Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 20-6-2021] Vài ngày trước, trang web Minh Huệ đăng tải một bài viết có tiêu đề “Đôi lời nhắc nhở tới các học viên tham gia hỗ trợ kỹ thuật.” Nhân đây tôi muốn chia sẻ một vài suy nghĩ của bản thân liên quan đến vấn đề này.
Tên gọi học viên “hỗ trợ kỹ thuật”
Như đã đề cập trong bài viết nói trên, những học viên “hỗ trợ kỹ thuật” này đã chịu đựng nhiều vất vả gian truân trong hơn 20 năm qua. Trong khi các học viên khác có thời gian nghỉ ngơi và hưởng thụ cuộc sống, các đồng tu hỗ trợ kỹ thuật luôn bận rộn đến mức thời gian ngủ rất ít và đôi khi còn không có thời gian để ăn cơm. Họ thường xuyên phải ngồi trước máy tính cả ngày để in ấn, đóng tài liệu hoặc sửa chữa máy móc.
Tuy nhiên nếu chúng ta có thể bình tâm và suy nghĩ tại sao lại xảy ra tình trạng này? Nói cách khác, làm thế nào những học viên này lại trở thành những người “hỗ trợ kỹ thuật?” Theo thể ngộ của tôi về Pháp của Sư phụ, trong quá trình chúng ta hạ thế tới thế giới này không hề xác định một cách minh xác ai sẽ trở thành học viên “hỗ trợ kỹ thuật” hay ai sẽ đi phát tài liệu, mà các học viên này đều tự lựa chọn phương thức chứng thực Pháp này. Họ chọn con đường hi sinh bản thân cho người khác bằng cách trợ giúp kỹ thuật và Sư phụ đã gia trì để các đồng tu có thể hoàn thành thệ ước này.
Sư phụ giảng:
“Nhất là các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc, ai ai cũng cần bước ra để giảng [chân tướng]; [như] hoa nở khắp nơi; hễ địa phương nào có người thì đều phải đến.” (“Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân,” Tinh Tấn Yếu Chỉ 3)
Đã nhiều năm trôi qua kể từ ngày Sư phụ công bố kinh văn này, tuy nhiên, có bao nhiêu học viên có thể bước ra giảng thanh chân tướng và tự thiết lập điểm sản xuất tài liệu tại nhà? Có bao nhiêu học viên có thể sử dụng máy tính và máy in ở điểm sản xuất tài liệu cũng như tự chủ động quản lý điện thoại cá nhân, thiết bị Internet và tự cài đặt phần mềm. Chúng ta đều biết rằng những thiết bị mình sử dụng như máy tính hay máy in đều là Pháp khí. Khi chúng ta liên lạc với các đồng tu kỹ thuật, trong chúng ta đã có ai từng nghĩ tới điều này chưa: “Pháp khí thuộc về những đệ tử Đại Pháp sắp tu thành Thần này, liệu có thể trường kỳ dựa vào người khác bảo trì không?”
Chúng ta đều biết rằng tốt nhất mỗi người đều có thể tự làm một điểm tài liệu. Nhưng đã hơn 20 năm trôi qua rồi mà rất nhiều học viên vẫn phụ thuộc vào người khác để cung cấp tài liệu cho mình. Lấy một ví dụ, bao nhiêu người trong chúng ta vẫn đang đợi các đồng tu gửi các bài kinh văn mới của Sư phụ hay Tuần báo Minh Huệ? Khi một số học viên thiết lập điểm tài liệu tại nhà, họ có thể truy cập trang web Minh Huệ và in Tập san Minh Huệ, cảm thấy mình đã làm được khá tốt, tuy nhiên những học viên này vẫn liên lạc “đồng tu kỹ thuật” nhờ giúp đỡ khi có vấn đề kỹ thuật phát sinh.
