Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 12-04-2011] Bà Lưu Diễm Cần là một nông dân khoảng 50 tuổi ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Do bà kiên định tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, công an đã bắt giữ phi pháp và kết án cải tạo cưỡng bức bà Lưu nhiều lần trong hơn mười năm. Vào thời điểm bà kết thúc thời hạn hai năm ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào ngày 13 tháng 7 năm 2010, thật khó có thể nhận ra bà Lưu. Mái tóc đen bóng của bà đã chuyển sang màu bạc và cân nặng của bà giảm xuống còn hơn 41 kg (90 pounds). Con trai bà đến trại lao động cưỡng bức để đưa bà về, và ngay sau khi nhìn thấy bà, anh đã khóc nức nở. Vì bị tra tấn, bà không còn gập được các ngón tay hay làm được việc nặng nữa. Hai chân tay của bà đã bị liệt.

Bà Lưu bị ngược đãi từ năm 1999 đến năm 2005

Bà Lưu đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1999, tuy nhiên bà đã bị chính quyền bắt đi trước khi bà kịp đến Bắc Kinh. Công an đã giam bà tại một trại giam địa phương trong 15 ngày trước khi đưa bà đến chính quyền xã Thổ Khẩu Tử, nơi bà đã bị giam hơn ba tuần. Các viên chức ở địa phương không thả bà cho đến khi gia đình bà trả 4.000 nhân dân tệ và đưa giấy tờ nhà của họ.

Bà Lưu tiếp tục đến Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2000. Lúc đó công an đã đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Ngô Gia Bảo ở thành phố Phủ Thuận. Lính canh đã đánh và sốc điện bà bằng dùi cui điện. Khi bà tuyệt thực, họ đã bức thực bà. Lần đó bà đã ở trong cơn nguy kịch. Do lo sợ phải chịu trách nhiệm về cái chết của bà, chính quyền trại đã thả bà.

2004-10-20-heizuizi-03--ss.jpg

Miêu tả tra tấn: Quỳ gối và bị sốc điện bằng dùi cui điện

Để kiếm sống, bà Lưu đã đến Thiên Tân để làm những công việc lặt vặt sau khi sức khỏe của bà đã hồi phục tại nhà. Khi bà đi vắng, Ngô Chí Bình ở Đồn công an xã Thổ Khẩu Tử đã đến nhà bà nhiều lần để tống tiền gia đình bà. Không lâu sau, Ngụy Quốc Hòa ở Chính quyền xã Thổ Khẩu Tử và Phạm Văn Lương ở Đồn công an Thổ Khẩu Tử đã đến Thiên Tân bắt giữ bà. Không đưa ra bất kỳ giấy tờ hợp pháp nào, cả hai đã đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Ngô Gia Bảo để giam bà ba năm. Bà đã tuyệt thực trong 40 ngày. Lo sợ bà có thể chết ở trong trại, lính canh đã thả bà.

Khi công an địa phương cố bắt giữ bà một lần nữa vào năm 2005, bà Lưu đã trốn thoát được nhưng buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại sau này. Tuy nhiên, công an đã đến nhà bà lục soát nhiều lần, đập vỡ cửa sổ và một vách ngăn bằng nhôm của nhà bà.

Bị tra tấn vào năm 2008

Lợi dụng lý do “an ninh cho Thế Vận Hội”, công an ở Đồn công an trấn Thanh Nguyên đã bắt bà Lưu và đưa bà đến Trại giam số 2 Phủ Thuận vào ngày 28 tháng 6 năm 2008. Ngày hôm sau, bà Lưu bị trùm kín đầu rồi bị còng tay và bị đưa trở về Phòng công an huyện Thanh Nguyên. Tại đó, công an đã thẩm vấn, tra tấn bà cả đêm và không cho bà ngủ. Lý Đào và Vương Đông ở Đồn công an trấn Thanh Nguyên đã làm giả chứng cứ để vu khống bà Lưu khi bà từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào. Công an Hứa Tân Vinh đã đánh bà dã man. Bà bị ép phải ngồi trên Ghế hổ nhiều lần trong thời gian dài với hai tay bị còng và hai chân bị cùm. Để khiến bà chịu nhiều đau đớn hơn, công an đã đổ rượu vào miệng và nhét hai điếu thuốc lá đang cháy vào mũi bà Lưu. Họ dán kín miệng bà lại, để bà không nhổ ra ngoài. Khói thuốc mà bà buộc phải hít vào đã khiến bà gần như bị ngạt thở.

