Bài viết của một nhóm học Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-04-2011] Gần đây những học viên trong nhóm học Pháp của chúng tôi đã khám phá ra một chấp trước mới – đó là sự cô đơn, nó rất khó để chịu đựng. Đối với những dự án giảng rõ sự thật, thì thực tế làm rất tốt. Sau một khoảng thời gian, chúng tôi có thể hoàn thành hạng mục trong thời gian ngắn hơn, do vậy chúng tôi có chút thời gian rảnh rỗi mà đôi khi chúng tôi có thể cảm thấy cô đơn trống trải. Sự cô đơn trống trải thể hiện trong những phương diện sau.
• Xem TV và đọc báo, tạp chí
Một số học viên có nhiều thời gian và cảm thấy cô đơn trống trải, nên họ xem nhiều chương trình TV. Mặc dù họ biết điều này không có ý nghĩa gì và là những thứ của người thường nhưng họ không thể buông bỏ nó được. Khi họ học Pháp, những cảnh tượng từ những chương trình TV xuất hiện trong đầu họ, chúng không chỉ can nhiễu họ mà còn ô nhiễm họ.
Một vài học viên đã ngộ ra rằng xem những chương trình TV là không tốt, nên họ xem “chương trình thời sự trong nước” của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và “dự báo thời tiết”, để họ có thể biết được điều đang diễn ra ở trong nước cũng như quốc tế. Người bình thường còn nói “Những tin tức giả của CCTV thậm trí còn tệ hơn là thuốc giả và bột sữa giả. CCTV rất giỏi bịa đặt và nói dối, nên không có gì đúng cả ngoại trừ thời gian.” Tất cả chúng ta đều biết rằng CCTV đã phát sóng vụ tự thiêu bịa đặt ở quảng trường Thiên An Môn. Chúng ta biết rõ rằng không có gì là thật ở chương trình đó cả, vậy thì tại sao chúng ta vẫn xem chúng? Chẳng phải như thế sẽ thêm năng lượng cho ma quỷ và đồng thời làm ô nhiễm bản thân chúng ta?
Đặc biệt là đối với các học viên lão niên. Khi cháu của họ không ở đó, họ thích hồi tưởng lại quá khứ. Họ thường xem lại những album ảnh, huy chương và phần thưởng của gia đình. Đây là một thứ tình cảm của người thường về sự cô đơn trống vắng và nó là một chấp trước người thường mà người tu luyện nên buông bỏ. Trong mỗi gia đình đều có huy hiệu của Mao cũng như những bằng khen, huân huy chương, album ảnh và những tờ lịch có gắn nhãn mác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), do vậy chúng ta nên huỷ bỏ tất cả chúng. Chúng ta không nên để lại bất cứ không gian nào cho ma quỷ thối nát xấu xa.
Hiện nay âm nhạc ca ngợi ĐCSTQ có thể nghe thấy trên phương tiện giao thông công cộng và trong cả những cửa hàng. Khi chúng ta gặp những tình huống như vậy, chúng ta nên lặng lẽ hát bài hát Pháp Luân Đại Pháp để chúng ta có thể nhìn nhưng không thấy, có thể nghe nhưng không nghe thấy. Đó là điều đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bị ô nhiễm.
Một vài học viên không bao giờ xem CCTV hay những đài truyền hình khác bị khống chế bởi ĐCSTQ. Chức năng duy nhất của bộ đầu TV là để mở đĩa với nội dung Pháp Luân Đại Pháp. Thỉnh thoảng khi khách và con cái họ muốn xem TV, tôi sẽ mở Thần Vận cho họ xem. Khi chúng tôi giảng rõ sự thật cho bố mẹ, thì những đứa trẻ yên lặng xem TV.
• Lướt Internet
Một vài học viên tắt chương trình phần mềm chống kiểm duyệt sau khi họ tải xuống tài liệu Đại Pháp. Trước khi họ ra ngoài giảng rõ sự thật, họ có thể xem dự báo thời tiết. Tuy nhiên, họ tốn nhiều thời gian để xem những thông tin khác. Trên thực tế, lướt web cũng là một thể hiện của sự cô đơn trống trải.
