Bài của một đệ tử Đại Pháp ở Trường Xuân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-05-2011]

Cuộc triển lãm hội họa Pháp Luân Đại Pháp lần thứ hai

Từ ngày mồng 10 đến ngày 18 tháng 5 năm 1997, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân đã tổ chức cuộc triển lãm hội họa về Pháp Luân Đại Pháp lần thứ hai tại sân vận động thể thao Nam Lĩnh tại Trường Xuân, để kỷ niệm năm năm ngày Sư phụ Lý Hồng Chí giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-01--ss.jpg

Ảnh của Sư Phụ tại lối vào

Các tác phẩm nghệ thuật được các học viên trên khắp Trung Quốc gửi tới, tác phẩm xa nhất đến từ tỉnh Hải Nam còn hầu hết trong số đó là đến từ Trường Xuân. Hơn một nghìn tác phẩm nghệ thuật đã nhận được, bao gồm cả thư pháp, ảnh, điêu khắc gỗ, cắt giấy, hội họa, thêu ren, thảm trang trí và các hàng thủ công mỹ nghệ khác. Không gian của phòng trưng bày thì rất hạn chế. Vì thế, để triển lãm được càng nhiều các tác phẩm nghệ thuật càng tốt, các học viên đã phải chia phòng trưng bày làm đôi bằng các vách ngăn gỗ. Cả hai mặt của các vách ngăn đã được sử dụng để treo các tác phẩm nghệ thuật. Mặc dù các tác phẩm nghệ thuật đã được trưng bày trên các bức tường ngoài tiền sảnh, tuy nhiên, vẫn không thể đủ chỗ để treo và trưng bày những tác phẩm ảnh nghệ thuật nhận được sau đó.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-02--ss.jpg

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-03--ss.jpg

Thư pháp

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-04--ss.jpg

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-05--ss.jpg

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-06--ss.jpg

Hội họa

Hầu hết các tác phẩm thư pháp là lấy từ nguyên bản trong các bài giảng của Sư Phụ. Các học viên đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Sư Phụ đã cho họ sự hiểu biết về Pháp và sự khai mở qua tu luyện. Mỗi một phần đều thể hiện sự tôn kính chân thành của mỗi học viên đối với Sư Phụ và Đại Pháp. Mỗi tác giả đều tạo ra các tác phẩm nghệ thuật từ chính trái tim của mình.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-07--ss.jpg
Câu chuyện về một điểm tu luyện

Cuộc triển lãm được miễn phí và mọi người từ tất cả các tầng lớp trong xã hội đều được chào đón. Các du khách đến từ khắp đất nước, đặc biệt là các học viên đến từ Bắc Kinh, tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh, bao gồm cả một số người từ các nước khác. Cuộc triển lãm được mở cửa từ bảy giờ sáng đến năm giờ chiều, và mọi người đã lần lượt đến.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-08--ss.jpg

Các du khách chụp ảnh tại cuộc triển lãm.

Tại buổi giao lưu nghệ thuật

Trong thời gian triển lãm, các học viên tổ chức hai buổi giao lưu nghệ thuật.Trong buổi đầu tiên, có hơn 30 nhà thư pháp nổi tiếng, hầu hết trong số họ là những người tu luyện. Sau khi xem triển lãm, họ đã tạo nên các tác phẩm thư pháp để thể hiện lòng tôn kính của họ đối với Sư Phụ và Đại Pháp. Ban đầu cuộc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật này dự tính sẽ được đặt tại các nước khác nữa, nhưng sau khi chính quyền bắt đầu cuộc đàn áp và tình hình trở nên gay gắt tại Trung Quốc thì kế hoạch cho cuộc triển lãm đã không thể thực hiện được.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-09--ss.jpg 2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-10--ss.jpg

Tại buổi giao lưu nghệ thuật

Trong buổi giao lưu nghệ thuật thứ hai, các nhà tổ chức đã mời những nhà hội họa và thư pháp nghiệp dư cùng với các sinh viên đến từ bộ môn nghệ thuật tạo hình của trường đại học Đông Bắc đến thể hiện tài năng của mình. Đến cuối buổi, những tác phẩm của họ đã kết hợp thành một kiệt tác với chiều dài 35 mét.