Nhắc đến kiến thức về kỹ thuật, có rất nhiều thông tin đầy đủ về máy tính, máy in và điện thoại di động trên trang web Minh Huệ và trang web của các học viên khác. Tài liệu rất rõ ràng và chi tiết. Tuy nhiên, một số học viên đã không đủ nhẫn nại để sẵn lòng học làm theo từng bước hướng dẫn, hoặc là do tâm ngại khó ngại khổ và bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Thay vì kiểm tra lại tài liệu hướng dẫn để tìm ra vấn đề, họ lại trực tiếp đi hỏi những đồng tu biết kỹ thuật, thậm chí đôi khi họ coi việc người khác phải hỗ trợ họ là một việc đương nhiên.
Mặt khác, các đồng tu kỹ thuật khi được nhờ giúp cũng rất khó lòng mà từ chối. Họ biết rằng làm như vậy là không đúng nhưng cuối cùng vẫn lặng lẽ giúp đỡ đồng tu khác sửa chữa máy móc. Có rất nhiều lý do cho việc nhờ cậy như tuổi cao, kém tiếng Anh, không thành thạo máy tính, hoàn cảnh gia đình, bận rộn công việc, không có thời gian, không dư tiền bạc và nhiều lý do khác nữa. Tất cả những điều này trở thành lý do chính đáng để trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
Sư phụ giảng:
“Nếu đệ tử Đại Pháp không thực thi được tốt, hạ thấp tiêu chuẩn tu luyện của bản thân mình, thì những sinh mệnh cũ cao tầng kia chúng là vô lượng vô số những thần vô lượng vô số những vương ở tầng tầng tầng tầng, nếu đều làm như nói ở trên, thì mọi người nghĩ xem, thì sẽ tạo thành cho Đại Pháp khó khăn lớn nhường nào? Những thần, vương [mà cần bị] thanh trừ ấy khi bị giải thể thì đồng thời vô lượng vô số chúng sinh trong phạm vi quản hạt của chúng là đều không thể đắc cứu. Nếu toàn thiên thể này đều như thế, thì đều không thể đắc cứu. Đây chính là cái khó mà Chính Pháp và đệ tử Đại Pháp đụng phải, phản ánh ở thế gian chính là phiền toái các loại.” (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)
Là một học viên, chúng ta biết rằng không có gì là ngẫu nhiên. Khi máy tính hay máy in gặp trục trặc, có bao nhiêu người trong chúng ta có thể xem đây là cơ hội để hướng nội và đề cao tâm tính? Nói như vậy không đồng nghĩa là thừa nhận an bài của cựu thế lực trong việc gây ra sự cố kỹ thuật cho chúng ta, nhưng đây là lúc để chúng ta nghiêm túc đối đãi với bản thân mình và chiểu theo tiêu chuẩn cao hơn mà bước đi trên con đường chứng thực Pháp và trợ Sư cứu chúng sinh.
Tôi thường cười và nói với các đồng tu rằng có bao nhiêu người có thể hiểu được tại sao chữ tu trong “tu luyện” và chữ tu trong “tu sửa” máy tính, “tu sửa” máy in là giống nhau. Nếu chúng ta đặt tâm suy nghĩ kỹ, sẽ thấy rằng điều này cũng không phải là ngẫu nhiên. Suy cho cùng, văn hóa Trung Hoa và chữ viết là do Thần truyền. Tu luyện là tu chính bản thân mình, chúng ta không thể đẩy cơ hội tu luyện cho đồng tu kỹ thuật mỗi khi gặp vấn đề. Đó không phải là những gì một người chân tu nên làm.
Nếu chúng ta không xử lý tốt việc này, nó sẽ làm ảnh hưởng tới tu luyện cá nhân và các đồng tu khác. Dưới đây là một số ví dụ.
