Bài viết của Thanh Liên, học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 13-09-2021] Nghiệp là một chủ đề quan trọng đối với học viên. Nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể can nhiễu việc tu luyện của chúng ta. Trên thực tế, tu luyện là quá trình tiêu trừ nghiệp. Chúng ta nên hiểu nghiệp là gì và không để bị nó gây ảnh hưởng, khi ấy chúng ta mới có thể sử dụng quá trình loại bỏ nó để đề cao bản thân.

Sinh

Sư phụ giảng:

“Vì những điều bất hảo con người đã làm từ đời này qua đời khác, mà tạo thành tai nạn cho người ta, tạo thành trở lực nghiệp lực cho người tu luyện; do đó có tồn tại sinh lão bệnh tử. Đó là những nghiệp lực thông thường.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Sinh, lão, bệnh, tử là biểu hiện của nghiệp mà con người phải trải qua. Đối với những người không tu luyện, chúng là các giai đoạn xác định vòng đời của một người. Tuy nhiên, người tu luyện cần dùng các nguyên lý cao tầng để nhận thức. Đối với chúng ta, mục đích thực sự của con người không phải là tìm kiếm hạnh phúc. Ngược lại, chúng ta nên không ngừng buông bỏ các chấp trước của con người và phản bổn quy chân.

Lão và bệnh

Sư phụ sử dụng lão và bệnh để loại bỏ nghiệp cho chúng ta, khảo nghiệm xem chúng ta có thật sự tín Sư tín Pháp hay không, và liệu chúng ta có thể đề cao trong những khổ nạn hay không. Một số học viên lớn tuổi chấp nhận giả tướng về tuổi già, và tự nói với bản thân rằng: “Bây giờ tôi già rồi nên tôi không thể làm được nhiều như cách đây vài năm.” Các học viên nên chiểu theo các tiêu chuẩn cao hơn và nhận ra rằng lão và bệnh chỉ là phản ánh của nghiệp lực để tạo nên giả ngã, nó không phải là chân ngã của chúng ta. Trong quá trình tu luyện, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tiêu trừ các giả ngã và quay trở về với chân ngã của mình.

Chúng ta có thể thắc mắc tại sao một số học viên lại bị bệnh hiểm nghèo trong một thời gian dài. Một học viên lớn tuổi ở địa phương tôi đã bị bệnh một thời gian. Tình trạng này đã can nhiễu việc giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp của bà. Bà đã lo lắng và muốn chính lại tình trạng của bản thân. Bà đã hướng nội nhưng không thể tìm ra được nguyên nhân. Các học viên khác đưa ra vài lời đề nghị, nhưng bà không lắng nghe sau nhiều lần nhận được lời khuyên hướng nội. Xem xét trường hợp của bà và các tình huống của học viên khác ở địa phương, tôi tin rằng một số học viên có thể đã ở một tầng thứ nào đó quá lâu và chỉ tuân theo tiêu chuẩn ở tầng thứ đó. Khi chúng ta tu luyện, chúng ta nên tiếp tục nâng cao thể ngộ của mình về Pháp và đề cao để xứng với các tiêu chuẩn cao hơn.

Sư phụ giảng:

“Trong một năm vừa qua, nghiệp lực của tự thân học viên, nhận thức về Pháp chưa đầy đủ, trong nạn chưa vứt bỏ được chấp trước, khi vượt quan thống khổ chưa thể dùng chính niệm để đối đãi, v.v. đều là những nguyên nhân chủ yếu làm tà ác gia tăng bức hại, cũng là cái cớ cơ bản mà tà ác mượn lấy mà phá hoại Đại Pháp.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Chúng ta phải học Pháp tinh tấn và có nhận thức Pháp tốt để chúng ta có thể phân biệt rõ mối quan hệ giữa tu luyện cá nhân và tu luyện thời Chính Pháp. Hơn nữa, chúng ta nên hướng nội để loại bỏ các chấp trước và giải quyết trọng bệnh.

Tử

Để trả nghiệp, một số người tu luyện có thể gặp phải các tình huống nguy hiểm, nhưng bất kể điều gì xảy ra họ đều được Sư phụ bảo hộ.

Sư phụ giảng:

“Kỳ thực chư vị đừng tưởng đụng một cái chư vị chả sao cả; nhưng [thực tế] chư vị đã quả thật chết đi một chư vị, là cái chư vị cấu thành từ nghiệp lực. Hơn nữa trên thân thể có các tư tưởng cấu thành từ nghiệp lực bất hảo, có [các] tâm, có tứ chi, đã đụng chết rồi, thế nhưng nó toàn do nghiệp lực cấu thành. Chúng tôi đã làm cho chư vị một chuyện tốt lớn nhường ấy, đã trừ bỏ nghiệp lực lớn đến thế, dùng nó để đền mạng; không ai làm chuyện này đâu. Chính vì chư vị có thể tu luyện, chúng tôi mới làm như vậy; đợi khi chư vị biết được, chư vị cũng không có cách nào cảm ơn tôi.” (Giảng Pháp tại buổi toạ đàm ở New York, Giảng Pháp Tại Pháp Hội Mỹ Quốc [1997])

Can nhiễu và bức hại

Can nhiễu và bức hại của cựu thế lực có thể gây rắc rối cho chúng ta. Nếu đúng như vậy, chúng ta không nên chỉ chịu đựng những rắc rối. Chúng ta chỉ tuân theo an bài của Sư phụ chứ không phải của ai khác.

Sư phụ giảng:

“Người tu luyện dù sao cũng không phải là người thường, phía bản tính lẽ nào không Chính Pháp?” (Nói về Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Đừng tạo thêm nghiệp cho bản thân

Các học viên có thể tạo thêm nghiệp mới khi chúng ta không thể chiểu theo Pháp để nhanh chóng sửa chữa những thiếu sót của mình. Tạo nghiệp có thể làm gia tăng khó khăn trong tu luyện của chúng ta và ngăn cản chúng ta đề cao và đồng hoá với Pháp. Ví dụ như, khi một số học viên thảo luận, tôi chú ý thấy họ nói chuyện về những thiếu sót của những học viên khác và thậm chí còn đề cập đến tên của những người này.

Sư phụ giảng:

“Ngoại trừ Sư phụ ra, sẽ không để bất kỳ sinh mệnh nào biết được tình huống chân thực của đệ tử Đại Pháp, là vì điều ấy trực tiếp liên quan đến độ thuần khiết của vũ trụ mới.” (Lại một gậy cảnh tỉnh)

Nếu ý kiến tiêu cực của họ về các học viên khác là sai, thì chẳng phải họ đang tạo nghiệp sao? Nếu những lời nhận xét khiến cho học viên này bị các học viên khác bài xích, thì hành động sai kia có thể tạo ra một lượng nghiệp lực rất lớn. Các học viên đều là đệ tử của Sư phụ; họ có thể là Phật, Đạo hoặc Thần trong tương lai. Thật đáng sợ khi nghĩ về việc các học viên có thể tạo ra bao nhiêu nghiệp lực cho chính mình!

Các học viên nên quan sát từng tư từng niệm của bản thân, tinh tấn học Pháp và hoàn toàn đồng hóa với Pháp. Chúng ta hãy tập trung vào việc tiêu trừ tất cả nghiệp lực của mình để có thể cùng Sư phụ trở về ngôi nhà thực sự của bản thân.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/13/426279.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/26/196326.html

Đăng ngày 20-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share