[MINH HUỆ 25-07-2021] Trừng phạt việc vi phạm nhân quyền đã trở thành sự đồng thuận giữa các quốc gia dân chủ. Sau khi Mỹ đưa ra Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh Quốc cùng 27 quốc gia thành viên khác của EU đã ban hành các đạo luật tương tự. Australia và Nhật Bản cũng đang có những bước tiến cho việc này.

Theo những đạo luật này, các học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách các thủ phạm liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong vài năm nay. Mỗi năm họ đều đệ trình một số danh sách lên các chính phủ dân chủ, thúc giục họ xử phạt những thủ phạm được nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp lên danh sách các thủ phạm mới nhất liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công tới từng chính phủ của họ, yêu cầu các biện pháp xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền này, bao gồm việc từ chối nhập cảnh vào các quốc gia này và đóng băng tài sản của các thủ phạm ở nước ngoài. Một trong những thủ phạm đó là Đặng Dũng.

91d194f30dce72d685a1fde8979cab1d.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Đặng Dũng

Giới tính: Nam; Quốc gia: Trung Quốc

Ngày sinh: Tháng 7/1961; Nơi sinh: Bắc Kinh

Chức danh và chức vụ

Tháng 5 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017: Phó Thị trưởng kiêm Bí thư tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên, Giám đốc Công an tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh tra, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tháng 3 năm 2017 đến tháng 6 năm 2017: Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Tứ Xuyên, Phó Thị trưởng, Giám đốc Công an tỉnh.

Tháng 6 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Giám đốc Công an tỉnh.

Tháng 2 năm 2018 đến hiện tại: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật.

Những tội ác chính

Tỉnh Tứ Xuyên là một trong những nơi bức hại tà ác và tàn khốc nhất đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tứ Xuyên cũng là quê hương của Chu Vĩnh Khang, kẻ dẫn đầu các cuộc bức hại Pháp Luân Công. Hệ thống uỷ ban chính trị và pháp luật của tỉnh này đã điên cuồng thực hiện các chính sách đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Theo số liệu thống kê từ trang web Minh Huệ (Minghui.org), đã có 299 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là bị bức hại đến chết tại tỉnh Tứ Xuyên. Bắt đầu từ tháng 5 năm 2015, Đặng Dũng từng đảm nhiệm các vị trí Giám đốc Sở Công an tỉnh Tứ Xuyên, Phó thị trưởng phụ trách vấn đề chính trị và pháp luật, và Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật trong 4 nhiệm kỳ.

Ông ta cũng là người lập kế hoạch và chỉ huy cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại tỉnh Tứ Xuyên. Ông ta đã phỉ báng Pháp Luân Công trong nhiều bài phát biểu trước công chúng và kêu gọi “ thúc đẩy việc chống giáo phái”; “nghiêm khắc và kiên quyết xóa bỏ” môn tập này. Năm 2019, ông ta ra lệnh kết án ít nhất 3 năm tù đối với các học viên Pháp Luân Công. Sự tàn khốc của cuộc bức hại Pháp Luân Công liên quan trực tiếp đến vị trí quyền lực của Đặng Dũng.

Theo những số liệu có sẵn, ít nhất 45 học viên Pháp Luân Công bị thiệt mạng trong suốt nhiệm kỳ của Đặng Dũng. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt, bị lục soát nhà cửa bất hợp pháp, bị kết án và bỏ tù. Trong số họ có người bị bức hại đến mức tàn tật, thương tích và rối loạn tâm thần. Đặng Dũng phải gánh chịu hết thảy trách nhiệm đối với cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Tứ Xuyên trong các nhiệm kỳ của ông ta.

Dưới đây là một số tội ác chính mà Đặng Dũng đã thực hiện trong suốt các nhiệm kỳ của ông ta:

bb844eb5b2f5c3f76e94a1ee31884243.jpg

Theo những số liệu đăng trên Minghui.org, 6 học viên bị tra tấn tới chết ở tỉnh Tứ Xuyên trong nửa cuối năm 2015. Vào năm 2016, 461 học viên bị bắt, 87 người bị kết án oan, 25 người bị đưa ra toà, 46 người bị bắt giữ bất hợp pháp, và 6 người bị tra tấn tới chết.

Năm 2017, 523 học viên bị bắt tại tỉnh Tứ Xuyên, 2061 người bị sách nhiễu, 161 người bị giam giữ trong các trại giam, trung tâm tẩy não và bệnh viện tâm thần, 14 người bị tra tấn đến chết.

