[MINH HUỆ 28-07-2021] Vào ngày 12 tháng 3 năm 1995, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã đặc biệt mời ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đến giảng tại khán phòng của Phòng Văn hóa tại số 19 Đại lộ Van Loo, quận 16 ở Paris. Đây là bài giảng đầu tiên của Sư phụ Lý được giảng bên ngoài Trung Quốc, đánh dấu sự du nhập của môn tu luyện thân tâm này đến phương Tây.

Các nhân viên từ hầu hết các phòng ban của đại sứ quán đã tham dự buổi thuyết giảng, bao gồm cả đại sứ Thái Phương Bách và phu nhân của ông. Theo những người dân Paris cũng có mặt tại sự kiện này, Phòng Văn hóa của đại sứ quán đã tài trợ cho một khóa học Pháp Luân Công vào tuần sau tại một trung tâm võ thuật trên Đại lộ Daumesil ở quận 12.

Một số người có thể thắc mắc: “Không phải Pháp Luân Công đang bị bức hại ở Trung Quốc sao? Tại sao đại sứ quán ở Pháp mời ông Lý thuyết giảng ở Paris?”

Thực ra, trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu công khai bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, hầu hết các báo cáo về môn tu luyện do các kênh truyền thông dưới kiểm soát của ĐCSTQ đăng tải đều tích cực. Sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công của đại sứ quan Trung Quốc tại Pháp tại thời điểm đó không phải là ngẫu nhiên.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua một số sự kiện lịch sử cho thấy sự phổ biến của Pháp Luân Công trong những ngày đầu và việc môn tu luyện được công chúng chấp nhận rộng rãi, bao gồm các cơ quan, quan chức và phương tiện truyền thông tin tức của ĐCSTQ.

Hàng chục khóa giảng ở Trung Quốc và vô số giải thưởng

Sau khi lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào tháng 5 năm 1992, Pháp Luân Công được xếp là một hệ thống liên kết trực tiếp với Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc. Từ đó đến cuối năm 1994, ông Lý đã tổ chức 56 khóa giảng tại hơn 20 thành phố. Mỗi khóa học thường kéo dài 10 ngày, và tổng cộng đã có hơn 60.000 người tham dự.

6b6bafdfd6c824b6cc3d99c9c781105d.jpg

Pháp Luân Công được xếp là một hệ thống liên kết trực tiếp với Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc

845a47745365ae13a5be1dc926a4f0b1.jpg

Ông Lý thuyết giảng ở thành phố Quý Dương tỉnh Quý Châu vào tháng 6 năm 1993

9655706ad3c238981083eff4af4ac0e6.jpg

Khóa giảng thứ hai ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông vào tháng 10 năm 1993

d26da578365271eec34e8142de5eb451.jpg

Bài giảng tại Công ty Sắt Thép Lăng Nguyên của tỉnh Liêu Ninh vào tháng 2 năm 1994

b6db2c34b0bbfa3a66abe03af759558e.jpg

Khóa giảng thứ hai ở Thiên Tân vào tháng 3 năm 1994

Vào thời gian đó, nhiều khí công sư cũng đang tổ chức hội thảo ở Trung Quốc. Vì các khí công sư cần sử dụng công để điều trị bệnh, nên cơ thể rất mệt mỏi. Do đó, hầu hết các khí công sư đều tính phí khoảng 100 nhân dân tệ (hoặc ít nhất 50 nhân dân tệ) cho mỗi người mỗi lần. Mặc dù buổi thuyết giảng của ông Lý kéo dài 9 đến 10 ngày, ông chỉ tính 40 nhân dân tệ cho cả khóa học (với các học viên khóa cũ chỉ thu 20 nhân dân tệ) để trang trải chi phí cho hiệp hội khí công, thuê cơ sở và mua tài liệu. Vì lệ phí nhập học thấp, một số hiệp hội khí công tài trợ cho các buổi thuyết giảng đã gây khó khăn cho ông Lý.

Nhưng ông Lý nhất quyết làm như vậy để mang lại lợi ích tối đa cho công chúng mặc dù chỉ còn lại rất ít tiền sau mỗi buổi thuyết giảng.