2004-9-22-dq-094--ss.jpg

Miêu tả tra tấn: Nhét hai điếu thuốc đang cháy và bịt miệng lại

Cuối cùng khi bà Lưu được đưa về trại giam, chân tay của bà đã bị tê liệt và bà không thể nắm tay lại hay cầm vật gì. Bà không thể ăn uống. Có nhiều vết thâm tím ở trên mặt và trên người bà. Hai chân bà bị sưng tấy và bà không thể tự chăm sóc cho bản thân. Những tù nhân cùng phòng đã chứng kiến tình cảnh đáng thương của bà và vài người đã khóc. Họ nói rằng họ không thể tin được một người có thể độc ác với người khác như vây, nếu họ chưa từng tận mắt chứng kiến sự tàn bạo này.

Lý Đào và Vương Đông đã đưa bà Lưu đến Đội số 2 ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào ngày 26 tháng 7 năm 2008.

Sự tàn bạo không thể tưởng tượng được ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia

Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia được gọi là “địa ngục trần gian” và lính canh ở đó có rất nhiều phát minh, đó là những cách tra tấn không thể tưởng tượng nổi. Khi bà Lưu từ chối hát những bài hát ca ngợi ĐCSTQ, bà đã bị buộc phải đứng trong thời gian dài, khiến hai chân bà bị sưng tấy.

Một lần lính canh đã đánh bà Đỗ Thanh Tú vì đã từ chối hát những bài hát của họ, và bà Lưu đã cố ngăn họ lại. Bà nói: “Bà Đỗ chẳng làm gì sai hết, đừng tra tấn bà ấy nữa!” Lính canh sau đó đã đánh bà. Tiếp đó họ tra tấn hai học viên theo kiểu “Treo lên” bằng cách buộc dây vào tay rồi treo lên, hai chân bị trói lại. Lính canh tiếp tục tra tấn và gây cho học viên nhiều đau đớn hơn bằng cách gập người học viên xuống, để họ ở tư thế không thể đứng hay ngồi xổm được. Lính canh đã tra tấn họ theo cách này trong tám giờ.

2004-11-10-kuxin3--ss.jpg

Miêu tả tra tấn: Treo lên

Đầu tháng 9 năm 2008, bà Lưu bị chuyển đến Đội số 1. Hàng ngày bà bị ép phải ngồi bất động trên ghế nhỏ. Do bà từ chối học thuộc các điều lệ của nhà tù, lính canh Lưu Dũng đã sốc điện bà bằng dùi cui điện. Hai tay bà bị sưng đến mức bị biến dạng. Lưu Dũng cũng giam bà thêm 15 ngày.

Lính canh lại chuyển bà Lưu đi vào cuối tháng 9, lần này là đến “Đội kiểm soát chặt chẽ” Nhiều người đã đánh bà cùng một lúc. Họ cũng bịt miệng bà bằng băng keo đến mức bà không thể hét lên được. Đội trưởng Vương Diễm Bình và lính canh Bành Đào sau đó đã treo bà lên và sốc điện bà bằng dùi cui điện. Bành Đào còn đổ nước mù tạc nóng vào hai bên mũi bà Lưu. Họ tra tấn bà theo cách đó từ trưa đến tận bữa ăn tối. Sau đó, toàn thân bà, kể cả vùng hông, đều có mụn nước. Bà thậm chí còn không thể ngồi xuống, bà còn bị những hạt mụn nước rất ngứa ở hai lòng bàn tay. Bất chấp tình trạng sức khỏe tồi tệ của bà Lưu, lính canh vẫn ép bà phải ngồi trên ghế nhỏ vào ngày hôm sau. Lính canh Đổng Bân vẫn đánh bà và lại treo bà lên.

