Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 17-06-2021] (tiếp theo Phần 1)

Thường xuyên chia sẻ dựa trên Pháp. Tập trung vào việc đào tạo để giúp các học viên dần dần độc lập và đề cao như một chỉnh thể

Nhìn lại quá trình tu luyện của bản thân, tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào năm 1995. Sau khi cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, vợ tôi – cũng là một học viên – cùng tôi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp. Chúng tôi đã đến Trung Nam Hải và Quảng trường Thiên An Môn.

Khi trở về từ Bắc Kinh, với sự giúp đỡ của các đồng tu từ các tỉnh khác, tôi đã vượt qua nhiều tầng phong tỏa Internet. Qua nhiều máy chủ proxy, cuối cùng tôi đã có thể truy cập trang web Minh Huệ Net. Sau đó, tôi bắt đầu tìm hiểu thêm nhiều hơn về công nghệ để chứng thực Pháp. Chúng tôi đã lập một điểm in tài liệu tại nhà. Trong suốt nhiều ngày đêm, tôi đã truy cập trang web Minh Huệ và diễn đàn kỹ thuật Thiên Địa Hành để tìm kiếm các tài liệu liên quan. Sau khi vượt qua nhiều lần thử nghiệm và cũng như thất bại, từ một tay ngang cuối cùng tôi đã trở thành một chuyên gia kỹ thuật.

Điểm in ấn của chúng tôi ngày càng mở rộng. Chỉ trong nửa ngày, chúng tôi có thể sản xuất hàng nghìn đĩa CD hoặc hàng trăm cuốn Cửu Bình Cộng sản Đảng. Một đồng tu đến giúp chúng tôi đã rất ấn tượng vì điểm in ấn của chúng tôi có thể cung cấp tài liệu cho toàn thành phố.

Một ngày cách đây khoảng 10 năm, công-tơ điện ở nhà tôi phát nổ như pháo hoa vì chúng tôi đã sử dụng điện công suất quá lớn. Đến lúc đó tôi mới nhận ra rằng chúng tôi đang đi sai đường: Lẽ ra chúng tôi không nên hoạt động với quy mô lớn như vậy, thay vào đó, chúng tôi nên khiến cho các điểm tư liệu mọc lên như nấm ở khắp nơi, đúng như yêu cầu của Sư phụ.

Sau đó, chúng tôi bắt đầu chuyển trọng tâm sang đào tạo các học viên khác, đồng thời sản xuất tài liệu khi rảnh rỗi. Chúng tôi khuyến khích tất cả các học viên tự làm và giúp họ xây dựng con đường chứng thực Pháp của riêng mình.

Về kinh phí, chúng tôi không bao giờ sử dụng tiền của đồng tu. Nhớ lại năm 2000 khi thế lực tà ác trở nên điên cuồng, nhiều đồng tu đã buộc phải rời khỏi nhà. Để bảo vệ các học viên này, vợ chồng tôi quyết định thuê căn hộ cho họ ở. Tình hình tài chính của chúng tôi lúc đó cũng không khá giả lắm, nhưng vợ tôi đã đồng ý bán trang sức bằng vàng mà tôi đã mua cho cô ấy khi chúng tôi kết hôn. Sau đó, chúng tôi đã có thể thuê một căn hộ để bảo vệ các học viên đó.

Sau đó tôi nhận ra rằng bất kể chúng tôi chi bao nhiêu tiền để chứng thực Pháp, Sư phụ luôn tìm cách lấy lại số tiền đó cho chúng tôi, thường là nhiều hơn số tiền chúng tôi đã bỏ ra. Vì vậy, trong 20 năm qua, tình hình tài chính của chúng tôi ngày càng trở nên tốt hơn. Chúng tôi không còn cần sự trợ giúp từ các học viên khác.

Trong các buổi đào tạo kỹ thuật, chúng tôi luôn bắt đầu bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để giúp giảm bớt mối lo lắng của các học viên khác. Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp giảng dạy tương tác. Ví dụ: Trong một buổi đào tạo cài đặt hệ thống, chúng tôi sẽ yêu cầu những người học nhanh nhất của chúng tôi dạy những người khác sau khi họ nắm được các khái niệm và quy trình. Điều này cũng giúp củng cố việc học của họ.

