Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 21-07-2021] Lại đến ngày 20 tháng 7. Tôi đứng trước cửa sổ, nhìn những đám mây đen trắng đan xen lẫn nhau đang cùng trôi về phía Nam, để lại phía sau bầu trời cao xanh thẳm, lúc này tôi không khỏi trào dâng cảm xúc lẫn lộn. Nhớ lại 22 năm trước vào đúng ngày này, cảnh tượng vĩnh hằng ấy hiện ra trước mắt tôi.
Cuộc bức hại bắt đầu
Tôi nhớ lại buổi sáng hôm đó – tôi đến điểm luyện công, thấy một vài học viên trông rất nghiêm túc. Dường như có một cảm giác buồn bã trong sự nghiêm túc của họ. Tôi hỏi họ: “Có chuyện gì vậy?” Một người nói rằng những người của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã bị bắt, có khả năng các học viên của Tổng trạm phụ đạo cũng như các Trạm phụ đạo địa phương cũng bị bắt, không rõ tình hình cụ thể ra sao, nhưng số lượng người bị bắt khá nhiều. Nhiều học viên đã đi đến thành phố. Tôi đã bị sốc và nói: “Mọi người hãy tiếp tục luyện công đi.” Sau đó tôi quay người lại, đi được vài bước liền thấy một vài người đuổi theo tôi và nói: “Chúng tôi sẽ đi cùng chị.” Tôi nói được.
Chúng tôi nhanh chóng đi đến một góc gần đường Phú Hữu. tôi nhìn thấy rất nhiều người đang đứng thành vài hàng cạnh bức tường. Có tiếng nhẩm Pháp từ đám đông. Con đường đã bị lắp rào vây quanh và có nhiều cảnh sát vũ trang bao vây, họ không cho người từ ngoài vào bên trong, cũng không cho tiến về phía trước, chỉ cho lùi lại. Tuy nhiên nhiều người vẫn đến, không ai rời đi cả. Số lượng người tập trung ở đó ngày càng nhiều.
Một vài lần tôi đã cố đi về phía những người đó nhưng đều bị cảnh sát vũ trang chặn lại. Đúng lúc tôi thấy khá sốt ruột, liền nhìn thấy có ai đó từ trong đám đông đang vẫy tay với tôi. Tôi định thần nhìn kỹ lại: Thật trùng hợp! Hoá ra đó là ông Hu (hoá danh), một trong những phụ đạo viên của trạm phụ đạo, và một học viên khác đang đứng cạnh ông. Có thể hành động này của ông khiến người cảnh sát vũ trang đứng cạnh đó chú ý. Sau đó tôi nắm lấy cơ hội này để nhấc dây thừng lên, nhập vào dòng người. Một vài người cũng đi theo sau tôi. Một viên cảnh sát cố gắng bắt tôi nhưng không được, sau đó anh ấy quay lại để ngăn những người khác ở phía sau tôi. Tôi cố gắng nhanh hết sức để hoà vào đám đông. Sau đó ông Hu đã dành cho tôi một chỗ đứng. Sau khi tôi ổn định, tôi nhẩm Luận Ngữ cùng với các đồng tu khác. Sau khi nhẩm xong Luận Ngữ chúng tôi nhẩm tiếp bài “Vô tồn“ trong “Hồng Ngâm”:
“Sinh vô sở cầu
Tử bất tích lưu
Đãng tận vọng niệm
Phật bất nan tu.”
Sau đó, một chiếc xe chở cảnh sát vũ trang đã tới. Xe dừng lại, cảnh sát vũ trang nhanh chóng xuống xe và xếp thành một hàng đối diện với chúng tôi. Những viên cảnh sát khác xua những người đứng bên ngoài hàng về phía sau. Sau đó, chiếc xe buýt số 45 tới. Cửa xe buýt mở ra, cảnh sát vũ trang ở phía trước bắt đầu lôi các học viên ở hàng đầu vào xe buýt. Các học viên chống cự không muốn lên xe buýt. Một số học viên bị kéo lên xe, một số đã thoát khỏi tay cảnh sát và quay trở lại. Sau đó các cảnh sát vũ trang bắt đầu đánh người. Vài viên cảnh sát cùng xô đẩy một học viên. Một số học viên bị đấm và đá, rồi bị ném vào trong xe buýt.