Sự ra đi bất ngờ của một học viên tinh tấn
Đồng tu A lớn tuổi hơn tôi và cô ấy đã bị bức hại nhiều lần kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Để tránh bị bắt cóc, cô ấy đã nghỉ việc và phải bỏ nhà lang bạt hết nơi này đến nơi khác trong khi vẫn tham gia giảng chân tướng. Sau đó cô ấy bị bắt giữ một lần nữa nhưng lại được trả tự do sau 57 ngày tuyệt thực.
Để phản bức hại và cứu nhiều người hơn, đồng tu A quyết định đảm nhận trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp giảng chân tướng cùng các đồng tu khác. Trong hơn 10 năm xa nhà, cô ấy chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật ở một số thành phố và quận huyện lân cận.
Bên cạnh việc luôn bận rộn hỗ trợ cài đặt và sửa chữa máy tính, máy in cho các điểm tài liệu, cô ấy cũng rất nghiêm túc đối đãi với bản thân. Cô không bao giờ dùng tiền quyên góp làm tài liệu để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân. Vì không có thu nhập riêng, cô phải nhận tiền sinh hoạt từ người cha già (cũng là một học viên) để sống qua ngày. Để tiết kiệm tiền, cô thường chỉ ăn một chút ngô và uống một chút nước trước khi vội vã đi đến điểm tài liệu để hỗ trợ đồng tu.
Một lần vào dịp năm mới, đồng tu A đến nhà tôi với một túi ngô tặng cho mấy đứa trẻ trong nhà. Sau khi cô ấy rời đi, tôi kể chuyện này với vợ mình (cũng là một học viên) và chúng tôi đã rơi nước mắt. Nhiều học viên kể rằng mỗi khi A đến giúp các học viên sửa máy móc, cô ấy rất quan tâm đến mọi người và hiếm khi ăn đồ ăn mà mọi người mời cô.
Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc thân thiết hơn với A, tôi nhận ra cô ấy rất ít học Pháp và luyện công. Tôi chia sẻ điều này với cô ấy một vài lần, khuyên cô ấy nên tập trung vào việc hướng dẫn người khác những kỹ thuật cần thiết thay vì chỉ đơn thuần là nhận tất cả công việc về mình. Vì cô ấy khá ít nói nên rất khó để chia sẻ nhiều về điều này. Thêm nữa, cô ấy cũng có chấp trước vào tự ngã nên vấn đề đã không được giải quyết.
Lần cuối cùng tôi gặp A là một vài ngày trước khi cô ấy bị bắt cóc.
“Chị à, chị đừng có lúc nào cũng bận rộn như thế. Sẽ tốt hơn nếu chị sắp xếp thời gian tập trung học Pháp,” tôi nói với đồng tu A, thêm nữa cô vẫn chưa thể đọc thuộc “Luận Ngữ” mặc dù Luận Ngữ đã được công bố cách đây rất lâu.
Đồng tu A nói cô ấy có thể đọc thuộc hai khổ đầu trong “Luận Ngữ.” Cô ấy hứa sẽ tu luyện bản thân tốt hơn và học thuộc “Luận Ngữ” sau khi hoàn thành các việc đang dở dang trong mấy hôm nay.
Vài ngày sau, đồng tu A bị bắt cóc và bị đưa tới nhà tù. Sau gần hai năm bị hành hạ về cả thể xác và tinh thần, cô đã rời khỏi thế gian.
Bất cứ khi nào nghĩ đến A, tôi luôn nhớ đến nụ cười, lòng cao thượng và ý chí mạnh mẽ của cô. Nhưng kinh nghiệm lần này cũng rất nghiêm trọng và đau thương. Tôi hi vọng tất cả chúng ta đều có thể học được điều gì đó qua câu chuyện này, có thể hướng nội vô điều kiện và tránh được những mất mát to lớn như vậy một lần nữa.
Một học viên “kiểu mẫu” qua đời
Đồng tu B là lớn tuổi hơn tôi. Anh ấy thông minh và nhanh nhẹn, là một học viên hỗ trợ kỹ thuật chính cho nhiều điểm tài liệu trong vùng. Vài tháng trước, tôi nghe nói anh ấy bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối di căn. Sau cuộc phẫu thuật, anh ấy vẫn không thể hồi phục. Vợ anh, cũng là một học viên, rất bối rối và không biết phải làm thế nào.
