[MINH HUỆ 30-07-2021] Việc trừng phạt những cá nhân và tổ chức vi phạm nhân quyền đã trở nên phổ biến tại các quốc gia dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu gồm 27 thành viên đã ban hành các luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm điều này.
Theo các luật này, trong nhiều năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách các thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công. Hàng năm, các học viên đã đệ trình một số danh sách lên các chính phủ dân chủ, thúc giục họ trừng phạt những thủ phạm được nêu tên.
Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công tại hơn 30 quốc gia đang đệ trình danh sách mới nhất về những thủ phạm liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công lên chính phủ của họ, yêu cầu các biện pháp trừng phạt nhằm vào những đối tượng vi phạm nhân quyền này, trong đó gồm cả việc từ chối cho những người này nhập cảnh vào đất nước của họ và đóng băng tài sản của họ tại nước ngoài.
Một cái tên trong danh sách này là Thạch Thì Thái.
Thông tin của thủ phạm tham gia bức hại
Tên đầy đủ của thủ phạm: Thạch (họ) Thì Thái (tên) (tiếng Trung: 石 时 态)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày/năm sinh: Tháng 9 năm 1962
Nơi sinh: Huyện Hoa Dung, Tỉnh Hồ Nam
Chức vụ:
Tháng 12/1998 – Tháng 12/2000: Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hồ Nam
Tháng 12/2000 – Tháng 7/2003: Phó Nghiên cứu viên cấp Vụ của Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hồ Nam
Tháng 7/2003 – Tháng 5/2008: Phó Tổng Chưởng lý của Viện kiểm sát tỉnh Hồ Nam
Tháng 5/2008 – Tháng 7/2008: Phó Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Toà án Cao cấp tỉnh Hồ Nam
Tháng 7/2008 – Tháng 1/2016: Phó Chủ tịch kiêm Phó Bí thư ĐCSTQ của Tòa án Nhân dân Tối cao Hồ Nam
Tháng 1/2016 đến nay: Phó Bí thư ĐCSTQ của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Hắc Long Giang; Chủ tịch và là Bí thư ĐCSTQ của Tòa án Nhân dân Tối cao Hắc Long Giang
Các tội danh chính:
Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, Thạch Thì Thái đã đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại Ủy ban Chính trị và Pháp luật, viện kiểm sát và tòa án địa phương. Thái đã tuân theo chính sách của ĐCSTQ để tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Kể từ khi đảm nhận chức vụ Chủ tịch tại Tòa án Nhân dân Tối cao Hắc Long Giang vào tháng 1 năm 2016, Thái đã chỉ đạo các quan chức tòa án các cấp trong tỉnh này tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Tòa án Hình sự số 1 thuộc Tòa án Nhân dân Tối cao Hắc Long Giang chịu trách nhiệm “sắp xếp, triển khai, giám sát và hướng dẫn” tất cả các vụ án liên quan đến Pháp Luân Công tại tỉnh Hắc Long Giang. Cơ quan này yêu cầu các tòa án cấp tỉnh phải “thiết lập sổ cái theo từng vụ án, và báo cáo tiến độ và kết quả vụ án thường xuyên” đối với tất cả các vụ án về Pháp Luân Công. Cơ quan này cũng trực tiếp tham gia vào một số vụ án, trong đó gồm cả vụ việc của ông Thạch Mạnh Xương, cũng như “Dự án 28 tháng 10”. Tòa án Hình sự số 1 đã được khen tặng giải thưởng tập thể Hạng III và danh hiệu danh dự cấp quốc gia về Quản lý Toàn diện An ninh Xã hội vì những thành tích của họ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Theo thống kê hiện có, trong nhiệm kỳ của Thạch Thì Thái tại tỉnh Hắc Long Giang, ít nhất 363 học viên Pháp Luân Công trong tỉnh đã bị kết án tùy tiện. Ít nhất mười học viên, gồm có Vương Phương, Vương Phượng Thần, Vương Đức Thần, Dương Lập Hoa, Mạnh Hiến Vinh, Hầu Lệ Phượng, Quách Hồng Hà, La Tỉnh Sơn, Vương Quế Linh, đã chết trong khi đang thụ án. Với tư cách là chủ tịch của Tòa án Nhân dân Tối cao Hắc Long Giang, Thạch Thì Thái chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các bản án này cùng mọi hành vi tra tấn, mọi thương tật hay tử vong do kết quả của các bản án gây ra.
