Theo Phương Tuệ

[MINH HUỆ 07-05-2011] Đã có nhiều lời kêu gọi công ty Viễn thông Trung Hoa của Đài Loan ký tiếp hợp đồng với đối tác Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở Đài Loan, Hãng tin Tân Đường Nhân (TĐN AP). Từ năm 2007, đài đã sử dụng vệ tinh ST-1 của công ty Viễn thông Trung Hoa để phát sóng khắp Châu Á Thái Bình Dương. Hãng viễn thông đã thông báo rằng hãng sẽ không gia hạn hợp đồng với TĐN AP khi hợp đồng hết hạn vào tháng 8. Hãng viễn thông Trung Hoa tuyên bố rằng, vệ tinh ST-1 cũa hãng sẽ sớm được thay thế, và vệ tinh ST-2 mới không đủ dung lượng cho TĐN AP. Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí năm 2008 của hãng  viết rằng ST-2 sẽ được “gia tăng dung lượng và phạm vi phủ sóng”.

Với trụ sở tại thành phố New York, Đài truyền hình Tân Đường Nhân phục vụ hơn 100 triệu khán giả ở Trung Quốc và trên toàn thế giới. Tân Đường Nhân nỗ lực để trở thành cơ quan đưa tin trung thực nhất trên thế giới  Trung Quốc. Bên cạnh Tân Đường Nhân, không có mạng lưới truyền hình tiếng Trung nào đưa tin một cách hoàn toàn độc lập về Trung Quốc. Chính quyền cộng sản Trung Quốc từ lâu đã kiểm soát những nội dung liên quan đến chính trị của toàn bộ các đài truyền hình ở Trung Quốc đại lục. Bắt đầu từ thập niên 90, nó đã bắt đầu sử dụng quyền lực kinh tế và chính trị để gây áp lực lên nhiều đài truyền hình tiếng Trung ở bên ngoài đại lục nhằm tránh những báo cáo liên quan đến những chủ đề “nhạy cảm” ở Trung Quốc.

Đài TĐN AP tin rằng Hãng Viễn thông Trung Hoa đã lạm dụng vị trí của mình trên thị trường và phân biệt đối xử với đài. Họ cho biết sự việc này vi phạm luật viễn thông Đài Loan, và TĐN AP mong muốn Uỷ ban Truyền thông quốc gia tiến hành điều tra về việc này.

Chính phủ Đài Loan là cổ đông chính của công ty viễn thông, và có nhiều lo ngại rằng quyết định cắt giảm dịch vụ với TĐN AP là vi phạm quyền tự do ngôn luận của Đài Loan.

Vào thứ ba, ông Dana Rohrabacher, một Nghị sĩ Mỹ đã gửi thư đến Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu về vụ việc này. Ông Rohrabacher quan ngại về việc cắt giảm dịch vụ và nói Đài Loan nên khuyến khích việc tự do và phổ biến quan điểm ở khắp eo biển Đài Loan.

2011-5-6-minghui-tw-ntd-contract-2--ss.jpg

Nghị sĩ Mỹ, ông Dana Rohrabacher viết thư cho Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu về vụ việc này.

Ông Rohrabacher là người sáng lập Hội Đài Loan trong Hạ viện Hoa Kỳ. Ông nói rằng đài TĐN AP đã dựa vào hãng Viễn thông Trung Hoa để phát sóng tin thời sự tại Đài Loan và Trung Quốc, còn chính quyền cộng sản Trung Quốc lại không muốn người dân nghe tin tức thời sự của đài TĐN AP. Ông Rohrabacher đã nói với ông Mã rằng, “Nếu Đài Loan không ủng hộ việc đấu tranh đòi tự do ở Trung Quốc, thì tôi thấy Mỹ không cần thiết phải ủng hộ Đài Loan

2011-5-6-minghui-tw-ntd-contract-1--ss.jpg

Thứ ba ngày 3 tháng 5 là ngày tự do báo chí. Tại Đài Loan, Đài truyền hình Châu Á Thái Bình Dương Tân Đường Nhân – hay Hãng tin Tân Đường Nhân (TĐN AP) – đã trình đơn kháng cáo lên Uỷ ban Truyền thông quốc gia. Họ nói rằng công ty viễn thông lớn nhất Đài Loan đã sai lầm khi từ chối gia hạn hợp đồng vệ tinh với đài TĐN AP.

