Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 03-08-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một sự đồng thuận của các nước dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Vương Quốc Anh và 27 quốc ra thành viên EUR đã ban hành đạo luật tương tự. Australia và Nhật Bản cũng đang làm việc để ban hành luật tương tự.

Theo những đạo luật này, các học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách những thủ phạm liên quan tới cuộc bức hại Pháp Luân Công trong vài năm trở lại đây. Hàng năm, họ đã gửi một số danh sách cho các chính phủ dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm được nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách mới nhất của những thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tới chính phủ quốc gia của họ, yêu cầu xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền gồm việc từ chối nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài.

Hai cái tên được nêu ra trong danh sách này là Trương Hiểu Yến và Lý Hiểu Long

Thông tin của thủ phạm

2021-8-1-195823-0--ss.jpg

Tên pháp lý đầy đủ của thủ phạm: Trương (họ) Hiểu Yến (tên) (tên tiếng Trung: 张晓燕)

Giới tính: Nữ

Quốc gia: Huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

Ngày sinh: Tháng 10 năm 1965

Chức vụ:

Tháng 12 năm 2018 đến nay:

Phó bí thư Ủy ban Thành phố Gia Mộc Tư

Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp Luật

Hiệu trưởng Trường Đảng thành phố Gia Mộc Tư

Chịu trách nhiệm về công tác chính trị, pháp luật và duy trì sự ổn định. Chủ trì các công việc chung của Ủy ban Chính trị Pháp luật thuộc Đảng ủy Thành phố. Chủ nhiệm Văn phòng Phòng chống và Xử lý các tổ chức tà giáo (“Phòng 610”) của Đảng ủy Thành phố.

2021-8-1-195823-1--ss.jpg

Tên pháp lý đầy đủ của thủ phạm: Lý (họ) Hiểu Long (tên) (tên tiếng Trung: 李晓龙)

Giới tính: Nam

Quốc gia: Huyện Lâm Điện, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

Ngày sinh: Tháng 2 năm 1966

Chức vụ:

Tháng 12 năm 2016 –hiện nay: Phó Chủ tịch Thành phố Giai Mộc Tư

Giám đốc Sở Công an Thành phố

Bí thư Đảng ủy, Chánh thanh tra

Phụ trách Sở Công an thành phố, Cục tư pháp, Nhà tù Giai Mộc Tư…

Những tội ác chính:

Tháng 7 năm 2019, cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công quy mô lớn diễn ra ở Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang. Cuộc bức hại này đã trực tiếp dẫn đến cái chết của một học viên Pháp Luân Công cũng như cái chết của người thân một học viên Pháp Luân Công đã lo lắng cho con dâu sau vụ bắt giữ của bà. Có ít nhất 52 học viên Pháp Luân Công và người thân của họ bị bắt giữ và nhà của họ bị lục soát. Trong số đó, hơn 10 học viên bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Giai Mộc Tư và hơn 20 người bị giam giữ tại Nhà giam thành phố Giai Mộc Tư. Hàng trăm học viên bị sách nhiễu và chưa rõ số lượng các học viên phải chuyển nơi ở.

Trương Hiểu Yến, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật và Lý Hiểu Long, Giám đốc Công an Thành phố, không những đã tiến hành cuộc bức hại mà còn lạm dụng quyền lực, phá hoại pháp luật và bức hại người vô tội.

Bắt đầu từ ngày 5 tháng 6 năm 2019, nhóm giám sát số 14 của cái gọi là “tiêu diệt tội phạm” của Ủy ban Trung ương đã tập hợp tại tỉnh Hắc Long Giang. Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 6, Diêu Tăng Khoa, trưởng nhóm cùng với Cam Vinh Khôn, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Đảng ủy tỉnh Hắc Long Giang và những người khác đã tới thành phố Giai Mộc Tư và thành phố Phủ Viễn để giám sát trực tiếp, lên kế hoạch và tiến hành cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công tại thành phố Giai Mộc Tư. Trương Hiểu Yến (Bí thư Ủy ban Chính Trị Pháp luật thành phố Giai Mộc Tư), Lý Hiểu Long (Giám đốc Công an Thành phố), Hàn Huy (Chánh án Tòa án Trung cấp thành phố), Chu Trường Xuân (Trưởng công tố viên Viện kiểm sát Thành phố) và Tào Hiến Bân (Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia thành phố) đã tham gia vào việc lập kế hoạch và thành lập “đội đặc nhiệm” để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Trên địa bàn Giai Mộc Tư, Trương Hiểu Yến, Lý Hiểu Long và “đội đặc nhiệm” đã biên soạn một danh sách các học viên Pháp Luân Công trong khu vực. Cục An ninh Thành phố đã định vị và giám sát hoạt động hàng ngày của các học viên này thông qua điện thoại di động. Nhân viên của Sơ Công an thành phố Giai Mộc Tư đã sắp xếp và tiến hành một kế hoạch cụ thể trong việc bức hại các học viên như thế nào và ban hành chỉ tiêu cho mỗi đồn công an. Theo chỉ tiêu, mỗi đồn công an phải bắt giữ được ít nhất 3 học viên Pháp Luân Công.

