(Các phần đã đăng:  phần 1, phần 2, phần 3)

8. Tháng 6 năm 1994: Tế Nam, tỉnh Hà Nam

Sau lớp học ở Thường Châu, Sư Phụ tới Tế Nam vào ngày 21 tháng 6 năm 1994. Địa điểm lớp học là sân vận động Hoàng Thính, và có hơn 4000 người đã tham dự. Ban tổ chức là Trung tâm phục vụ Văn hóa Khoa học Thanh niên Sơn Đông. Rất nhiều học viên từ các thành phố khác đã theo Sư Phụ tới đây. Từ lớp học ở Tế Nam trở đi, rất khó để mua được phiếu vào lớp bởi ngày càng có nhiều người muốn tham dự.

Một vài học viên nhớ lại, “Khi Sư Phụ bước vào sân vận động, Ngài thường đi vào từ các lối khác nhau để bắt tay các học viên. Có rất nhiều người. Thật là mệt khi cố gắng bắt tay hết mọi người như vậy!

Ngày 28 tháng 6 năm 1994 là ngày khai giảng lớp học ở Tế Nam. Sư Phụ nói với mọi người nhiều lần rằng, “Các học viên nào đang định tới lớp học ở Đại Liên, xin chớ bay tới đó. Thay vào đó, hãy đi tàu, xe buýt, hoặc thậm chí đi thuyền.” Sau đó chúng tôi được tin rằng chuyến bay gặp bão. Sau lớp học, Sư Phụ đã đợi các học viên ở cửa và bảo các tài xế chở họ đến các ga tàu hoặc bến xe.

9. Tháng 7 năm 1994, Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh

Các học viên địa phương đã đến cảng Đại Liên để đón Sư Phụ vào sáng mồng 1 tháng 7 năm 1994. Khi chúng tôi đến, rất nhiều học viên đã yên lặng đứng đó đợi, có một số người cầm hoa, một số người cầm biểu ngữ. Tàu mà Sư Phụ đi cập bến vào khoảng giữa trưa. Ngài đã được các học viên chào đón nồng nhiệt. Sư Phụ cười và chuẩn bị lên xe. Các học viên bao quanh lấy Sư Phụ, chào đón và tặng hoa cho Người. Những người làm việc ở đó đã hỏi đầy ngạc nhiên, “Đây là ai mà lại được nghênh tiếp long trọng đến vậy!

Ngày càng có nhiều các học viên tham dự lớp học. Công việc chuẩn bị bằng chứng nhận trở nên rất nặng nề. Vì phải đến Lữ Thuận vào 7h sáng ngày hôm sau, chúng tôi đã phải làm việc thâu đêm. Không còn gì để ăn vào đêm đó, chỉ còn một gói mỳ ăn liền duy nhất là bữa sáng của Sư Phụ ngày hôm sau. Lúc 6h sáng, Sư Phụ đến với một tô mỳ ăn liền trên tay. Ngài cười và nhẹ nhàng hỏi, “Chư vị làm việc cả đêm đấy ư?” Một học viên trả lời rằng đúng là như vậy. Sư Phụ sau đó đặt tô mỳ lên bàn và mỉm cười, “Vậy hãy mau ra ăn một chút đi.” Sau đó Ngài quay lưng lại và rời đi. Bốn năm người chúng tôi thay nhau ăn mà cảm động rơi nước mắt. Ngày hôm đó, Sư Phụ không ăn gì và đi tới Lữ Thuận với cái dạ dày trống rỗng cùng với các nhân viên phục vụ.

10. Tháng 12 năm 1994, khóa giảng và buổi thảo luận cuối cùng ở Trung Hoa Đại lục

Khóa giảng thứ năm tại Quảng Châu được tổ chức tại sân vận động Quảng Châu từ ngày 21 đến ngày 29 tháng 12 năm 1994. Có hơn 6000 người đã tham gia. Ban tổ chức là Hội Nghiên cứu Khoa học Thân thể người Thành phố Quảng Châu. Không chỉ có những người từ Trung Quốc Đại lục tới, mà có cả những người từ Hồng Kông, Đài Loan và từ các nước khác. Đây là lớp học quốc tế đầu tiên.

Ngày đầu tiên của khóa học, một nữ học viên đến từ Hồng Kông đã đến thẳng lớp cùng với hành lý của cô. Một học viên phương Tây tuy không hiểu tiếng Trung lắm nhưng biết rằng Đại Pháp là tốt đã cố gắng hết sức để lắng nghe bài giảng của Sư Phụ. Khi nghe giảng, anh đã ngồi tư thế kiết già. Anh cũng mang theo vợ và con gái hai tuổi của mình.

