Bài viết của đệ tử Đại Pháp Nhật Bản
[MINH HUỆ 06-09-2021] Tôi chia sẻ một chút với mọi người về thể ngộ tu luyện trong đoạn thời gian vừa qua, nhờ kiên trì học Pháp luyện công và hướng nội tìm, bệnh da liễu và vết chai ở chân nhiều năm đã khỏi.
Hằng ngày luyện năm bài công pháp và học một bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, tôi nghĩ đối với mỗi đệ tử chân tu mà nói là chuyện rất bình thường, và cũng là việc làm tất nhiên trong tu luyện. Nhưng có thể kiên trì liên tục trong thời gian dài, thực sự không phải là chuyện dễ.
Không rõ từ khi nào, phía trên ngón chân cái của tôi xuất hiện vết chai cứng, lúc bình thường nó không ảnh hưởng đến việc đi lại, ấn vào sẽ thấy hơi đau, lớp da phía trên ngón chân hơi bị nhô ra, nhìn thấy hơi ghê, cũng không đau, chạm vào thấy hơi ngứa. Nó đã như vậy trong nhiều năm rồi, tôi cũng không thấy bất tiện gì, nó không to lên, nên tôi cũng không để ý cho lắm, chỉ nghĩ là nấm chân. Còn nhớ có người từng nói với tôi, đây là một loại virus trên da rất khó chữa, nhưng không truyền nhiễm.
Năm ngoái dịch bệnh vừa xảy ra không lâu, vết chai ở chân bị viêm, đi lại thấy hơi đau, hơi tập tễnh. Công ty ra quyết định tạm thời làm việc ở nhà trong một tháng, tôi nghĩ dịp này mình không cần đi lại mỗi ngày, nên tranh thủ đi mua thuốc chữa vết chai thử xem sao. Lúc đó tôi cảm thấy lối nghĩ này không đúng, nhưng tôi vẫn suy xét lại và đã mua thuốc. Sau khi dùng thuốc một thời gian, tôi thấy có chút hiệu quả, nhưng qua vài ngày, nó lại tái phát. Tôi cũng nhận ra người tu luyện không nên dùng phương pháp của người thường, nhưng tôi vẫn luôn tìm lý do cho bản thân, nào là vết chai không phải là bệnh, dùng thuốc này chắc hẳn không sao. Một tháng sau, nó vẫn không khỏi. Lúc này, tôi nhận ra bất kể trên da chúng ta bị gì, nó đều là nghiệp lực của bản thân tạo thành, thuốc của người thường làm sao có thể trị khỏi tận gốc được!
Do dịch bệnh, công ty lại kéo dài thời gian làm việc ở nhà, tôi tận dụng thời gian di chuyển đi làm vào buổi sáng để học kinh văn mới. Lúc bình thường, tôi rất ít khi học kinh văn mới, nên tôi muốn nhanh chóng học hết lại một lượt. Hằng ngày trước 8 giờ 10 phút sáng, tôi luyện xong năm bài công pháp, sau đó tôi bắt đầu học kinh văn mới, buổi tối học thêm một bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân. Những ngày không tăng ca, buổi tối tôi sẽ đi bỏ tài liệu chân tướng vào hòm thư ở xung quanh nhà tôi. Tôi kiên trì mỗi ngày ngủ 4 tiếng đồng hồ, nhưng vẫn thấy tràn đầy năng lượng. Do buổi sáng có thể luyện động công vào khoảng thời gian rảnh trong lúc làm việc, nên tôi đã dành thời gian luyện động công lúc sáng sớm để tập trung học kinh văn mới. Trên cơ bản, kinh văn mới dài chừng 100 trang, mỗi ngày tôi có thể học một cuốn, nếu số trang nhiều hơn, thì tôi sẽ học hai cuốn trong ba ngày. Hằng ngày, chỉ cần đầu óc thảnh thơi, thì tôi liền nghĩ cách làm sao để tinh tấn đề cao, tu cho tốt hơn, hướng nội tìm xem rốt cuộc mình còn có chấp trước nào. Mỗi khi luyện công, suy nghĩ bất chính nào phản ánh xuất ra, tôi liền xem nó là chấp trước và cố gắng tu bỏ. Luyện công xong, tôi sẽ đào sâu gốc rễ xem rốt cuộc mình đang chấp trước điều gì, vì sao chấp trước, sau đó tu bỏ nó. Mỗi lần hướng nội tìm, tôi nhớ lời Sư phụ giảng:
”[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)
Từ nhỏ, tôi rất hay để ý đến ánh mắt và cách nhìn của người khác về mình. Ở công ty, tôi cũng rất để ý thái độ nói chuyện của người khác đối với mình. Tôi là một người rất nhạy cảm, một khi cảm thấy thái độ nói chuyện của người khác không tốt, thì trong tâm liền thấy khó chịu. Tôi sẽ nghĩ mình làm chưa tốt ở chỗ nào? Tôi làm chưa tốt thì người ta có thể nói với tôi! Chứ sao lại tỏ thái độ với tôi như thế. Tôi tìm thấy mình có nhân tâm như tâm sĩ diện, tâm hư vinh, tâm không thích bị người khác nói và không thích bị người khác phủ nhận v.v.