Đồng thời, những tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe và các tiêu chuẩn đạo đức của Pháp Luân Công đã nhanh chóng nhận được sự tin tưởng của người dân bình thường cũng như các quan chức. Ông Lý đã nhiều lần được mời phỏng vấn trên truyền hình và đài phát thanh để giới thiệu môn tu luyện tới khán giả.

b66576f7fd174cab2d32d8dd6d163830.jpg

Ông Lý được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc phỏng vấn vào ngày 30 tháng 7 năm 1993

492cd98928ba310e30798c9e96bfac29.jpg

Đường dây nóng trực tiếp của ông Lý hoạt động vào năm 1993 trên Đài phát thanh Kinh tế sông Dương Tử ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc

da2e9b46f561492dd73a3f72d19b7c3e.jpg

Đường dây nóng tư vấn của ông Lý trên Đài phát thanh Thiên Tân vào ngày 18 tháng 3 năm 1994

Sự phổ biến của Pháp Luân Công cũng được thể hiện trong Hội chợ Sức khỏe Phương Đông vào cả năm 1992 và 1993, khi những người tham gia và nhân viên đã chứng kiến vô số phép màu của Pháp Luân Công. Triển lãm năm 1992 được tổ chức tại Tòa nhà Thương mại Quốc tế, và ông Lý đã nhận được nhiều giải thưởng nhất trong số tất cả các môn khí công.

Trong cuộc triển lãm năm 1993 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế, Pháp Luân Công đã nhận được một lời mời đặc biệt. Hàng nghìn người đã được điều trị trong suốt 10 ngày hội chợ với tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%. Những thành tích này đã khiến nhà tổ chức mời ông Lý đến tham gia ba cuộc hội thảo trong suốt thời gian diễn ra hội chợ, vào ngày 15, 17 và 20 tháng 12.

9d122c61f33bdcf99db8d561aa491eb6.jpg

Một giải thưởng mà ông Lý đã nhận được trong Hội chợ Sức khỏe Phương Đông năm 1992 (phía dưới bên trái) và ba giải thưởng nhận được trong hội chợ năm 1993

76b15a880bbe18d4f856325e7ccf14db.jpg

Nhiều người đã xin chữ ký của ông Lý trong Hội chợ Sức khỏe Phương Đông năm 1993

Vì những đóng góp này, ông Lý đã nhận được Giải thưởng Tiến bộ Khoa học Edge, giải thưởng cao nhất của sự kiện. Ngoài ra, ông còn được vinh danh với Giải Vàng đặc biệt và danh hiệu “Khí công sư được quần chúng hoan nghênh nhất.”

Cuốn Chuyển Pháp Luân, gồm những bài giảng chính của Pháp Luân Công, sau đó được xuất bản vào cuối năm 1994 bởi Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc, một cơ quan trực thuộc Hội đồng Nhà nước. Số lượng học viên tăng lên nhanh chóng sau đó.

84fc9e7fe1f6ba3b2fb603972f3d2838.jpg

Ông Lý thuyết giảng tại Hội nghị Chia sẻ Kinh nghiệm Quốc tế tại Công viên Địa Đàn ở Bắc Kinh vào tháng 11 năm 1996

Khảo sát sức khỏe

Các chuyên gia y tế đã tiến hành năm cuộc khảo sát về tác dụng của Pháp Luân Công vào năm 1998. Các cuộc khảo sát diễn ra ở Bắc Kinh, Vũ Hán, thành phố Đại Liên và tỉnh Quảng Đông. Có gần 35.000 người tham gia, 98% trong số họ cho biết sức khỏe được cải thiện sau khi tập Pháp Luân Công. Họ cũng báo cáo về những cải thiện đáng kể về sức khỏe tinh thần và tư duy của họ. Việc tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe đã tạo ra lợi ích kinh tế rất khả quan đối với cộng đồng địa phương và đất nước.

Kiều Thạch, cựu Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, và các quan chức cấp cao khác cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát vào nửa cuối năm 1998. Họ kết luận rằng: “Pháp Luân Công mang lại lợi ích cho quốc gia và dân tộc chúng ta trên nhiều phương diện trong khi không gây ra tổn hại gì.” Cuối năm 1998, họ đã đệ trình báo cáo lên Giang Trạch Dân, lúc đó là người đứng đầu ĐCSTQ và Bộ Chính trị.