Sáu ngàn vé được bán hết. Vẫn còn hàng trăm người muốn nghe giảng, nhưng không còn vé. Các học viên lâu năm từ Quảng Châu và các vùng khác đã nhường lại vé cho gần 200 người. Một học viên từ một thành phố khác đã đến Quảng Châu trước và chỉ có được 10 vé từ các nguồn khác nhau, nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều. Tuy vậy, chị vẫn không có được vé nào cho mình. Nhân viên phụ trách ở Quảng Châu thấy vậy và đã giúp chị có thêm vài tấm vé nữa. Cuối cùng, chị có được tổng cộng 32 vé. Nhưng chị cũng không giữ lấy một tấm nào cho mình mà thay vào đó, xem bài giảng của Sư Phụ qua ti vi ngoài hội trường chính.

Ngày đầu tiên có khoảng bảy, tám chục học viên đứng ngoài đại sảnh để nghe. Họ cũng học các động tác ở bên ngoài. Sau giảng bài xong, Sư Phụ ra ngoài hội trường để gặp mặt các học sinh ở ngoài và nói rằng, “Có nhiều người tới quá. Ban tổ chức đang cố gắng giải quyết. Các học viên ở ngoài cũng như những người ở bên trong. Chư vị cũng sẽ nhận được những gì đáng được nhận.

Sư Phụ tự mình trao đổi vấn đề này với ban tổ chức và giám đốc sân vận động. Ngày hôm sau, họ dựng một hội trường nữa để các học viên ở đó có thể nghe và xem Sư Phụ qua ti vi. Các nhân viên ở sân vận động không hiểu gì và nói rằng, “Chúng tôi đã tổ chức rất nhiều sự kiện ở đây nhưng chưa bao giờ thấy người ta say mê đến vậy. Vài ngàn người nghe giảng yên lặng đến mức người ta nghe được tiếng một cái kim rơi. Thật là cảm động, rất cảm động!” Mọi người đã rất lịch sự và nhã nhặn trong suốt khóa học 10 ngày.

Một vài học viên đã mang theo bánh tự làm và dưa chua từ nhà của họ ở những làng hẻo lánh phía bắc. Một nam học viên lớn tuổi đã nói rất hào hứng sau khi ông nghe bài giảng của Sư Phụ, “Tôi đến từ tận Giai Mộc Tư, cách đây 4000 kilômet về phía bắc, chỉ để nghe Sư Phụ giảng. Tôi quả là quá may mắn khi đắc được Đại Pháp!

Sư Phụ đã đến hội trường thứ hai trong giờ nghỉ để gặp các học viên, đó là một điều ngạc nhiên cho tất cả mọi người. Các học viên đã khóc. Mắt Sư Phụ cũng ướt. Sư Phụ bắt tay mọi người và nói, “Các học viên ở ngoài cũng như những người ở trong hội trường chính. Không ai bị bỏ sót cả.” Một học viên thậm chí đã khóc nức nở.

Cuối buổi Sư Phụ nói rằng,
Có hơn ba ngàn người đã tới từ những miền thật xa xôi, xa nhất là từ Hắc Long Giang và Tân Cương, cách đây những bốn năm ngàn kilômet, hay hơn tám ngàn dặm. Tới đây là một quãng đường dài, và chư vị đã rất vất vả. Có nhiều người thậm chí không có đủ tiền, hàng ngày họ ăn mỳ gói hay thậm chí bánh quy.” (“Giảng Pháp và trả lời câu hỏi tại Quảng Châu”)

Sư Phụ đã cân nhắc tới các học viên có hoàn cảnh khó khăn, vì thế Ngài đã giảm số ngày của khóa học xuống một ngày so với kế hoạch dự tính và kéo dài thêm bài giảng mỗi ngày.

Ngày khóa học kết thúc, Sư Phụ đi quanh hội trường. Rất nhiều học viên đã tới để bắt tay Ngài. Sư Phụ thấy một người nông dân có vẻ rất khiêm tốn và bẽn lẽn và cố ẩn mình sau mọi người. Sau khi chụp ảnh với mọi người xong, Sư Phụ tiến đến người nông dân, bắt tay anh và nói rất nhân từ rằng, “Tôi biết anh đến từ một vùng quê. Anh đã đến tận đây để đắc Pháp.” Người học viên này đã đến từ một làng xa xôi và đã tập Thiền Tông trong mười tám năm và hiện đang tìm một vị Sư Phụ mới. Bỗng nhiên anh cảm nhận được một luồng nhiệt ấm nóng chạy khắp cơ thể mình.

Việc mua vé tàu về nhà rất khó khăn. Một học viên lớn tuổi muốn mua 12 vé. Nhưng có quy định ở ga tàu là mỗi người chỉ được mua một vé. Nhân viên bán vé hỏi, “Ông có ưu tiên gì đặc biệt không?” Ông trả lời, “Vâng, tôi có.” Sau đó, ông cho người nhân viên xem bức ảnh của Sư Phụ. Sau đó người ta đã bán cho ông 12 vé.

