[MINH HUỆ 03-10-2004]

• Hành trình vạn dặm đi theo Sư phụ (Ảnh)

• Hồi ức trân quý Lời dạy khắc cốt ghi tâm

• Hồi ức trân quý

• Hồi ức trân quý (Phần 1)

• Hồi ức trân quý (Phần 2)

• Hồi ức trân quý (Phần 3)

• Ghi nhớ sự gian khổ và thuần chính lúc Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp

• Một câu chuyện nhỏ trong lúc Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp

Hành trình vạn dặm đi theo Sư phụ (Ảnh)

Bài viết của đệ tử Đại Pháp

[MINH HUỆ 16-09-2002] Lời của người biên tập: Bài viết này là do một học viên Pháp Luân Công ghi chép lại quá trình từ năm 1993 bắt đầu đi tìm Sư phụ cho đến lúc đi nghe giảng Pháp tại các thành phố ở Trung Quốc Đại lục. Phần tự thuật giản dị và tỉ mỉ của bà giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao Giang Trạch Dân lại tàn độc đối với Pháp Luân Công như vậy? Vì sao dưới tình huống bức hại nghiêm trọng vẫn có nhiều người như thế kiên trì học Pháp Luân Công? Hiện nay vẫn có rất nhiều người đang hỏi: Vì sao Giang Trạch Dân đố kỵ với ông Lý Hồng Chí đến vậy? Vì sao hắn ta phải dùng 500 triệu đô la Mỹ thặng dư mậu dịch để dẫn độ ông Lý Hồng Chí về nước? Vì sao hắn ta khiếp sợ Pháp Luân Công đến vậy? Rốt cuộc là có nguyên nhân gì ở đây? Thiết nghĩ bài viết này có khoảng thời không lịch sử đặc thù, là bài viết có nhiều ví dụ cụ thể ghi chép chi tiết về quãng thời gian Nhà sáng lập Pháp Luân Công truyền Pháp ở Trung Quốc Đại lục; nó sẽ giúp nhiều người hơn nữa tìm được câu trả lời cụ thể mãn ý cho chính mình.

Bài viết tuy dài nhưng có thể tiếp tục đọc hết thì thật sự rất cảm động. Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và bạn hữu gần xa.

* * * *

“Bộ ảnh tài liệu 9 năm hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp – Con đường Chính Pháp” sắp sửa ra mắt triển lãm, xem được những bức ảnh ngày xưa sinh động như thật giúp tôi nhớ lại những tháng ngày mưa gió mình đã trải qua cùng với Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền tại thế gian. Tôi muốn tận lực viết ra một chút để có thể chứng thực, cũng như dâng tặng tác phẩm vĩ đại hoàn thành sau tám tháng tuyển chọn và chế tác dưới sự dẫn dắt của đích thân Sư phụ Lý Hồng Chí.

Tôi bị bệnh từ thời còn trẻ, lúc nào cũng đi khám bệnh uống thuốc, nhiều năm về sau tôi không còn tin vào bác sỹ và thuốc thang nữa. Vào cuối năm 1992, sức khỏe tôi sa sút nhanh chóng, người nhà đã dìu tôi lên máy bay đến Bắc Kinh để tìm khí công sư. Khí công sư tôi tìm đến chữa trị trong thời gian dài cũng không giải quyết được vấn đề căn bản. Vào tháng 7 năm 1993, tôi đến chơi nhà một người bạn, nhìn thấy trên kệ sách có cuốn “Pháp Luân Công”, sẵn tay tôi lấy xuống xem một chút, trong sách nói cấp một Pháp Luân ở vùng bụng dưới của người tu luyện. Lúc đó tôi thấy ngạc nhiên: Từ nào đến giờ chưa có ai biết được sự huyền bí của sinh mệnh, khí công sư có thể tạo ra một sinh mệnh thể có linh tính, thật sự là không thể tưởng tượng nổi, việc này quả thật quá to lớn. Tôi lại nghĩ có một Pháp Luân tại vùng bụng dưới chắc chắn có thể chữa khỏi bệnh của mình, nên tôi khẩn thiết nhờ người bạn này giúp tôi tìm đến Pháp Luân Công.

Vào ngày 25 tháng 7, tôi đã tham dự lớp truyền thụ Pháp Luân Công khóa thứ 11 của Sư phụ tổ chức tại Bắc Kinh. Con đường tu luyện của tôi đã bắt đầu kể từ ngày đó.

Tôi sinh năm 1948. Đối với Phật Đạo Thần và văn hóa truyền thống, tôi chỉ nghe danh chứ không biết sự thật. Tôi hoàn toàn không có khái niệm gì về khí công và tu luyện. Mặc dù những điều tôi tiếp thu là nền giáo dục vô Thần luận, nhưng thời học sinh chỉ nghĩ đến điểm thi, cũng không có tín ngưỡng gì, cho nên trong đầu tôi hoàn toàn trống rỗng.

Lớp học khóa thứ 11 diễn ra ở hội trường của Đại học Công an Bắc Kinh, tôi ngồi ở hàng ghế thứ hai mươi mấy. Buổi giảng đầu tiên đã thu hút tôi, trong lúc Sư phụ giảng văn hóa tiền sử, tôi chăm chú lắng nghe, trong tâm thầm ngạc nhiên: Mình cũng từng nghĩ đến những điều này trong mấy năm qua!

Thế hệ người của chúng tôi đã trải qua Đại cách mạng văn hóa, tận mắt chứng kiến đủ loại đắng cay chua xót ở thế gian con người, màn kịch chính trị dở khóc dở cười, trong hiện thực bi thảm học cách suy nghĩ độc lập; đối với chính trị, quyền lực, đủ loại trào lưu tư tưởng thì trầm tĩnh bước ra khỏi đó để quan sát chúng, phán đoán tính đúng sai của chúng. Nhưng đối diện với thế giới mênh mông mịt mù này, trong tâm thấy rất khổ, không biết dùng cơ sở nào để đo lường chúng, dùng tiêu chuẩn gì để giữ vững hành vi của mình. Tại đơn vị công tác, cả ngày bị vây quanh bởi tranh giành đấu đá, lừa gạt lẫn nhau, trong tâm cảm thấy vô cùng áp lực. Lúc rảnh rỗi, tôi vẫn thích xem loại tạp chí “Huyền bí” này để tìm tòi những vấn đề bên ngoài nhân sinh, những lúc này tâm tôi phiêu đãng bên ngoài thế tục, cảm thấy tự do nhẹ nhàng.

Hôm nay bỗng dưng nghe thấy những thứ mới mẻ này, tôi thấy thật thoáng đãng và rất vui. Mỗi ngày lên lớp tôi đều chăm chú lắng nghe đầy thích thú. Hằng ngày sau khi kết thúc bài giảng, những khó chịu trên thân thể giảm bớt nhiều. Buổi chiều hằng ngày tôi đều sửa soạn lên đường từ sớm. Lớp học của khóa này kết thúc, tôi muốn mình lại có thể tham dự khóa tiếp theo. Nghe nói khóa học thứ 12 sẽ diễn ra tại hội trường của công ty nào đó ở Ngũ Khỏa Tùng, tôi liền nhanh chóng tìm mua vé. Ngũ Khỏa Tùng cách chỗ tôi ở rất xa, sau mấy buổi học, tôi đã bị sốt, chỉ cần ho một tiếng thì cổ họng và tim nhói đau dữ dội, tôi bị tắt tiếng nói không ra hơi. Học viên cũ bảo tôi dù cho khó chịu mấy cũng phải kiên trì đến lớp. Ba bốn ngày sau cơn sốt đột nhiên biến mất, tôi cảm thấy chỗ khó chịu đã khỏi không còn bị gì nữa. Về sau, tôi lại tham dự khóa học thứ 13 ở công xưởng xe hơi 27, chỗ này còn xa hơn nữa, tôi ngồi xe đến Tây Tiện Môn, sau đó lên xe buýt số 309 ở ngoại ô để đi đến điểm cuối. Hơn 4 giờ chiều hàng ngày, tôi lại lên đường, đến 7 giờ rưỡi tối lên lớp, về đến nhà là hơn 12 giờ khuya. Sau ba khóa học, tôi cho người làm nghỉ việc, tự tôi đã có thể lo liệu cuộc sống thường ngày.

