốc tế Westin Bayshore, Vancouver và Ngài đã giảng Pháp trong hơn một giờ cho những học viên tham gia Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 2003 tại Canada. Hơn 1.500 học viên từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia lần Pháp hội lớn này.

Tôi vốn nghĩ rằng sau Pháp hội mình sẽ đi chào Sư phụ nhưng đáng tiếc tôi là người chủ trì nên cần ở lại cùng mọi người phát chính niệm và không thể rời đi. Sau khi biết được Sư phụ đã rời đi, tôi cảm thấy vô cùng hối tiếc và day dứt. Nhưng may mắn thay, vài tháng sau tôi theo đồng tu làm một số việc lặt vặt. Khi xe rẽ vào một khúc cua và đang đi trên một con đường nhỏ, một chiếc xe nhỏ phía trước đột nhiên dừng lại và Sư phụ bước ra khỏi xe! Chúng tôi kinh hỷ dõi theo và kêu lớn. Vui mừng khôn xiết, cuối cùng tôi đã đạt được tâm nguyện của mình: thay mặt cho tất cả các đệ tử Đại Pháp ở Vancouver, tôi cúi đầu lạy tạ Sư phụ thật sâu ba lần: Cảm tạ Sư tôn đã đích thân đến Vancouver giảng Pháp! Sư phụ từ bi mỉm cười nhìn tôi. Cảnh tượng ấy đệ tử minh khắc trong tâm, vĩnh thế không quên!

Ngày 16 đến ngày 17 tháng 9 năm 2005 khi Hồ Cẩm Đào, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến Vancouver, các học viên Pháp Luân Công lại kêu gọi chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.

Chiều 16 tháng 9, lãnh đạo ĐCSTQ đã đến Vancouver làm điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm Bắc Mỹ. Các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện xung quanh khách sạn Westin nơi họ ở để ngăn chặn cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Vì khách sạn Westin nằm ngay cạnh Bến cảng Coal, đối diện với câu lạc bộ du thuyền mà thuyền của chúng tôi hay đậu nên tôi rất quen thuộc với bến cảng đó. Vì để tăng lực độ cho thỉnh nguyện ôn hòa, tôi quyết định tự mình thuê một chiếc du thuyền dài 50 feet, chiếc thuyền phải đủ lớn để có thể nhìn rõ biểu ngữ của chúng tôi và nó phải đủ nhỏ để có thể tự do đi lại trong một bến cảng nhỏ. Người thuyền trưởng đã đàm phán trước đó gặp phải áp lực nên đã hủy hợp đồng vài ngày trước khi khởi hành. Các đồng tu ngay lập tức tìm một công ty vận chuyển khác trên mạng, mặc dù nó ở rất xa trên đảo Granville, nhưng nó đã không thụ nhận can nhiễu của ĐCSTQ. Tôi chọn một chiếc thuyền rồi giảng rõ chân tướng cho người quản lý và yêu cầu anh ta thuê một thuyền trưởng tốt cho tôi. Toàn thể các đồng tu đều rất bận rộn, nhưng tôi lại cần một vị đồng hành cùng tôi giương biểu ngữ. Yêu cầu thẳng thắn của tôi là một nam học viên trẻ tuổi người Tây phương. Bởi vì tôi cần để thế nhân thấy được rằng Pháp Luân Đại Pháp là cao đức Đại Pháp đối với toàn thể người dân trên thế giới, không phân biệt nam nữ hay nhân chủng.

Cảm tạ tấm biểu ngữ do các đồng tu đã chế tác. Nó được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung với dòng chữ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và được treo trên thuyền từ sáng sớm. Sau khi chồng tôi đưa tôi cùng các đồng tu lên tàu, chúng tôi cẩn thận cố định các biểu ngữ sát thành tàu và thắt chặt từng nút một. Kinh qua hai ngày cưỡi gió rẽ sóng, tốc độ không đổi mà không bị lật hay lỏng lẻo! Tôi nhớ rõ vẻ mặt của chồng tôi lúc vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi ở bến tàu. Đây là lần đầu tiên anh ấy khởi hành một mình trên con tàu khác để thực hiện sứ mệnh cứu người. Đó chắc hẳn là cảm xúc lẫn lộn và một chút lo lắng. Thật không dễ dàng gì cho người nhà của đệ tử Đại Pháp!

