[MINH HUỆ 01-08-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một trọng tâm ở các quốc gia dân chủ như một cách để chống lại những hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo trên toàn cầu. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm giống vậy.

Theo luật này, vốn để áp dụng trừng phạt với những kẻ vi phạm nhân quyền đã biết, các học viên Pháp Luân Công đã lập ra các danh sách của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hàng năm, họ nộp nhiều danh sách lên các quốc gia dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm bị nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách gần đây nhất của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công cho chính phủ của họ. Các học viên đang kêu gọi trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền này, gồm việc từ chối không cho họ được nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.

Một cái tên trong danh sách này là Dương Đông Kì.

Thông tin về kẻ bức hại

2021-7-30-214355-0--ss.jpg

Tên đầy đủ của kẻ bức hại: Dương (họ) Đông Kì (tên) (tiếng Hán:杨东奇)

Giới tính: Nam

Quốc tịch: Trung Quốc

Ngày, tháng / năm sinh: tháng 9 năm 1962

Nơi sinh: Huyện Cam Nam, tỉnh Hắc Long Giang

Chức vụ:

Tháng 9/2018: Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông

Tháng 8/2018: Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông kiêm Vụ trưởng Vụ Tổ chức

Tháng 2/2016: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn Đông kiêm Vụ trưởng Vụ Tổ chức

Tháng 11/2013 – tháng 2/2016: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hắc Long Giang, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật

Tháng 11 năm 2005 – tháng 2 năm 2013: Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hắc Long Giang

Tháng 5/2004: Phó Bí thư Văn phòng Huyện ủy; Trưởng Chi Cục quản lý rừng thuộc Ủy ban quận Đại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang

Tháng 2/2001: Vụ phó Vụ Tổ chức Tỉnh ủy Hắc Long Giang

Tội ác chính

Trong nhiệm kỳ của Dương Đông Kì với tư cách là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hắc Long Giang từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 1 năm 2016, ông ta đã tích cực thực hiện chính sách bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Kết quả là nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, bị khám xét nhà mà không có lệnh và bị giam giữ tùy tiện. Mười người trong số họ đã bị bức hại đến chết: Chu Kim Thụy, Phùng Tuyết, Lý Hữu Cần, Ngô Thu Nga, Trương Tiên Long, Vương Kim Hoa, Nhâm Vạn Kiệt, Thương Phượng Lan, Tôn Á Kiệt, Khổng Lệnh Kim. Chỉ riêng trong năm 2015, ít nhất 1.865 học viên ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị bức hại. Dương Đông Kì phải chịu trách nhiệm về những tội ác này.

Vài trường hợp các học viên bị bức hại đến chết:

Ông Chu Kim Thụy bị kết án bốn năm tù vào năm 2013 và bị giam tại Nhà tù Bắc An. Ông bị tra tấn đến chết vào tối ngày 6 tháng 5 năm 2014, ở tuổi 44. Nhà tù thông báo cho gia đình rằng ông qua đời vì lên cơn đau tim. Sau khi gia đình đến nhà tù họ thấy máu trong miệng của ông Chu và nghi ngờ rằng ông đã bị đánh đập.

Vào ngày 6 tháng 12 năm 2013 ông Phùng Tuyết và vợ là bà Quan Thục Li đã bị bắt bởi các cảnh sát từ Đồn Công an Tân Nông ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Ông Phùng bị kết án 9 năm trong Nhà tù Hô Lan và bà Quan là 11 năm trong Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang. Vào chiều ngày 10 tháng 8 năm 2015, ông Phùng đã bị tra tấn đến chết trong tù ở tuổi 47.

Bà Ngô Thu Nga là một học viên 80 tuổi sống ở quận Gia Cách Đạt Kỳ thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Vào ngày 28 tháng 10 năm 2015, Lưu Thụy và các nhân viên cảnh sát khác đã đột nhập vào nhà của bà Ngô mà không có lệnh. Họ ra lệnh cho bà ký và ấn dấu vân tay của bà vào một thông báo phạt. Do quá sợ hãi và căng thẳng về tinh thần, bà đã ngất xỉu và gục xuống sau khi cảnh sát rời đi. Khi gia đình phát hiện ra, họ đã đưa bà đến bệnh viện và nhận được thông báo rằng bà đã qua đời.

Lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công

Dương Đông Kì đã tạo điều kiện cho một số vụ bắt giữ và kết án tùy tiện ở tỉnh Hắc Long Giang. Ông ta cũng giám sát các chiến dịch sách nhiễu nhắm vào các học viên đã kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người đã phát động cuộc bức hại vào năm 1999. “Vụ án Nhân quyền Kiến Tam Giang” mà Dương Đông Kì có liên quan đã được Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2014, bốn luật sư, Đường Cát Điền, Giang Thiên Dũng, Trương Tuấn Kiệt và Vương Thành cùng với một số thành viên gia đình của các học viên, đã đến Cơ sở Giáo dục Pháp luật của Cơ quan quản lý Đất đai tỉnh Hắc Long Giang nằm ở phía sau Công an Thanh Long Sơn thuộc quận Kiến Tam Giang, tỉnh Hắc Long Giang (hay còn gọi là Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn của quận Kiến Tam Giang). Họ yêu cầu tất cả các học viên đang bị giam giữ tùy tiện trong trung tâm phải được trả tự do.