Gần đây tôi đã tới thăm anh và rất ngạc nhiên khi thấy anh giờ trở thành một người rất tiều tụy – cân nặng của anh giảm từ 75 kg xuống còn hơn 50 kg. Thêm vào đó nhìn anh xanh xao vàng vọt, nhìn rất khổ sở. Khi gặp tôi, anh cố gắng gượng cười.
Vợ anh nói, họ vẫn chưa thông báo cho các đồng tu khác về tình trạng hiện tại của anh. “Rất nhiều đồng tu xem đồng tu B như là một hình mẫu để học theo. Nếu anh ấy có mệnh hệ gì, những người khác sẽ mất hết tín tâm,” vợ anh giải thích. Cô cũng nói đồng tu B đã không học Pháp tốt và hiếm khi luyện công. Thêm vào đó, anh có tâm coi thường người khác và không tham gia nhóm học Pháp.
Tôi đã đề nghị đồng tu B đến ở nhà tôi một thời gian và anh ấy đã đồng ý.
Sau khi đồng tu B đến nhà tôi. Hằng ngày chúng tôi cùng nhau học Pháp và chia sẻ thể ngộ cùng nhau. Anh ấy nói có một vài học viên trong vùng cũng có trình độ kỹ thuật tốt nhưng hầu hết những người này đã rời thị trấn để đi tìm việc làm. Vì mong muốn cố gắng duy trì điểm tài liệu ở thị trấn nên anh đã quyết định ở lại đây.
Tuy vậy vợ và mẹ anh, đều là học viên, đều không tu luyện tinh tấn, cho nên môi trường gia đình không được tốt. Vợ anh ép chồng phải ra ngoài tìm việc làm nên anh không còn lựa chọn nào khác. Tiền lương tháng của anh chỉ vỏn vẹn 1.000 tệ (khoảng hơn 3 triệu đồng) một tháng nhưng nó lại khiến anh bận rộn cả ngày.
Anh biết như vậy là không đúng, bởi vì anh quá bận rộn nên chỉ còn rất ít thời gian học Pháp và luyện công. Hằng ngày sau giờ làm, anh ấy làm tài liệu và sửa chữa thiết bị cho các học viên khác. Trong khi đó mẹ và vợ anh, cũng là học viên, nhưng lúc công khai lúc âm thầm tranh đấu với nhau vì tiền. Thất vọng về hoàn cảnh gia đình, anh oán giận cả hai người. Trong suốt hai năm trước khi bị nghiệp bệnh tấn công, anh ấy đã không chia sẻ với bất kỳ ai về vấn đề của bản thân. Cuối cùng, anh đã tới bệnh viện khi không thể chịu đựng thêm được nữa.
Sau vài ngày học Pháp, chia sẻ và phát chính niệm, anh ấy nói mình đã tìm ra những điều không chính của bản thân. Nhưng đã quá muộn: mỗi khi học Pháp, chỉ sau một lúc anh ấy liền nằm xuống, anh ấy cũng không thể luyện công, đặc biệt là bài công pháp thứ hai. Chúng tôi đã chia sẻ về vấn đề này một vài lần nhưng vẫn không có chút cải biến.
Khoảng 2 tuần sau, anh ấy khăng khăng đòi về nhà. Không còn cách nào khác, tôi đành đưa anh về nhà. Một thời gian ngắn sau đó, chúng tôi nghe tin anh đã qua đời.
Đồng tu hỗ trợ kỹ thuật phải nhập viện phẫu thuật
Đồng tu Trần sống trong một thị trấn có khoảng 100 học viên. Là điều phối viên và cũng đồng thời là hướng dẫn kỹ thuật, nhiều năm trước, cô ấy đã thiết lập một điểm sản xuất tài liệu, cung cấp các kinh văn mới của Sư phụ, Tuần báo Minh Huệ và các loại tài liệu khác cho các học viên.
