Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-09-2021] Bài viết “Khi đồng tu ngừng cung cấp tài liệu giảng chân tướng cho chúng tôi” chia sẻ rằng do nhu cầu về tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp ngày càng tăng, học viên H đã tiếp quản hạng mục sản xuất tài liệu, nhưng sau một thời gian lại ngừng cung cấp tài liệu mà không đưa ra lời giải thích nào.

Tác giả của bài viết nói với các học viên khác: “Tôi nghĩ H ngừng sản xuất tài liệu giảng chân tướng có lẽ bởi cô ấy không muốn tiếp tục làm công việc có thể cản trở các học viên khác đi tốt trên con đường tu luyện của họ. Việc tu luyện cần phải chủ động, và chúng ta không nên dựa vào người khác hay thực hiện sứ mệnh cứu người của mình một cách bị động.”

Tác giả còn nói: “Thực ra, nhiều đồng tu có máy tính, và đều biết cách truy cập trang web Minh Huệ. Có người có đủ điều kiện làm tài liệu giảng chân tướng, nhưng họ viện mọi lý do để không làm.”

Tôi rất cảm động trước sự từ bi của tác giả khi không bình luận tiêu cực về học viên H, mà cố gắng hiểu cô ấy một cách thiện chí. Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến việc nhiều học viên “có đủ điều kiện để làm tài liệu giảng chân tướng, nhưng họ viện mọi lý do để không làm”.

Điều này cũng không có gì lạ khi quan sát các học viên trong khu vực chúng tôi, qua đây tôi cũng muốn chia sẻ một số ví dụ và thể ngộ của bản thân về vấn đề này.

Làm việc: Lấy mất cơ hội để học viên khác bước đi trên con đường của chính họ

Một đồng tu điều hành một điểm sản xuất tài liệu lớn mắc phải một số nghiệp bệnh, và học viên khác đã chia sẻ suy nghĩ của họ về vấn đề này với anh: “Chúng tôi đã cung cấp cho anh kinh phí sản xuất tài liệu thông tin Đại Pháp, nhưng anh lại đưa tài liệu cho các học viên khác trước. Anh hãy hướng nội thử xem đây có phải là nguyên nhân [của nghiệp bệnh] không?”

Thực ra, học viên này đã vận hành và duy trì cả một địa điểm sản xuất tài liệu lớn, sản xuất đủ loại tài liệu giảng chân tướng. Anh ấy hiếm khi học Pháp và có rất ít thời gian cho tu luyện, mà chủ yếu dành thời gian cho việc sản xuất tài liệu. Anh suy nghĩ rất đơn giản rằng các học viên ở miền núi phần lớn là học viên cao tuổi, nên muốn ưu tiên chuyển tài liệu cho họ trước. Sau khi lắng nghe ý kiến ​​của các học viên khác, anh đã dành thêm thời gian để sản xuất tài liệu phục vụ tại địa phương.

Có rất nhiều học viên trong khu vực có đủ điều kiện làm tài liệu giảng chân tướng, nhưng họ lại không làm, thay vào đó họ phụ thuộc vào học viên này trong nhiều năm. Đồng thời, học viên này cũng vì lo ngại về vấn đề an toàn của các học viên khác tham gia sản xuất tài liệu, nên anh luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các học viên và tự mình sản xuất tài liệu hơn chục năm qua.

Việc các học viên khác dựa dẫm vào anh và lo ngại về vấn đề an toàn, khiến anh phải gánh vác toàn bộ trách nhiệm của các học viên trong một thời gian dài. Sau đó, anh nhận ra không nên lấy mất cơ hội để các học viên khác tự đi trên con đường tu luyện của họ. Anh cũng nhận ra bản thân có chấp trước làm việc. Anh đã lên kế hoạch cho các đồng tu nhận việc sản xuất tài liệu, như hoa nở khắp nơi.

Không may thay, anh bị cảnh sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giữ. Họ đột nhập vào điểm sản xuất tài liệu, lục soát và tịch thu nhiều máy móc và tài liệu. Sau đó, anh ta bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức, điểm sản xuất tài liệu lớn duy trì hơn một thập kỷ qua đã bị phá hủy.