Người thuyền trường được thuê là người Jamaica. Trước đó, tôi đã từng đến đấy du lịch nên sau khi trò chuyện liền cảm thấy rất thân thiết. Sau khi tiến vào cầu Sư Môn gần cảng, tôi nhắc anh ấy cần tuân thủ 200% quy tắc của bến cảng, để cộng đồng chúng tôi cùng nhau hoàn thành sứ mệnh. Đưa mắt nhìn xung quanh, bến cảng mà tôi vốn rất quen thuộc nay quả thực trở nên khác hẳn. Trên ban công mỗi tầng của khách sạn đều có một người mặc thường phục đứng ở đấy. Phòng tổng thống trên tầng cao nhất khẳng định có thể thấy rõ ràng con tàu của chúng tôi đang đi quanh đó qua ô cửa sổ hoặc cửa kính. Tôi cùng đồng tu Tây phương kéo căng tấm biểu ngữ lớn có ghi bằng tiếng Trung và tiếng Anh với dòng chữ: “Hồ Cẩm Đào: Thời gian mà Thần và nhân dân cấp cho ông là hữu hạn”.

Bờ biển chật kín người, trong đó có cả những người gây náo loạn; so với thỉnh nguyện ôn hòa của các đệ tử Đại Pháp thì tương phản đối lập rõ rệt. Các tàu thuyền trên mặt nước cũng rất náo nhiệt. Lúc này tôi nhìn thấy các tàu tuần tra trên mặt nước vùng biển BC đang tiến đến, từ xa đến gần. Đứng trên đó là những cảnh sát biển mặc quân phục màu trắng. Tim tôi vẫn thắt lại, vì nhiệm vụ của họ là đảm bảo an toàn cho bến cảng hoặc vùng biển nên chỉ cần nghi ngờ, họ có thể nhảy lên bất cứ con tàu nào để tra xét. Tôi giữ vững nụ cười, thắt chặt biểu ngữ, trong tâm nói với bản thân rằng: “Điều mình đang làm là ngay chính nhất”. Chỉ nhìn thấy những con thuyền lớn đang chầm chậm đi qua. Những người cảnh sát giơ ngón tay cái và tiếng vỗ tay vang lên bốn phương tám hướng từ thuyền của họ. Quả thật là một trải nghiệm khó quên! Chúng ta thật may mắn biết bao khi được là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp!

Chuyến đi kéo dài hai ngày đã kết thúc! Chúng tôi trở về an toàn chạng vạng ngày 17, và chúng tôi đến trạm xăng chỉ để đổ xăng trước khi bàn giao tàu. Không ngờ rằng lại có sự tình phát sinh: hai thùng nhiên liệu lớn của động cơ đã được lấp đầy, căn bản là không đổ thêm được nữa. Nếu tiếp thêm nhiên liệu thì sẽ khiến nước tràn vào. Chúng tôi sẽ phải chịu một khoản tiền phạt nếu làm ô nhiễm bến cảng! Thuyền trưởng đã phải dừng lại và kích động nói: “Đây chính là kỳ tích!”. Anh ấy sẽ làm chứng và nói với bạn bè cùng thân hữu ở Jamaica về điều kỳ diệu đã diễn ra tối nay. Tổng cộng chưa đến 30 đô la cho hóa đơn xăng sau hai ngày chèo thuyền trên du thuyền!

Quả nhiên là công ty cho thuê tàu thuyền chưa từng trải qua sự việc như vậy nên nhận định rằng có vấn đề. Họ cần quan sát ba ngày rồi kiểm tra xác thực ổn rồi mới hoàn thành thủ tục bàn giao tàu. Ba ngày sau, tôi cùng chồng đến trước. Quả nhiên là chẳng có gì bất trắc. Lúc kết toán, người quản lý kêu thán: “Đây quả là kỳ tích!”. Chồng tôi nói với anh ta: “Kinh Thánh ghi lại rằng Chúa Jesu triển hiện Thần tích ở trên biển. Hôm nay bạn đã chứng kiến được thần tích của Pháp Luân Công. Những người tu luyện như họ khi lái thuyền không cần tra dầu”.

Càng không nghĩ đến rằng vào ngày hôm sau, tôi nhận được một báo cáo từ Reuters về con tàu của chúng tôi vào ngày 16 tháng 9 do các đồng tu từ phương Tây gửi đến cùng với hình ảnh và thông tin về biểu ngữ của con tàu. Các đồng tu viết: “Chà, ngay cả Reuters cũng đã giúp chuyển tải thông điệp của chúng ta!”. Một lần nữa lại thấy được rằng đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể. Cơ điểm làm bất kể việc Đại Pháp nào cũng cần ngay chính, cần “vị tha”, “tố nhi bất cầu” (Đạo Trung) (Tạm dịch: “Làm [các việc] mà chẳng mong cầu”), “vô cầu nhi tự đắc” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996]), “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ”. (Chuyển Pháp Luân)

Phần hai: Tứ hải vân du – Cứu độ người hữu duyên

Năm 2004: Chuyến đi đến Ai Cập

Sau khi đi du lịch Trung Quốc, đất nước có nền văn minh cổ đại mà tôi muốn đến thăm nhất là Ai Cập. Trước chuyến đi, các đồng tu đã chuẩn bị cho tôi một số tấm biểu ngữ nhẹ dễ mang theo để hồng Pháp và nhiều tài liệu Đại Pháp bằng tiếng Anh. Chúng tôi đã có quá nhiều hồi ức trân quý trong hành trình hơn hai tháng này.