Nhìn cảnh này, chúng tôi bắt đầu nắm chặt tay của người bên cạnh và đứng thành một nhóm. Chúng tôi hô lớn: “Hãy tuân theo Hiến pháp, không được đánh người!” “Hãy tuân theo Hiến pháp, không được đánh người!” Nhưng cảnh sát nào có chịu nghe chúng tôi. Mức độ bạo hành chỉ tăng mà không giảm, bất kể với nam hay nữ, già hay trẻ, họ đều đánh đập và kéo lê trên mặt đất. Rất nhiều học viên bị thương, một số đầu tóc rối tung, quần áo xộc xệch. Khi chiếc xe buýt đã kín chỗ, nó liền rời đi, rồi một chiếc xe buýt khác đến, nối tiếp nhau. Không ai biết chính xác có bao nhiêu chiếc xe buýt đã tới.
Trên xe buýt, các học viên nhẩm đọc Luận Ngữ và Hồng Ngâm. Một vài viên cảnh sát canh gác trên xe buýt. Tất cả cửa sổ đều được đóng chặt. Cảnh sát đứng ở cửa phía trước và phía sau. Xe chạy rất nhanh. Các học viên không hỏi xe đi đâu, và các nhân viên cảnh sát cũng không nói bất cứ điều gì.
Khi chiếc xe buýt dừng lại, chúng tôi xuống xe và nhìn quanh, đó là một sân vận động rất lớn. Sau này, chúng tôi được biết rằng đó là Sân vận động Phong Đài. Lúc này sân vận động đã chứa đầy người. Mọi người đang ngồi trên mặt đất. Những viên cảnh sát đã phải mất một lúc để tìm chỗ cho chúng tôi, sau đó chúng tôi cũng ngồi xuống đất.
Chẳng mấy chốc, có ba người tiến đến phía chúng tôi, họ mang theo giấy bút để ghi tên, địa chỉ, công việc, v.v., của chúng tôi. Các học viên đều thành thật trả lời họ. Thật kỳ lạ, họ đi ngang qua tôi một vài lần và hỏi những người xung quanh tôi, nhưng không hề hỏi tôi.
Sau khi họ rời đi, ông Hu nói với tôi: “Chúng tôi đã thảo luận và quyết định để chị ở lại, như vậy tại điểm luyện công chị có thể có mặt để hướng dẫn những người khác luyện công. Đó là lý do tại sao chúng tôi không nói với chị, nhưng rốt cuộc chị vẫn đến.” Khi đó tôi mới biết lý do tại sao họ không nói với tôi. Sau đó có thêm nhiều chuyến xe buýt đưa các học viên đến sân vận động. Nghe nói rằng sân vận động đã chật cứng người, thậm chí cả nhà vệ sinh cũng hết chỗ.
Mặc dù chúng tôi không ăn trưa và cũng không uống nước cả ngày, nhưng chúng tôi không hề cảm thấy đói hay khát. Toàn bộ sân vận động được chia thành nhiều khu. Trong mỗi khu có một số cảnh sát vũ trang, cảnh sát, và cảnh sát thường phục giám sát. Tất cả chúng tôi đều rất yên lặng, không ai nói chuyện. Lúc 5 giờ chiều, tôi muốn đi vệ sinh. Một đồng tu đã chỉ cho tôi lối đi bên trái. Tôi nhìn về hướng đó. Đó là lối ra vào duy nhất của sân vận động, khi có nhiều cảnh sát vũ trang cũng bắt đầu tới đó canh gác.
Rời khỏi nơi có quân lính canh gác
Tôi đã không nói gì với viên cảnh sát ở gần tôi, vì tôi cảm thấy không cần thiết. Tôi đứng dậy và đi về phía cửa ra vào, họ dường như cũng không nhìn thấy tôi. Lối vào rất đông đúc. Tôi nhìn xung quanh. Phòng vệ sinh ở ngay bên cạnh lối vào, nhìn giống như được xây tạm, cả bên trong và bên ngoài đều chật kín người. Tôi lách qua khoảng trống giữa đám đông và đứng đợi ở cạnh bức tường phía ngoài.