Tôi không biết học viên đã gây áp lực với anh có nhận ra rằng họ đã không đối chiếu với Pháp. Điều họ làm có thể đẩy học viên này đi xa hơn trong việc sản xuất tài liệu và lấy mất cơ hội tu luyện của các học viên khác. Và liệu những học viên đã dựa dẫm vào học viên này bao năm qua đã bao giờ thực sự nghĩ cho người khác trước và suy nghĩ thế nào mới là giúp học viên này tốt nhất?

Đó là vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân và chủ động đóng góp bằng khả năng của mình, thay vì bị động dựa vào đồng tu khác. Học viên này tuy phải trải qua khổ nạn nhưng cũng có thể xem đây là cơ hội hướng nội. Nó giúp anh tìm ra những chấp trước ẩn dưới danh nghĩa “làm việc” trong một thời gian dài, và nhận ra tác hại của việc lấy đi cơ hội để các học viên khác tự đi trên con đường tu luyện của chính họ.

Làm việc thứ ba thay cho tu luyện

Một học viên kỹ thuật có tiếng tốt trong các đồng tu đã qua đời. Anh ấy nhiệt tình và chủ động. Học viên nào cũng muốn nhờ anh giúp đỡ. Có người thậm chí còn đề nghị chở anh đến chỗ các học viên khác để giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Bất kể giờ trưa hay tối, chỉ cần các học viên khác có yêu cầu, anh đều lập tức đáp ứng. Anh không bao giờ ở lại chỗ các học viên ăn trưa hay ăn tối sau khi xong việc. Các học viên địa phương chủ yếu dựa vào học viên này để sửa chữa máy móc, kể cả trong thời gian anh mắc nghiệp bệnh nặng.

Nghĩ lại, nếu các đồng tu có thể chủ động tìm cách tự sửa chữa máy móc, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào học viên này thì sẽ giảm bớt áp lực cho anh và anh sẽ có nhiều thời gian hơn để học Pháp, cũng tránh khiến anh coi thực tu là làm việc thứ ba, vì thế mà lơ là việc học Pháp và tu luyện tâm tính, đến mức phải lìa đời. Thật đáng tiếc.

Ban đầu là ý tốt nhưng đến giờ có thể khởi tác dụng khác

Một học viên ở điểm sản xuất tài liệu địa phương, nhiều năm qua, đã lấy vật tư từ một điểm sản xuất tài liệu khác. Việc này bắt đầu khi điểm sản xuất tài liệu khác đề nghị mua và thanh toán vật tư cho điểm sản xuất tài liệu này. Quanh điểm sản xuất tài liệu này có rất nhiều học viên, gồm cả các học viên trẻ tuổi. Tuy nhiên, do lâu nay có thói quen ỷ lại vào điểm sản xuất khác nên không ai chủ động mua vật tư để in. Mọi người thường viện lý do rằng các học viên ở điểm sản xuất khác có ô tô và đằng nào họ cũng cần phải đi mua vật tư.

Tuy nhiên, mọi cái cớ chỉ là vì lý do bên ngoài. Tu luyện yêu cầu chúng ta phải hướng nội. Một lý do căn bản là các học viên tại điểm sản xuất tài liệu này đã không chủ động từ bỏ tâm sợ hãi. Các đồng tu ở điểm sản xuất khác, ban đầu, tuy có thiện chí, nhưng trong tiến trình đề cao và yêu cầu ở mỗi tầng tu luyện, ban đầu là ý tốt nhưng đến giờ có thể lại khởi tác dụng khác.

Bỏ qua lời khuyên vì quan niệm người thường

Một học viên quanh năm luôn ở tuyến đầu trong việc giảng chân tướng cho công chúng. Anh đã thuyết phục rất nhiều người thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Anh rất nhiệt tình và làm việc nhanh nhẹn.