Tuy nhiên, tôi thấy rằng hầu hết các học viên kỹ thuật, bao gồm một số người được đề cập ở trên và một số người từ các khu vực khác, chỉ đơn giản đến nhà các học viên khác để sửa máy móc giúp mà không tương tác với họ. Họ bắt đầu làm việc ngay khi bước vào nhà và rời đi khi hoàn thành công việc. Ngay cả khi có chia sẻ ngắn, thì nó cũng khá hời hợt. Cuối cùng, về cơ bản, đó là những người hàng ngày làm công việc sửa chữa. Không có sự cải thiện nào trong việc tu luyện như một chỉnh thể.

Sư phụ giảng rằng:

“Con người ấy, là có giao lưu. Xã hội nhân loại mấy nghìn năm nay văn hoá chính thống, văn hoá Thần truyền, trạng thái con người, đều không tách khỏi giao lưu trong quần thể nhân loại. Loại sinh mệnh nào không giao lưu? Chư vị biết ‘người ngoài hành tinh’ đó, trên tinh cầu của chúng là không có ‘tình’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2015)

Tôi nhận thấy rằng nhiều học viên không nhận ra rằng việc học cách sử dụng công nghệ cũng là một phần trong tu luyện của chúng ta. Thông qua việc chia sẻ và giao tiếp, các đồng tu sẽ vượt qua quan niệm không sẵn sàng học công nghệ của họ. Một khi họ phá vỡ những quan niệm này, họ sẽ có thể chủ động để làm quen với công nghệ hơn và chính lại con đường tu luyện của mình.

Dưới đây là một số ví dụ.

[Tình huống 1] Công nghệ có liên quan đến sứ mệnh cứu người của chúng ta

Một ngày nọ, một học viên hỏi tôi “Chúng ta vẫn có thể đạt viên mãn mà không cần học các kỹ năng máy tính, phải không?” Tôi biết rằng học viên này không nhận ra tầm quan trọng của việc học công nghệ máy tính. Vì vậy, tôi nói với anh ấy: “Đúng vậy, anh có thể đạt đến viên mãn mà không cần học gì về máy tính, máy in hoặc thiết bị di động. Tuy nhiên, nếu không ai trong chúng ta chủ động học những kỹ năng này, thì ai sẽ đảm nhận những hạng mục này và hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh đây?”

Kể từ đó, học viên này đã trở thành một trong những nguồn lực kỹ thuật chính trong khu vực của mình.

[Tình huống 2] Trở nên độc lập

Có lần, một đồng tu đã chia sẻ về một vấn đề phổ biến, đó là, nhiều học viên luôn nhờ người khác xử lý các vấn đề về máy tính của họ thay vì tự học.

Sau đó tôi kể cho anh ấy một câu chuyện để anh ấy có thể chia sẻ với các học viên khác.

Sư phụ đã đề cập nhiều lần trong Pháp rằng chúng ta sẽ trở về thế giới thiên quốc của mình sau khi viên mãn. Khi đó có lẽ chúng ta sẽ kể về hành trình tu luyện của mình cho chúng sinh. Hãy tưởng tượng bạn sẽ nói gì khi chúng sinh hỏi bạn: “Thưa Chúa, xin Ngài hãy cho kể chúng con nghe về quá trình tu luyện của Ngài ở các tầng thứ thấp hơn.”

Bạn có thể nói “Khi đó quả thực không dễ dàng chút nào. Chúng ta đã làm rất nhiều hạng mục, dưới áp lực rất lớn, để trợ giúp Sáng Thế chủ trong tiến trình Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Chúng ta đã làm DVD, sách và tài liệu nhỏ giảng chân tướng.”

Sau đó, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng sinh hỏi: “Thưa Chúa, ai đã bảo trì máy tính, máy in và thiết bị di động của Ngài ạ?”

Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nói: “Chính học viên A đã giúp ta sửa máy tính, học viên B đã giúp ta sửa máy in và học viên C đã sửa thiết bị di động của ta…”

Lúc đó, tất cả các học viên đều cười. Khi ấy, họ đã nhận ra tầm quan trọng của việc học công nghệ.