Một lần, ở Kim Tự Tháp, tôi đã nói chuyện với một nhóm học sinh trung học người Ai Cập trong lớp tiếng Anh và giáo viên của họ về chân tướng Đại Pháp và tặng họ các tờ tài liệu. Họ muốn chụp ảnh cùng tôi. Chồng tôi đã chụp ảnh chúng tôi với tấm biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” mà họ giương cao.

Lần khác, chúng tôi bắt xe đến một danh lam thắng cảnh này. Bởi vì chưa có kinh nghiệm nên chúng tôi đã lên nhầm xe. Toàn xe chỉ có nam và mình tôi là nữ. Một người Ai Cập nhường chỗ cho tôi và hỏi dòng chữ “Pháp Luân Công” trên áo của tôi nghĩa là gì. Chúng tôi bắt đầu trò chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Tôi đã đưa cho anh ấy tờ tài liệu. “Thật là kinh khủng”, sau khi đọc xong, anh ấy đã nói với mọi người điều này bằng tiếng Ả rập. Những người ở đó đều chạy đến xin tôi tờ chân tướng. Có người còn nói: “Con trai tôi có máy tính, có thể giúp tôi tra cứu xem”. Tôi vừa cao hứng vừa cảm động. Chồng tôi cũng thay tôi phát tài liệu.

Lại có một lần, chúng tôi bắt xe buýt. Sau khi thấy một cái ghế trống, tôi bước đến đó ngồi. Ngồi đối diện là một người phụ nữ đeo khăn che mặt Ai Cập. Cô ấy đột nhiên dùng tiếng Trung chuẩn xác và chỉ vào dòng chữ trên chiếc áo phông tôi mặc và hỏi: “Đây là gì vậy?”. Và chúng tôi bắt đầu cuộc trò chuyện. Khi đến lúc xuống xe cô ấy nói: “Tôi chưa muốn xuống xe trước, muốn nói chuyện với chị một lúc. Tôi sẽ đợi chị xuống xe cùng”. Cuối cùng, lúc nói lời tạm biệt trên sân ga, cô ấy nói: “Thật là cao hứng khi tìm hiểu về Pháp Luân Công. Tôi là phiên dịch viên tiếng Trung ở phủ tổng thống. Tôi sẽ giao lưu với nhiều người hơn về chân tướng Pháp Luân Công. Cảm ơn chị!”. Hết thảy đều là Sư phụ an bài!

2006: Peru, Nam Mỹ

Vì quan tâm đến nền văn minh Inca, chúng tôi đặc biệt đến thăm Peru khi du lịch đến Nam Mỹ. Trước chuyến đi, tôi đã liên hệ với người phụ trách học hội Đại Pháp địa phương để tham gia vào các hoạt động hồng Pháp của họ ở thủ đô Lima.

Năm đó, ở địa phương chỉ có một vị đồng tu người Trung Quốc(người phụ trách). Mọi người đều rất tò mò và cao hứng khi nhìn thấy khuôn mặt người Trung Quốc như tôi. Khi chúng tôi đứng hồng Pháp tại bến xe buýt chính, một vị đồng tu người Peru vui vẻ chạy đến nói: “Thật là cao hứng khi có người Trung Quốc ký tên vào đơn thỉnh nguyện”. Kết quả khi nhìn thì thấy rằng đó là chữ ký của chồng tôi. Anh ấy đang đợi tôi ở công viên nhỏ bên cạnh. Mọi người đều cười rất vui vẻ. Buổi tối, sau khi chồng tôi đưa tôi đến nhóm học Pháp của họ liền về khách sạn nghỉ ngơi.