Năm 2018, 270 học viên bị bắt và bị lục soát nhà tại tỉnh Tứ Xuyên, 390 người bị sách nhiễu, 7 người mất tích, 67 người bị kết án bất hợp pháp, 121 người bị giam giữ trái phép, và 3 người bị tra tấn tới chết.

Nam 2019, 530 học viên bị bắt và lục soát nhà tại tỉnh Tứ Xuyên, 51 người bị kết án bất hợp pháp, 185 người bị giam giữ trái phép và 9 người bị tra tấn tới chết.

Năm 2020, 390 học viên bị bắt tại tỉnh Tứ Xuyên, 720 người bị quấy rối, 57 người bị kết án bất hợp pháp, và 4 người bị tra tấn tới chết.

Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021, ba học viên, Liệu Xuyên Giang, Lâm Thủ Kính và Mao Khôn, đã bị tra tấn tới chết.

Một số trường hợp điển hình bị bức hại đến chết

Trường hợp 1: Bà Lý Quế Hương bị chết trong nhà tù Long Toàn Dịch ở Thành Đô và xác của bà được hoả táng cùng ngày.

Bà Lý Quế Hương, một người học viên Pháp Luân Công bị bắt vào ngày 6 tháng 10 năm 2013. Năm 2014, bà bị kết án tù 3 năm 6 tháng. Vào chiều ngày 29 tháng 9 năm 2015, con gái của bà Lý nhận được một cuộc gọi từ nhà tù Long Toàn Dịch, nói rằng mẹ cô sẽ được gửi tới nhà tù Kim Đường ở Tứ Xuyên để “cấp cứu và hồi sức”. Vào 3 giờ chiều hôm sau, con gái bà Lý nhận được cuộc gọi từ nhà tù Kim Đường, thông báo rằng những nỗ lực cứu mẹ cô đã thất bại. Sau cái chết của bà Lý, gia đình của bà đã bị cai ngục phòng 610 Quảng Sơn, uỷ ban địa phương lừa gạt và đe doạ nhiều lần. Hài cốt của bà Lý đã được hoả táng vào ngay sáng hôm sau.

Trường hợp 2: Bà Trần Thế Khang bị bức hại tới thập tử nhất sinh và đã mất ngay sau khi trở về nhà.

Bà Trần Thế Khang bị bắt trước nhà bà vào tối ngày 26 tháng 6 năm 2013, và bị kết án 5 năm tù. Bà bị tra tấn ở nhà tù nữ Thành Đô và phải chịu đựng những cơn bệnh nghiêm trọng trong suốt thời gian trong tù. Thành viên gia đình bà có yêu cầu được ân xá nhưng bị trại giam từ chối. Trước Tết Nguyên Đán 2016, bà Trần được bí mật đưa về nhà do bệnh tình nguy kịch. Người cai ngục đã đe doạ gia đình bà Trần không được tiết lộ cho bất kì ai rằng bà đã phát bệnh trong tù. Chỉ hơn 20 ngày sau, bà Trần qua đời ở tuổi 59.

Trường hợp 3: Cô giáo dạy piano bị bức hại trong trại tẩy não đến chết

Bà Tạ Hà, đến từ Phàn Chi Hoa, từng tốt nghiệp Nhạc viện Tứ Xuyên và giảng dạy tại trường trung học dạy nghề Hoa Dương ở quận Song Lưu. Là một cô giáo dạy piano, bà đã đạt rất nhiều thành tích nổi bật trong công tác giảng dạy của mình. Bà Tạ đã mất ở tuổi 56 sau khi bị tiêm thuốc độc tại Trung tâm tẩy não Tân Tân vào tháng 7 và tháng 8 năm 2016.

Trường hợp 4: Bà Hồ Hà bị tra tấn tới chết do từ chối từ bỏ tín ngưỡng của mình

Bà Hồ Hà bị bắt và bị lục soát nhà bất hợp pháp vào ngày 18 tháng 7 năm 2015. Ngày 11 tháng 3 năm 2016, bà bị kết án và vào tháng 5 năm 2016, bà bị giam giữ tại Nhà tù nữ Thành Đô. Trong khi bị giam giữ vào tháng 5 năm 2016, bà bị ép đứng trong suốt thời gian rất dài, bị đánh đập tàn khốc đến nỗi rang bị rụng, chân và mông bị bầm tím. Bởi vì bà Hồ từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, nên bà chỉ được phép ăn một hoặc hai bữa ăn trong ngày khiến thân thể bà gầy gò, hốc hác.