Dưới đây là một số trường hợp bức hại diễn ra trong nhiệm kỳ của Thì Thái tại tỉnh Hắc Long Giang.
Một số trường hợp tử vong:
Trường hợp 1: Ông Vương Đức Thần qua đời khi đang thụ án 10 năm tại Nhà tù Hô Lan
Ông Vương, 62 tuổi, bị bắt vào ngày 6 tháng 5 năm 2016. Vợ ông đã bị chấn thương tâm lý khi cảnh sát đột kích vào nhà của họ và bà đã bị suy sụp tinh thần. Ông Vương ra hầu tòa tại Tòa án A Thành vào ngày 4 tháng 11 năm 2016. Ông đã không chịu nhận tội vì tu luyện Pháp Luân Công không vi phạm pháp luật. Vào hôm 5 tháng 12, gia đình ông Vương được thông báo rằng ông đã bị kết án mười năm cùng với khoản tiền phạt 20.000 Nhân dân tệ.
Vào cuối tháng 10 năm 2019, sau khi ông Vương bị giam cầm khoảng ba năm rưỡi, gia đình ông bất ngờ nhận được cuộc gọi từ nhà tù thông báo rằng ông đã được đưa đi bệnh viện. Ông Vương đã qua đời vào ngày 17 tháng 11 năm 2019. Các nhà chức trách tại Nhà tù Hô Lan đã không cho phép gia đình ông làm khám nghiệm tử thi hay nhìn cận cảnh thi thể, và họ đã bị ép buộc phải đồng ý hỏa táng chỉ hai ngày sau khi ông qua đời.
Trường hợp 2: Giáo viên trung học cơ sở qua đời do bị bức hại
Ông Vương Phượng Thần, 50 tuổi, một giáo viên dạy địa lý tại Thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt giữ vào ngày 18 tháng 1 năm 2017, cùng với vợ ông, bà Lãnh Tú Hà. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2017, cả hai đều bị kết án 4 năm tù giam với số tiền phạt 30.000 Nhân dân tệ. Sau đó, ông Vương bị đưa đến Nhà tù Hô Lan và bà Lãnh bị đưa đến Nhà tù Nữ Hắc Long Giang. Trong thời gian ở tù, ông Vương đã bị ngược đãi đến mức bị ho và nôn ra máu. Ông đã qua đời tại một bệnh viện vào ngày 9 tháng 8 năm 2020.
Trường hợp 3: Cô Dương Lệ Hoa qua đời trong khi bị giam cầm
Vào ngày 17 tháng 11 năm 2017, cô Dương Lệ Hoa bị bắt cùng với một học viên Pháp Luân Công khác, cô Khúc Vĩnh Hà, tại văn phòng kháng cáo của chính quyền địa phương. Đến ngày 26 tháng 12 năm 2017, cô Dương đã bị Tòa án huyện Tôn Ngô kết án bốn năm tù và cô Khúc ba năm tù. Vào ngày 5 tháng 11 năm 2019, Nhà tù Nữ Hắc Long Giang thông báo với gia đình cô Dương rằng cô đang trong tình trạng nguy kịch. Khi gia đình vội vã đến bệnh viện, lúc này cô đã bất tỉnh. Cô qua đời sau đó vào cùng ngày ở tuổi 43. Khi gia đình cô hỏi lý do tại sao thân thể cô đầy vết bầm tím, lính canh nhà tù nói rằng đó là hồ máu tử thi (thuật ngữ này để chỉ dấu hiệu của cái chết, khi máu tụ lại ở phần dưới cơ thể và làm màu da biến thành màu đỏ hơi tía). Các chức trách nhà tù đã đe dọa gia đình của cô Dương, ép buộc họ ký vào đơn đồng ý hỏa táng thi thể cô.