Nghe giảng từ khóa này đến khóa khác, Sư phụ giảng bài càng lúc càng cao, đều là những lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ mà tôi chưa từng nghe qua. Vậy thì tôi nên tin hay không tin?

Lúc còn nhỏ tôi từng sống mấy năm ở vùng nông thôn ngoại ô Bắc Kinh, tôi thường ngồi ở băng ghế nhỏ nghe ông bà kể chuyện về Phật Đạo Thần và ma quỷ. Thời đó ở nông thôn không có điện, tối đến đám trẻ con chúng tôi thường hay ngắm sao, bầu trời đầy sao cũng đầy chuyện kể, mỗi một vì sao đều có ghi chép về một truyền thuyết, hết thảy những mơ ước thật mỹ hảo, hết thảy đều huyền bí không thể hiểu nổi, chúng đều nằm ở trên bầu trời xa xôi không thể với tới. Trẻ con muốn làm chuyện xấu thì ông bà sẽ dùng ma quỷ để hù dọa chúng, còn nói với chúng về chuyện có nhân quả báo ứng. Trải nghiệm tuổi thơ đã gieo mầm trong tim tôi. Lúc lớn lên đi học, thầy giáo trong trường nói: Những chuyện này đều không có thực. Lúc lên thành thị, những người ở đây đều rất hiện thực nên họ không nói về những thứ nhìn không thấy. Bản thân tôi cũng chưa từng nghĩ cẩn thận về nó. Hôm nay chủ đề này lập tức bày ra trước mắt quả thật có chút hoa mắt chóng mặt. Tôi nghĩ sinh mệnh của con người ngắn ngủi tạm thời, trải nghiệm cũng rất hữu hạn, không thể cái nào cũng đều tự mình đích thân đi thể nghiệm. Vậy thì tin hay không tin là nhìn vào thầy, thầy đáng tin thì điều ông ấy giảng ra sẽ đáng tin. Tôi tỉ mỉ quan sát Sư phụ, chỉ cần Sư phụ ở giảng đường thì ánh mắt của tôi sẽ không rời khỏi đó, mỗi từng tiếng nói nụ cười, mỗi từng động tác nhỏ nhặt đều lọt vào mắt và lưu lại trong tâm tôi. Do đó, sau khi tan học tôi thường đi chầm chậm ở phía sau. Một hôm nọ, sau khi xong buổi học khóa thứ 12 ra về, trong lúc chờ tàu ở ga Ngũ Khỏa Tùng, tôi nhìn thấy Sư phụ đi từ phía sau, bên cạnh còn có người nhà của thầy và một vị học viên, họ mang theo cơm hộp, khi tàu đến thì mọi người đều lao đến phía cửa xe, tôi cố gắng chạy đến bên Sư phụ, tôi muốn lên cùng toa tàu với Sư phụ. Mọi người chen nhau lên tàu theo bản năng, vừa vào trong liền liếc mắt nhìn xem ở đâu còn chỗ ngồi. Chờ đến lượt tôi lên tàu, tôi mới phát hiện Sư phụ đã sang toa bên cạnh, tôi nhanh chóng chạy đến chỗ cửa kính ngăn cách giữa hai toa, thì nhìn thấy Sư phụ không vội vã chút nào, thầy để cho người khác lên trước, gần như thầy là người cuối cùng bước lên tàu. Tôi chú ý lúc Sư phụ lên tàu vẫn còn có hai chỗ ngồi, nếu hành động nhanh chút thì có thể ngồi xuống. Trong tâm tôi thấy gấp gáp, muốn Sư phụ nhanh lên, nhưng Sư phụ lại tĩnh lặng, tựa như không có cảm giác gì. Mọi người trong chớp mắt đã ngồi vào chỗ, gần như chỉ còn lại một mình Sư phụ đứng ở nơi đó. Tâm tôi xao động, cảm thấy Sư phụ không giống như chúng ta. Tôi thầm nghĩ Sư phụ lấy tâm thái như thế nào để đối đãi với thế giới xung quanh nhỉ? Từ từ trong tâm tôi khởi lên một chữ “chính”.

Tôi nghĩ vị Sư phụ này sao mà [chân] chính đến vậy, [chân] chính đến mức khiến người ta không thể hiểu nổi, không có bất cứ thứ gì ở nơi thế gian con người có thể che đậy được, tất cả đều là chân thật như thế, không có giả dối, không có khoe khoang, không có khiên cưỡng, không có giấu giếm. Phương pháp giảng bài cũng không giống với bất kỳ phương pháp giảng nói tập thể nào mà tôi đã từng xem qua. Đến giờ là lên lớp, không vòng vo mà trực tiếp đi vào nội dung bài giảng. Những chỗ Sư phụ đến cũng chưa từng thấy có ai bợ đỡ như người nổi tiếng trong xã hội, cũng không có nhóm người tung hô dập đầu đòi hỏi chữa bệnh. Học phí cũng rất thấp, 10 bài giảng trong 9 ngày chỉ có 40 nhân dân tệ, học viên cũ được giảm nửa giá. Về sau, do Hội nghiên cứu khí công có ý kiến, nói là lớp học Pháp Luân Công thu phí quá thấp đã ảnh hưởng đến tiêu chuẩn thu phí của các công phái khác, nên Sư phụ đã miễn cưỡng điều chỉnh lên thành 50 nhân dân tệ, học viên cũ vẫn được giảm nửa giá. Sư phụ đến các nơi mở lớp đều do Hội nghiên cứu khí công địa phương thỉnh giảng, phí thu của lớp học và Hội nghiên cứu khí công chiếm 4 đến 6 phần, phần thừa còn lại chi trả tiền ăn ở và đi lại cho các nhân viên công tác theo cùng, cuối cùng học phí cũng chẳng còn bao nhiêu. Lúc đó tôi vẫn còn nghĩ Sư phụ không vì tiền, cũng không chữa bệnh, rốt cuộc Sư phụ đang làm gì nhỉ?

Mỗi kỳ lớp học Sư phụ đều giúp mọi người điều chỉnh toàn bộ thân thể trên lớp. Học viên có phản ứng rất mạnh, mọi người đều cảm thấy rất thần kỳ, còn có một khóa học sau khi kết thúc thì toàn bộ bệnh tật đều khỏi. Không những nhận được thụ ích về thân thể đáng kinh ngạc, mà tôi còn cảm thấy cả đời mình chưa từng trải qua tâm tình thoải mái thế này bao giờ, tất cả đều rõ ràng đến thế, không có bí mật gì hết, xa gần hay giàu nghèo; thế thái nhân tình vô thường của thế gian con người không thể lẻn vào trong lớp học của chúng tôi, mọi người lạ lẫm không quen biết nhau nhưng tâm chúng tôi cùng nghĩ về một chỗ, mọi người đều lắng nghe Sư phụ giảng Pháp, mọi người đều muốn tu luyện, hầu như chúng tôi đều lưu luyến không muốn rời đi sau mỗi buổi học. Lúc tĩnh tâm xuống, tôi không thể không tự hỏi bản thân vì sao mình lại xúc động đến vậy? Từ từ tôi cảm thấy Sư phụ vì người khác và toàn bộ những điều thầy giảng đều có một loại cộng hưởng hoặc cảm ứng tới chỗ sâu thẳm trong tâm của tôi. Rồi một ngày nọ, cuối cùng tôi đã minh bạch ra nó chính là chữ “Chân”. Cả đời tôi tôn thờ chữ “Chân”. Tôi cảm thấy thứ đẹp nhất trên thế gian này chính là “Chân”. Do đó, tôi cố gắng bằng mọi giá cự tuyệt nhập vào thế tục, không trôi theo dòng người, phó xuất cả đời cho những giá trị to lớn, thân tâm rất khổ. Hôm nay gặp được Sư phụ, tôi lặng lẽ thể nghiệm Sư phụ thật sự thanh cao thuần khiết, kiên cố không gì có thể phá nổi. Tâm tôi cảm thấy run rẩy.