Sau đó, anh đảm nhận hạng mục in tài liệu. Máy in thường xuyên bị trục trặc, phải sửa chữa nhiều lần nhưng cũng không xử lý được triệt để. Học viên kỹ thuật nói với anh rằng ngay cả máy in mới cũng cần phải tắt nguồn nghỉ ngơi sau một thời gian hoạt động liên tục. Tuy nhiên, anh vẫn cứ hỏi xem có cách nào chữa triệt để cho nó. Anh nói sẽ không tham gia việc in tài liệu nếu máy in không sửa được, anh yêu cầu máy in phải làm việc được liên tục.

Tác phong nhanh nhẹn giúp anh hoàn thành công việc trong thời gian ngắn. Nhưng anh không làm theo hướng dẫn về việc định kỳ tắt máy in. Các học viên khác vì tâm sợ hãi mà không dám tham gia việc in tài liệu, cho dù có thời gian. Mọi người chỉ muốn lấy tài liệu từ học viên này. Không ai cố gắng giải quyết vấn đề từ căn bản.

Sau đó, máy in liên tục bị trục trặc nên không sản xuất được đủ tài liệu giảng chân tướng. Học viên kỹ thuật liên tục được gọi đến sửa, lãng phí rất nhiều thời gian và sức lực. Anh ấy vẫn không thể thuyết phục được học viên này sử dụng máy in cho đúng. Học viên này về sau đã gặp phải khổ nạn lớn về tài chính vì tính nóng vội của mình. Nhiều học viên dựa vào học viên này để có tài liệu giảng chân tướng, còn học viên này lại dựa vào học viên kỹ thuật để sửa máy in. Nếu các học viên chỉ biết phụ thuộc vào nhau mà không chủ động tu luyện tâm tính và chia sẻ trách nhiệm, thì cuối cùng mọi người đều trở nên bị động.

Hãy để các đồng tu đi trên con đường tu luyện của họ

Không có điều gì ngẫu nhiên trong tu luyện Đại Pháp. Tất cả những vấn đề mà học viên gặp phải đều là tự họ tạo ra. Những bức hại và khổ nạn xảy ra với các học viên nói trên không phải do các học viên khác trực tiếp gây ra. Tuy nhiên, các học viên xung quanh lại không chiểu theo Pháp mà chân chính giúp đỡ họ, mà còn đẩy họ dấn sâu hơn vào chấp trước làm việc. Đó chính là chúng ta đã đẩy họ đến chỗ gặp khổ nạn.

Chúng ta cần phải bình tâm lại mà hướng nội và suy xét xem liệu chúng ta đã thực sự nghĩ đến các học viên khác trước chưa, đã chiểu theo Pháp chưa, và liệu chúng ta có đang ôm giữ tâm sợ hãi nào bị che giấu bởi chấp trước vào làm việc thứ ba. Nó khiến chúng ta thúc giục đồng tu, và ỷ lại nhiều vào họ.

Tôi không có ý phủ nhận những gì các đồng tu đã làm cho Đại Pháp. Rất nhiều học viên đã chủ động đảm nhận một số nhiệm vụ và làm rất tốt, điều này thực sự đáng biểu dương. Tuy nhiên, Pháp có trí huệ và nội hàm thâm sâu, như Sư phụ đã giảng: “tầng thứ khác nhau có Pháp khác nhau” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta không nên xem một việc là đen hay trắng. Đây là thể ngộ của tôi về vận dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn vào công việc liên quan đến Đại Pháp. Sự lựa chọn khôn ngoan là làm việc mà vẫn để mọi thứ diễn ra thuận theo tự nhiên, thay vì một mực đảm đương mọi việc ở tầng người thường. Nếu chúng ta cố ý gánh vác mọi việc thì có thể đi ngược lại với tự nhiên và an bài của Thần, cũng như chặn mất con đường tu luyện của các đồng tu.

Điều thực sự tốt cho đồng tu là để họ tự chịu trách nhiệm về việc viên mãn cuối cùng của họ, thay vì thay họ đảm đương những việc cụ thể mà họ cần phải làm. Chúng ta nên chiểu theo Pháp mà giúp đỡ các học viên, và để họ tự bước đi trên con đường tu luyện của chính mình. Như vậy sẽ giống như những bông hoa đẹp, thánh khiết nở rộ khắp nơi.