Theo số liệu của Bộ Công an, sau khi Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng vào tháng 5 năm 1992, đến tháng 7 năm 1999, khi Giang Trạch Dân ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, môn tu luyện đã có khoảng 70 đến 100 triệu học viên.

Công nhận đặc biệt của Bộ Công an

Hiệp hội Kiến nghĩa Dũng vi (thấy việc nghĩa hăng hái làm) Trung Quốc đã viết một lá thư cho Hội Nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc vào ngày 31 tháng 8 năm 1993, để đặc biệt cảm ơn ông Lý. Được thành lập trực thuộc Bộ Công an, Hiệp hội đã biểu dương ông Lý vì đã điều trị miễn phí cho các đại biểu của Hội nghị tuyên dương tinh thần Kiến nghĩa Dũng vi Toàn quốc lần thứ ba.

d90b6ef08360143f4f3b9318a25b0e85.jpg

Thư cảm ơn ông Lý từ Hiệp hội Kiến nghĩa Dũng vi Trung Quốc thuộc Bộ Công an

Dưới đây là toàn văn bức thư:

“Kính gửi ông Trương Chấn Hoàn (chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc)

Hội nghị Tuyên dương Kiến nghĩa Dũng vi Toàn quốc lần thứ ba do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công an chủ trì đã kết thúc thành công tốt đẹp. Một số đại diện của hội nghị đã bị chấn thương hoặc tàn tật trong khi chiến đấu với tội phạm. Ngay cả sau khi điều trị y tế thông thường, họ vẫn mang theo đủ loại triệu chứng. Để giúp những anh hùng này xoa dịu nỗi đau, Hiệp hội Kiến nghĩa Dũng vi Trung Quốc đã chính thức gửi đề xuất tới đoàn thể của ông, mời ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, dùng khí công điều trị cho những tấm gương Kiến nghĩa Dũng vi tại hội nghị. Đề xuất đã được ông Trương Kiến (Tổng thư ký), Quản Khiêm (Phó Tổng thư ký) và Phí Đức Tuyền (giám đốc) ủng hộ.

Vào ngày 24 tháng 8 năm 1993, ông Lý Hồng Chí được mời đến Bộ Công an và chữa bệnh cho Vương Phương (chủ tịch Hiệp hội). Vào ngày 30 tháng 8, ông Lý đã đưa một số học viên Pháp Luân Công lâu năm theo tới hội nghị để điều trị cho gần 100 đại biểu. Những cải thiện trong sức khỏe của họ rất rõ ràng và được ca ngợi rộng rãi. Một số người chịu hậu quả từ những vết thương do bị đâm hay trúng đạn; Cơn đau, tê và mệt mỏi của họ lập tức thuyên giảm sau khi được điều trị. Một số người chịu hậu quả do bị chấn thương sọ não, và tâm trí của họ ngay lập tức minh mẫn sau khi điều trị mà không bị đau đầu hay chóng mặt. Một số được loại bỏ khối u tại chỗ và một số đã hết sỏi mật trong vòng 24 giờ.

Cũng có những bệnh nhân bị bệnh dạ dày, bệnh tim và viêm khớp, và họ đều cảm thấy các triệu chứng của họ đã biến mất. Trong số gần 100 người được điều trị, ngoài một người bị bệnh nhẹ không có chuyển biến rõ ràng ra, tất cả những người còn lại đều có cải thiện ở mức độ nào đó. Những đại biểu được các học viên Pháp Luân Công điều trị đã rất cảm ơn Hiệp hội Kiến nghĩa Dũng vi Trung Quốc về phương pháp điều trị này. Họ cho biết đây là một bước đi cụ thể khác do Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc và ông Lý Hồng Chí thực hiện để giúp đỡ họ. Đây cũng là hành động ủng hộ tinh thần Kiến nghĩa Dũng vi đối với người dân cả nước. Tại đây chúng tôi đặc biệt muốn chân thành cảm ơn ông, cùng các lãnh đạo khác của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, và ông Lý Hồng Chí.