Vài năm trước, một số người nói cô Trần đang bị nghiệp bệnh nghiêm trọng. Trong bụng cô xuất hiện một khối u lớn và các đồng tu khác đã hỗ trợ phát chính niệm cho cô. Một học viên khác và tôi đã đến thăm cô.
Khi đến nơi, chúng tôi trông thấy cô ấy rất thống khổ, hai tay ôm lấy bụng. Hai học viên địa phương đang giúp cô hướng nội. Sau khi chào hỏi, một trong hai học viên đó nói rằng họ đã hỗ trợ Trần một thời gian dài rồi.
“Có thể cô ấy chấp trước vào tình? Cũng có thể, chính niệm của cô ấy cần phải mạnh mẽ hơn nữa,” đồng tu này nói. “Nếu đã như vậy mà vẫn không hiệu quả, có thể cô ấy cần phải nhập viện thôi.”
Sau khi chia sẻ với họ một lát, tôi nói với hai đồng tu này: “Có lẽ đây cũng là lúc tất cả chúng ta cần phải hướng nội.”
Tôi hỏi: “Nếu lần này cô ấy ngã xuống, các bạn sẽ lấy kinh văn mới và Tuần báo Minh Huệ ở đâu? Cô ấy đã cống hiến bao nhiêu năm qua vì mọi người. Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội để chúng ta suy nghĩ nghiêm túc liệu chúng ta có thể lấy tài liệu trên mạng và tự in tài liệu không?” Hai người họ đều im lặng.
Nhờ nói chuyện với đồng tu Trần, chúng tôi biết cô ấy luôn đối đãi nghiêm túc với tu luyện của bản thân. Vậy nên lần này cô cảm thấy bối rối tại sao mình lại gặp phải khổ nạn lớn như vậy.
“Bên cạnh việc suy nghĩ về tu luyện cá nhân, tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải đánh giá về trạng thái tu luyện tổng thể của các học viên trong vùng,” tôi gợi ý. “Nhiều năm qua, nhìn chung các học viên ở đây có ai đột phá trong tu luyện hay phần lớn vẫn đứng tại chỗ?” Trông hai đồng tu lúc này có vẻ bối rối vì họ không biết nên bắt đầu từ đâu.
Sau đó, chúng tôi nghe tin đồng tu Trần không thể chịu đựng thêm nữa và đồng ý phẫu thuật. Điều này tạm thời có thể giúp ích đôi chút trước mắt, tuy nhiên các học viên trong vùng của cô vẫn duy trì trạng thái như lúc trước.
Những vấn đề trong gia đình
Đồng tu Đông là một người chất phác chính trực và lúc nào cũng lạc quan. Sau khi cuộc bức hại năm diễn ra vào năm 1999, anh đã thiết lập một điểm sản xuất tài liệu, sau đó anh và vợ đã bị giam giữ trong nhiều năm.
Khi họ được trả tự do và trở về thì căn nhà đã bị sập. Không có tiền hay khoản thu nhập nào, suốt những năm sau đó anh phải sống xa nhà. Tuy nhiên, với chính niệm mạnh mẽ, anh ấy đã học cách sửa máy in và hỗ trợ sửa máy in cho điểm tài liệu ở một thành phố lớn và các thị trấn xung quanh. Anh ấy dành thời gian ít ỏi còn lại để tìm việc, nhưng hiếm khi đủ tiền để trang trải cuộc sống. Gần đây, ngay cả một học viên như vậy cũng trở thành đối tượng bị nhắm đến trong “chiến dịch xóa sổ” của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với mục tiêu cưỡng ép các tất cả các học viên nằm trong danh sách đen phải từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Đại Pháp.