Ngày 24 tháng 5, năm 1997, các sinh viên nghệ thuật tập hợp lại với nhau tại nhà của một học viên trước khi tốt nghiệp, sau đó Sư Phụ đến. Sư Phụ ngồi trên giường và tất cả các học viên khác ngồi trên nền nhà. Vào ngày hôm đó, Sư Phụ đã giảng về nghệ thuật và văn hóa phương Đông và phương Tây, và Sư Phụ đặc biệt ngợi ca nền nghệ thuật ở Paris. Ngài khuyến khích các học viên hãy đến Paris vào một ngày nào đó. Sư phụ cũng nói rằng các học viên thuộc các chuyên ngành nghệ thuật có thể sẽ góp phần quan trọng trong lĩnh vực này trong tương lai. Vài học viên đã hỏi Sư Phụ một số câu hỏi về văn hóa tu luyện, Sư phụ đã trả lời họ từng người một. Cuối buổi, tất cả các học viên đã chụp ảnh chung với Sư Phụ theo nhóm. Thời gian này khi Sư Phụ trở lại Trường Xuân, Ngài đã ca ngợi cuộc triển lãm nghệ thuật và nói, “Đây là uy đức của chư vị!”

Triển lãm hội họa Pháp Luân Đại Pháp lần thứ nhất

Sự thành công lớn của triển lãm hội họa lần thứ hai là dựa trên kinh nghiệm của cuộc triển lãm lần thứ nhất. Triển lãm lần thứ nhất là để kỷ niệm ba năm kể từ khi Sư Phụ truyền Pháp ra công chúng. Nó đã được tổ chức từ mồng 10 đến 14 tháng 5 năm 1995 tại phòng trưng bày của Viện Khoa học Xây dựng Trường Xuân. Hơn 655 tác phẩm thư pháp, hội họa phong cách Trung Hoa, sơn dầu, tác phẩm từ in, điêu khắc gỗ, tranh màu nước, tranh sơn dầu vẽ trên vải, thêu, cắt giấy, cờ trang trí, ảnh và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác đã được trưng bày. Trong khoảng năm ngày, có hơn 6000 du khách đến từ tất cả các vùng miền của Trung Quốc đã đến xem triển lãm, bao gồm cả một số người Mỹ.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-11--ss.jpg

Triển lãm hội họa Pháp Luân Đại Pháp lần thứ nhất

Khác với cuộc triển lãm thứ hai, trong suốt cuộc triển lãm đầu tiên, các nhà lãnh đạo của các ban ngành nghiên cứu khí công cấp tỉnh, thành phố đã đến xem triển lãm. Sau khi xem xét kỹ mỗi tác phẩm nghệ thuật, họ đánh giá cao Pháp Luân Công và triển lãm. Họ cũng đã viết lưu bút cho Pháp Luân Công và cuộc triển lãm, trong đó họ ca ngợi Sư Phụ đã dạy mọi người nâng cao đạo đức và Pháp Luân Công đã đem lại lợi ích cho cộng đồng, và họ cũng khuyến khích công chúng tập Pháp Luân Công. Tất cả những hình ảnh về sự góp mặt của họ trong buổi triển lãm cùng các bút tích của họ đã được công bố trên tạp chí, “Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân”.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-12--ss.jpg

“Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân”, ấn bản thứ 4, Số 6, ngày 18 tháng 7, 1995

Sự thể hiện về nội hàm thâm sâu của Đại Pháp

Có một học viên vừa mới đắc Pháp trước khi diễn ra triển lãm và cô ấy đã không có một sự hiểu Pháp tốt. Sư Phụ tôn kính đã điểm hóa cho người học viên trong giấc mơ. Ngài đã nói cho người học viên những điều mà Ngài đã làm cho cô ấy và khuyến khích cô ấy dũng mãnh tinh tấn. Theo giấc mơ đó, người học viên đã tạo nên một bức tranh dán vải {thiếp họa} để thể hiện sự nhận thức về Pháp của mình.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-13--ss.jpg