Chúng tôi cũng mong nhận được sự ủng hộ tiếp tục từ ông và mọi tầng lớp khác trong xã hội dành cho Hiệp hội Kiến nghĩa Dũng vi Trung Quốc.”

bbbd510877f237ea6194c2470b6b3dd6.jpg

Hội thảo miễn phí cho Hiệp hội Kiến nghĩa Dũng vi Trung Quốc thuộc Bộ Công an. Hội thảo diễn ra trong khán phòng của Đại học Công an Bắc Kinh vào tháng 12 năm 1993.

d2eec2fa6775db933a223dbabf4643fd.jpg

Một bài báo từ Tờ Công an Nhân dân vào ngày 21 tháng 9 năm 1993, có tiêu đề “Pháp Luân Công điều trị cho những tấm gương Kiến nghĩa Dũng vi.” Bài viết chỉ ra rằng những người hùng này nói chung “đã trải nghiệm những kết quả rất tốt sau khi điều trị.”

dc4bfe2916d749b7fa0a8ffc9bf1d387.jpg

Bằng chứng nhận danh dự của Hiệp hội Kiến nghĩa Dũng vi Trung Quốc thuộc Bộ Công an đã cấp cho ông Lý Hồng Chí vào ngày 27 tháng 12 năm 1993, để cảm ơn ông.

Bao phủ phạm vi rộng các phương tiện truyền thông

Bên cạnh những giải thưởng và công nhận ca ngợi ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công, cũng có nhiều tờ báo và tạp chí đưa tin về ảnh hưởng tích cực của Pháp Luân Công đối với xã hội.

Vào tháng 4, tháng 5 và tháng 8 năm 1994, Cửa sổ Văn học và Nghệ thuật đã đưa tin về Pháp Luân Công và ông Lý.

Được Hiệp hội Kiến nghĩa Dũng vi Trung Quốc mời, ông Lý đã tổ chức hai cuộc hội thảo, vào ngày 14 và 15 tháng 5 năm 1994, tại khán phòng của Đại học Công an Bắc Kinh.

Tháng 1 năm 1996, cuốn Chuyển Pháp Luân được Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh xếp vào danh sách 10 cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh.

Ngày 21 tháng 3 năm 1996, Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh liệt kê danh sách những cuốn sách bán chạy nhất Bắc Kinh trong tháng Giêng, và cuốn Chuyển Pháp Luân nằm trong danh sách này.

Ngày 22 tháng 3 năm 1996, Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh liệt kê những cuốn sách bán chạy nhất Bắc Kinh trong tháng Giêng và tháng Hai, và cuốn Chuyển Pháp Luân nằm trong danh sách này.

Ngày 8 tháng 6 năm 1996, Nhật báo Bắc Kinh đã liệt kê 10 cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh trong tháng 4, và cuốn Chuyển Pháp Luân II cũng nằm trong danh sách này.

Ngày 17 tháng 3 năm 1997, Nhật báo Đại Liên đã đăng một bài viết có tiêu đề: “Một ông lão vô danh đã lặng lẽ đóng góp cho xã hội.” Câu chuyện kể về một ông lão 70 tuổi đã tự nguyện xây dựng một con đường dài 1.100 mét cho người dân làng sau khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

4c1a9c1e091b8971895c894f10366843.jpg

Ngày 4 tháng 12 năm 1997, Tờ Y học và Sức khỏe đã đăng một bài viết có tiêu đề “Pháp Luân Công là lựa chọn hàng đầu để cải thiện sức khỏe.” Bài viết liệt kê tên của bảy học viên, những bệnh tật họ mắc trước đó và sự cải thiện của họ sau khi tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 21 tháng 2 năm 1998, Tờ Tin tức Buổi tối Đại Liên đã đưa tin về một học viên từ Học viện Hải quân Đại Liên. Lặn sâu ba mét dưới lớp băng, học viên này đã cứu một đứa trẻ bị đuối nước do rơi xuống sông Tự Do ở thành phố Đại Liên.

ef146c93b0bd9c4271e673e04b857979.jpg

ef743caab7248801751b3187f8d167a9.jpg

Lúc 10 giờ tối ngày 15 tháng 5 năm 1998, Tờ Tin tức Buổi tối thuộc CCTV1, và CCTV5 đều đưa tin về chuyến thăm kéo dài 10 phút mà Ngũ Thiệu Tổ, Giám đốc Tổng cục Thể thao Nhà nước, đã đến một điểm luyện công của Pháp Luân Công ở Trường Xuân, nơi ông đã quan sát thấy có nhiều người đang tập luyện Pháp Luân Công.

