Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-04-2011] Bà Tả sống tại thôn Đông Phụ, trấn Ngọc Lâm Điếm, thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, bà sống ở thôn Thành Bắc từ lúc bà kết hôn với ông Trịnh Cát. Đầu thập kỷ 90, ông Trịnh xuất hiện nhiều vấn đề về trí nhớ. Ông đã đến Bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc ở quận Mưu Bình và được thông báo rằng các mô não của ông Trịnh có vấn đề. Do sức khỏe của ông xấu đi, ông đã đến Bệnh viện Đài Dục Hoàng, nơi ông được chẩn đoán mắc chứng mất ngôn ngữ dẫn, một loại rối loạn ngôn ngữ, thường do bị tổn thưởng ở bán cầu não phía trên bên trái. Hai người đã dùng hết tiền tiết kiệm và vay nợ rất nhiều để chi trả chi phí thuốc men, và ông Trịnh phải nghỉ việc vì vấn đề sức khỏe.
Sau khi hai người bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1998, sức khỏe ông Trịnh đã có nhiều chuyển biến và bệnh của ông dần biến mất. Ông Trịnh cũng tìm được một việc làm gần một công trường xây dựng.
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà Tả bị bắt vào tháng 6 năm 2002 khi bà đang trên đường đến nhà mẹ đẻ. Bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Vương Thôn ở thành phố Truy Bác hai tháng sau đó. Ông Trịnh phải tự chăm sóc người mẹ 80 tuổi và cô con gái 12 tuổi. Khi bà Tả bị kết án, sức khỏe của ông giảm sút nhanh chóng và ông cảm thấy có một áp lực đè nặng trong đầu. Ông không thể đọc được vì nhìn không rõ và có vấn đề khi sử dụng tay chân.
Ông Trịnh đưa gia đình trở về quê nhà ở trấn Ngọc Lâm Điếm, nơi ông tìm sự hỗ trợ từ họ hàng và hàng xóm để tồn tại.
Bà Tả được thả sau một năm bị bức hại tại trại lao động. Bà phải làm việc vất vả để hỗ trợ gia đình vì sức khỏe ông Trịnh tiếp tục xấu đi. Ông qua đời vào tháng 4 năm 2004, và mẹ ông cũng qua đời vào sau đó một năm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/16/毕姐一家的故事-239003.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/29/124725.html
Đăng ngày: 22-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.