Trường hợp 4: Giáo viên thành phố Tuy Hóa qua đời hai tháng sau khi ra tù
Bà Vương Phương là một giáo viên tiểu học ở thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang. Bà Vương bị bắt vào ngày 3 tháng 10 năm 2018. Bà bị giam giữ tại Trại tạm giam Lan Tây và sau đó bị kết án hai năm tại Nhà tù Nữ Hắc Long Giang. Ở trong tù, bà Vương đã bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần. Bà bị ép phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ hơn 18 giờ đồng hồ. Bà bị đấm, tát vào mặt và bị đá. Hậu quả là bà Vương bị chứng đau đầu, tê tay, mất trí nhớ, ngất xỉu và huyết áp cao. Bà đã qua đời hai tháng sau khi ra tù vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 ở tuổi 54.
Một số trường hợp lãnh án nặng:
Trường hợp 1: Mười hai học viên Pháp Luân Công bị kết án tù tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang
Vào ngày 18 tháng 1 năm 2017, Cục Công an Quận Tùng Bắc tại thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bắt giữ 13 học viên, trong đó gồm cả Thạch Hương Vân, Giả Diễm Linh và Bao Nghĩa. Vào ngày 22 tháng 9 năm 2017, mười hai người đã bị Tòa án Quận Tùng Bắc xét xử. Trong suốt phiên tòa, cả công tố viên và thẩm phán viên bỏ qua phần lớn các câu hỏi từ các học viên và luật sư của họ. Thẩm phán viên cũng đe dọa một trong những luật sư bào chữa của họ và cấm anh này không được nhận lời bào chữa “vô tội”. Vào ngày 14 tháng 12 năm 2017, toàn bộ mười hai người trong số các học viên đều đã bị kết án tù và bị phạt tiền. Các bản án của họ là:
Thạch Hương Vân: Tám năm tù, phạt 50.000 Nhân dân tệ
Châu Phượng Anh: Bảy năm rưỡi tù, phạt 40.000 Nhân dân tệ
Triệu Hy Như: Bảy năm tù, phạt 40.000 Nhân dân tệ
Nguỵ Tục Vượng: Năm năm rưỡi tù, phạt 40.000 Nhân dân tệ
Giả Diễm Linh: Năm năm tù , phạt 30.000 Nhân dân tệ,
Bao Nghĩa: Năm năm tù, phạt 30.000 Nhân dân tệ
Lưu Quân: Năm năm tù, phạt 30.000 Nhân dân tệ
Nhậm Tú Anh: Bốn năm rưỡi tù, phạt 30.000 Nhân dân tệ
Khổng Khánh Diễm: Bốn năm tù, phạt 30.000 Nhân dân tệ 20.000
Ngô Tê: Ba năm tù, phạt 20.000 Nhân dân tệ
Trương Thụ Hà: Ba năm tù, phạt 20.000 Nhân dân tệ
Dương Kỳ Ký: Một năm rưỡi tù, phạt 20.000 Nhân dân tệ
Trong số các học viên này, cả Nhậm Tú Anh và Nhậm Tú Anh đều đã ngoài 70 tuổi.
Trường hợp 2: Cụ già qua đời sau khi người vợ 73 tuổi bị kết án tù
Bà Lý Anh Cúc, 73 tuổi cùng chồng đều là học viên Pháp Luân Công. Bà Lý bị bắt vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, và sau đó bị kết án bốn năm rưỡi tù giam. Người chồng 84 tuổi của bà đã đấu tranh hết sức mình để đòi công lý cho vợ nhưng vô ích. Ông đã qua đời vào tháng 10 năm 2018. Trong khi bị giam giữ, bà Lý đã bị bắt uống những loại thuốc không rõ tên khiến làm hỏng thị lực của bà.
Trường hợp 3: Ba học viên Pháp Luân Công ở độ tuổi 70 bị kết án từ 7 đến 9 năm
Vào tháng 2 năm 2019, ba cư dân ở độ tuổi 70 thuộc huyện Ba Ngạn, tỉnh Hắc Long Giang đã bị kết án từ bảy đến chín năm tù vì không từ bỏ đức tin của họ đối với Pháp Luân Công.