Bắt đầu từ ngày 25 tháng 7 năm 2019, các nhà chức trách đã phát động một nỗ lực quy mô lớn để sách nhiễu và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Giai Mộc Tư. Những kẻ bức hại kéo tới nhà học viên Pháp Luân Công và tịch thu các tài sản cá nhân của họ. Có ít nhất 52 học viên Pháp Luân Công và thành viên gia đình của họ bị bắt giữ và nhà họ bị lục soát. Nhiều tải sản cá nhân của họ bao gồm một lượng lớn tiền đã bị tịch thu.

Dưới đây là một số trường hợp bị bức hại trong vụ bắt giữ hàng loạt này:

1) Học viên Pháp Luân Công Dương Thắng Quân đã bị bức hại đến chết

Vào ngày 2 tháng 8 năm 2019, ông Dương Thắng Quân khi đó 61 tuổi, cảnh sát của Đồn Công an Đường Hữu Nhất thuộc Sở Công an ngoại thành Giai Mộc Tư đã kéo tới nhà ông và bắt giữ ông cùng người mẹ già 81 tuổi. Họ bị đưa tới Đồn Công an Đường Hữu Nhất. Mẹ ông được trả tự do vào tối cùng ngày, nhưng ông Dương bị giam giữ tại trại tạm giam Giai Mộc Tư. Ông đã bị tra tấn đến chết vào ngày 11 tháng 8 năm 2019. Dưới sự đe dọa của cảnh sát, gia đình ông đã bị ép phải trả 30.000 nhân dân tệ cho chi phí điều trị y tế của ông và cảnh sát đã vội vã hỏa táng thi thể ông Dương.

2) Ba chị em của gia đình bà Khang bị lục soát nhà

Vào sáng ngày 28 tháng 7, khi chị cả là bà Khang Ái Dân đang đi chợ, thì bị bắt giữ và đưa tới Đồn Công an Tây Lâm. Trưởng Đồn Công an Tây Lâm đã dẫn một số cảnh sát tới lục soát nhà bà, bắt giữ người chồng không phải là học viên của bà và đưa ông tới Đồn Công an Tây Lâm. Sau đó, ông đã được trả tự do. Trong khi đó, bà Khang Ái Dân bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Giai Mộc Tư.

Vào ngày 29 tháng 7, nhà của chị thứ hai là bà Khang Ái Phân đã bị cảnh sát lục soát trong khi không có ai ở nhà. Một lượng lớn tài sản gồm 18.000 nhân dân tệ tiền mặt và thẻ căn cước cá nhân đã bị lấy cắp.

Bà Khang Ái Cầm là em út bị cảnh sát bắt giữ và lục soát nhà vào chiều ngày 28 tháng 7. Bà bị giam giữ 15 ngày và được trả tự do vào ngày 12 tháng 8 năm 2019.

3) Bà Trương Thục Lan cùng con gái là cô Đổng Tú Hoàn bị bắt giữ; một thành viên gia đình đã qua đời bởi lo lắng và áp lực.

Vào chiều ngày 27 tháng 7 năm 2019, bà Trương Thục Lan, 74 tuổi, đã bị cảnh sát bắt giữ tại nhà riêng. Sau đó, hai con gái của bà là cô Đổng Tú Hoa và Đổng Tú Hoàn cùng chồng cô Đổng Tú Hoa cũng bị bắt giữ. Sau khi bị tạm giam 15 ngày, cô Đổng Tú Hoàn được trả tự do vào ngày 12 tháng 8. Bà Trương Thục Lan bị giam giữ trong trại tạm giam. Sau khi cô Đổng Tú Hoàn bị bắt năm ngày, bố chồng của cô đã qua đời do sợ hãi và lo lắng về vụ bắt giữ của con dâu.