Ngày 7 tháng 7 năm 2009, trại lao động đã thực hiện một chiến dịch mới để tăng cường bức hại những học viên bị giam ở “Đội kiểm soát chặt chẽ”. Những học viên sau đây được coi là những mục tiêu chính: Bà Hạ Ninh (khoảng 50 tuổi, ở Hưng Thành), bà Từ Tuệ (59 tuổi, ở Cẩm Châu), bà Trương Liên Anh (ở Bắc Kinh), bà Thịnh Liên Anh (khoảng 50 tuổi, ở Đại Liên), bà Lưu Sĩ Cần (65 tuổi, ở Bản Khê), và bà Tôn Thục Kiệt (khoảng 50 tuổi, ở tỉnh Hắc Long Giang).

Đằng sau khu giam nữ ở trong trại lao động là một khu mới, có một tòa nhà hai tầng dùng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Bên trong tòa nhà là một phòng tra tấn không có cửa sổ. Khi cửa sổ được mở ra vào mùa hè, nhiều con bọ đã bay vào trong. Những học viên bị giam trong phòng chỉ được cung cấp cháo bột ngô và một miếng bánh mỳ nguội cứng để ăn. Không có nước nóng và gia đình không được vào thăm. Thậm chí lính canh chỉ cung cấp một ít thức ăn cho từng bữa, họ cũng không cho phép học viên mua thêm đồ ăn ở căn tin trong trại lao động.

Một ngày giữa tháng 9 và tháng 10 năm 2009, một lính canh nữ có họ là Phan đã lột quần áo lót của bà Lưu và dùng dép nhựa đánh vào đầu và vào mặt bà trong thời gian lâu. Lính canh nam tên Trương Lương còn đá và đẩy bà Lương vào tường. Tiếp đó ông ta còn dội nước lạnh lên người bà. Ngày hôm sau, lính canh Bành Đào, một người đàn ông cao 1 mét 8 (6-foot) đã dẫm lên ngực bà. Ông ta còn đá bà, khiến đầu bà Lưu đập vào tường.

2006-3-1-msj-kuxin-46--ss.jpg

Miêu tả tra tấn: Đánh đập dã man

Một lần bà Lưu đã tuyệt thực và lính canh đã dùng một dụng cụ để mở miệng bà. Họ đổ thức ăn thông qua dụng cụ đó và bịt miệng và mũi bà bằng một cái khăn bẩn, khiến bà Lưu bị ngạt thở và bất tỉnh. Lính canh phải đưa bà đến bệnh viện để làm cho bà tỉnh lại.

2005-10-12-yinma-06--ss.jpg

Miêu tả tra tấn: Bức thực bằng dụng cụ mở miệng

Lúc 5 giờ chiều ngày 13 tháng 2 năm 2010 (dịp Tết Âm lịch), một lính canh nữ đã đá vào người bà Lưu vì bà từ chối mặc đồng phục nhà tù. Kết quả là bà bị ngã xuống đất và bị bất tỉnh. Ngay cả vậy, lính canh còn lăng mạ và hét lên, “Tôi sẽ rất vui nếu bà bị đột quỵ!” Bà Lưu đã không tỉnh lại cho đến ngày hôm sau. Dù đang là mùa đông, nhưng lính canh vẫn lột quần áo của bà Lưu và bà Trương Mẫn ở Đại Liên, sau đó treo hai người lên trong nửa ngày.

Vào một ngày cuối tháng 5 năm 2010, Uyển Thục Trân, một cựu học viên đã chuyển sang phản diện, đã nghe theo sự chỉ đạo của lính canh lột quần áo bà Lưu trước khi treo bà lên. Bà đã bị treo trong năm ngày bốn đêm mà không được ngủ. Hai tay bà đã bị mất cảm giác khi bà được thả xuống. Bà không thể gập được các ngón tay hay quay người lại. Bà phải nhờ người khác giúp dìu ra khỏi giường. Đến bây giờ bà Lưu vẫn không thể tự chăm sóc cho bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/12/辽宁抚顺善良农妇遭警察酷刑折磨-238873.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/28/124695.html

Đăng ngày: 14-5-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share