2002-9-18-93-wuhan-lec--ss.jpgSư phụ Lý giảng Pháp truyền công tại lớp học khóa thứ 2 ở Vũ Hán (tháng 3 năm 1993)

Sau khi khóa học thứ 13 ở Bắc Kinh kết thúc, khóa tiếp theo được tổ chức ở Vũ Hán, tôi vẫn muốn đi nghe giảng, nhưng một mình đi đến đó đối với tôi rất khó khăn, tuy thân thể đã có thay đổi to lớn nhưng cơ địa của tôi quá kém nên tôi vẫn chưa thể nhấc nổi chiếc bình giữ nhiệt. Nghĩ tới nghĩ lui không còn lựa chọn nào khác, tôi bèn lôi hết dũng khí để lên đường. Vé tàu của tôi nằm ở hàng giữa, thực ra trèo lên trên là một việc rất khó khăn đối với tôi. Sau khi lên xe, tôi ngồi ở phía dưới, người ngồi ở hàng dưới cũng không màng tới tôi, lúc muốn uống nước thì tôi khom người xuống, người bên cạnh liền lập tức giúp đỡ tôi. Đến tối, cậu thanh niên ngồi ở hàng dưới nói với tôi: “Cô ngủ ở hàng giữa có được không? Nếu không được thì cháu và cô đổi chỗ cho nhau.” Tôi thấy ngại đổi chỗ nên bèn thử trèo lên trên. Không dễ dàng gì để tôi trèo lên và đặt lưng nằm xuống, một lát sau tôi mơ hồ thấy mình như ở trên biển, hết sức khó chịu, thế là tôi lại trèo xuống nói với cậu ấy đổi chỗ cho mình. Cậu ấy trèo lên trên mà không nói lời nào. Lúc xuống tàu ở Hán Khẩu, cậu thanh niên đi cùng còn giúp tôi xách hành lý lên sân ga. Lúc đó tôi chỉ thấy mình rất may mắn, sau bao nhiêu năm mới hiểu ra là Sư phụ đang quản mình. Lần đó, Vũ Hán liên tiếp tổ chức ba khóa học (thứ 3, thứ 4 và thứ 5), khóa thứ 3 tổ chức tại Học viện Tài chính và Kinh tế ở Vũ Xương, khóa thứ 4 diễn ra ở Hội trường Ủy ban thành phố Hán Khẩu, khóa thứ 5 diễn ra ở Vũ Cương. Sau ba khóa học ở Vũ Hán đã là vào giữa tháng 10, và khóa học tiếp theo là ở Quảng Châu. Tôi lại theo đến Quảng Châu để tham dự lớp học khóa thứ 2 tổ chức ở Quảng Châu.

Mỗi khóa giảng của Sư phụ phần lớn đều giống nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Lúc giảng vấn đề tương tự, nhiều lời là giống nhau, đôi khi Sư phụ sẽ hoán đổi một góc độ khác để giảng, chỉ cần mấy câu thì tôi lập tức liền ngộ ra. Cứ như vậy càng nghe càng minh bạch, càng nghe càng thấy sự việc to lớn vô cùng. Kỳ thực lý giải của dân chúng về Phật là Bồ Tát giúp người tiêu tai giải nạn, lý giải về Đạo là nghĩa sỹ trừng trị cái ác, tuyên dương cái thiện. Từ từ trong tâm tôi cảm thấy rõ ràng [Pháp] lý mà Sư phụ giảng cao hơn cả Phật và Đạo, đó là [Pháp] lý của cả vòm trời này. Sư phụ có thể tạo ra Pháp Luân, thầy có thể liễu giải sinh mệnh rõ ràng như vậy, có thể giúp người tiêu nghiệp, thầy không phải là khí công sư bình thường. Vậy thì Sư phụ là ai? Tôi hồi hộp không dám nghĩ tiếp nữa. Việc này to lớn tột cùng. Tôi bảo chồng tôi đến học công. Tôi lại gọi điện thoại cho con gái ở nước ngoài bảo cháu nhanh chóng về nước nghe giảng.

Lúc đó chỉ cần nghe thấy tin tức Sư phụ đang giảng Pháp ở đâu, tôi đều cố gắng hết mức để đến tham dự. Tôi muốn theo lên trên qua từng khóa học, vào buổi tối ngày cuối cùng của khóa học lần này, tôi liền ra trạm tàu lửa vì muốn mua được vé xe trước, nhưng nó là việc hết sức khó khăn tại Đại lục thời đó. Đến một địa phương còn cần phải tìm được chỗ ăn ở thuận tiện để duy trì chi phí khá thấp. Đôi khi tôi nghĩ mình nên dừng lại chậm rãi một chút, nhưng mà mỗi lần kết thúc một khóa học thì lời của Sư phụ lại thôi thúc tôi, nên tôi đã hạ quyết tâm đi theo Sư phụ. Tôi còn nhớ vào lúc khóa học thứ 2 ở Thiên Tân kết thúc, đó là lần đầu tiên Sư phụ nhắc đến việc lưu lại Pháp này cho mọi người. Chữ “lưu” này nổ bang trong đầu tôi, tôi hiểu rằng Sư phụ sẽ không truyền Pháp mãi. Lần đó tôi đã hạ quyết tâm, chỉ cần Sư phụ đang mở lớp ở trên trái đất này, dù cho chân trời góc biển, chỉ cần tôi có thể đi thì tôi nhất định phải đi. Tôi có một chiếc vali cần kéo được xem là loại cao cấp ở Trung Quốc thời bấy giờ, bên trong tôi để nồi điện, gạo, gia vị, máy thu âm, băng từ, đèn pin, quần áo, chiếc ô che mưa v.v. Thời đó tôi không ăn dầu và muối, đồ dễ ăn nhất là sữa và cháo, do đó đi đến đâu thì tôi phải tự mình nấu nướng một chút. Mang theo cái thân thể này trên cuộc hành trình cùng với Sư phụ thực sự rất khó. Dù cho khó khăn đến mấy, chỉ cần tôi vừa đến lớp, ngồi vào giảng đường, nhìn thấy Sư phụ bước lên bục giảng thì tất cả mọi thứ đều như khói tan mây tản. Sự hân hoan đó sinh ra từ trong nội tâm, sự thân thiết đó không có cách nào để hình dung được, mà tôi chỉ cảm thấy nó vĩ đại vô tỷ, sáng chói vô hạn, toàn bộ thế gian đều không tồn tại nữa, tôi chỉ muốn đi theo sự thần thánh và tráng lệ của Sư phụ. Cuối mỗi khóa học Sư phụ đều mong mọi người viết một bài tâm đắc thể hội, nhưng tôi luôn thấy hối tiếc khi mình không viết được bài nào, trong tâm tôi không có trừ bệnh khỏe thân và cảm tạ ân đức, trong tâm lúc nào cũng dâng trào một câu nói: Mong Sư phụ vĩnh viễn đồng tại với chúng con, mong hào quang của Sư phụ vĩnh viễn chiếu rọi con đường sinh mệnh của chúng con!

