Bài của một học viên tại Brazil

[MINH HUỆ]

1. Nhất thể, nhất niệm

Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào đầu năm 2003, nhờ một người bạn đã gửi tôi cuốn sách Chuyển Pháp Luân sau khi có mặt tại một nhà máy để hồng Pháp và làm rõ chân tướng tại Brazil.

Cầm quyển sách trên tay, tôi trở về nhà và bắt đầu đọc, và tôi nhớ khi tôi đọc được một nửa Luận Ngữ, tôi đã nghĩ “Mình đã tìm được Ngài lần nữa, mình đã tìm thấy Sư Phụ của mình”.

Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi tìm kiếm trên mạng Internet và tải về tất cả những gì có thể tìm thấy, và liên tục tập công mỗi ngày, vừa tập vừa xem theo các video mà tôi đã tải xuống. Trong một tháng, tôi đã đọc hết mọi thứ và một câu hỏi xuất hiện trong tôi: “Mình có nên phát chính niệm không nhỉ? Mình có làm được không?

Tôi xem lại lần nữa cách làm việc này trong các bài giảng. Sư Phụ đã trả lời câu hỏi của một vài học viên trong Pháp hội và khuyến khích họ phát chính niệm. Lập tức tôi quyết định “Mình chẳng biết các học viên khác đang làm gì, nhưng mình sẽ tiếp tục tu luyện đến cuối con đường, ngay cả nếu mình có phải đi một mình chăng nữa”.

Xin thứ lỗi cho sự dại khờ của tôi khi nghĩ rằng tôi phải làm việc này một mình. Phải 4 tháng sau, tôi mới gặp được một đồng tu khác, nhưng ít nhất thì điều đó đã rèn luyện lòng quyết tâm của tôi. Sau 2 tuần phát chính niệm hàng ngày, tôi đã thấy những cảnh tượng sau đây:

Tôi ngồi trong một vòng tròn bao gồm các học viên, ngồi và nhìn hướng vào trong, tất cả đều mặc áo cà sa. Tôi nhìn lên và thấy vòng tròn này sau vòng tròn khác, cái này ở trên cái kia, đi suốt thẳng lên trên như là một cây cột trụ chói sáng ở tận cùng. Nhìn hướng xuống tôi trông thấy cây cột ấy tiếp tục cũng như thế, hết vòng tròn này đến vòng tròn khác, nhưng ở dưới đáy là Trung Quốc.

Cây cột này có nhiều khoảng trống, phần là vì các học viên đang không phát chính niệm, phần là vì họ chưa đắc được Pháp. Theo thời gian, nhìn lại cảnh ấy, tôi hiểu được vì sao một số nỗ lực của chúng ta gặp phải nhiều khó khăn, bởi vì ngay cả dẫn đường công theo cách ấy, thì nhiều công thất thoát qua những khoảng trống ấy. Chúng ta phải cùng nhau, như một chỉnh thể, với cùng một niệm, cứu độ chúng sinh.

2. Sư Phụ đã luôn tìm kiếm chúng ta

Nhiều lần khi đang học Pháp, tôi lại nhớ một phần ký ức cuộc đời mình, và tôi hiểu nó từ một góc độ khác. Dường như đó là Sư Phụ đang dùng Pháp để bảo với tôi rằng “Ta đã ở đó, tìm con”.

Đôi khi ký ức ấy tái hiện thật là rõ ràng. Dưới đây là một sự kiện thật rõ ràng đối với tôi.

Đó là năm 1996, khi tôi mới 16, 17 tuổi, 7 năm trước khi tôi đắc Pháp. Lúc ấy tôi đang học cấp 3, trong một lớp vật lý. Thầy dạy vật lý là người rất năng động và khôi hài, luôn thích dạy các nguyên tắc vật lý qua các câu chuyện. Hôm ấy ông đang dạy về các không gian. Đây là câu chuyện ông kể:

“Không gian thứ nhất như là một cái ống mà có cái gì đó bên trong, khi các em nhìn vào trong nó bằng một con mắt. Các em chỉ có thể nhìn thấy rằng có cái gì đó phía trước mình, và rằng các em có thể di chuyển tới lui theo một hàng. Nhưng một ngày, một người trong hàng ấy rất mệt vì phải di chuyển tới lui, và rồi anh ta chợt nghĩ muốn nhìn sang bên. Chẳng mấy chốc, người ta hỏi “Anh ta đâu rồi?”. Chà, anh ta đã chuyển sang không gian thứ 2, nơi mà anh ta có thể đi tới lui, và từ bên này sang bên kia. Anh ta thực sự cảm thấy rất tự do, cho đến khi anh ta bị bao quanh và bị giới hạn trong một hình vuông. Cảm thấy không thể bị mất tự do, anh ta bắt đầu hỏi một lần nữa làm thế nào để thoát ra khỏi đó. Thình lình anh nảy ra ý khác, và anh tìm kiếm. Chẳng mấy chốc, những người ở đằng sau lại hỏi lần nữa “Anh ấy đâu rồi nhỉ, Anh ấy biến mất rồi”. Lần này, anh ta tới một không gian thứ 3, anh ta có thể đi tới đi lui, từ phía bên này sang phía khác, lên và xuống. Vâng, đó chính là nơi chúng ta đang ở đây”.

Vào lúc ấy thầy giáo ngừng giây lát, mỉm cười và nói:“Nếu ai đó biết cách làm thế nào ra khỏi nơi này, hãy nói tôi biết”.

Ngay lập tức tôi nghe trong tâm, rõ ràng y như thể ai đó đang nói chuyện với mình:“Giờ, bạn phải nhìn vào bên trong”.

Tôi mỉm cười. Tôi biết câu trả lời, nhưng chỉ nhiều năm sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi mới thực sự hiểu rằng ở bên ngoài chẳng có gì để tìm nữa cả, rằng chúng ta phải tu luyện tâm tính để trở về.

Và Sư Phụ giảng chân lý thật tuyệt diệu:

Thực tế, tôi trân quý chư vị còn hơn chư vị trân quý bản thân mình”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Úc Châu)

3. Những lúc chúng ta cảm thấy gánh nặng quá lớn, hãy chìa tay ta như Ngài đã chìa tay ra với chúng ta

Sau 6 tháng tu luyện, tôi và một học viên khác nghĩ cách in sách và tờ rơi tại nhà sao cho rẻ. Một tháng sau tôi đảm đương công việc này.

Vậy là, trước khi phiên bản tiếng Bồ Đào Nha của cuốn Chuyển Pháp Luân được xuất bản chính thức tại Brazil, tôi chịu trách nhiệm in ấn sách Pháp Luân Công và sách Chuyển Pháp Luân, cũng như hầu hết tờ rơi và Cửu Bình. Tôi đã in tổng cộng hơn 2.600 cuốn sách, và 200.000 tờ rơi giải thích rõ sự thật, cùng với hàng chục cuốn cửu bình.

Rất khó. Tôi có 2 công việc, một là trông giữ máy móc hoạt động (tôi đã dùng đến hỏng 14 chiếc máy in trong 4 năm), việc kia là tiếp tục cuộc sống thường nhật (điều này cho phép tôi tiết kiệm đủ tiền để rồi sau này làm việc toàn thời gian suốt một năm, tại báo Đại Kỷ Nguyên ở New York), cùng với việc tự tu bản thân, học đại học, trông nom 2 điểm luyện công 2 ngày mỗi tuần, sản xuất và gửi tài liệu cho các đồng tu khắp đất nước. Tôi đơn giản là không biết làm thế nào có thể làm được như vậy, chỉ biết là Sư Phụ đã giúp tôi.

Tôi nhớ có một ngày tôi đi làm buổi sáng sau khi thức trắng đêm để đóng sách. Một con bồ câu bay trên đầu và bĩnh vào áo sơmi tôi, đúng cái ngày tôi có một buổi họp rất quan trọng. Trên đường về nhà mệt mỏi rã rời, tôi quyết định tới nhà bạn gái trước khi về. Cô ấy thực sự rất giận dữ với tôi, và thậm chí chẳng biết lý do tại làm sao, khi tôi hỏi cô tại sao lại giận dữ thế. Vậy là tôi quyết định không bảo cô ấy biết là cả ngày rồi tôi chưa ăn gì cả. Tôi chỉ thở thật sâu và về nhà. Hơi trễ, nhưng tôi quyết định gọi điện tới một đồng tu để chia sẻ câu chuyện hôm nay. Khi tôi nói xong, chúng tôi đều cười, và tôi bảo anh “Bạn à, nếu mình không tu luyện… mình không biết sẽ thế nào”.