Đây là thật là một buổi gặp mặt tụ hợp khó quên. Đó là tại nhà của một đồng tu. Đầu tiên, mọi người vào phòng khách hợp thập trước Pháp tượng của Sư phụ. Sau đó, họ cùng nhau học Pháp bằng tiếng Tây Ban Nha, còn tôi thì đọc thầm. Lúc giao lưu chia sẻ tâm đắc mà gặp mâu thuẫn, tất cả các đồng tu dùng tiếng Trung niệm: “Hướng nội tìm” ba lần. Lúc kết thúc, mọi người ôm nhau tạm biệt. Oa, thật là quá dễ thương! Như thế này, giữa các đồng tu với nhau vẫn còn vấn đề không cách nào có thể giải quyết sao?!

2007: Đi thuyền trên vùng biển BC(British Columbia)

Vùng biển BC là vùng biển cấp thế giới. Sau khi lái thuyền từ Florida trở lại Vancouver, chúng tôi đi thuyền đến các hòn đảo xung quanh vào mỗi mùa hè. Rất nhiều hòn đảo đều không thể đi đến bằng xe cơ giới. Mỗi lần đến nơi nào đó, chúng tôi đều sẽ đi đến thư viện địa phương và truyền rộng tài liệu Đại Pháp ở đó. Chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội để gặp những người lái thuyền đến từ nhiều nơi trên thế giới, các chuyên gia cùng nhau gặp gỡ. Trong cuộc tụ hội tự nhiên sẽ có sự giao lưu về chân tướng và sự mỹ hảo của Đại Pháp.

Một lần, chúng tôi chèo thuyền trong một công viên hải dương xinh đẹp. Sau khi lái thuyền một vòng quanh đó thì nhìn thấy một chiếc du thuyền trứ danh mà bình thường khó bắt gặp, tương đối kinh diễm. Sau bữa tối, chúng tôi đọc sách trên thuyền. Một chiếc thuyền nhỏ từ từ đến bên cạnh thuyền của chúng tôi. Hóa ra, họ là chủ của con thuyền nổi tiếng Swan đến từ Toronto. Hai vợ chồng họ khi gặp chúng tôi thì đặc biệt thân thiết vì chiếc thuyền họ lái trước đây giống với thuyền của chúng tôi, thậm chí là cùng một màu. Khi biết tôi là đệ tử Đại Pháp, vị tiên sinh đó đã nói với tôi rằng họ vô cùng ủng hộ một số tổ chức nhân quyền lớn. Tôi lập tức lấy từ trong cabin một bộ tư liệu hoàn chỉnh về Đại Pháp đưa cho họ và khuyên họ đọc kỹ hơn. Lúc tạm biệt hai bên nói lời chúc phúc. Vị tiên sinh nói: “Đây thật đúng là tụ thuyền gặp bằng hữu”. Tôi nói: “Pháp thân của Sư phụ sẽ luôn dẫn người hữu duyên đến trước mặt đệ tử Đại Pháp. Tôi cũng đặc biệt cảm ơn anh đã luôn ủng hộ việc chúng tôi giảng chân tướng”.

Lời kết

Bởi vì liên quan đến tình hình dịch bệnh nên vào tháng 3 năm 2020 các buổi diễn xuất của Thần Vận bị hủy bỏ. Kế hoạch mỗi năm đi du lịch hai lần cùng chồng tôi không thể thực hiện. Mẹ tôi năm nay 99 tuổi nhưng tôi cũng không thể về Đài Loan để thăm được. Công việc giảng chân tướng bằng máy tính tại nhà có chút lực bất tòng tâm. Tôi phát hiện bản thân mình đang dần giải đãi rồi, giống như ngủ đông vậy… Cảm tạ sự giúp đỡ và động viên của các đồng tu, tôi mới cẩn trọng cầm bút lên, quay đầu nhìn lại quá trình tu luyện của bản thân và đốc thúc bản thân tìm lại tâm thái như thuở đầu.

Tu luyện là nghiêm túc. Tu luyện còn phải dựa vào tự bản thân! Hiện tại lịch sử nhân loại đang đến thời khắc tối quan trọng. Vì để nhiều chúng sinh được đắc cứu, Sư phụ đang kéo dài thời gian để giúp đệ tử Đại Pháp tu luyện và cứu người!

Sư phụ giảng:

“Một sinh mệnh từ lịch sử mà bước đi tới hôm nay, chư vị là vì điều gì? Chính là vì một chớp mắt này thôi. Trong dòng sông dài lịch sử, đoạn thời gian này chính là như một cái nháy mắt. Đừng tiêu cực thế, hãy phấn chấn lên. Chư vị là người tu luyện. Chúng sinh đang chờ đợi chư vị cứu độ!” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Khấu bái Sư tôn! Cảm tạ đồng tu!

Nếu có chỗ nào không nằm trong Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/9/430610.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/3/196007.html

Đăng ngày 24-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share