Tôi còn nhớ vào tháng 4 năm 1994, khi trở về Bắc Kinh từ khóa học thứ 2 ở Hợp Phì, buổi tối hôm đó lúc đang nằm trên giường, tôi thấy mệt vô cùng. Khóa học tiếp theo là ở Trường Xuân – quê nhà của Sư phụ. Tục ngữ nói “địa linh nhân kiệt”, đến thăm quê nhà của Sư phụ là nguyện vọng từ rất lâu của tôi. Tôi liền cắn răng bò dậy khỏi giường để bước lên tàu. Tàu đến trạm Trường Xuân, học viên Trường Xuân cầm bảng thay phiên nhau đón học viên từ các nơi khác đến, chúng tôi được sắp xếp ở một nhà trọ cách khá xa trung tâm thành phố, bởi vì chỗ đó rất rẻ. Học viên Trường Xuân dẫn nhóm suốt đường đi nhiệt tình giới thiệu với chúng tôi về hoàn cảnh ở đây, mọi người đều thấy rất mới mẻ, ai cũng tới đây lần đầu nên rất nhanh quên đi mệt mỏi, ai nấy cũng vui vẻ nhìn ra ngoài cửa sổ xe lửa công cộng. Đột nhiên, vị học viên Trường Xuân chỉ tay về phía đằng xa nói: “Mọi người hãy mau nhìn này, đó là nhà của Sư phụ!” Chúng tôi nhìn theo hướng tay của cô ấy, nhà của Sư phụ là một ngôi nhà gạch bình thường không tô trát bên ngoài, cao khoảng 4, 5 tầng lầu. Tôi nghĩ Sư phụ bản sự lớn thế mà lại sống trong một căn nhà như này quả là không dễ dàng chút nào. Trong tâm mọi người âm thầm khởi lên lòng tôn kính, nhìn ngắm cả nửa ngày trời chẳng nói năng gì.

2001-1-16-changchun1--ss.jpgNhà của Sư phụ ở Trường Xuân

Lần đó mở lớp tại Minh Phóng Cung ở trường Đại học Cát Lâm. Do rất nhiều học viên đến từ vùng khác nên Sư phụ đã tổ chức hai lớp học, lớp sáng từ 9 giờ đến 11 giờ, lớp tối từ 7 giờ đến 9 giờ. Tôi đã mua vé của lớp sáng rồi, nhưng chưa mua được vé của lớp tối. Sau khi học xong ngày đầu tiên của lớp sáng, về đến chỗ trọ vẫn thấy nôn nao, chúng tôi đến nghe giảng, biết rõ Sư phụ vẫn còn lên lớp vào buổi tối, nhưng chúng tôi lại phải ở trong phòng trọ, thật là không có ý vị gì hết. Buổi học thứ hai kết thúc, chúng tôi không quay về phòng trọ, mà ngồi chờ ở bãi cỏ bên ngoài hội trường cho đến tối, mọi người đứng ngoài cửa hy vọng có thể mua được vé vào trong. Thời gian trôi qua từng phút từng giây, nhóm chúng tôi háo hức trông ngóng. Bỗng dưng một học viên đứng kế bên tôi nói: “Người nào cần vé?” Tôi rất vui, liền cầm lấy vé và đưa tiền cho cô ấy. Tôi vui vẻ đi vào bên trong hội trường, lúc chuẩn bị ngồi xuống, thì chỉ thấy một học viên cũ trông rất quen từ xa gọi tôi: “Tôi đang tìm cô khắp nơi.” Tôi nghĩ: “Thôi xong rồi, tấm vé này không giữ được nữa.” Quả nhiên, cô ấy nói có một học viên từ Thanh Hải lần đầu đến nghe giảng, không nghe hiểu tiếng phổ thông cho lắm nên muốn nghe lại thêm một lượt, cô là học viên cũ nên nhường vé cho học viên mới nhé, cô ấy là người đầu tiên từ Thanh Hải đến đây học. Tôi chỉ còn biết tiếc nuối lấy tấm vé ra, rồi đứng ngoài cổng lớn chờ tiếp. Mọi người đi vào trong hội trường, chúng tôi đã tham dự lớp học buổi sáng rồi, bây giờ không có vé vào cổng cho lớp tối nên chúng tôi vẫn đứng bên ngoài cửa. Lúc này, nhân viên quản lý hội trường đóng cửa chính lại, lác đác vài người ra vào cửa nhỏ ở bên hông, chúng tôi cũng đi về phía cửa nhỏ. Ở chỗ cách cửa nhỏ không xa có một người thanh niên, mới nãy tôi thấy cậu ấy đứng ở trong kia, cũng không nói năng gì. Khi tôi đi ngang qua cậu ấy, cậu ấy đột nhiên hỏi tôi: “Cô có cần vé không?” Tôi thấy ngạc nhiên, buột miệng nói: “Cần!” Cậu ấy đã đưa vé cho tôi, tôi vội vã lấy tiền vé của học viên đến từ Thanh Hải trả tôi đưa cho cậu ấy. Thế là tôi lại có vé! Nhìn ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người xung quanh, tôi thấy vô cùng xấu hổ, một học viên cũ từ Trịnh Châu đứng ở phía đối diện bảo tôi đi vào trong hội trường. Cậu ấy nói: “Đây là cô cần phải đi nên cô hãy cứ vào nhé!” Lúc đó, tầng hầm của Minh Phóng Cung đang mở hội khiêu vũ, chỉ cần mua tấm vé xem múa đi vào cửa nhỏ là có thể vào hội trường nghe giảng, nhưng mọi người không ai làm như vậy cả. Một học viên đến từ Thiên Tân nói, nếu chúng ta làm chuyện lừa người này, ngay cả khi có thể vào trong nghe giảng, nhưng chúng ta sẽ chẳng đắc được gì. Nghe nói sau khi tôi vào trong được một lúc lâu, người trông cửa hội trường nhìn thấy các học viên kiên nhẫn như vậy nên ông ấy vô cùng cảm động, ông đã mở cửa cho các học viên đứng bên ngoài đi vào trong.

Ở lớp học kỳ đó, chúng tôi chia thành nhóm nhỏ chụp ảnh cùng Sư phụ, mọi người tự động ghép nhóm, Sư phụ lần lượt chụp ảnh cùng mọi người. Hằng ngày, Sư phụ từ nhà đi đến lớp học, có học viên thuận tiện lái xe ngang qua muốn mời Sư phụ lên xe, nhưng Sư phụ đều khéo léo từ chối.

Nhà trọ nơi chúng tôi ở cách trường Đại học Cát Lâm khá xa, thời đó giá vé xe buýt vẫn còn rất rẻ, chỉ cần mấy hào là mua được vé, có học viên hằng ngày lên đường đến lớp rất sớm. Có một lần tôi hỏi học viên kia, đường xa thế này sao ông không ngồi xe? Ông ấy nói: Người thân không hỗ trợ chi phí nên ông ấy dành dụm từng đồng một, có được chút tiền thì lại tham dự một lớp học. Tôi nghe thấy rất cảm động. Đây là khóa học cuối cùng Sư phụ tổ chức ở quê nhà, buổi học cuối cùng kết thúc, Sư phụ nói chuyện với những học viên ở nơi quê nhà, lời nói thành khẩn, ai nấy đều rơi lệ. Tuy vé xe của tôi và mấy học viên khác có thời gian xuất phát chỉ còn chưa đầy nửa tiếng đồng hồ, nhưng mọi người vẫn nghe Sư phụ giảng nói, không muốn rời đi. Sau khi nghe xong, chúng tôi rời khỏi Minh Phóng Cung và lập tức lên đường chỉ còn khoảng mười mấy phút. Tôi nghĩ nếu không kịp tàu thì sẽ gặp rắc rối, vé tàu nhờ người mua cũng không dễ, lại là ghế cứng, hơn nữa còn phải đến Thiên Tân rồi mới chuyển tàu về Bắc Kinh. Chúng tôi lên taxi, bảo tài xế giúp lái nhanh chút, đúng 10 phút là tới nơi. Xe taxi dừng lại bên ngoài quảng trường trạm tàu, cách chỗ sân ga còn khá xa, chúng tôi chỉ còn lại mấy phút và cũng không biết mình lên tàu ở ga nào. Học viên Thiên Tân xách chiếc vali nặng ký của tôi chạy như bay, mấy người khác cũng vác hành lý chạy như bay, thời gian quá gấp để chúng tôi suy nghĩ về bất cứ điều gì. Chúng tôi vào trong nhà ga liền đi thẳng đến sân ga, cũng không được phép đi sai chỗ, tôi chỉ thấy học viên Thiên Tân một chân đạp lên tàu lửa, cửa xe liền mở ra trong chớp mắt. Sự việc xảy ra hôm đó quả thật là thần kỳ.