Việc thành lập các điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng như hoa nở khắp nơi đã được Sư phụ thừa nhận. Hoa nở ở đây không chỉ là có thêm máy móc để sản xuất tài liệu và tạo điều kiện để các học viên tiếp cận tài liệu ở khắp mọi nơi, mà còn bao gồm cả việc mua vật tư và bảo trì máy móc. Sẽ không phải là trạng thái nở rộ nếu tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào một học viên. Có thể tạm thời dựa vào một số học viên nào đó về sản xuất tài liệu, mua vật tư, và bảo trì thiết bị. Tuy nhiên, nếu việc đó kéo dài quá lâu, nhiều chấp trước của chúng ta sẽ bị che giấu và nuôi dưỡng bởi chấp trước làm việc. Lợi ích của việc nở rộ các điểm sản xuất tài liệu là rõ ràng. Đối với mỗi học viên, trách nhiệm của chúng ta là buông bỏ chấp trước và bước đi trên con đường tu luyện của chính mình. Việc này không thể dựa dẫm vào một học viên cụ thể nào, cũng không thể vì vậy mà làm tăng khó nạn cho tu luyện của người khác. Đối với chỉnh thể đệ tử Đại Pháp, việc này cần phải linh hoạt, thuận tiện và an toàn.

“Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Vì tu luyện là tùy thuộc vào mỗi cá nhân và làm công việc của Đại Pháp là một phần của tu luyện, chúng ta không nên ỷ lại vào học viên khác trong tu luyện của chính mình. Ngoài ra, việc tu luyện của mỗi học viên không hề dễ dàng, ai cũng có khó khăn. Mỗi học viên có thể làm gì và đóng góp bao nhiêu là tự họ quyết định, không nên để người khác chi phối. Chúng ta có thể trao đổi và phối hợp với nhau dựa trên Pháp, nhưng không thể ép buộc học viên khác làm mọi việc. Chúng ta có thể chủ động tu luyện bản thân, nhưng không thể tạo áp lực vô hình cho đồng tu và để họ phải gánh vác một cách bị động.

Biểu hiện của tu luyện tốt

Bài chia sẻ “Khi đồng tu ngừng cung cấp tài liệu giảng chân tướng cho chúng tôi” tuy không dài, nhưng ngôn ngữ giản dị và chân thành của tác giả thực sự khiến tôi xúc động. Học viên này đã hiểu cho đồng tu ngừng cung cấp tài liệu kia đã làm vậy bằng thiện chí. Đây là biểu hiện của tu luyện tốt. Ngẫm lại bản thân, trong những năm gần đây, tôi đã nhiều lần đề xuất với đồng tu về việc mở điểm sản xuất tài liệu như hoa nở khắp nơi, nhưng lại bị hiểu lầm, thậm chí còn bị chỉ trích là mang tâm sợ hãi.

Tôi hướng nội và nhận ra bản thân không thể hoàn toàn thoát khỏi tâm sợ hãi. Tuy nhiên, tôi nghĩ sợ hãi hay không không mâu thuẫn với ý tưởng mở rộng điểm sản xuất tài liệu ra khắp nơi. Tống khứ tâm sợ hãi là việc của mỗi cá nhân. Nhưng, trách nhiệm mở rộng các điểm sản xuất tại liệu như hoa nở khắp nơi lại là hướng đi của chỉnh thể, đó là nghĩ cho quá trình Chính Pháp. Đó cũng là biểu hiện chúng ta có thực sự nghĩ đến các học viên khác trước và có trách nhiệm với các học viên cũng đang bước đi trên con đường thần thánh này hay không.

Chúng ta thường nói đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể. Nếu các học viên có thể thực sự hiểu và từ bi bao dung cho nhau, chủ động gánh vác trách nhiệm cho nhau và không dựa dẫm vào học viên cụ thể nào, chúng ta sẽ không vô tình tạo ra gánh nặng cho một số học viên phải gánh vác một cách bị động. Đây sẽ là bước tiến lớn hướng tới phối hợp chỉnh thể và trợ Sư chính Pháp.

Trên đây chỉ là thể ngộ của cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/1/被动与主动-430296.htm

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/15/196172.html

Đăng ngày 14-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share