Lính canh còn ra lệnh bắt các tù nhân liên tục dìm đầu bà Hồ vào bồn nước lớn trong nhà giam, để khuất phục bà. Họ đã dùng cách này để tra tấn và huỷ hoại bà Hồ cả về thể xác lẫn tinh thần. Một tuần trước ngày 10 tháng 2 năm 2017, bà Hồ bị giam giữ một mình trong phòng tra tấn, bị đánh đập, không được ngủ và bị ép đứng trong suốt thời gian dài. Vài ngày sau, bà Hồ bị bức hại thậm tệ đến nỗi rối loạn tinh thần và đôi mắt của bà trở nên vô hồn. Bà thường ngồi thất thần và đi tiểu ra quần trong khi ngủ. Việc bị tra tấn trong một thời gian dài trong Nhà tù nữ Thành Đô khiến bà Hồ bị huỷ hoại nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Bà đã mất ở trong tù vào ngày 19 tháng 12 năm 2017. Khi đó, bà mới 55 tuổi.

Trường hợp 5: Cô Lưu Tố Trân ở Thành Đô bị cảnh sát đánh tới thiệt mạng

Cô Lưu Tố Trân, một học viên Pháp Luân Công ở Thành Đô, bị đồn cảnh sát phố Hoàng Ngoã bắt giữ vào ngày 24 tháng 12 năm 2018 khi đang phân phát tài liệu chân tướng về Pháp Luân Công và cô đã qua đời ngay sau đó.

Trường hợp 6: Bà Đinh Quốc Cầm, một người phụ nữ tốt bụng ở thành phố Lô Châu, bị tra tấn đến thiệt mạng

Bà Đinh Quốc Cầm bị bắt vào ngày 16 tháng 10 năm 2017 và bị kết án 2 năm 6 tháng tù vào cuối tháng 8 năm 2018. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2018, bà Đinh bị bắt và chuyển đến Nhà tù nữ Thành Đô để bức hại. Khi con trai và con gái của bà Đinh đến nhà tù thăm bà lần đầu, họ thấy mẹ của mình không thể cử động tay hoặc chân và được các tù nhân bế vào phòng thăm. Họ hiểu rằng bà Đinh Quốc Cầm đã bị tra tấn tới mức liệt tứ chi sau khi bị bắt bỏ tù chỉ gần ba tháng. Trong vài ngày sau, gia đình bà đã nhận được thông báo từ trại giam rằng bà Đinh đang ốm nguy kịch và đã được đưa đến bệnh viện của nhà tù. Ngày 21 tháng 5 năm 2019, bà Đinh qua đời trong bệnh viện nhà tù khi đang ở tuổi 69.

Trường hợp 7: Ông La Học Phòng và vợ của ông đã bị kết án nặng và ông La Học Phóng bị bức hại đến chết trong nhà tù Giao Châu.

Ông La Học Phóng và vợ ông – bà Lý Khôn Cúc, bị bắt vào tháng 7 năm 2014. Ngày 27 tháng 10 năm 2016, cả ông La và bà Lý bị kết án với hình phạt 7 năm trong tù. Ông La bị bắt và bị chuyển đến nhà tù Giao Châu ở tỉnh Tứ Xuyên, còn vợ ông- bà Lý bị bắt và bị đưa đến nhà tù nữ phía Tây Tứ Xuyên. Vào tháng 4 năm 2017, ông La bị tống giam trong nhà tù Giao Châu để bức hại. Đầu tháng 4 năm 2020, ông La – nạn nhân bị bức hại nghiêm trọng nhiều lần – đã từng khoẻ mạnh nhờ tu luyện Pháp Luân Công, nay đã bị bức hại đến chết trong nhà tù Giao Châu. Quản lý nhà tù đã nói dối gia đình ông rằng ông La bị chết do bị xuất huyết não.