Một số học viên trẻ không tận dụng thời gian để tinh tấn hơn mà lại dùng kỳ nghỉ dài để du lịch ngoại quốc.
Một vài học viên có thói quen quan sát những sự thay đổi trên thế giới trong những năm qua. Họ lo lắng quan tâm về nơi có chiến tranh, hỗn loạn bạo động, hoặc thảm hoạ tự nhiên lớn. Là học viên chúng ta nên dùng từ bi để điểm ngộ cho người thường và cứu độ họ bằng sự thật về Pháp Luân Đại Pháp.
Người thường căm ghét ĐCSTQ xấu xa và sự độc tài của nó. Nhưng chúng ta là người tu, chúng ta không có kẻ thù và không căm ghét thù hận. Sư Phụ nói:
“Diệt trừ tà ác chỉ như phủi bụi vậy” (“Chúc toàn thể các đệ tử Đại Pháp trên thế giới, và tại Trung Quốc một tết Trung Thu tốt đẹp!”)
Khi chúng ta phủi bụi, chúng ta có căm ghét bụi bẩn đó không? Không, chúng ta không căm ghét. Loại trừ ĐCSTQ cũng giống như phủi bụi ra khỏi Tam Giới. Căm ghét ĐCSTQ sẽ không phá trừ được ĐCSTQ, mà nó còn ngăn cản chúng ta không tu luyện tốt được.
Khi chúng ta đọc điều mà Sư Phụ giảng ở phần “Tịch cốc” trong Chuyển Pháp Luân, chúng ta có tự hỏi bản thân: “Sao chúng ta không thể làm tốt như tổ tiên của chúng ta? Vào thời Trung Quốc cổ đại, tất cả những người tu luyện đều ẩn trong núi sâu hẻo lánh hoặc trong những hang động cách xa thế giới con người. Họ sống trong những hang động trên vách đá và họ sẽ chết ở đó nếu tu không thành. Họ tu theo tiểu đạo mà vẫn có thể vượt qua sự cô đơn cô độc không thế tưởng tượng được này. Chúng ta là những đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, làm sao chúng ta lại không thể làm tốt như họ?”
• Giữ vật nuôi và cây cối
Những học viên trong thành phố không nên giữ vật nuôi như chó và mèo, vì họ sẽ phát triển một chấp trước vào những con vật nuôi này. Sư Phụ đã giảng trong những bài thuyết giảng về một đạo sĩ và một con nai. Chúng ta phải học được một bài học từ đó. Chó và mèo có thể được gửi tới vùng nông thôn. Về cây cối, chúng ta có thể giữ chúng theo tự nhiên, nhưng không nên lấy thêm những cây mới. Học viên mỗi phút giây phải dựa trên Đại Pháp và không nên làm bất kể điều gì không liên quan tới sự tu luyện của chúng ta.
Một số học viên yêu thích động vật và cây cối, nên họ dẫn con cái hoặc cháu của họ tới vườn thú hoặc vườn bách thảo. Những người tốt bụng trở nên lo lắng khi nhìn thấy những con chim đáng lẽ nên bay trên trời, những con cá nên được bơi dưới biển hoặc sông, và những con sư tử và hổ nên sống trong rừng thì lại đang bị giữ trong những cái lồng, chuồng, cũi hoặc bể cá. Với con người, chúng ta cũng có số phận tương tự. Người thường bị giam hãm trong cái lưới của danh, lợi và tình, và những học viên đang vật lộn đấu tranh trong Tam Giới không thể thoát ra ngoài và cũng sẽ cảm thấy lo lắng đau khổ.
Một số học viên thích đi tham quan ngắm cảnh khi mùa xuân đến, thích thưởng thức hoa đào, hạt cải dầu và hoa anh đào nở. Khi những bông hoa tàn héo, họ xót thương chúng. Họ nên ngộ ra sự thật là hoa sẽ héo tàn, người sẽ già nua. Chỉ có chân lý của Phật Pháp là vĩnh viễn bất biến. Về những bông hoa nở đầy trên cây kia, hỏi có bao nhiêu có thể đắc chính quả sau khi bị đầy đoạ vùi dập bởi gió mưa, nắng cháy mùa hè và lạnh buốt mùa đông? Chúng ta phải loại trừ ham muốn đi tham quan ngắm cảnh và thay vào đó là đi theo con đường thành Thần.