Ân là một học viên ít nói và đáng tin cậy. Trong rất nhiều năm, anh đã cài đặt máy tính cho các học viên khác và hỗ trợ khoảng 100 điểm tài liệu chân tướng. Mặc dù bị giam giữ phi pháp nhiều lần, anh ấy luôn tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật sau khi được trả tự do. Do không thể chịu đựng được áp lực quá lớn, một lần vợ anh đã từ bỏ tu luyện và nói xấu chồng mình. Sau đó con anh mắc bệnh nan y khiến cả gia đình phải dùng hết toàn bộ số tiền tiết kiệm. Tuy vậy, anh vẫn tiếp tục đi hỗ trợ kỹ thuật máy tính cho các học viên khác như thường lệ.
Đồng tu Phong đắc Pháp tu luyện từ năm 2006 và là một học viên tinh tấn. Sau khi thiết lập một điểm sản xuất tài liệu chân tướng tại nhà, anh học được cách sửa máy in và hỗ trợ cho 100 điểm tài liệu chân tướng khác trong vùng. Thời gian trước, anh mua một chiếc xe tải để làm kinh doanh vận tải. Tuy nhiên vì suốt hơn 10 năm qua anh luôn phải đi sửa máy in nên không có thời gian phát triển kinh doanh. Cuối cùng, anh ấy phải sống nhờ khoản trợ cấp ít ỏi của cha mình (cũng là một học viên).
“Anh có một chiếc xe tải và anh cần phải bảo dưỡng nó. Anh nghĩ sao về chuyện này?” Tôi hỏi anh. “Rất nhiều đồng tu đang cần giúp đỡ. Tôi nghĩ đây là việc nên làm,” anh đáp
Đồng tu Cao có bằng cử nhân đại học, cô bắt đầu tu luyện từ năm 2013. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, cô bắt đầu mở một điểm sản xuất tài liệu và học các kỹ năng về máy tính và sửa chữa máy in. Sau khi đồng tu A qua đời, Cao đảm nhận nhiệm vụ bảo trì máy tính trong khu vực. Kết quả tất yếu là cô không thể đi làm việc bên ngoài. Tuy nhiên, chồng cô không thông cảm và thường xuyên đe dọa sẽ ly hôn. Khoảng 1 năm trước, cô ấy bị chồng ép chuyển đến sống ở một thành phố khác. Để tránh việc ly dị, cô ấy chuyển nhà và bỏ lại phía sau những điểm tài liệu này.
Như tác giả bài viết nói trên đã chia sẻ: “Quãng thời gian đau buồn nhất của tôi trong những năm này chính là phải chứng kiến các học viên bị bức hại, bị bắt giữ, và thậm chí là mất đi sinh mệnh. Nỗi thống khổ trong tâm tôi không cách nào biểu đạt được bằng lời.”
Kỳ thực tất cả những học viên bị bức hại đến chết trong tù, những người rời thế gian vì nghiệp bệnh hay vì an bài tà ác của cựu thế lực, gồm cả những người bị bức hại hết lần này đến lần khác, phải bỏ nhà đi, kể cả những học viên bị bức hại về tài chính hay gặp mâu thuẫn trong gia đình, họ đều là những học viên tinh tấn trong tu luyện, họ đều xuất chúng và đáng khâm phục.
Nói cách khác, tại đây chúng ta có thể nhìn lại xem tại sao những bức hại này lại có thể xảy ra. Liệu chúng ta đã có sơ hở nào chăng? Đúng là những học viên này có thể tồn tại những vấn đề của bản thân mình. Tuy nhiên khi chúng ta quá dựa dẫm vào họ và khiến tình hình thêm phần nghiêm trọng hoặc gia tăng áp lực cho họ, vấn đề còn có thể xấu tệ hơn. Đây cũng là dịp để chúng ta xem xét thấu đáo những vấn đề này và rút ra những bài học cảnh tỉnh.
(Còn tiếp)
[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/16/427023.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/17/193729.html
Đăng ngày 04-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.