Từ bỏ tự do báo chí vì áp lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Chính phủ Đài Loan sở hữu 35% cổ phần của hãng Trung Hoa. Năm trong số chín giám đốc và hai trong số ba nhà giám sát là viên chức chính phủ. Kể từ khi Tổng thống Mã nhận chức vào năm 2008, Đài Loan đã tăng cường thương mại và giao lưu văn hóa chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc. Điều đó có thể dẫn đến nghi ngờ rằng việc cắt giảm dịch vụ có thể là do động cơ chính trị.

Nhà lập pháp Đài Loan, Điền Thu Cẩn nói rằng “Nếu bạn thay thế vệ tinh, thì cái mới hơn phải có công nghệ tiên tiến hơn, và có thể dung nạp được nhiều kênh hơn. Tại sao dung lượng của nó lại bị thu hẹp? Tôi không thể hiểu được điều đó. Tôi tin rằng nếu điều đó được phổ biến cho công chúng, thì không có ai ở Đài Loan chấp nhận điều đó.”

Nhà lập pháp Đài Loan, Thái Hoàng Lang nói rằng “Đài Loan là một nơi có tự do báo chí. Là một công ty được chính phủ hỗ trợ, hãng Viễn thông Trung Hoa lại ngăn chặn tự do ngôn luận và không muốn tiếp tục hợp đồng với TĐN AP. Đây là sự thụt lùi đối với nền dân chủ. Nó là sự hổ thẹn của Đài Loan. Viễn thông Trung Hoa không có lý do gì để không tiếp tục hợp đồng. Họ chắc hẳn phải chịu áp lực từ chính quyền hoặc ĐCSTQ

Nhà lập pháp Đài Loan, Điền Thu Cẩn nói rằng “Điều đó là một tín hiệu cảnh báo rằng hợp đồng của TĐN AP với Viễn thông Trung Hoa sẽ không tiếp tục nữa. Một nửa hãng viễn thông này thuộc về chính phủ. Chúng tôi lo ngại rằng để làm ăn với ĐCSTQ, chính quyền đang từ bỏ những giá trị mà người dân Đài Loan trân quý. Hãng Viễn Thông Trung Hoa cần phải giải thích về điều này.”

Ông Lương Quốc Hùng, thành viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông và là người sáng lập Liên đoàn xã hội dân chủ, nghi ngờ việc hủy bỏ hợp đồng là do áp lực chính trị của ĐCSTQ, “Khả năng duy nhất đó là để nịnh bợ một ai đó, có thể là ĐCSTQ hoặc  các tập đoàn đa quốc gia do ĐCSTQ kiểm soát. Có ai đó đã đòi hỏi, gây áp lực hoặc đưa ra lợi ích kinh tế, khiến cho hãng Viễn thông Trung Hoa không gia hạn hợp đồng với TĐN AP. Đây chính là sự thông đồng của chính phủ và doanh nghiệp.”

Ông Lương tiếp tục, “Bất cứ phương tiện truyền thông độc lập nào như TĐN bị ĐCSTQ đe dọa và ĐCSTQ nhắm vào TĐN vì biết rằng TĐN không chấp nhận việc kiểm soát báo chí của ĐCSTQ.

Nelson Hoàng Thành Trí, thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông và là thành viên Đảng Dân chủ, nói: “Các chương trình của TĐN đều rất chân thật, trong sạch và lành mạnh. Tôi biết rằng nhiều người ở châu Á kể cả Trung Quốc cũng xem TĐN. Hãng Viễn thông Trung Hoa cần phải giải thích có phải hãng chịu áp lực chính trị từ đại  địa và có phải đó là lý do tại sao hãng lại không tiếp tục hợp đồng với TĐN AP. Nếu đúng như vậy, tôi tin rằng họ sẽ bị lên án bởi những người ủng hộ tự do và dân chủ trên thế giới.