Trường hợp 8: Bà Mao Khôn bị kết án nặng và qua đời vì bị bức hại trong trại tạm giam

Bà Mao Khôn- một kế toán viên liên tục bị bắt bỏ tù vì từ chối từ bỏ niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Bà bị giam giữ hai lần trong trại lao động và bị kết án bất hợp pháp từ 5 tháng đến nửa năm trong nhà giam. Vào 3 giờ, ngày 10 tháng 7 năm 2019, bà Mao và 5 học viên Pháp Luân Công: Hoàng Tố Lan, Lý Tuấn, Hoàng Tú Hoa, Tương Khiết Phương, and Trương Trân Hoa, đều là những vị khách của gia đình bà, bị cảnh sát bắt giữ rất bạo lực. Cảnh sát đã bao vây và đánh đập bà Mao Khôn khiến tay bà bị gãy. Vào sáng ngày 28 tháng 12 năm 2020, bà Mao bị kết án 11 năm 6 tháng tù và bị tra tấn đến chết trong trại tạm giam vào ngày 11 tháng 4 năm 2021. Lúc đó, bà 57 tuổi.

Những trường hợp bị rối loạn tâm thần bởi cuộc bức hại

Cô Đinh Huệ khoảng 50 tuổi – một học viên Pháp Luân Công đến từ Thành Đô, bị cảnh sát dùng vũ lực đột nhập vào nhà và bị bắt giữ vào tối ngày 21 tháng 12 năm 2015, cô bị giam tại trại tạm giam huyện Tân Đô. Trong khi ở trại tạm giam, cô Đinh bị đánh đập dã man bởi những tên cảnh sát và những tù nhân khác dưới sự ra lệnh của cảnh sát. Cô Đinh Huệ bị còng tay trên chiếc giường chết và bị cảnh sát tiêm một loại chất lạ vào người khiến cô ngủ tận 3 ngày.

Tháng 10 năm 2016, cô Đinh bị rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần hoàn toàn và không thể tự chăm sóc bản thân mình. Các tù nhân thường mắng mỏ cô và để cô nằm trên đất đằng sau bồn vệ sinh. Cô còn bị trói bằng các dụng cụ tra tấn trong suốt thời gian dài. Ngày 24 tháng 11 năm 2016, dưới sự chỉ huy của Phòng 610, cô Đinh bị kết án 3 năm tù và bị chuyển đến Nhà tù nữ Thành Đô, nơi mà cô bị ép phải uống thuốc tâm thần trong thời gian dài. Trong cuộc gặp mặt tù nhân, lính canh đã thông báo rằng: “Pháp Luân Công khiến cô ấy bị bệnh tâm thần” để bôi nhọ danh dự Pháp Luân Đại Pháp.

Uỷ ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Tứ Xuyên “giám sát” việc bắt giữ

Năm 2019, Ủy ban Chính trị và Pháp Luật tỉnh Tứ Xuyên và Phòng 610 đã bắt giữ ít nhất 214 học viên Pháp Luân Công trong suốt 3 tháng từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2019, trước Lễ kỷ niệm “70 năm Ngày Quốc Khánh” Trung Quốc. Nguyên ngày 10 tháng 7, 40 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và bị lục soát nhà tại Thành Đô, 11 học viên bị bắt tại quận Lương Sơn, 7 người bị bắt tại thành phố Nam Đồng, 2 người bị bắt tại thành phố Tuỳ Ninh, 1 người bị bắt tại thành phố Miên Dương, và một người bị bắt tại thành phố Phan Chi Hoa.

Uỷ ban Chính trị và Pháp luật trực tiếp ra lệnh: Các học viên Pháp Luân Công phải bị kết án hơn 3 năm tù. Ngày 7 tháng 1 năm 2019, Toà án huyện Ba Trung của thành phố Ba Trung đã kết án bất hợp pháp 9 học viên Pháp Luân Công, bao gồm: Trương Tân Vĩ (89 tuổi) bị kết án 3 năm tù, Trương Minh Lãng (82 tuổi) bị kết án 5 năm tù, Khang Tôn Lục (71 tuổi) bị kết án 2 năm 6 tháng tù, Nhạc Ánh Thông (70 tuổi) bị kết án 4 năm tù.

Theo nhân viên Toà án, các vụ án bị giám sát trực tiếp bởi Uỷ ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Tứ Xuyên và phải mất hơn một năm để kết thúc vụ án. Viện kiểm soát đã trả hồ sơ vụ án nhiều lần cho cơ quan an ninh vì thiếu bằng chứng, nhưng Uỷ ban Chính trị và Pháp luật tỉnh liên tục tạo áp lực để vụ án phải được xử lý, thậm chí đe doạ sẽ thực hiện các biện pháp kỷ luật tổ chức đối với công tố viên và thẩm phán. Uỷ ban Chính trị và Pháp luật trực tiếp chỉ thị rằng các bản án phải nhiều hơn 3 năm, bất kể tuổi tác học viên ra sao, họ phải bị kết án, bị phạt tiền và phạt nặng.