Khóa giảng thứ năm ở Quảng Châu đã kết thúc vào ngày 29 tháng 12 năm 1994. Đây là khóa giảng cuối cùng tại Trung Hoa Đại lục.

Bài phát biểu cuối cùng của Sư Phụ ở Trung Hoa Đại lục là tại Đại Liên. Nhân viên phụ trách đã không thông báo trước cho các học viên, nhưng nhiều học viên đã tự tới sân bay đón Sư Phụ. Để không cản đường các hành khách khác, các học viên đã đứng dọc hai bên sảnh cạnh phòng đón tiếp gần cửa, họ kéo thành một hàng dài ra tới tận quảng trường. Rất nhiều hành khách đã hỏi, “Hôm nay ai đến mà lại có nhiều người ở đây để đón tiếp vậy?” Các học viên đã trả lời đầy tự hào, “Sư Phụ của chúng tôi sắp đến!

Một đám mây dày màu cam mang điềm lành xuất hiện trên bầu trời xanh. Máy bay đã bay quyên qua đó và đám may biến mất. Mười phút sau, Sư Phụ mặc áo khoác đen, xuất hiện ở sảnh với hoa trên tay.

Sư Phụ phát biểu tại sân vận động Tinh Hải tại Đại Liên ngày 31 tháng 12 năm 1994. Bài nói chuyện kéo dài ba giờ đồng hồ và đã có 6600 người tham dự. Khóa thảo luận này đã đánh dấu việc kết thúc giảng Pháp và dạy các bài tập công của Sư Phụ tại Trung Hoa lục địa. Cùng hôm đó Sư Phụ đã viết bài thơ,

“Càn khôn mang mang,
Nhất luân kim quang.
Giác giả hạ thế,
Thiên địa đồng hướng.
Vũ trụ lãng lãng,
Đồng hoá Pháp quang.
Viên mãn phi thăng,
Đồng hồi thiên đường.
(“Đồng hóa viên mãn”, Hồng Ngâm)

Khi Sư Phụ kết thúc buổi thảo luận, cả hội trường đã vỗ tay nhiệt liệt. Các học viên đứng dậy và nhìn lên Sư Phụ. Sư Phụ đang xoay chuyển Pháp Luân lớn trên sân khấu! Sư Phụ bước xuống bục giảng và đi quanh hội trường, vẫy về phía các học viên. Tất cả mọi người đều cảm nhận được một luồng nhiệt ấm nóng chảy qua.

Sau đó, Sư Phụ chậm rãi đi ra khỏi sân vận động. Các học viên biết rằng Sư Phụ đã nhận được lời mời từ Pháp, và Ngài sẽ sớm ra nước ngoài. Vì thế mọi người đã theo Sư Phụ ra ngoài hội trường. Sư Phụ nhìn quanh và lặng lẽ nói lời từ biệt. Ngài đi rồi các học viên vẫn cứ đi theo. Họ cứ lặng lẽ đi theo rồi lại dừng lại trong hơn mười phút. Lúc đó, một cậu bé 12 tuổi từ Đông Bắc Trung Quốc phấn khích hét lên, “Sư Phụ! Sư Phụ!” Sư Phụ quay lại, xoa đầu cậu bé và nói rất nhân từ, “Hãy tu luyện tinh tấn.

Sư Phụ không lên xe ngay. Các học viên đứng quanh Sư Phụ. Cảnh tượng giống như một bông sen dưới mặt trời mùa đông: Sư Phụ là nhụy vàng, còn các học viên là những cánh hoa. Các học viên đều bày tỏ sự tôn kính sâu sắc đối với Sư Phụ. Lúc đó, không khí như thể ngưng lại. Mọi người lặng lẽ nhìn Sư Phụ và muốn khắc sâu hình ảnh, giọng nói, ánh nhìn và nụ cười của Sư Phụ vào tâm trí họ. Nhiều học viên đã rơi nước mắt.

Lời kết

Sự từ bi của Sư Phụ đã thức tỉnh chúng ta. Những lời giảng trong Chuyển Pháp Luân là những gì chúng ta tìm kiếm! Nó chứa đựng tất cả thiên cơ; quả là một quyển sách quý giá! Giống như Sư Phụ đã nói,

“Tầm sư kỷ đa niên,
Nhất triêu thân đắc kiến;
Đắc Pháp vãn hồi tu,
Viên mãn tùy sư hoàn.”
(“Duyên quy thánh quả”,Hồng Ngâm)

Các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn tồn tại trong tất cả mọi thứ trong vũ trụ. Nếu chúng ta dùng tâm để cảm nhận, chúng ta sẽ có thể hiểu được những điều bí mật trong đó. Xin hãy trân trọng cơ hội trân quý này.


Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/13/【庆祝513】珍贵的记忆-永恒的见证-240538.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/27/125561.html
Đăng ngày 08-06-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho phù hợp hơn với nguyên bản.

Share