Tranh dán vải {thiếp họa}

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, chính quyền đã lục soát rất nhiều sách và tài liệu Đại Pháp của các học viên, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật và các bức ảnh. Cảnh sát đã bày các tác phẩm nghệ thuật và các bức tranh tại Học viện Cảnh sát cho công chúng xem như là “bằng chứng” để biện minh cho sự đàn áp của họ đối với các học viên.

Khi chính quyền cố gắng phỉ báng Pháp Luân Công bằng cách tổ chức cho các đơn vị khác nhau đến học viện cảnh sát để xem “bằng chứng” đó, các học viên cũng đã tới đó. Khi rời đi, họ đã mang theo các sách Đại Pháp và một số tác phẩm nghệ thuật. Họ đã cố gắng hết sức để lấy chúng lại từ tà ác. Một số học viên thậm chí đã đến đó với những chiếc túi du lịch. Các bảo vệ chỉ nhắm mắt làm ngơ trước việc này.

Trong số các tác phẩm nghệ thuật, có một bức tranh sơn dầu mang tên “Nấc thang lên thiên đường” {Thiên Thê}. Trong bức tranh có một chiếc thang dẫn thẳng vào các tầng trời, ở cuối của bậc thang có một bàn tay vĩ đại của Sư Phụ, và trong lòng bàn tay của Ngài là một đóa sen. Bức tranh mang những thông điệp rằng Sư Phụ đã ban cho chúng ta chiếc thang Đại Pháp, miễn là người tu luyện leo trên chiếc thang đó, người ấy nhất định sẽ đạt được viên mãn. Khi các học viên chụp hình bức tranh này, một cột năng lượng màu đỏ đã xuất hiện ở trong hình, và cả cái bóng của cột năng lượng đó.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-14--ss.jpg

Cột năng lượng trước bức tranh sơn dầu

Có một bức tranh khác, “Trở về Nhà” {Tảo hồi Gia viên đồ} được vẽ bởi một học viên mà thiên mục đã được khai mở. Trong bức tranh này, ông đã miêu tả một thiên đường tuyệt đẹp và uy nghi cho chúng ta.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-15--ss.jpg

Trở về Nhà {Tảo hồi Gia viên đồ}

Đây là tác phẩm tranh thêu “Mai hoa” được thực hiện bởi các học viên cao tuổi. Khi các đồng tu chụp hình bức tranh thêu này, họ thấy trên mỗi bông hoa là một vị kim Phật đang tỏa sáng.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-16--ss.jpg

Mai hoa

Trước khi các tác giả tạo ra bức tranh khắc gỗ này, ông chưa hề có một ý tưởng rõ ràng nào về bố cục của nó. Vì vậy, đầu tiên ông vẽ một vị Phật Chủ ở giữa, sau đó ông đặt con số các chư Phật đều ở hai bên. Trong thời gian triển lãm, một du khách đã thấy rằng cách bố trí của tác phẩm nghệ thuật này rất là tinh xảo. Ở hai bên của vị Phật Chủ, có chín vị Bồ Tát và La Hán. Số Chín là con số lớn nhất trong Phật gia. Khi tác giả xem lại tác phẩm của mình một lần nữa, ông thấy rằng nó thực sự đúng như thế. Nhưng khi tạo ra tác phẩm này, ông đã không nghĩ gì về điều đó cả. Nó có vẻ như mọi thứ đã được một an bài từ trước.

2011-5-12-minghui-chuangchun-2nd-huazhan-17--ss.jpg

Tranh khắc gỗ

… Còn nữa


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/14/【庆祝513】忆长春第二届法轮大法书画摄影展-240676.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/25/125526.html
Đăng ngày 08-06-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share