Sau khi các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ kháng án, thông qua sự can thiệp của Đặng Dũng, các thành viên trong gia đình được thông báo đến toà án để nhận bản án, bản này này đã không được gửi đi để các luật sư xem xét, và họ đã bị từ chối kháng cáo. Các thành viên gia đình tiếp tục yêu cầu toà án mở thêm phiên toà và được báo rằng phiên toà thứ hai sẽ không được tổ chức. Quyền khiếu nại của các bị cáo do đó cũng bị tước đoạt.

Cuộc bức hại bằng phỉ báng và cưỡng bức tẩy não

Uỷ ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Tứ Xuyên đã tạo và lan truyền những lời nói dối trong một thời gian dài, tiếp tục sử dụng các cơ chế tuyên truyền, văn hoá, giáo dục để phỉ báng Pháp Luân Công và lừa gạt công chúng theo nhiều cách khác nhau. Vào sáng ngày 17 tháng 2 năm 2017, một tá triển lãm vu khống Pháp Luân Công được trưng bày tại cổng của uỷ ban khu dân cư cộng đồng Giang Hoa. Các khẩu hiệu và biển báo phỉ báng Pháp Luân Công cũng ở khắp mọi nơi trên đường, gây hiểu lầm cho công chúng.

Ngày 11 tháng 4 năm 2017, Phòng 610 của Uỷ ban trung ương ĐCSTQ đã tổ chức “Cuộc họp trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền và giáo dục cấp cơ sở chống tà giáo toàn quốc” ở Thành Đô. Nội dung chính của hội nghị là nhấn mạnh tầm quan trọng của cái gọi là tuyên truyền “chống tà giáo”, đồng thời thúc đẩy da dạng các phương tiện tuyên truyền “chống tà giáo”. Trên thực tế, mục đích của các biện pháp “chống giáo phái” là nhằm gia tăng sự thù địch Pháp Luân Công, ủng hộ cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Đặng Dũng đã tham gia cuộc họp và có bài phát biểu.

Từ tháng 5 đến tháng 6/2017, cảnh sát và người dân ở huyện Song Lưu của Thành Đô tiếp tục sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công. Tháng 5, họ liệt kê danh sách hơn 20 học viên Pháp Luân Công và quấy rối từng người một, tra hỏi họ có còn tập Pháp Luân Công hay không. Học viên Pháp Luân Công Lý Tĩnh bị bắt vào ngày 7 tháng 11 năm 2017 và bị đưa đến “Trung tâm Giáo dục Luật Thành Đô” (Trại tẩy não Tân Tân ) để giam giữ và bức hại tẩy não trái phép.

Ngày 15 tháng 4 năm 2020, các uỷ ban pháp luật của tỉnh Tứ Xuyên, cùng hiệp hội chống tôn giáo đã phỉ báng Pháp Luân Công và nhiều tổ chức khác, bịa đặt nhiều tin đồn và tuyên truyền “chống giáo phái”, vu khống Pháp Luân Công ở rất nhiều nơi.

Tháng 7 năm 2020, Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Tứ Xuyên đã sử dụng “các hoạt động giao lưu văn hoá Trung- Ngoại” để lan truyền những tin đồn và tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công giữa những người nước ngoài tại khu vực tập trung đông người nước ngoài nhất của Thành Đô.

Ngày 5 tháng 1 năm 2021, ban chỉ đạo của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Tứ Xuyên đã kiểm tra và hướng dẫn Hiệp hội chống giáo phái quận Hưng Văn và “trao hơn 300 mét vuông không gian hoạt động và 100.000 nhân dân tệ tiền quỹ” cho tổ chức này. Tổ chức này được yêu cầu tiến hành tuyên truyền “chống tà giáo”, tạo ra những bài hát “chống tà giáo” để hát trên toàn quốc. Năm 2020, bản thảo tuyên truyền vu khống được viết bởi tổ chức này đã được thông qua bởi một vài trang web của ĐCSTQ mà cụ thể là vu khống Pháp Luân Công.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/25/428580.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/25/194787.html

Đăng ngày 30-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share