4) Bà Xa Cẩm Hà bị bắt giữ và bị chảy máu nghiêm trọng do bị tra tấn

Bà Xa Cẩm Hà, 53 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ vào ngày 25 tháng 7 năm 2019. Dưới sự chỉ huy của Lý Ái Quốc, phó giám đốc Sở Công an ngoại thành Giai Mộc Tư, chín cảnh sát bao gồm Ngô Bân và Lý Cường đã tra tấn bà trong một ngày.

Bà Xa bị treo ngược lên, hai chân bị kéo sang hai bên và ép xuống khiến bà chảy máu nghiêm trọng. Tóc ở hai bên đầu của bà bị nhổ, khiến tóc vương vãi khắp người và toàn thân bà bị bầm tím nghiêm trọng.

Không chỉ giam giữ bà Xa trong trại tạm giam mà cảnh sát còn lục soát nhà người cha 86 tuổi của bà. Cảnh sát ép chồng bà Xa phải hợp tác với họ để tìm ra các học viên Pháp Luân Công mà bà Xa liên lạc. Cảnh sát đe dọa rằng nếu ông không hợp tác, con trai của ông sẽ bị liên lụy và không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Sau đó, bà Xa bị kết án một năm rưỡi tù giam.

5) Bà Phàn Quế Cầm cùng con trai bị bắt giữ

Vào sáng ngày 26 tháng 7 năm 2019, khi bà Phàn Quế Cầm, gần 80 tuổi, đang chăm sóc người chồng bị liệt và nằm liệt giường tại nhà riêng, thì hơn 10 cảnh sát của Cục Công an Tiền Tiền, thành phố Giai Mộc Tư xông vào và bắt giữ bà. Chồng bà đã bị tụ máu não nghiêm trọng và nằm liệt giường 15 năm. Vụ bắt giữ của bà Phàn đã khiến chồng bà không có người quan tâm và dẫn đến cái chết của ông sau đó vài tháng.

Vào chiều ngày 26 tháng 7, cảnh sát đã đưa con trai bà Phàn là anh Văn Bân (không phải là học viên Pháp Luân Công) đi thẩm vấn nhanh. Ngày hôm sau, cảnh sát lục soát nhà anh Văn Bân. Họ còn đe dọa bắt giữ chị gái của bà Phàn là bà Phàn Quế Phân. Sau đó, bà Phàn bị kết án một năm tù giam.

6) Giáo viên nghỉ hưu bị tra tấn trong trại giam tới mức đột quỵ và hôn mê.

Ngày 27 tháng 7 năm 2019, bà Trương Tú Xuân khi đó 73 tuổi, cảnh sát đã kéo tới nhà và lục soát nhà bà. Hàng chục sách Pháp Luân Công của bà bị tịch thu. Vào ngày 31 tháng 7, cảnh sát quay lại nhà bà và bắt giữ bà. Sau khi bị giam giữ trong một trại tạm giam sáu tháng, bà Trương bị bức hại tới mức bị xuất huyết não đột ngột. Vào giữa tháng 1 năm 2020, bà được đưa tới bệnh viện để điều trị. Bác sỹ chuẩn đoán bà bị xuất huyết não, khiến bà rơi vào tình trạng hôn mê. Cảnh sát đã đưa bà về nhà vì sợ phải chịu trách nhiệm cho tình trạng của bà. Gia đình bà đã phải chăm sóc bà 24h một ngày.

Ngoài các trường hợp kể trên, các học viên Pháp Luân Công sau cũng bị bắt giữ hoặc lục soát nhà: Dương Dân Giang, Kim Kiệt, Từ Lệ Thanh, Lý Thục Hoa, Lý Hoa, Lý Học Kiệt, Đan Ngọc Cần, Phó Thục Linh, Đoàn Tú Bình, Trương Bảo Xuân, Vu Lập Quân, Kim Ngọc Hoa cùng cha là ông Xa Duy Kỳ, Đoàn Nghi Pháp, Lộ Anh, Lý Thục Lan, Lý Ngọc Lan, Tôn Diễm Hoàn, Triệu Xuân Linh, Tiểu Hoa, Lưu Thục Phương (Tam Phương), Trương Thục Vinh, Lý Tông Anh, Uông Văn Học cùng vợ là bà Phùng Hà, Trương Huấn Giang, Lưu Phẩm Cửu, An Bảo Trân, Vương Liên Hà, Hạng Xuân Linh, Hầu Lệ Hoa cùng cháu gái của bà, Giải Uy, Trương Quốc Hải, Vương Anh, Vương Anh Hoa, An Bảo Trân, Trịnh Hiểu Hồng, Trương Tú Xuân và Trương Quế Cần.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/3/429014.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/1/194872.html

Đăng ngày 28-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share