[MINH HUỆ 02-09-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành sự đồng thuận tại các quốc gia dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, chính phủ các nước như Canada, Vương quốc Anh và 27 nước thành viên khối Thịnh vượng chung Châu Âu (EU) cũng đã ban hành những đạo luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang xúc tiến trong vấn đề này.
Theo đạo luật này, học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách các thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công trong những năm qua. Hàng năm, họ đã đệ trình nhiều danh sách lên các chính phủ, thúc giục họ xử phạt những kẻ vi phạm có tên trong danh sách.
Từ 14 tháng 7 năm 2021 học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã đệ trình danh sách các thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công lên chính phủ nước sở tại, kêu gọi xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền, bao gồm từ chối nhập cảnh và phong tỏa tài sản ở nước ngoài.
Trong danh sách có tên Chu Can.
Thông tin về thủ phạm bức hại
Họ tên: Chu Can (朱乾)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Dân tộc: Mãn Châu
Ngày/tháng/năm sinh: Tháng 6/1970
Số ID: 210782197006190014
Chức vụ
Chu Can bắt đầu công tác vào tháng 8 năm 1990, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 11 năm 1993. Hiện ông ta giữ chức vụ Bí thư Thành ủy thành phố Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật kiêm Giám đốc Ủy ban Giám sát.
Tháng 3/1998 – Tháng 4/1999: Phó Chính ủy Lữ đoàn Cảnh sát Hình sự, Công an Thành phố Bắc Ninh.
Tháng 8/2001 – Tháng 12/2002: Phó Giám đốc Công an Thành phố Bắc Ninh kiêm Đội trưởng Lữ đoàn Cảnh sát Hình sự.
Tháng 9/2004 – Tháng 2/2006: Chính ủy Sở Công an Thành phố Bắc Ninh.
Tháng 11/2007 – Tháng 2/2011: Phó Giám đốc Phòng Quản lý An ninh nội bộ Công an tỉnh.
Tháng 7/2013 – Tháng 9/2016: Trưởng nhóm Quản lý An ninh nội bộ Công an tỉnh.
Tháng 9/2016 – Tháng 3/2020: Phó Thị trưởng Chính quyền Thành phố Triều Dương, Bí thư Thành ủy kiêm Giám đốc Sở Công an tỉnh.
Tháng 4/2020 đến nay: Bí thư Thành ủy Thành phố Phụ Lâm, tỉnh Liêu Ninh, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật kiêm Giám đốc Ủy ban Giám sát
Các tội ác chính
Chu Can được chuyển đến thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh với vị trí Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an vào tháng 9 năm 2016. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đã tích cực thực hiện chính sách đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.
Theo thống kê, từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 3 năm 2020, tổng cộng 1.496 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Triều Dương đã bị bức hại, trong đó 42 người bị kết án, 64 người phải đối mặt với các giai đoạn truy tố khác nhau, 141 học viên bị bắt và giam giữ, và 1.245 người bị sách nhiễu. Ít nhất bốn học viên gồm Lý Thúy Hoa, Lý Tiệp Xuân, Phó Cảnh Hoa và Lâm Quế Chi đã bị tra tấn đến chết khi bị bắt giữ.
Chu Can là Tổng tư lệnh của Hệ thống Công an Thành phố Triều Dương và phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công trong nhiệm kỳ của mình. Những tội ác chống lại các học viên Pháp Luân Công đã xảy ra trong Hệ thống Công an Thành phố Triều Dương bao gồm – sách nhiễu quy mô lớn, bắt bớ, tra tấn đến chết hoặc tàn tật, và bỏ tù.
Các trường hợp tử vong do bị tra tấn
Trường hợp 1: Ông Lý Tiệp Xuân bị kết án phi pháp 5 năm tù giam và bị tra tấn đến chết tại nhà tù Đại Liên
Ông Lý Tiệp Xuân, 62 tuổi, bị Lữ đoàn An ninh Quốc gia thuộc Cục Công an Bối Tiêu và công an Sở Công an Triều Dương Tân Hoa bắt cóc tại nhà vào ngày 7 tháng 9 năm 2016. Nhà của ông cũng bị lục soát. Ông bị giam tại trại giam Bối Tiêu và bị kết án 5 năm tù vào ngày 29 tháng 12 năm 2016. Ông Lý kháng cáo chống lại bản án, nhưng tòa án cấp cao hơn đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu vài tháng sau đó. Ông bị đưa đến nhà tù Cẩm Châu và chuyển đến nhà tù Đại Liên vào tháng 7 năm 2017. Các lính canh không cho ông ngủ trong nhiều ngày liên tục để buộc ông từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Cuộc tra tấn không ngừng đã cướp đi sinh mạng của ông Lý Tiệp Xuân vào ngày 3 tháng 12 năm 2018.