Lương Diệu Trung, thành viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông, cho biết “Thông tin bị phong tỏa một cách nghiêm trọng tại Trung Quốc. Nếu có nhiều tổ chức truyền hình phi chính phủ hoặc các đài phát thanh được thành lập, người dân Trung Quốc sẽ biết được tin tức trên thế giới nhiều hơn nữa. Vì vậy, tôi ủng hộ việc gia hạn hợp đồng của TĐN AP với hãng Viễn thông Trung Hoa”

Tự do báo chí ở Đài Loan suy giảm?

Năm 2009, đài TĐN AP đã bị chặn tín hiệu vệ tinh khi chính quyền Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 60 năm. Chủ sở hữu vệ tinh là hãng Viễn Thông Trung Hoa không bao giờ giải thích tại sao lại xảy ra việc chặn tín hiệu đó.

TĐN AP đã yêu cầu nhà chức trách của Phòng Truyền thông Quốc gia Đài Loan điều tra  liệu việc cắt giảm dịch vụ của Viễn thông Trung Hoa có vi phạm luật viễn thông Đài Loan không.

TĐN AP được biết đến là đài truyền hình phát sóng tin tức không bị kiểm duyệt bởi chính quyền Trung Quốc. Ruey-lan Chang, Giám đốc điều hành của TĐN AP, “Phần lớn những tin tức qua eo biển này chỉ được báo cáo bởi TĐN AP. Đây là trách nhiệm của chúng tôi với xã hội. Chúng tôi hy vọng chính phủ có thể bảo vệ truyền thông độc lập, và bảo vệ tự do báo chí của chúng tôi.

Báo cáo “Tự do báo chí năm 2011” được phát hành vào ngày 3 tháng 5, ngày tự do báo chí thế giới. Tự do báo chí ở Đài Loan đã tụt xuống vị trí 48 trên thế giới.

Liên hiệp nhà báo quốc tế bày tỏ lo ngại về hợp đồng giữa TĐN AP và Viễn thông Trung Hoa.

Cô Hồ Lệ Vân, đại diện Liên đoàn nhà báo quốc tế tại Trung Quốc và Hồng Kông, đã chỉ rõ, “Lý do của việc hủy bỏ hợp đồng là đáng ngờ và đáng lo ngại. Sự đa dạng là điều rất quan trọng. Thông tin của TĐN AP là những thông tin không có sẵn trên kênh truyền thông chính thống, nhưng có liên quan đến lợi ích cộng đồng. Lý do gì mà họ không cung cấp cho TĐN AP một chỗ để tồn tại?

2011-5-6-minghui-tw-ntd-contract-3--ss.jpg

Cô Hồ Lệ Vân, đại diện Liên đoàn nhà báo quốc tế tại Trung Quốc và Hồng Kông, kêu gọi hãng Viễn thông Trung Hoa giải thích lý do cho việc hủy bỏ hợp đồng với TĐN AP

Cô Hồ tin rằng vụ việc sẽ là một đòn giáng vào tự do báo chí của Đài Loan. Cô nói: “Chính sách hiện hành của chính phủ Đài Loan đối với báo chí là có những ảnh hưởng gián tiếp. Những hành động đó đã thực sự khiến mọi người đều lo ngại liệu tự do báo chí có thực sự được đảm bảo.

Cô Hồ kêu gọi hãng Viễn thông Trung Hoa giữ lương tâm  kinh doanh, đưa ra lý do để giải thích cho vụ việc và tiếp tục hợp đồng với TĐN AP.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/7/各界谴责中共阻新唐人亚太卫星续约(图)-240295.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/8/125011.html

Đăng ngày: 29-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share