• Dựa dẫm vào bạn đồng tu
Một số học viên chấp trước vào những điều kỳ diệu của những học viên khác. Sau khi học Pháp nhóm xong, họ không ở trong Pháp, mà thường đắm mình vào nói chuyện phiếm và tán ngẫu sôi nổi. Chúng tôi nghĩ đây cũng là một biểu hiện của sự cô đơn, nên nó phải được loại bỏ.
Những điều kỳ diệu xảy ra với các bạn đồng tu sẽ gia tăng tín tâm của chúng ta vào tu luyện. Trong bài viết “Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai” có một đoạn như sau: “Một đệ tử Đại Pháp nếu bằng cách nghe biết những chuyện tu luyện của người khác để củng cố vững chắc tín niệm tu luyện Đại Pháp, nhưng lại không từ lý tính (tính hợp lý) mà nhận thức chân chính Đại Pháp mà mong có được tín niệm “bất lay động như kim cương kiên cố không thể phá huỷ” thì ấy vẫn là có lậu.”
Khi một vài học viên đọc Tuần báo Minh Huệ hoặc Chánh Kiến, họ thích đọc các bài được viết bởi những học viên có thiên mục khai mở hoặc người có công năng túc mệnh thông, cũng như những câu chuyện tiên tri với mục đích khuyến khích sự tu luyện của họ. Trong tu luyện chúng ta không học hỏi từ con người, cũng như sinh mệnh thần thánh mà là học từ Pháp. Vì quả vị mà mỗi học viên muốn đạt là khác nhau, con đường tu luyện cũng khác nhau, nên không có khuôn mẫu.
Sự cô đơn là kết quả của tình, không phải là sự trống rỗng hư không của đầu óc người ta. Khi chúng ta có một tâm thanh tịnh chúng ta có thể thấy được huyền diệu. Khi chúng ta học Pháp với tâm trong sạch và thanh tịnh, chúng ta sẽ thấy vô số Phật, Đạo, Thần và những Pháp lý mới cũng sẽ triển hiện cho chúng ta. Vào lúc như thế chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng, do vậy chúng ta sẽ hoàn toàn không cảm thấy cô đơn. Nếu chúng ta đọc Pháp nhưng điều mà chúng ta đọc không đi vào tâm trí chúng ta, thì sẽ không có Pháp lý nào sẽ được triển hiện cho chúng ta, bất kể chúng ta đọc bao nhiêu. Tất nhiên lúc đó chúng ta sẽ chán nản và cảm thấy cô đơn trống vắng. Khi chúng ta trải qua mâu thuẫn, nếu chúng ta không nhìn vào trong mà lại nhìn vào những thiếu sót sai lầm của người khác, thì tâm tính chúng ta sẽ không được thăng tiến, những vật chất xấu sẽ không bị loại trừ, và chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, chán nản và cô đơn. Đây là biểu hiện của việc không biết tu luyện thế nào. Nếu tình huống này kéo dài một thời gian dài, thì vấn đề sẽ xuất hiện. Sự cô đơn là một khảo nghiệm.
Chúng ta không nên đánh mất sự chịu đựng của chúng ta vì sự cô đơn và tìm kiếm những thứ khác ngoài Pháp. Hướng nội tìm bên trong là tu luyện đạt tới Phật quả, hướng ngoại tìm bên ngoài là đang đi theo ma đạo. Khi chúng ta ở trong trạng thái cô đơn, chúng ta sẽ muốn hoàn thành sự tu luyện sớm hơn. Nhưng thuyền Pháp vẫn chưa đủ người cần được cứu và vẫn chưa đạt đến bờ kia của cõi niết bàn.
Vì tầng thứ của tôi hữu hạn, có thể có sai sót. Xin vui lòng chỉ ra những điều thiếu sót.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/3/交流–修去寂寞-238467.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/19/124519.html
Đăng ngày 08-05-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.