Nếu đó là thái độ của người thường đối với tôi thì cũng có thể bỏ qua. Nhưng nếu là đồng tu đối với tôi không tốt thì trong tâm sẽ rất khó chịu, và càng không thể cho qua. Sau đó, tôi nghĩ lẽ nào là nghiệp lực của mình lớn, tu không tốt, nên người khác mới đối xử với mình không tốt, mỗi lần như vậy tôi sẽ nhớ tới Pháp của Sư phụ:
”Nếu một người không có nghiệp lực, thì đi trên đường ai cũng mỉm cười với chư vị, người không quen biết đều sẽ chủ động phục vụ chư vị, chư vị thật là tự tại!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney)
Mỗi lần nghĩ tới đây, tôi nghĩ mình cần tu bỏ hết thảy chấp trước, hết thảy những thứ bất hảo hình thành hậu thiên không thuộc về tôi, nhanh chóng đề cao lên. Tôi liên tục đấu tranh với tâm chấp trước, và đã dần dần tu bỏ được những thứ bất hảo này. Về sau, lúc đồng nghiệp trong công ty hay đồng tu đối đãi với tôi không tốt, tôi sẽ không để tâm, và có thể thản nhiên đối mặt. Dù cho gặp chuyện không vui, tôi cũng tìm xem mình đã làm sai điều gì.
Gần hai tháng sau, trong một lần cắt móng chân, tôi mới phát hiện bệnh da liễu ngoan cố ở chân đã khỏi, da chân lành lặn bình thường. Khi ấy tôi rất ngạc nhiên, hóa ra là nhờ hằng ngày kiên trì luyện năm bài công pháp, học Pháp nhiều, thêm vào hướng nội tìm trong đoạn thời gian vừa qua. Tôi liền cảm tạ Sư phụ từ bi khổ độ.
Trong đoạn thời gian này, vết chai trên ngón chân cũng không đau, đỡ hơn nhiều so với trước đây. Sau này, tôi vẫn kiên trì đi bỏ tài liệu chân tướng vào hòm thư, cũng không rõ từ khi nào, vết chai đã biến mất. Mọi người đều biết, người ta đi bộ càng nhiều, chân sẽ cọ xát vào giày nên dễ bị chai sần. Ngoài ra, nếu chân đã có sẵn vết chai thì nó dễ dàng trầm trọng hơn. Nhưng là người tu luyện mà nói thì hoàn toàn ngược lại, mỗi lần ra ngoài bỏ tài liệu chân tướng, tôi thường đi bộ khoảng 20 đến 30 cây số, chân tôi không những không bị chai sần, mà còn lành lặn bình thường. Về sau, tôi luôn kiên trì học Pháp luyện công, hướng nội tìm, rồi học thuộc Pháp sau khi hoàn thành luyện công buổi sáng. Tiếc là, sau này do nguyên nhân các loại, tôi không kiên trì học thuộc Pháp nữa.
Tôi đã tu luyện nhiều năm như vậy, thường xuyên luyện công học Pháp, vậy sao ngay lúc này bệnh da liễu lâu năm khỏi nhanh như thế? Lúc trước quảng bá Thần Vận, tôi cũng đi bỏ tài liệu, cũng đi bộ không ít, mà sao vết chai không hết? Bản thân tôi ngộ ra, vì trước đây tôi không chú trọng hướng nội tìm, không thường xuyên hướng nội tìm cho lắm. Mặc dù tôi biết cần phải hướng nội tìm, nhưng thế nào mới được tính là thực sự làm được, mới có thể đào sâu gốc rễ chấp trước của bản thân kịp thời tu bỏ nó?
Gần đây, do nguyên nhân các loại như công việc bận rộn, tôi cảm thấy mình không còn tinh tấn như trước nữa. Nhân tiện mượn bài chia sẻ này, tôi cũng muốn tìm lại trạng thái tu luyện trong thời gian trước. Thỉnh thoảng, do làm việc mệt nhọc và ngủ muộn nên tôi không thể luyện công buổi sáng, cũng không có thời gian học kinh văn mới hay học thuộc Pháp. Thỉnh thoảng, tôi chưa thể hoàn thành năm bài công pháp trước giờ đi làm, nhưng tôi vẫn kiên trì luyện công hằng ngày. Gần đây, cũng có khi không luyện đủ năm bài công pháp, nhưng tôi luôn duy trì đả tọa hằng ngày. Bản thân tôi thực sự thấy đáng tiếc. Nghĩ tới các đồng tu lâu năm, không ngừng luyện công học Pháp mười mấy năm, hai mươi mấy năm, tôi thực sự cảm thấy xấu hổ.
Đối với tôi mà nói, thân thể cảm thấy khác biệt rõ ràng khi luyện công và không luyện công. Chỉ cần tôi luyện công thì cơ thể tràn đầy năng lượng. Hôm nào tôi không thể hoàn thành các bài công pháp trước giờ đi làm, thì làm việc không có tinh thần, giờ nghỉ trưa cũng muốn nằm ngủ. Trong thời gian chuẩn bị viết bài chia sẻ này, tôi đã quay trở lại luyện năm bài công pháp hằng ngày, và đã có thể thức dậy luyện công vào buổi sáng.
Bên trên là sở ngộ ở tầng thứ cá nhân, nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/9/6/學會向內找-皮膚病和雞眼不見了-430490.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/21/196264.html
Đăng ngày 28-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.