6af420ff5bf4459f0395afeef4b47530.jpg

Ngày 10 tháng 7 năm 1998, Thời báo Kinh tế Trung Quốc đã đăng một bài viết có tiêu đề “Tôi đã đứng dậy!” Bài kể về Tạ Tú Phân, một phụ nữ ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, người đã nằm liệt giường 16 năm vì liệt nửa người do chấn thương cột sống. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô ấy đã đứng lên được một cách thần kỳ trong vòng hai tháng.

Ngày 11 tháng 8 năm 1998, Nhật báo Bắc Kinh đã viết về việc luyện công buổi sáng của Pháp Luân Công trong thành phố. Tờ báo đặc biệt đề cập đến Pháp Luân Công và sử dụng một bức ảnh các học viên đang luyện công làm ảnh nổi bật.

9fc8a26ca72c039ae682de7f4a7bca49.jpg

Ngày 28 tháng 8 năm 1998, Nhật báo Thanh niên Trung Quốc đã thực hiện một báo cáo có tiêu đề “Kỷ niệm cuộc sống”, nói về nhóm các học viên Pháp Luân Công gồm 1.500 người trong Đại hội Thể thao châu Á ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh.

90fdfdd6a359ce72b934aa3c5788ef9d.jpg

Ngày 1 tháng 9 năm 1998, một báo cáo đặc sắc về Pháp Luân Công có tiêu đề “Thể dục toàn quốc mang lại lợi ích cho đất nước và người dân” đã xuất hiện trên Thời báo Đặc khu Sán Đầu.

Ngày 1 tháng 11 năm 1998, Nhật báo Nhạc Sơn đã đưa tin về một hội nghị chia sẻ kinh nghiệm ở thành phố Nhạc Sơn có sự tham dự của hơn 14.000 học viên Pháp Luân Công.

690f6281173fd9a272f56f0fc9c3c293.jpg

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1998, tờ Tin tức Buổi tối Dương Thành đưa tin rằng 5.000 học viên Pháp Luân Công đã cùng nhau luyện công vào các buổi sáng ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Trong số đó có cô Lâm Thiền Anh, một nhà thống kê từ Công ty da Địch Uy ở Quảng Châu, vốn bị liệt 70% cơ thể. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô đã có thể đi lại được.

f54f169ee1a65ac6681f9a5e83a97a77.jpg

Ngày 24 tháng 11 năm 1998, Đài Truyền hình Thượng Hải đưa tin rằng gần 10.000 học viên Pháp Luân Công đang cùng nhau luyện công tại Trung tâm Thể thao Thượng Hải. Tin tức nói rằng Pháp Luân Công đã được thực hành bởi khoảng 100 triệu người ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu và Châu Đại Dương.

783e272159ad574cbbbf4db0b63d153b.jpg

Ngày 31 tháng 12 năm 1998, Thời báo Thâm Tinh ở Hồng Kông đã đưa tin về Pháp Luân Công trên các trang Chủ đề Nóng. Mỗi trang trong các trang Chủ đề Nóng của ngày hôm đó đều nói về Pháp Luân Công, bao gồm phần giới thiệu ngắn gọn, lợi ích của Pháp Luân Công đối với cả sức khỏe và đề cao tâm tính, và bảy bức ảnh màu về hội nghị chia sẻ kinh nghiệm và luyện công tập thể.

ef1a4d1258eb6727c487bff46b4b00d7.jpg

Vào ngày 4 tháng 3 năm 1999, Trung tâm Hỗ trợ Pháp Luân Công ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã nhận được giải thưởng từ phòng an ninh công cộng thành phố (cảnh sát) vì đã trả lại các đồ vật thất lạc.

Lời kết

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, vô số báo cáo phỉ báng đã được đăng tải bởi cùng những phương tiện truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát mà đã từng ca ngợi môn tu luyện này trong quá khứ.