Tôi nghe nói lớp học sẽ diễn ra tại Thành Đô vào ngày 29 tháng 5. Khóa học trước đó là ở Trùng Khánh. Tôi nghĩ trước đây Thành Đô chưa từng mở lớp thì sẽ không có trạm phụ đạo Pháp Luân Công. Suốt đường đi nhìn thấy Sư phụ vất vả thế này, lúc còn ở lớp học Thiên Tân, Ngài ở trọ tại nhà nghỉ có hai mươi mấy nhân dân tệ, lại không được tắm rửa. Chúng tôi nghe giảng xong thì quay về ngủ, nhưng Sư phụ lại điều chỉnh thân thể cho chúng tôi suốt 24 giờ đồng hồ, như vậy mà vẫn còn có người tìm đến chỗ Sư phụ ở trọ, dập đầu không chịu đứng lên, anh ta bảo Sư phụ chữa bệnh giúp người trong nhà, Sư phụ nói gì cũng không chịu nghe. Đối diện với vô vàn chúng sinh, nhân tâm loại nào cũng có, trong tâm học viên cũ thấy rất khó chịu, mong những người kia đừng đến trước mặt Sư phụ, mong cho Sư phụ có thể nghỉ ngơi nhiều hơn một chút. Chồng tôi lúc đó đang làm việc ở Thành Đô, tôi muốn lợi dụng điều kiện thuận lợi này xem mình có thể giúp được gì không, do đó tôi đã đi đến Thành Đô trước. Đến Thành Đô, tôi tìm đến Hiệp hội khí công, nói rằng mình có thể lái xe, có việc gì cần làm thì tôi nhất định sẽ giúp đỡ hết sức. Hiệp hội khí công tự chịu lời lỗ, mở lớp khí công là để kiếm tiền nên tính toán rất chi li.

Hôm đó Sư phụ bước xuống tàu lửa, đi cùng còn có rất nhiều học viên đến từ Trùng Khánh, lúc đó đã là vào cuối tháng 5, khí hậu ở miền nam rất nóng, trên tàu không có máy điều hòa, bụi bặm khắp nơi, nhân viên công tác đi cùng vác theo từng chồng sách Pháp Luân Công (bản hiệu đính), mồ hôi nhễ nhại. Hiệp hội khí công đưa đến một chiếc xe thuê, Sư phụ bảo những người đi cùng mang đồ đạc đi trước. Chồng tôi đi vào bãi đỗ xe muốn lái xe ra cửa sân ga để Sư phụ khỏi phải đi bộ. Xe vừa ra khỏi sân đỗ liền bị kẹt cứng ở ngã tư trước nhà ga, chúng tôi cũng không biết từ đâu lại có nhiều xe đến thế, may mà xe của chồng tôi là hàng nhập khẩu, hộp số tự động nên khởi động nhanh hơn, anh ấy lôi hết bản lĩnh mới thoát khỏi vòng vây, gấp gáp đến nỗi nói ra lời nóng nảy, kết quả là chúng tôi đã để cho Sư phụ đứng chờ ở trước nhà ga bốn mươi mấy phút đồng hồ, trong tâm tôi cảm thấy ân hận mấy ngày không thể bình tĩnh lại được. Sau đó tôi nghe Sư phụ nói đó là can nhiễu, suốt dọc đường đụng phải quá nhiều phiền phức thế này.

Lớp học ở Thành Đô diễn ra tại hội trường của một nhà khách. Lớp học của Sư phụ nào giờ chưa từng làm quảng cáo, thời đó có rất nhiều lớp học khí công, người ta cũng không để ý, cho nên ngày đầu tiên mở lớp vẫn còn trống chỗ, nhưng vừa nghe bài giảng của Sư phụ hoàn toàn không giống với mấy thứ khí công kia nên tin tức cũng nhanh chóng truyền đi, đến lúc kết thúc khóa học thì đã có hơn 800 người tham dự. Hằng ngày giảng bài xong, chồng tôi lái xe đưa Sư phụ về nhà trọ, mọi người chầm chậm nhìn Sư phụ lên xe rồi mới về nhà. Có thể giảm bớt chút cực nhọc cho Sư phụ, trong tâm chúng tôi cảm thấy vô cùng vui mừng và an ủi.

Lớp học của chúng tôi là độc lập, không có liên hệ gì với xã hội, Hiệp hội khí công cũng chỉ là thu tiền. Sư phụ bước ra truyền công, hành trình và chỗ ăn ở đều tự mình sắp xếp, Sư phụ thật sự quá vất vả.

Quãng thời gian đó ở Thành Đô thật khó quên, tôi đã đi theo Sư phụ đến nhiều nơi. Ngày đầu tiên đi Văn Thù Viện. Xe của chúng tôi ở phía trước, trong xe còn có một thương nhân người Hồng Kông, ông ấy nghe nói Thành Đô sắp mở lớp nên vẫn luôn ở Thành Đô chờ đợi, ông ấy không rành tiếng phổ thông cho nên nghe giảng gặp chút khó khăn, Sư phụ giảng giải cho ông ấy suốt dọc đường đi. Lúc chúng tôi xuống xe, thì xe phía sau vẫn còn chưa tới, chúng tôi đi vào cổng lớn trước, Sư phụ đi trước, vừa bước vào cổng hai bên có bốn vị Đại Kim Cương, Sư phụ ngoảnh đầu lại nói với tôi lúc Ngài giảng bài họ đều có mặt ở nơi hiện trường. Tôi nói sao trông bộ dạng họ khó coi như thế! Sư phụ nói: Uy lực của họ rất lớn. Thời đó trong chùa rất loạn, ở đâu cũng có cáo chồn quỷ rắn, Sư phụ đi đến đâu cũng đều đang thanh lý, chỉ một cái vẫy tay là xong.