[Tình huống 3] Xác định các sơ hở

Một ngày nọ, một học viên khác hỏi tôi: “Có gì sai không khi tôi ra ngoài mỗi ngày để giúp các đồng tu sửa máy móc của họ?” Tôi trả lời: “Nếu sự cố máy in của một học viên là do sử dụng không đúng cách, trước khi khắc phục, anh có thể chia sẻ với học viên đó xem gần đây họ có vấn đề gì trong tu luyện tâm tính hay sơ hở gì cần đề cao không.”

“Nhìn chung, máy móc mà chúng ta sử dụng đều liên quan đến trạng thái tu luyện của chúng ta. Thậm chí có những lúc máy móc sẽ tự hoạt động trở lại sau khi chúng ta loại bỏ các chấp trước của bản thân. Chúng ta cũng nên nhắc các đồng tu tự học hỏi để không phụ thuộc vào người khác.”

Sư phụ giảng:

“Họ đều biết được nhất cử nhất động nhất tư nhất niệm của các đệ tử Đại Pháp. Hết thảy những gì mà các đệ tử Đại Pháp đang làm đều từng bước bày ra trước mắt của các sinh mệnh cao tầng. Do đó mọi người nhất định phải làm cho tốt, để họ phải bội phục.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston 2002, Giảng Pháp tại các nơi II)

Vì vậy, điều quan trọng là phải cùng nhau chia sẻ thể ngộ. Chúng ta cần xác định gốc rễ của vấn đề trên cơ điểm tu luyện và đề cao tâm tính của mình. Đây là điều mà Sư phụ muốn. Hơn nữa, nếu các học viên khác luôn dựa vào một số nguồn lực kỹ thuật khi gặp vấn đề về máy móc thay vì tự học, thì cựu thế lực sẽ coi những học viên kỹ thuật này đang cản trở con đường tu luyện của họ. Sau đó, chúng có thể sẽ lợi dụng điều này như một cái cớ để bức hại các học viên kỹ thuật.

[Tình huống 4] Trở nên độc lập

Một ngày nọ, khi một học viên đến giúp sửa máy in của một học viên lớn tuổi, anh ấy đã khuyến khích học viên này học cách tự sửa máy in.

Bà ấy trả lời: “Tôi già rồi, cậu bảo tôi học điều này sao? Cậu nhanh tay sửa giúp cho tôi nhé. Nếu không, cậu sẽ cản trở tôi làm đĩa DVD Shen Yun đó.“

Khi thảo luận về vấn đề này, tôi nói rằng việc chia sẻ suy nghĩ của chúng tôi từ góc độ tu luyện là cần thiết vì các vấn đề về máy in có thể liên quan đến các vấn đề trong tu luyện của chúng tôi. Nếu chúng tôi chỉ sửa máy, thì đó chỉ là người thường sửa chữa các vấn đề của người thường. Ngay cả khi chúng tôi vội vàng sửa máy in và làm đĩa DVD Shen Yun, cựu thế lực có thể sẽ lợi dụng sơ hở này và ngăn cản việc cứu người của các đĩa DVD này. Để cứu độ được chúng sinh, điều quan trọng là chúng ta phải thực sự tu luyện bản thân và đề cao tầng thứ của mình.

Sư phụ giảng:

“Cho dù tuổi tác lớn nhỏ, tôi cũng không nhìn vào tuổi tác lớn nhỏ. Mọi người biết Trương Tam Phong hơn 70 tuổi mới đắc Đạo, sống tới hơn 130 tuổi. Hơn 70 tuổi ông mới bắt đầu tu luyện, chính thức tu luyện. Cũng tức là nói tu luyện nó không nằm ở tuổi tác, chỉ xem chư vị có thể tinh tấn hay không.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ quốc)

Sau đó, người học viên đó đã chia sẻ suy nghĩ của mình với người học viên lớn tuổi nọ. Lần này bà ấy nói: “Giờ thì tôi hiểu rồi. Tôi đã sai. Tôi sẽ tự học các kỹ năng để không phải luôn phụ thuộc vào người khác.”

(còn tiếp)

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/17/读《想对技术同修说几句》有感与大家交流(2)-427024.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/13/194069.html

Đăng ngày 16-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share