Tại sao họ lại thay đổi thái độ 180 độ?

Điều đó không có gì ngạc nhiên đối với những người sống dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Như mọi người ở Trung Quốc thường nói: “Các chính sách của Đảng giống như mặt trăng, nó khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong tháng khi trải qua các giai đoạn.”

Ngay cả những nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ như Lưu Thiếu Kỳ cũng có thể bị coi là “kẻ thù của đất nước” qua một đêm. Thảm kịch Nạn đói lớn ở Trung Quốc từ năm 1959 đến năm 1961 đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người, nhưng nó đã được phủ nhận như một “thảm họa tự nhiên” và vẫn là một chủ đề cấm kỵ đối với các học giả.

Theo chính sách một con, vô số phụ nữ bị buộc phải phá thai. Tuy nhiên cũng chế độ đó lại ban hành một chính sách mới vào ngày 31 tháng 5 năm 2021, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh ba con. Một số người đã tự hỏi liệu những người bị buộc phải phá thai trước đây có được nhận tiền bồi thường của nhà nước hay không.

Vì vậy, sự thay đổi thái độ đối với Pháp Luân Công không phải vì Pháp Luân Công thay đổi, mà là vì chính sách của ĐCSTQ đã thay đổi.

Các học viên Pháp Luân Công luôn cố gắng chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt hơn, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng ĐCSTQ cảm thấy bị Pháp Luân Công đe dọa, những nguyên tắc của môn tu luyện này tương phản rõ rệt với tính chất giả-ác-đấu của Đảng. Do đó, ĐCSTQ đã thay đổi từ việc ủng hộ Pháp Luân Công sang nỗ lực loại bỏ môn tu luyện này.

Nhưng chính nghĩa sẽ chiến thắng. 20 năm sau cuộc bức hại, Pháp Luân Công hiện đang được thực hành ở hơn 100 quốc gia. Cuốn sách chính Chuyển Pháp Luân đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ. Môn tu luyện đã nhận được khoảng 5.200 giải thưởng và công nhận từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo kinh Phật, hoa Ưu Đàm là loài hoa linh thiêng đến từ cõi Phật. Nó được cho là 3.000 năm mới nở một lần, và sự xuất hiện của nó vào thời điểm này trong lịch sử nhân loại được cho là để báo hiệu rằng Pháp Luân Thánh Vương đang ở thế gian. Kể từ khi Pháp Luân Công được giới thiệu ra thế giới vào năm 1992, hoa Ưu Đàm đã được báo cáo nở rộ ở nhiều nơi trên thế giới, đây có thể là tín hiệu cho thấy Sáng Thế Chủ đã đến để cứu độ chúng sinh. Nếu vậy, ĐCSTQ và tay chân của nó sẽ phải đối mặt với hậu quả khi bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Xuyên suốt các nền văn hóa, có một niềm tin rằng người ta sẽ được phúc báo khi giữ vững phẩm hạnh của mình. Khi người dân bị bức hại nghiêm trọng chỉ vì làm người tốt chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, đó cũng là một lời nhắc nhở rằng chúng ta cần phải suy nghĩ lại về việc ĐCSTQ là gì và mối quan hệ của chúng ta với nó. Bằng cách ủng hộ những người vô tội, giữ vững phẩm hạnh của mình và bài xích ĐCSTQ, chúng ta sẽ hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

e355969e191fbd0a636959eeb727f19b.jpg

Một điểm luyện công tập thể của Pháp Luân Công ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, trước khi cuộc bức hại bắt đầu.

67d20c5ecf40cbba38904fc54d7fd72f.jpg

9a60ead7728a3ba5d75efd4e81376cf7.jpg

Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông

2fe95f7600f4e7641455542bcf7ba131.jpg

a02e9dd529de2db9735e1caf1f142831.jpg

Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

4efa9920e06d028291db1d3e2e55b997.jpg

5204b7667477dc804c8949912748e893.jpg

9f1630de61f59b11e9672bab0a6c25c5.jpg

Bắc Kinh

cb50fd66865b3a126e46c81f3cd04e2f.jpg

2021-7-26-shifu-chuanfa_35--ss.jpg

Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/28/428773.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/29/194339.html

Đăng ngày 14-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share