2002-9-18-98-leshanfldf--ss.jpgXếp chữ “Pháp Luân Đại Pháp” khí thế bừng bừng ở Vũ Hán, Trung Quốc (ngày 27 tháng 3 năm 1999)

Mấy ngày sau, Sư phụ đi núi Thanh Thành, những người đi cùng gồm có trạm trưởng Đại Liên, trạm trưởng Quý Châu, trạm trưởng Vũ Hán và mấy vị học viên khác. Lần đó tôi đột nhiên minh bạch ý tứ của người xưa hay nói: Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc linh (Núi không nhất định phải cao, có tiên nhân cư ngụ ắt thành danh sơn). Thân thể như tôi thế này lại có thể trèo lên đỉnh núi rồi lại đi xuống. Sau khi về nhà, đồng nghiệp của chồng tôi nghe thấy hết sức ngạc nhiên. Sau khi lớp học Thành Đô kết thúc, chúng tôi và Sư phụ đã cùng đi đến núi Nhạc Sơn và Nga Mi. Bên trong La Hán Đường tại núi Nhạc Sơn, một học viên đi cùng chạy đến nói với Sư phụ, vị Bồ Tát nào đó nói nhìn thấy Sư phụ cảm thấy rất thẹn thùng, bà ấy hành lễ với Sư phụ. Sư phụ nói lúc chúng tôi rời đi, họ ra tiễn đưa chúng tôi một đoạn rất xa. Tôi nghe xong thấy giật mình, tôi chỉ có thể nhìn thấy những bức tượng bằng đất bùn. Lúc ra khỏi La Hán Đường, vị hòa thượng ở phía sau bèn nói: Nhóm người này thật phi thường. Hiển nhiên là ông ấy đã nhìn thấy gì đó. Núi Nga Mi xác thực không giống với những chỗ khác, trên Kim Đỉnh tôi đã có cảm giác chân thực lần đầu tiên về thiên mục. Tôi theo Sư phụ đi quanh một vòng, thật sự có quá nhiều việc thần kỳ, đại não của tôi có đỉnh chút chịu không nổi, tôi đã nghĩ đến “Tây Du Ký”, còn có một loạt truyền thuyết nữa, tôi hỏi Sư phụ: Làm sao mà chuyện kể Thần thoại đều thành sự thật thế này? Sư phụ nói: Chuyện kể Thần thoại cũng không phải là vô duyên vô cớ.

Khóa học tiếp theo là ở Trịnh Châu, không dễ gì tôi mới mua được vé giường nằm, tôi và Sư phụ ngồi trên cùng một chuyến tàu đi đến Trịnh Châu. Vào ngày lên tàu, trời rất nóng, lúc vào trong nhà ga rất đông người, Sư phụ xách đồ giống như chúng tôi, mồ hôi nhễ nhại, trong tâm tôi cảm thấy rất khó chịu, nhưng cũng không còn cách nào khác. Lên tàu mới biết là toa tàu cuối cùng được thêm vào, nó không giống với các toa phía trước, tàu lửa đi đến Thành Đô, chỉ có mỗi toa này đi đến Trịnh Châu, các toa trước không màng đến phục vụ trong toa này, họ không cung cấp nước uống, cửa đi thông qua các toa phía trước cũng bị khóa lại. Trên toa tàu này còn có một số học viên khác. Tôi thấy rất sốt ruột, trên đường đi chỉ có mì ăn liền, nhưng không có nước sôi thì phải làm sao? Tôi và học viên Vũ Hán tìm được một bầu nước, lúc tàu dừng trạm thì chúng tôi chạy xuống đi lên toa trước châm đầy nước, nhưng không đủ thời gian để chạy xuống toa cuối nên đành đứng ở toa trước chờ đến trạm tiếp theo mới xuống tàu, từ sân ga chạy về lại toa cuối. Chút nước này cũng chỉ đủ để uống, mỗi bữa làm một bát mì cho Sư phụ. Chúng tôi và Sư phụ mua tổng cộng 6 vé, là những vé cuối cùng của toa hành khách này, và cũng là ở phần đuôi tàu. Lúc tàu đi ngang qua núi Hoa Sơn, Sư phụ đứng ở đuôi tàu, trên cánh cửa ở chỗ nối tiếp sau toa này không có kính, Sư phụ đứng ở đó rất lâu, ánh mắt nhìn về phía núi xa. Lúc đó tôi thấy bồn chồn khó hiểu, bèn nghĩ không biết Sư phụ đang nhìn cái gì nhỉ? Tôi cũng thấy hiếu kỳ nên đi đến xem thử. Sư phụ nói với tôi, rất nhiều người tu Đạo trên núi Hoa Sơn đều xuống vấn an Sư phụ, họ đi theo tàu này. Sư phụ hỏi họ: Các ông thấy đệ tử của tôi thế nào? Họ có người đã tu rất lâu rồi, họ nói không có mấy ai có thể sánh kịp. Những người này vẫn đi luôn theo đến Trịnh Châu nghe giảng Pháp. Sau này, lúc giảng bài Sư phụ đã giảng về chuyện của ngày hôm đó.

Lớp học Trịnh Châu hầu như điều kiện rất kém, Hiệp hội khí công đã tìm một sân vận động bỏ hoang, ở giữa là một nền đất đổ nát, khán đài xung quanh với bậc thang làm bằng gạch nung, dột nát, những ô cửa sổ cũ kỹ có chỗ không có kính, họ để cho Sư phụ mở lớp dưới điều kiện như thế này thật sự không còn gì để nói, các học viên cũ đều thở dài. Lớp học khai giảng vào ngày 11 tháng 6, mấy ngày sau là cuối tuần, 4 giờ chiều ngày hôm đó chúng tôi lên lớp, đang giữa lúc giảng bài, đột nhiên cuồng phong nổi lên, trời đất tối sầm, mưa lớn xối xả kèm theo mưa đá rợp trời dậy đất, mưa bắn vào cửa sổ, mọi người trên khán đài di chuyển tập trung vào trong, một lát sau những viên đá to như quả hạnh đào trút xuống, đập vào mái vòm bằng thép của sân vận động gây ra tiếng động lớn. Tôi chưa bao giờ thấy qua tình huống này, cuồng phong bão táp, mưa đá, còn có cả sấm chớp đì đùng. Khi đó tôi ngồi trên nền đất ở phía bên trái đối diện bục giảng, tôi chỉ nghĩ mình là học viên cũ, cần phải giữ vững tâm tính, không thể làm loạn thêm nên tôi tĩnh tĩnh ngồi đó, cố gắng chen chút để nhường chỗ cho những người từ trên khán đài đi xuống. Mưa đá trút xuống dữ dội hơn, tựa như muốn đập vỡ mái vòm, phía trên chỗ bục giảng của Sư phụ bị dột, nước mưa chảy xuống ròng ròng, sau là bị chập điện và cúp điện tối thui. Tất cả những việc này xảy ra chỉ trong vài phút. Mọi người nhìn Sư phụ, có người tĩnh tĩnh ngồi đả tọa, trong tâm tôi thấy sốt ruột không biết phải làm sao? Tôi chỉ nghe Sư phụ hỏi ai đang ở trên đó? Lại thấy Sư phụ nhắm khẽ hai mắt, hai lòng bàn tay ngửa lên, đặt ngang trước ngực. Học viên ở trước chăm chú nhìn Sư phụ, có học viên nói mau nhìn tay của Sư phụ kìa. Một lát sau, Sư phụ nắm chặt tay lại, giống như là bắt thứ gì đó trong tay, rồi mở nắp chai nước suối ở trên bàn ra, uống hết nước, sau đó Ngài cho thứ ở trong tay vào bên trong chai nước. Lúc này mưa ngừng rơi, mặt trời lại ló dạng, ánh sáng chiếu rọi vào trong sân, mọi người đều vỗ tay hoan hô. Sau đó Sư phụ lại ngồi vào bàn đả một bộ đại thủ ấn, tiếp đó Sư phụ nói Ngài đã làm một việc rất lớn cho chúng tôi, Ngài đã trừ bỏ rất nhiều thứ. Khi này bóng đèn lại có điện, Sư phụ tiếp tục giảng bài. Sau sự việc này, một học viên Trịnh Châu thường hay theo lớp học kể lại lúc đó cậu ấy đang ở phòng điều khiển, sau khi bị chập điện thì đường dây không có điện nữa, nhưng bóng đèn vẫn sáng trở lại. Sau khi kết thúc buổi học hôm đó, ra ngoài nhìn thấy không ít cây cối ở hai bên đường bị đổ ngã, bà lão bán kem que túm chúng tôi lại hỏi: Sự việc vừa rồi là các vị làm ra đó hả? Tôi thấy giật mình ngay cả người dân cũng biết chuyện này. Ngày hôm sau, báo chí ở Trịnh Châu đưa tin có rất nhiều nhà ở khắp nơi bị tốc mái, Cục khí tượng một phen kinh hoàng, họ nói trước khi chuyện này xảy đến không có dấu hiệu báo trước nào cả. Người chủ nhiệm của Hiệp hội khí công nói: Hôm nay tôi đã mở rộng tầm mắt. Ngày hôm sau, thị trưởng thành phố Trịnh Châu đến hội trường lớp học, cung kính bắt tay với Sư phụ. Nghe nói là ông ấy và con dâu đã đến tham dự lớp học của chúng tôi.