Tôi nhận ra rằng bên ngoài sân vận động là một bãi đất trống. Ngoại trừ nhà vệ sinh, không có thứ gì khác. Có quân đội và cảnh sát đứng xung quanh ở ba phía của nhà vệ sinh, nhưng phía bức tường không có bảo vệ (họ đứng cách bức tường một đoạn). Ngay lúc đó, một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi: Mình hãy đi về, sau khi thu xếp ổn thỏa sẽ quay lại. Sau đó, tôi đi dọc theo chân tường để tiến về phía trước. Tôi không biết cần đi hướng nào, cũng không biết mình đang ở đâu, và lúc đó quân lính đứng canh ở khắp nơi, không có người đi bộ. Tôi như thể đang ở trong một không gian khác.
Tôi đã thoát khỏi những quân lính đó và đi bộ gần một dặm. Sau đó tôi nhìn thấy đường cái. Tôi đi men theo đường cái một lúc lâu. Đột nhiên, tôi nhìn thấy một bà cụ lớn tuổi ở bên đường, đang cúi xuống quầy bán đồ uống lạnh. Tôi đã rất xúc động và vội bước đến. Tôi hỏi bà: “Bà ơi, xin hỏi bến xe buýt ở đâu?” Bà ấy nhìn tôi ngạc nhiên: Đang giới nghiêm, làm gì có xe buýt? Tôi vô thức lặp lại: Đang giới nghiêm? Chẳng trách không thấy một bóng người nào.
Bà ấy nói: “Từ đêm qua đã bắt đầu giới nghiêm rồi.” Tôi hỏi: “Tại sao bà vẫn ở đây?” Bà ấy nói: “Tôi cũng không hiểu việc giới nghiêm này. Quầy hàng của tôi ở sân vận động này. Những binh lính đó không muốn tôi rời đi. Họ muốn uống một chút đồ uống lạnh khi họ khát. Nhìn kìa, họ đã lấy gần hết đồ uống lạnh của tôi.” Trong khi chúng tôi trò chuyện, hai người lính đi về hướng chúng tôi. Tôi phải nhanh chóng rời khỏi chỗ đó, và tăng tốc để tiến về phía trước. Khoảng hơn 8 giờ tối, tôi đi bộ về đến nhà.
Về nhà
Nhiều năm nay, tôi vẫn không hiểu mình đã thoát ra khỏi sân vận động đó bằng cách nào. Tuy nhiên, hôm nay, khi tôi đang viết bài này, một câu nói chợt lóe lên trong đầu tôi: Đó là Sư phụ đã đưa tôi trở về! Lúc đó tôi mới ngộ ra. Đệ tử ngộ tính thật kém, con xin chân thành cảm tạ Sư tôn từ bi vĩ đại! Đây là lời tạ ơn đến muộn 22 năm! Phải biết rằng đi từ quận này sang quận khác ở Bắc Kinh là việc như thế nào, giữa hai quận ở Bắc Kinh có khoảng cách rất lớn, huông hồ tôi chưa từng tới quận Phong Đài.
Lúc đó ngay khi mở cửa, tôi thấy chồng tôi, cũng là một học viên, đang ngồi ở mép giường với vẻ mặt buồn bã. Khi anh ấy ngước lên và thấy tôi, anh ấy ngay lập tức vui mừng nói: “Em đã quay về!” Sau đó, anh ấy bắt đầu phàn nàn: “Cả ngày hôm nay em đã ở đâu? Anh đã rất lo lắng. Em vẫn chưa ăn phải không? Để anh đi nấu một ít mỳ.” Tôi nói: “Chờ đã, để em nói chuyện với các học viên khác, để cho họ biết chuyện gì đang xảy ra.” Anh ấy nói: “Bên ngoài rất căng thẳng, em vẫn đi ra ngoài à?” Tôi trả lời: “Đừng lo lắng, em sẽ quay lại ngay.”
Tôi về nhà lúc 11 giờ tối. Tôi không cảm thấy đói và chỉ uống hai ngụm nước. Tôi kể ngắn gọn với chồng về những gì đã diễn ra vào ngày hôm đó. Tôi không muốn ngủ, cũng không lo lắng về điều gì sẽ xảy ra với mình nếu ngày mai tôi lại bước ra ngoài, mà chỉ nghĩ về các đồng tu ở sân vận động. Tôi không biết họ đã trải qua buổi tối như thế nào. Chồng tôi cũng trằn trọc trên giường. Tôi biết rằng anh ấy đang phải chịu áp lực tinh thần rất lớn.