Vào sáng ngày 21 tháng 3, bốn luật sư và bảy học viên đã bị bắt giữ tùy tiện và sau đó bị tra tấn. Các luật sư đã bị giam giữ hình sự hoặc hành chính. Sau khi được thả, tất cả đều bị gãy xương sườn. Bốn trong số bảy học viên, Thạch Mạnh Văn, Vương Yến Hân, Lý Quế Phương đã bị giam giữ và sau đó bị kết án.

Vào ngày 1 tháng 6 năm 2014, Tỉnh ủy Hắc Long Giang đã ra lệnh cho các nhân viên “Trừng trị thẳng tay các phần tử tôn giáo cực đoan, các tổ chức tà giáo và các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp” cũng như “Trừng trị thẳng tay đối với ‘Pháp Luân Công’ và các tổ chức giáo phái khác và tăng cường công tác tư tưởng trong đấu tranh chống chủ nghĩa ly khai, ngăn chặn nghiêm ngặt việc truyền bá tư tưởng, phát ngôn trái pháp luật”.

Vào ngày 16 tháng 7 năm 2015, 12 học viên ở quận Tuy Lăng (Tôn Truyện Thông, Tu Trung Thần, Thân Khánh Vân, Mạnh Hiến Vinh, Mạnh Chiêu Hoa, Thôi Minh Nguyệt, Trang Kim Điền, Vương Thục Phương, Cố Yến Văn, Vương Diễm Hà và Trương Phong Điền) đã bị bắt giữ bởi cảnh sát từ Công an tỉnh Hắc Long Giang và Công an huyện Tuy Lăng và huyện Khánh An.

Thân Khánh Vân, Tôn Truyện Thông và Tu Trung Thần đã bị giam giữ tại Trại tạm giam huyện Tuy Lăng. Cố Diễm Văn và Vương Thục Phương bị giam tại trại tạm giam huyện Khánh An. Dương Đông Kì với tư cách là bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hắc Long Giang đã ban hành lệnh bắt giữ. Công an tỉnh Hắc Long Giang đã tổ chức, lên kế hoạch và bắt giữ 12 học viên ở huyện Tuy Lăng một cách tùy tiện. Các nhân viên cảnh sát từ các huyện Tuy Lăng và Khánh An đã tích cực tham gia vào các hoạt động này. Vào tháng 1 năm 2016, Thân Khánh Vân và sáu học viên khác đã bị đưa ra xét xử và kết án.

Vào ngày 28 tháng 10 năm 2015, các học viên bị bức hại tại Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn ở quận Kiến Tam Giang đã cùng nhau đệ đơn cáo buộc hình sự đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan thuộc chính quyền. Cùng với người thân và bạn bè của mình, họ cũng kiện kẻ lãnh đạo cuộc bức hại, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân.

Để đối phó với vụ kiện tập thể này, Bộ Công an đã thành lập “Tổ công tác 10.28”. Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hắc Long Giang và Phòng 610 cũng đã ban hành một lệnh mật khẩn cấp yêu cầu tất cả các cấp trong tổ chức của họ tập trung vào việc trấn áp các nguyên đơn. Họ được yêu cầu “khởi xướng điều tra, tìm ra những cá nhân liên quan và thẳng tay trấn áp.” Các sĩ quan thuộc Công an tỉnh Hắc Long Giang đã được cử đến các đồn công an địa phương và hướng dẫn các sĩ quan khác bắt giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Tổng cộng có 28 học viên đã bị tấn công.

Theo thống kê từ Minh Huệ, 407 học viên đã bị bắt giữ tùy tiện ở tỉnh Hắc Long Giang vào năm 2014, và 666 người bị bắt giữ tùy tiện vào năm 2015. 43 học viên đã bị kết án ở tỉnh Hắc Long Giang vào năm 2014 và 60 học viên vào năm 2015.

Vào ngày 1 tháng 5 năm 2015, sau khi Tòa án Tối cao Trung Quốc tuyên bố rằng “Tất cả các vụ kiện phải được xử lý”, các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang đã nộp nhiều vụ kiện đối với Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, kẻ đã ra lệnh tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999 với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án tối cao. Vào cuối tháng 7 năm 2015, Tỉnh ủy Hắc Long Giang đã tổ chức một cuộc họp với bảy cơ quan chính quyền, bao gồm Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610, Cục Công an và Lực lượng vũ trang. Họ phối hợp thực hiện một chiến dịch thống nhất trên toàn tỉnh để bắt giữ những học viên đã đệ đơn kiện Giang. Những người tham gia chính trong việc thực hiện chiến dịch là Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Phòng 610 của thành phố Cáp Nhĩ Tân, thành phố Gia Cách Đạt Kì và thành phố Đại Khánh.

Hàng trăm học viên đã kiện Giang Trạch Dân đã bị bắt ở thành phố Cáp Nhĩ Tân và thành phố Đại Khánh. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2015, ông Vu Liên Hà ở thị trấn Đạt Liên Hà thuộc huyện Y Lan đã bị nhân viên của Đồn Công an thị trấn Đạt Liên Hà bắt và bị giam tại trại tạm giam huyện Y Lan. Ông đã bị tra tấn, đánh đập và bị thương nặng. Sau khi về nhà, ông đau đớn và ho ra máu. Ông đã qua đời vào ngày 5 tháng 2 năm 2016 ở tuổi 56.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/1/428944.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/30/194844.html

Đăng ngày 27-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share