Ông Trương Hồng Châu, 72 tuổi, bị bắt vào ngày 8 tháng 10 năm 2017, và bị kết án chín năm tù tại Nhà tù Hô Lan.
Bà Phạm Thục Phân, 70 tuổi và bà Võ Quế Chi, 73 tuổi, đã bị bắt vào ngày 28 tháng 9 năm 2017, hai người lần lượt bị kết án bảy và tám năm tại Nhà tù Nữ Hắc Long Giang.
Trường hợp 4: Mười bốn học viên bị kết án trong một vụ bắt giữ hàng loạt
Vào ngày 31 tháng 8 năm 2017, cảnh sát huyện Y Lan đã bắt giữ 29 học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2019, mười bốn người trong số họ, gồm 13 học viên cùng một thân nhân của một học viên, đều đã bị kết án. Mức án của họ là:
Bà Tống Ngọc Chi, 65 tuổi: Mười năm tù, phạt 65.000 Nhân dân tệ
Bà Thi Phượng Hương, 59 tuổi: Tám năm tù, phạt 60.000 Nhân dân tệ.
Bà Thi Phượng Lan, 59 tuổi: Tám năm tù, phạt 55.000 Nhân dân tệ
Ông Vương Vân Kiệt, 56 tuổi: Bảy năm tù, phạt 50.000 Nhân dân tệ
Bà Chu Nghiên, 46 tuổi: Sáu năm tù, phạt 45.000 Nhân dân tệ
Bà Đặng Thuật Mai, 63 tuổi: Sáu năm tù, phạt 40.000 Nhân dân tệ
Ông Tống Khổng Hoa, 58 tuổi: Năm năm tù, phạt 30.000 Nhân dân tệ
Bà Võ Quế Cần, 53 tuổi: Năm năm tù, phạt 30.000 Nhân dân tệ
Bà Bốc Bảo Linh, 70 tuổi: Năm năm tù, phạt 30.000 Nhân dân tệ
Bà Hạ Quế Hoa, 57 tuổi: Bốn năm tù, phạt 20.000 Nhân dân tệ
Ông Đường Lập Phi, 48 tuổi: Ba năm rưỡi tù, phạt 15.000 Nhân dân tệ
Bà Diêu Hoài Anh, 45 tuổi: Ba năm rưỡi tù, phạt 15.000 Nhân dân tệ
Bà Khang Diễm Linh, 65 tuổi: Ba năm rưỡi tù, phạt 15.000 Nhân dân tệ
Ông Tiết Hoành Lượng, 39 tuổi (không tu luyện Pháp Luân Công): Ba năm tù, phạt 10.000 Nhân dân tệ
Trường hợp 5: Hơn 10 học viên ở Thành phố Đại Khánh bị kết án, một người bị bức hại đến chết
Vào ngày 9 tháng 11 năm 2018, hơn 100 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt tại Đại Khánh và Cáp Nhĩ Tân (thủ phủ của Hắc Long Giang). Ít nhất 12 học viên ở Đại Khánh đã bị kết án, trong đó bao gồm cả Lã Quan Như, Lưu Ân Quyền, Nhậm Ngọc Hồng, Lê Bính Anh, Lý Minh Tú, và Kim Miếu Khánh.
Ông Lã Quan Như, 69 tuổi, bị bắt vào ngày 9 tháng 11 năm 2018. Trong khi ông bị giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Đại Khánh, cảnh sát đã thẩm vấn ông và bắt ông bị xiềng xích nhiều giờ liền. Khi ông Lã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại, các lính canh đã bức thực ông, khiến ông nôn ra máu và bị suy tim. Đã nhiều lần ông đứng trước bờ vực cái chết và phải cấp cứu tại bệnh viện. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2019, ông Lã đã bị kết án bảy năm tù cùng với khoản tiền phạt 40.000 Nhân dân tệ. Đến tháng 11 năm 2019, ông bị chuyển đến Nhà tù Tailai và đã qua đời tại đó vào ngày 4 tháng 4 năm 2021.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/30/428895.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/28/194824.html
Đăng ngày 28-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.