Ký ức vĩnh hằng: Cuộc đàn áp leo thang
Sau đó tôi được biết rằng hôm đó sau khi trời tối, họ đưa nhiều xe buýt đến sân vận động Phong Đài, rất nhiều binh lính cũng tới. Họ ép các học viên lên xe buýt, ai từ chối sẽ bị đánh đập rất dã man. Dù sao thì cũng không có ai có thể chứng kiến việc đó. Một số học viên bị đánh ngã xuống đất, một số bị đưa lên xe buýt. Họ bị đưa đến các đồn cảnh sát khác nhau. Sau khi họ bị giam vài ngày, công ty của họ nhận được thông báo tới đồn cảnh sát để đưa họ về. Các học viên không có nơi làm việc sẽ do người của ủy ban quản lý khu dân cư hoặc người nhà đến đón, ngay sau đó họ liên tục bị đàn áp.
Đó là ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi nhiều học viên, chủ yếu đến từ Bắc Kinh, đã buông bỏ sinh tử, bước ra bảo vệ Đại Pháp và yêu cầu khôi phục thanh danh cho Sư phụ, khôi phục thanh danh của Đại Pháp! Điều đó đã thể hiện giá trị phổ quát “Chân – Thiện – Nhẫn,” đồng thời thể hiện phong thái của các đệ tử Đại Pháp luôn kiên định lòng tin vào Sư phụ và Đại Pháp, vĩnh viễn không từ bỏ tu luyện Đại Pháp! Ngày hôm đó cũng đánh dấu sự khởi đầu của các học viên phản bức hại. Với những nội hàm và ý nghĩa đặc biệt, ngày 20 tháng 7 năm ấy đã trở thành ký ức vĩnh hằng của tôi.
Báo cáo sự thật về cuộc bức hại
Căn cứ theo báo cáo trên Minh Huệ Net, từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 6 năm 2021, số lượng các học viên mà danh tính đã xác định và đã được xác minh là bị bức hại đến chết, lên tới 4.660 người. Do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bưng bít thông tin, nhiều sự thật về cuộc bức hại đã bị che đậy. Con số thực tế về số lượng các học viên bị bức hại đến chết thực tế vượt xa con số này, mức độ bi thảm của nó vượt xa hỏi sự tưởng tượng của một người bình thường. Chưa kể đến có những học viên vô danh bị mổ cướp nội tạng khi vẫn còn sống. Gần đây, ĐCSTQ đã thực hiện chiến dịch “xoá sổ” trên toàn quốc nhắm vào các học viên.
22 năm đã trôi qua, và ĐCSTQ cũng đã bị cô lập tứ phía, nó đã gần đất xa trời rồi, nhưng cuộc bức hại tàn khốc đối với các học viên Đại Pháp chưa bao giờ dừng lại. Tuy nhiên, các học viên không hề sợ hãi trước những vụ bắt bớ, giam giữ, kết án, tra tấn và giết người bất hợp pháp, họ vẫn giữ vững niềm tin của mình và liên tục giảng chân tướng cho người dân. Sự ôn hòa, lý trí và bền bỉ của họ đã giành được sự khen ngợi và ủng hộ trên toàn thế giới.
Cho đến nay đã có 380 triệu người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên quan. Ngày càng có nhiều người đã đồng ý và thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo!” Sự diệt vong của ĐCSTQ không còn xa nữa. Thời đại không còn sự xuất hiện của ĐCSTQ sẽ nhanh chóng bắt đầu.
Những ai vẫn ủng hộ ĐCSTQ và tham gia bức hại các học viên, cùng với các công tố viên và cán bộ tư pháp, và tất cả những người làm việc cho các ủy ban quản lý dân cư ở địa phương, tôi chân thành khuyên các bạn đừng bao giờ tin những lời dối trá của ĐCSTQ nữa, vì Pháp Luân Đại Pháp là tu luyện Phật Pháp.
Từ cổ chí kim, tất cả những kẻ bức hại chính tín chưa bao giờ có kết thúc tốt đẹp. Đừng làm những điều xấu xa trái với lương tâm của mình chỉ vì chút lợi ích. Hãy nghĩ về tương lai của bản thân và gia đình. Hãy thoái khỏi ĐCSTQ tà ác ngay lập tức để được bình an. Hãy thiện đãi và bảo vệ các học viên, các bạn sẽ được phúc báo!
[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.]
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/21/428464.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/27/194302.html
Đăng ngày 25-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.