Trường hợp 2: Bà Phó Cảnh Hoa bị bắt và bị tra tấn đến chết; chồng bà là ông Lâm Quế Chi bị kết án phi pháp 10 năm tù
Bà Phó Cảnh Hoa và chồng là ông Lâm Quế Chi liên tục bị bắt bớ và sách nhiễu trong hơn 20 năm qua. Bà Phó đã từng bị kết án phi pháp 7 năm tù giam. Gia đình bà phải chuyển đi nơi khác và gặp khó khăn về kinh tế. Ngày 13 tháng 13 năm 2018 bà Phó bị bắt lần nữa và bị giam giữ 15 ngày.
Trong thời gian bị giam giữ và bị bức hại, bà vẫn kiên trì với đức tin của mình, từ chối viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Sau khi bà được trả tự do, nhân viên phòng Công an quận Kiến Bình lại đột nhập nhà bà hai lần, sách nhiễu và đe dọa bà. Họ nói: “Nếu bà không viết cam kết ngừng tu luyện [Pháp Luân Công] bà sẽ bị kết án 16 năm thay vì 7 năm như lần trước.”
Để tránh bị bức hại, bà Phó đã sống xa gia đình và gặp nhiều khó khăn. Bà qua đời vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, hưởng thọ 53 tuổi.
Ngày 26 tháng 9 năm 2019, chồng bà Phó, ông Lâm Quế Chi, bị bắt và giam giữ tại trại giam quận Kiến Bình. Bởi vì chịu khuất phục trước cuộc đàn áp, ông đã bị giam cùng với các tù nhân xã hội đen và bị họ tra tấn. Sau đó ông bị kết án 10 năm tại nhà tù Cẩm Châu.
Các trường hợp tàn tật do bức hại và kết án:
Trường hợp 1: Bà Tống Thu Vân bị tra tấn đến hôn mê
Vào ngày 24 tháng 10 năm 2016, bà Tống Thu Vân đang ở nhà một mình, một cảnh sát địa phương đã đột nhập và bắt bà mà họ không hề xuất trình giấy tờ tùy thân. Bà Tống bị đưa đến trại giam Triều Dương. Vào nửa đêm ngày 28 tháng 9 năm 2017, gia đình bà nhận được cuộc gọi từ trại giam Triều Dương và được thông báo rằng bà sắp chết và đang phục hồi trong bệnh viện. Bà vẫn bất tỉnh cho đến tháng 5 năm 2018.
Trong thời gian bị giam giữ, bà thường xuyên bị các tù nhân tra tấn. Trong suốt mùa đông năm 2016, bà chỉ được mặc nội y và ngủ trên những tấm ván gỗ băng giá vào ban đêm. Bà co ro vì lạnh. Do tiếp xúc lâu dài với giá lạnh và nhiều cuộc tra tấn thể xác khác nhau, sức khỏe của bà ngày càng giảm sút. Một lần nọ, bà thậm chí còn bị đánh đến nỗi máu phun ra mũi và miệng.
Hậu quả của việc hành hạ thể xác trong thời gian dài và chứng đau mắt cá chân, làm bà trở nên tiều tụy. Tay bà bị run và yếu đến mức không thể cầm bất cứ thứ gì. Bà đã ở bệnh viện Triều Dương II hơn hai năm nay, không thể nói chuyện, ăn uống hay nhớ bất cứ điều gì.
Bà Tống Thu Vân
Bà Tống sau tám tháng bị hôn mê
Trường hợp 2: Bà Vương Hiếu Chi, 72 tuổi, bị kết án tù oan
Bà Vương Hiếu Chi và bà Lý Vân Phong bị bắt vào ngày 10 tháng 5 năm 2018. Cảnh sát đã đưa bà Vương về nhà và lục soát. Khi bị giam giữ tại nhà tù thành phố Triều Dương, bà bị lính canh bắt mặc áo mùa đông vào mùa hè nóng nực. Họ cũng bắt bà ngồi trên giường gỗ trong thời gian dài, đọc thuộc lòng các nội quy nhà tù, xem các video và hát các bài hát tuyên truyền. Vào mỗi dịp lễ lớn, lính canh đã lục soát kỹ lưỡng phòng của bà và lột quần áo bà ra để kiểm tra xem bà có giữ bất cứ thứ gì liên quan đến Pháp Luân Công hay không. Thời gian để bà Vương đánh răng và sử dụng nhà vệ sinh cũng bị giới hạn. Bà Vương không được phép tắm trong suốt mùa đông. Sau gần một năm bị giam giữ, bà bị Tòa án Long Thành kết án 5 năm tù giam và đưa đến Nhà tù nữ Liêu Ninh vào ngày 18 tháng 3 năm 2019.
Trường hợp 3: Bà Đổng Thục Hiền, 72 tuổi, bị kết án bảy năm không xét xử
Bà Đổng Thục Hiền, 72 tuổi đến từ thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bị kết án bảy năm tù mà bà không hề hay biết vào ngày 14 tháng 7 năm 2020. Ba nhân viên tòa án và ba cảnh sát đã đột nhập vào nhà bà và thông báo rằng bà đã bị kết án bảy năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà Đổng rất sốc vì việc này. Bà đã hỏi chủ tọa phiên tòa rằng, “Tôi đã làm gì? Tôi đã ở nhà và không biết chuyện gì đang xảy ra. Tại sao tôi bị kết án bảy năm? Tôi đã vi phạm điều luật gì? Ông cần cho tôi xem chứng cứ phạm tội”.
