Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[Minh Huệ 19-04-2011] Bà Ngân Ái Mai là một thợ may có một cuộc sống rất vất vả. Gia đình bà thiếu thốn từ những thứ thiết yếu nhất như dầu ăn, muối, quần áo, giày dép. Bà bị ốm nặng sáu tháng trời, trong thời gian đó bà không thể ăn hay ngủ và bị mù lòa. Tuy nhiên, chỉ sau ba ngày từ khi bà tập Pháp Luân Công, Sư phụ đã giúp bà thanh lọc cơ thể và mọi bệnh tật của bà đều biến mất.

Con trai bà, Dịch Tùng, lúc đó 11 tuổi, đã chứng kiến sự kỳ diệu của Đại Pháp và cũng bắt đầu tu luyện. Dịch Tùng rất cố gắng tuân theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn”. Cậu bắt đầu biết lo lắng cho ông bà, cha mẹ, chăm sóc cho em trai và trở nên cần mẫn trong việc học.

Cả Dịch Tùng và em trai đều đậu đại học. Hơn thế nữa, Dịch Tùng còn được nhận vào học cao học tại Đại học Thường Châu.

Từ khi Dịch Tùng hiểu thế nào là nghèo khó, anh luôn cố gắng tiết kiệm tiền bạc cho cha mẹ mình. Mỗi tháng anh chỉ tiêu hết 200 nhân dân tệ. Mỗi ngày, anh ăn sáng hết một tệ còn bữa trưa và bữa tối hết 3 tệ một bữa, và anh không bao giờ phàn nàn gì. Trong suốt bốn năm đại học, anh chỉ đi đúng một đôi tất mẹ may cho và không mua một đôi mới nào cả. Đến khi đi học cao học, tất của anh đã rách hết, nhưng anh vẫn nhờ mẹ vá lại.

Dịch Tùng là một học sinh thông minh và nhận được rất nhiều giải thưởng. Anh say mê học tập, và từ khi học tiểu học, anh đã tự học bằng sách giáo khoa mỗi tối. Vào cấp 3, anh thức đến nửa đêm để xem lại bài. Trong đại học, nếu trong ký túc xá quá ồn, anh lên lớp để học. Nếu trong lớp cũng không yên tĩnh, anh lên thư viện hay đi đâu đó để tiếp tục học. Vào dịp Tết Âm lịch, sau khi đã làm hết việc nhà, anh lại về phòng tiếp tục học.

Tại trường đại học và cao học, hầu hết mọi người ai cũng có bạn trai hay bạn gái. Hầu hết họ đều cùng thuê nhà và sống chung với nhau. Tuy nhiên, Dịch Tùng rất giữ mình và tập trung vào việc học hành thay vì tìm cho mình một người bạn gái.

Tiêu chuẩn đạo đức ngày nay đang xuống dốc nhanh chóng. Dịch Tùng, người tuân theo những tiêu chuẩn của “Chân -Thiện – Nhẫn”, giống như một bông hoa sen tinh khiết tránh xa khỏi những thái độ không đúng đắn. Ở Trung Quốc, cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân khởi xướng đã kéo dài hơn 12 năm. Không biết bao nhiêu người Trung Quốc đã bị đầu độc bởi những lời nói dối của chính phủ và tin những lời vu cáo của đài báo Trung ương về Pháp Luân Công. Là một học viên Pháp Luân Công, Dịch Tùng thấy được trách nhiệm của mình là phải nói cho các bạn học biết về sự thật về Pháp Luân Công và các tiêu chuẩn của Chân -Thiện – Nhẫn.

Ngày 22 tháng 3, Dịch Tùng bị người của Phòng 610 Thường Châu, Cục an ninh quốc gia Thường Châu và đội bảo vệ của Đại học Thường Châu bắt giữ trái phép. Mỗi ngày, có ít nhất bốn công an giám sát anh. Hơn thế nữa, các lãnh đạo, giáo viên, và sinh viên ở trường đại học Thường Châu được chỉ dẫn phải nói chuyện với Dịch Tùng để thuyết phục anh từ bỏ việc luyện tập Pháp Luân Công. Thêm vào đó, công an còn liên hệ với Phòng 610 tại Ma Thành, nơi Dịch Tùng sinh sống. Do đó, bố anh đã nói chuyện với anh. Bố anh không phải là một học viên Pháp Luân Công nhưng mẹ anh là một học viên. Khi mẹ anh lặn lội từ nhà đến thăm Dịch Tùng, Quý Lê Minh, trưởng Phòng 610, đã mắng chửi bà không ngớt. Bà bị từ chối không cho gặp con trai. Hơn thế nữa, bà còn bị dọa nạt và thu hình lại.

Mẹ của Dịch Tùng đã cầu xin Quý Lê Minh để được gặp con trai mình. Bà nói, “Ông cũng là một người cha, nên có có thể hiểu tôi muốn được gặp con trai tôi như thế nào. Nếu tôi được nhìn con tôi một cái thôi, lòng tôi sẽ dịu lại. Xin hãy làm ơn!” Quý nói, “Đừng hòng! Tôi là đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi không nói chuyện với bà với tư cách một người cha. Quên đi!

Mẹ của anh cũng cố nói chuyện với đội bảo vệ tại Đại học Thường Châu. Bà nói rằng, “Con trai tôi đang bị tẩy não. Cháu đã không được đi học trong thời gian lâu như vậy và tương lai của cháu sẽ hoàn toàn bị hủy hoại. Nếu áp lực tinh thần quá lớn, chúng tôi không biết rằng chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi không thể chấp nhận sự thật rằng gia đình của tôi sẽ sụp đổ. Xin làm ơn hãy để cháu được quay lại trường học.” Họ trả lời bà rằng, “Ông Quý không quan tâm đến sự nghiệp học hành của cháu đâu. Điều ông ấy quan tâm đến trước nhất là làm thế nào để thay đổi được nhận thức của con trai bà. Chúng tôi sẽ dùng mọi cách có thể để thay đổi đầu óc cậu ta.

Tại sao Phòng 610 lại muốn thay đổi một học sinh xuất sắc như vậy? Và họ muốn anh thay đổi thành cái gì đây?

Quý Lê Minh trưởng Phòng 610: 86-13775282701

Phòng 610 Thường Châu: 86-519-86626093
Đại học Thường Châu: 86-519-86330009
Cục An ninh quốc gia Thường Châu: 86-519-86974481
Sử Quốc Đống, bí thư  Đại học Thường Châu
Phổ Ngọc Trung, hiệu trưởng Đại học Thường Châu


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/19/这样的好学生要往哪儿“转化”—239228.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/30/124773.html
Đăng ngày 31-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương laic ho phù hợp hơn với nguyên bản.

Share