Tiếp sau đó là khóa học thứ 2 ở Tế Nam. Sân vận động Tế Nam tuy có sức chứa ba bốn nghìn người nhưng cũng không còn chỗ trống. Khóa học này ở Tế Nam Sư phụ giảng rất chi tiết, Ngài cũng nói cho mọi người về một số việc sẽ xảy ra từ đây về sau.

2002-9-18-98-jinan2anniv--ss.jpgHội giao lưu tâm đắc tu luyện Pháp Luân Công ở Tế Nam (năm 1998)

Khóa học tiếp theo là ở Đại Liên, Sư phụ mong rằng mọi người không cần phải đến Đại Liên, Đại Liên là cửa ngõ cụt, ít chuyến tàu, hơn nữa vé vào lớp đã bán hết từ sớm. Ngài còn bảo mọi người không được đến Đại Liên bằng máy bay vào ngày 30. Lần đó dọc đường Sư phụ bị cản trở, ma can nhiễu rất ghê gớm, cuối cùng Sư phụ đã đi bằng đường thủy.

Tôi còn nhớ trạm trưởng Đại Liên kể cho tôi nghe lúc ở Thành Đô, cô ấy và Sư phụ chụp hình cùng nhau, bên trên có hai con rồng. Tôi rất ngạc nhiên và bảo cô ấy lần sau đến Đại Liên thì cho tôi xem có được không? Cô ấy nói là được. Lần này đi Đại Liên tôi nghĩ đến việc này nên tìm cô ấy hỏi. Một hôm cô ấy mang hình cho tôi, vừa xem quả nhiên là ở trên bầu trời phía sau chỗ cô ấy và Sư phụ đang đứng có hai con rồng một trước một sau, đầu chúng rất to, hình dạng mắt mũi hết sức rõ ràng, trông như có người ngồi trên lưng chúng. Cô ấy lại chỉ cho tôi, tôi nhìn thấy hai thanh bảo kiếm. Tuy thanh kiếm rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy khá rõ, thân kiếm và bao kiếm tách rời nhau. Tôi kinh ngạc xem tấm hình hết nửa ngày trời, cô ấy nói chỉ có duy nhất tấm này, giờ lấy phim đi rửa cũng rửa không ra hình. Con trai của cô ấy nói thế nào cũng không tin, cậu ấy đã mang đi kiểm tra hơn 20 lần, cuối cùng đành phải hủy bỏ tấm phim. Về sau lúc giải đáp câu hỏi vào buổi học thứ 10, có học viên hỏi lúc xem cuốn sách Pháp Luân Công đã thấy hai thanh bảo kiếm. Sư phụ nói: Đúng vậy, tôi mang chúng tới đây từ trong vũ trụ, uy lực vô tỷ.

Ngày 5 tháng 8 mở lớp tại Cáp Nhĩ Tân. Lớp học được tổ chức ở sân khúc côn cầu Cáp Nhĩ Tân. Thời đó sân khúc côn cầu xây dựng chưa tốt, ba mặt có ghế ngồi, một mặt là bức tường đóng đinh. Nhân viên công tác ở sân khúc côn cầu chưa từng nghe qua có nhiều người như vậy từ xa xôi đến tham dự lớp học khí công nên cũng chạy đến nghe giảng. Một hôm lên lớp vẫn còn sớm, Sư phụ bước vào đi vòng quanh chào hỏi mọi người, lúc Ngài đi đến phía trước học viên, học viên ở phía gần với Sư phụ trên khán đài lập tức đứng dậy biểu đạt ý tôn kính đến Sư phụ, Sư phụ đi về trước, học viên phía trước lập tức đứng dậy, cứ như vậy Sư phụ đi quanh một vòng, các học viên chỉnh tề đứng lên rồi lại ngồi xuống, lần lượt từng người một, cảnh tượng vô cùng tráng quan, vào thời khắc đó cả hội trường đầy ắp sự thần thánh và sùng kính, ngay cả bản thân học viên cũng thấy choáng váng, mọi người đều không có chuẩn bị trước. Một học viên bên cạnh tôi mới đến nghe giảng lần đầu nói nhỏ: Ai da, tôi chưa từng thấy qua cảnh này bao giờ, bất cứ người lãnh đạo quốc gia nào đến cũng không được như vậy.

Khóa học ở Diên Cát diễn ra tại sân vận động Diên Cát. Người nhiệt tình sắp xếp lớp học là một học viên người Triều Tiên đi nghe giảng sớm nhất ở Diên Cát. Anh ấy nói anh ấy cần phải làm một việc tốt cho các bậc phụ lão ở nơi quê nhà. Nghe nói là 70% người ở công ty anh ấy đã đến nghe giảng. Tại buổi cuối cùng của khóa học đó, anh ấy đã mặc trang phục truyền thống của dân tộc Triều Tiên, màu sắc rực rỡ, đây là lễ tiết long trọng nhất của dân tộc họ để biểu đạt lòng biết ơn đối với Sư phụ, tiễn biệt Sư phụ. Sau khóa học có nghi lễ kết thúc ngắn gọn, Sư phụ đã quyên góp toàn bộ 7 nghìn nhân dân tệ tiền học phí cho Hội chữ thập đỏ Diên Cát.

Ra khỏi lớp học ngày hôm đó, tôi đến thẳng trạm tàu, leo lên tàu Đồ Môn Giang số 1 đi Trường Xuân, sau đó chuyển tàu đi Cáp Nhĩ Tân. Ở lớp học Cáp Nhĩ Tân vào khóa trước có học viên mới đã mượn máy quay phim của công ty ghi lại băng hình và hứa sẽ tặng cho tôi một bộ sau khi làm xong, lúc đó băng hình rất quý. Thời đó không mua nổi máy quay phim, rất ít người có máy ghi âm, tôi tranh thủ thời gian đi lấy băng hình.

Tàu chạy một đêm, đến Trường Xuân vào giấc sáng sớm. Tôi dỡ hành lý xuống và cảm thấy rất mệt. Tôi đi xuống đường hầm, đến cửa ra thì dừng lại, đặt vali xuống thở một chút, lúc vừa ngoảnh đầu lại thì thấy Sư phụ đang đứng phía sau, từ bi nhìn theo tôi, tôi vừa mừng rỡ vừa cảm động, lại lo lắng Sư phụ sẽ xách vali cho mình (chú thích: việc này có liên quan về giới định và phương thức tu luyện trong quan hệ thầy trò của giới tu tuyện), tôi cuống quýt nói: “Sư phụ khỏi cần để ý đến con, Ngài cứ đi trước, con không sao đâu, con thường hay đi một mình nên có thể lo được.” Tôi chờ cho Sư phụ đi lên trước, tôi mới từng bước xuống cầu thang. Tôi kéo theo chiếc vali đi đến lối ra, đứng xếp hàng ra khỏi trạm, lúc vừa ngẩng đầu lên thì Sư phụ đang đứng chờ tôi ở trước nhà ga, vẫn là ánh nhìn từ bi dõi theo tôi, lúc đó tim tôi dâng trào một luồng cảm xúc, tôi thật sự muốn quỳ xuống trước Sư phụ, nhưng xung quanh có rất nhiều người, bên cạnh Sư phụ còn có học viên, do đó tôi đành hợp thập với Sư phụ và nói: “Sư phụ đừng lo lắng cho con, một mình con có thể tự đi được.” Ngày hôm đó tôi đã thuận lợi đến được Cáp Nhĩ Tân, và kỳ tích quay trở lại Bắc Kinh vào ngày hôm sau.

