Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại miền Bắc Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-08-2021] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khoảng 25 năm trước, khi còn là học sinh tiểu học. Khi còn đi học, tôi tu luyện khá tinh tấn nhưng sau khi tốt nghiệp, tôi dần dần buông lơi và ngày càng trở nên thường nhân hóa. Tôi thậm chí còn tìm cớ cho sự biếng nhác của mình khi tu luyện bản thân trong Pháp.

Sau khi đọc kinh văn “Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002]” của Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, tôi cảm thấy khá nhẹ nhõm. Tôi cho rằng Sư phụ Lý Hồng Chí sẽ không bỏ rơi những học viên đã làm những điều tồi tệ, chưa kể đến những học viên như tôi chỉ là thiếu tinh tấn. Sau đó tôi không còn lo sợ nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn không tu luyện tinh tấn.

Mặc dù tôi tiếp tục luyện năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, nhưng tôi học Pháp rất ít, chỉ một hoặc hai đoạn Pháp mỗi ngày. Tôi đọc Pháp như thể đang hoàn thành một nhiệm vụ, và cố gắng hoàn thành việc học Pháp một cách nhanh chóng để có thể giải trí sau đó. Tôi thường ngủ gật trong khi thiền định. Tôi cũng trở nên nghiện trò chơi điện tử và nội dung khiêu dâm trên Internet. Tôi dần xuất hiện các triệu chứng nghiệp bệnh nghiêm trọng, và đến năm 30 tuổi, tình trạng thể chất của tôi còn tệ hơn một người 60 tuổi.

Tôi đã từng rất khỏe mạnh. Tôi không bao giờ cần phải mặc quần áo dày và giữ nhiệt trong thời tiết cực kỳ lạnh giá của miền Bắc Trung Quốc, và tôi chưa bao giờ bị cảm lạnh. Các đồng nghiệp của tôi thường trêu đùa tôi, nói rằng họ cũng muốn học Đại Pháp để có thể tiết kiệm tiền mua quần áo mùa đông. Tôi nói với họ rằng tôi có được trạng thái sức khỏe như vậy là nhờ tu luyện trong hơn 20 năm qua và ý định tu luyện của họ như vậy là không đúng, do đó sẽ không khởi được tác dụng. Bây giờ tôi cảm thấy vô cùng hối tiếc khi nhớ lại cuộc trao đổi này với các đồng nghiệp của mình. Nếu tôi tinh tấn hơn vào thời điểm đó, tôi đã có thể dẫn dắt nhiều người hơn nữa học Đại Pháp. Ký ức này cũng khiến tôi quyết tâm vượt qua ma nạn nghiệp bệnh, bởi vì tôi biết rằng người thường đều đang quan sát các học viên, và nếu tôi chết thì điều đó sẽ làm tổn hại danh dự của Đại Pháp. Trong trường hợp đó, những người biết tôi trở nên khỏe mạnh nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Tới lúc đó, tôi mới quyết tâm từ bỏ trò chơi điện tử. Tôi đã xóa tất cả các trò chơi trên máy tính của mình. Đối với chấp trước vào sắc dục, mặc dù tôi không thể buông bỏ ngay lập tức, và thỉnh thoảng vẫn nghĩ về nó, nhưng tôi bắt đầu cố gắng hết sức để phủ nhận nó.

Trước đây, tôi chơi điện tử vài giờ mỗi ngày; bây giờ tôi sử dụng tất cả thời gian mình có để học Pháp. Tôi nghĩ rằng mặc dù tôi không thể bỏ đi những thứ xấu đó ngay lập tức, nhưng nếu tôi học Pháp nhiều hơn, tâm tính của tôi sẽ đề cao, và theo đó những thứ xấu kia sẽ trở nên ít đi. Thật không may là tôi đã hiểu ra điều này quá muộn, và tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để cứu người.

Điều quan trọng nhất mà tôi đã hiểu được sau bài học nghiêm khắc này là chúng ta phải coi trọng việc học Pháp, và phải học Pháp nhiều nhất có thể! Ngay cả khi chúng ta cảm thấy vô vọng về khả năng viên mãn, chúng ta vẫn cần học Pháp nhiều hơn.

“Triêu văn Đạo, tịch khả tử” (“Hòa tan trong Pháp”, Tinh Tấn Yếu Chỉ) (tạm dịch: buổi sớm được nghe Đạo, chiều chết cũng được)

Ngay cả khi có thể chúng ta thực sự phải đối mặt với cái chết, chúng ta vẫn cần cố gắng chứa Pháp trong tâm nhiều nhất có thể.

Một cách không tự biết, sức khỏe của tôi cuối cùng đã phục hồi! Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể hồi phục và không bị Sư phụ bỏ rơi! Tôi sẽ tu luyện tinh tấn kể từ bây giờ, và sử dụng thời gian của mình thật tốt. Sư phụ đã hết lần này đến lần khác kéo dài thời gian Chính Pháp; chẳng phải chỉ để chờ đợi những đệ tử không tinh tấn như tôi sao?

Sư phụ giảng:

“Tôi chính là hy vọng giữa các đệ tử Đại Pháp với nhau đều có thể giống như trước đây, tinh tấn như thời chư vị mới đắc Pháp. Quá khứ trong Phật giáo có câu, ý tứ là từ đầu đến cuối đều như ban đầu, thì chư vị nhất định viên mãn.” (“Thế nào là đệ tử Đại Pháp”, Giảng Pháp tại các nơi XI)

“Vậy nên học Pháp vẫn là trọng yếu nhất, là quan trọng nhất, ấy là bảo đảm căn bản cho hết thảy các việc mà chư vị cần làm. Nếu học Pháp không theo kịp, thì cái gì cũng hết rồi.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi hy vọng rằng tất cả các đồng tu đang ở trong tình trạng tương tự như tôi sẽ xem bài học của tôi như một lời cảnh báo!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/15/429602.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/14/195064.html

Đăng ngày 04-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share