Các trường hợp bắt bớ và ngược đãi có chọn lọc:
Trường hợp 1: Sở Công an thành phố Triều Dương và Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương đã bắt giữ và bức hại nhiều học viên Pháp Luân Công.
Trước ngày 1 tháng 10 năm 2019, Sở Công an Thành phố Triều Dương và Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương đã được tỉnh thông báo tiến hành một đợt đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công. Thành phố Triều Dương là địa bàn quan tâm chính của tỉnh. Các chỉ thị truyền đến các sở cảnh sát thành phố và huyện.
Tại thành phố Triều Dương, có tám học viên Pháp Luân Công gồm Vương Ngọc Mai, Phan Ngọc Phong,Trương Vĩ, Trương Văn Thành và Ân Bửu Hợp đã bị bắt và lục soát nhà cửa cũng như tịch thu tài sản. Trong số đó, Phan Ngọc Phong và Ân Bửu Hợp, mỗi người bị kết án 5 năm tù vào tháng 8 năm 2020.
Trường hợp 2: Bắt giữ vào Tết Nguyên đán 2019
Trước Tết Nguyên đán 2019, theo thị chỉ của Sở Công an tỉnh Liêu Ninh, Chu Can, Giám đốc Sở Cảnh sát thành phố Triều Dương, đã đích thân chủ trì một cuộc họp để sắp xếp chi tiết về kế hoạch bắt giữ nhiều học viên. Các học viên Pháp Luân Công Phàn Thục Cần, Tống Cửu Liên, Cổ Tố Trân, Tôn Hiển Chương và Trương Hiểu Diễm ở thành phố Triều Dương đã bị bắt vào ngày 15 tháng 2. Trong số đó, Trương Hiểu Diễm bị kết án ba năm tù giam.
Trường hợp 3: Một nhóm bị bắt ngày 22/8/2018
Vào ngày 22 tháng 8 năm 2018, một đội đặc nhiệm dưới sự giám sát của Sở Công an tỉnh Liêu Ninh, đã phát động một chiến dịch phối hợp với cảnh sát từ nhiều thành phố khác nhau để bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 22 và 23 tháng 8, nhiều học viên Pháp Luân Công và các thành viên trong gia đình của họ đã bị bắt.
Sở cảnh sát thành phố Triều Dương đã thực hiện 13 vụ bắt giữ các học viên gồm Triệu Trường Phúc, Tôn Quảng Lệ, Lý Anh Chi, Tề Mẫn, Lý Chấn Dương, Viên Chấn Đạt, Văn Lệ, các thành viên trong gia đình Hàn Ái Trân và luật sư của cô. Sau đó, cả nhà của học viên Hàn Ái Trân đã được trả tự do. Lý Chấn Dương bị kết án bốn năm và Triệu Trường Phúc bị kết án bốn năm rưỡi.
Trường hợp 4: Sáu học viên Pháp Luân Công bị bắt ở quận Triều Dương, thành phố Triều Dương
Ông Vương Hiếu Chi, 72 tuổi và bà Lý Vân Phong đã bị cục cảnh sát bắt và lục soát nhà cửa vào ngày 10 tháng 5 năm 2018. Phàn Thục Cần bị bắt tại nhà vào ngày 12 tháng 5. Lưu Vĩnh Lan cũng bị bắt vào ngày 12 tháng 5, nhà riêng của bà bị lục soát và các vật có giá trị đều bị tịch thu, gồm cả máy tính và máy in. Lưu Hân và Hàn Ái Trân đã bị theo dõi, bắt giữ và cũng bị lục soát nhà vào ngày 12 tháng 5. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2018, nhà bà Vương Học Quân 70 tuổi, một cư dân ở thành phố Lingyuan, đã bị lục soát, sách Pháp Luân Công và hơn 20.000 nhân dân tệ tiền mặt bị tịch thu. Sau đó, Lưu Vĩnh Lan bị kết án bảy năm tù và Hàn Ái Trân bị kết án bốn năm tù.
Trường hợp 5: Các học viên bị bắt với tội danh treo các áp phích Pháp Luân Công
Các đặc vụ của Phòng 610 đã đến thành phố Triều Dương và thành phố Cẩm Châu vào ngày 14 tháng 5 năm 2017 để kiểm tra “thành tích” của chính quyền địa phương trong việc bức hại các học viên. Họ đã dành 20 giờ ở Triều Dương để tìm kiếm các tài liệu thông tin do các học viên đã phân phát. Ngày 18/5/2017, Phòng 610 trung ương đã có buổi làm việc với các Phòng 610 địa phương. Một ngày sau, Phó giám đốc Phòng 610 tỉnh Liêu Ninh Mã Diên Đông dẫn đầu một nhóm công an đến Triều Dương để tiêu huỷ tài liệu bị tịch thu. Họ cũng bắt giữ và sách nhiễu các học viên địa phương.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/3/429059.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/2/194892.html
Đăng ngày 30-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.