Nhưng tôi chẳng phải lúc nào cũng xem nhẹ được. Đôi khi tôi chỉ có thể đi bộ hay là hít thở, tôi cảm thấy gánh nặng thật lớn. Có 3 lần tôi cảm thấy rất nặng nề.

Lần đầu, tôi nhận được một bức thư từ một người bạn mà tôi đã gửi mấy bản Chuyển Pháp Luân và Pháp Luân Công sau khi cô ấy đặt mua trên trang web Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi và hỏi xin tài liệu. Bức thư, lớn bằng nửa tấm danh thiếp, nói:“Cám ơn; Mình đã chờ cả cuộc đời này”. Tôi hít thở, ngẩng đầu lên và nghĩ: “Mình không thể ngừng lại, có quá nhiều người trong số họ đang đợi chờ”. Tất nhiên, tôi chỉ là một liên lạc viên. Cô ấy đắc Pháp bởi vì trong tâm cô đang chờ đợi, và Sư Phụ không bao giờ không hồi đáp một lời kêu gọi như thế.

Một lần khác, tôi đang đi tới chỗ làm, đầu cúi, tay khoanh, tâm trí mơ hồ. Tôi dừng tại một giao lộ, bên cạnh một cái cây, chờ đợi xe qua. Trời rất nóng, không chút gió, nhưng tôi cảm thấy cành cây đang vỗ về vào đầu tôi 3 cái thật nhẹ, như là bạn bè đang chăm sóc nhau, chạm vào vai nhau. Tôi cám ơn cái cây và tiếp tục đi.

Lần thứ 3, nó đến trong một “giấc mơ”. Tôi hiểu đó là câu trả lời cho một câu hỏi then chốt của tôi lúc ấy. Xuyên suốt quá trình tu luyện mỗi khi tôi có một câu hỏi lớn, Sư Phụ đều chỉ dẫn cho tôi, giống như tất cả các đệ tử khác. Câu hỏi ấy là: “Tại sao con bận quá? Sao con luôn bận bịu?”. Đây là điều tôi thấy:

Tôi đang ở trên mũi của một con tàu lớn sáng ngời, cứu hết người này tới người khác lên boong tàu. Đôi khi người ta quá mệt mỏi đến độ chỉ có thể giơ tay lên, cho nên tôi phải túm lấy mũi thuyền của họ và đem nó lên boong tàu cùng với người ấy và đủ thứ. Một thời gian lâu sau, cảm thấy quá đuối sức, tôi dừng lại thở và ngẩng đầu lên. Tôi nhìn về phía chân trời và thấy đại dương đen tối phủ đầy những con thuyền nhỏ ấy, nhiều vô số, một số ở quá xa, trên chúng là những con người đang chèo tới con tàu sáng ngời này với tốc độ khác nhau và với nhiệt tâm khác nhau. Tôi cúi đầu xuống lần nữa và tiếp tục chìa tay ra, tiếp tục mãi…

Tôi hiểu ra nhiều điều từ “giấc mơ” ấy, rằng con tàu chói sáng ấy là thuyền Pháp, và rằng nó còn thể hiện tương lai, một con tàu cho tất cả chúng sinh. Chân trời đen tối là ánh hoàng hôn trong vũ trụ cũ, cấu thành từ sự ích kỷ, đang bị bỏ lại đằng sau. Tôi còn nhận ra rằng người ta không thể lên tàu được trừ khi nội tâm chúng ta thực sự chìa tay ra kéo họ lên.

Giờ đây, dù điều gì xảy ra đi nữa, bất kể khó khăn thế nào, tôi luôn nhớ nhìn chân trời ấy, và chìa đôi tay.

Vậy, chúng ta hãy chìa tay cứu chúng sinh, như Sư Phụ đã chìa đôi tay Ngài cứu vớt chúng ta.

(còn tiếp)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/12/124366.html
Đăng ngày 13-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share