Mấy tháng sau, vào ngày 21 tháng 12, Quảng Châu tổ chức khóa học thứ 5, và đây cũng là khóa học cuối cùng được tổ chức tại Trung Quốc. Thời đó, Pháp Luân Công đã được lan truyền rộng rãi và nhanh chóng, thêm vào đó là mấy tháng không có mở lớp nên mọi người đều trông ngóng lớp học. Lại thêm nghe nói đây là khóa cuối cùng, khắp nơi trên cả nước đều có học viên đến tham dự, nào là Đông Bắc, Tân Cương, vì để cầu Đạo, đây chính là chuyện đại sự lớn nhất đối với các sinh mệnh, thời đó đã có rất nhiều câu chuyện cảm động lòng người. Có người đến sớm, vì để dùng số tiền ít ỏi vào việc duy trì chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian diễn ra khóa học, hằng ngày họ chỉ ăn bữa cơm trị giá 2 nhân dân tệ, ở Quảng Châu 2 nhân dân tệ ăn không đủ no, học viên Bắc Kinh đã tự lấy tiền túi của mình gửi tặng cho mỗi người 100 nhân dân tệ. Có một cô gái đến từ Đông Bắc không có nguồn thu nhập, các doanh nghiệp vừa và lớn đều ngưng sản xuất, cô ấy đi bán rau kiếm tiền để đến lớp học, rồi lại dùng số tiền ít ỏi của mình đi giúp đỡ người khác. Còn có hai anh em nọ vác theo chăn gối, sống phiêu bạt màn trời chiếu đất, họ gần như đi xin ăn để đến tham dự lớp học.

2002-9-18-93-guangzhou-2lec--ss.jpgSư phụ giảng Pháp truyền công tại lớp học khóa thứ 2 ở Quảng Châu (1993)

Nghe nói có hơn năm nghìn người đến tham dự khóa học thứ 5 ở Quảng Châu, số người có thể còn nhiều hơn nữa. Hiệp hội khí công tỉnh Quảng Đông đã bán hết vé từ rất sớm, vé của tôi là nhờ người thân ở Quảng Châu mua hồi tháng 10, các học viên đến sau không mua được vé. Ngày đầu tiên từ rất sớm, rất nhiều người đã tập trung ở quảng trường phía trước sân vận động, nghe nói là có hơn 500 người chưa có vé, nhưng nhân viên công tác ở sân vận động nhất quyết không bán thêm vé, không cho phép người ta ngồi ở lối đi. Một bộ phận học viên Bắc Kinh nhường vé cho các học viên mới, lúc trao vé, hai bên nhìn nhau rưng rưng nước mắt, những người bên cạnh cũng giàn giụa nước mắt. Đến giờ lên lớp, học viên chưa có vé đứng bên ngoài quảng trường lối vào sân vận động. Lòng kiên nhẫn của học viên đã khiến nhân viên công tác cảm động khôn nguôi, họ đã phá lệ mở thêm một hội trường bên cạnh và kết nối truyền hình trực tiếp để cho các học viên bên ngoài vào trong nghe giảng.

Khóa học thứ 5 ở Quảng Châu phải nói là trước nay chưa từng có, có thể thấy được tâm cầu Pháp của mọi người cấp thiết đến vậy, giác ngộ của chúng sinh đã được đánh thức, tâm ý thành kính của họ đối với Sư phụ cũng không có bất cứ ngôn ngữ nào có thể hình dung cho được. Có một hôm, học viên đến từ rất sớm, đứng dọc theo hai bên hội trường thông vào cổng lớn sân vận động, trong ba lớp ngoài ba lớp đứng chật kín cả, chừa lại một lối đi ở giữa, họ tĩnh tĩnh đứng ở đó để chờ Sư phụ đến. Sư phụ đến, mọi người vây quanh biểu đạt lòng tôn kính dành cho Ngài, sự sùng kính dành cho Sư phụ xuất ra từ nội tâm của học viên khiến cho nhân viên công tác ở sân vận động phải ngẩn người ra. Họ hỏi các học viên: “Sư phụ của các bạn là người như thế nào? Cảnh tượng này chúng tôi chưa từng thấy qua, tuy có không ít những cảnh tượng lớn diễn ra ở sân vận động, nhưng mà chúng tôi chưa từng thấy có nhiều người thành tâm đến thế.”

Khóa học thứ 5 ở Quảng Châu xúc động nhân tâm, mọi người đều đã minh bạch Sư phụ dạy cho chúng ta những gì, và cũng hiểu rõ con đường tu luyện mà mình phải đi là như thế nào, mọi người đều hạ quyết tâm, kiên trì đi tiếp. Con tôi du học bên Mỹ, cuối năm 1993, cháu đã về nước tham dự khóa học thứ 5 ở Quảng Châu. Khi sang Mỹ cháu không thể kiên trì mỗi ngày, nhưng sau khi tham dự khóa học thứ 5 ở Quảng Châu đã khiến con bé vô cùng chấn động. Sau khi trở về Mỹ, một mình cháu kiên trì luyện công hằng ngày, cháu còn giới thiệu cho những người xung quanh, sau này bất kể gặp phải khó khăn hay trắc trở gì cũng không thể làm dao động tâm tu luyện của con bé.

Khóa học thứ 5 ở Quảng Châu là lớp học cuối cùng Sư phụ Lý tổ chức tại Trung Quốc Đại lục. Mấy năm sau đó, Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bước vào cao trào, lần đó ở Mỹ, Hồng Kông và một số nước ở châu Âu đều có người đặc biệt đến nghe giảng, những người này sau khi về nước đã trở thành lô học viên Pháp Luân Công đầu tiên ở địa phương đó. Những học viên này đều đã làm rất nhiều công tác trong việc hồng truyền Pháp Luân Công ở khắp nơi trên thế giới từ đó về sau, khởi được tác dụng nên có.

Hồi tưởng lại con đường tám năm đã qua, tôi cảm thấy bản thân mình vô cùng may mắn đến vào thời Đại Pháp hồng truyền và có thể đích thân lắng nghe Sư phụ giảng Pháp, đích thân Sư phụ truyền công, đây là cơ duyên vô cùng trân quý khiến cho biết bao nhiêu người ngưỡng mộ. Mặc dù nhiều năm chịu nhiều cực khổ, gặp phải nhiều khó khăn, nhưng tâm thái tôi đã hoàn toàn khác hẳn so với lúc bị bệnh tật giày vò một cách bất lực trước đây. Thông qua bản thân chịu khổ tu luyện, cảm thụ rõ ràng những thứ dơ bẩn trên thân từng khối được gỡ bỏ, bây giờ toàn thân tràn đầy sinh lực, sinh mệnh tràn đầy hy vọng, tôi đã nhìn thấy tương lai rộng mở và tốt đẹp. Kỳ thực sinh mệnh vốn dĩ là tốt đẹp, chỉ là do không biết Pháp lý của vũ trụ, trong vô tri đã tạo không ít nghiệp khiến cho bản thân bị hãm vào thống khổ thâm sâu. Sư phụ đã nói chân Pháp của vũ trụ cho chúng ta, Ngài lại vì chúng ta thanh lý thân thể, cấp Pháp Luân cùng với hết thảy nhân tố tu luyện, Ngài khiến chúng ta có thể tu luyện trong Đại Pháp, thân tâm không ngừng thăng hoa. Người không tu luyện sẽ nhìn thấy người luyện công rất khổ, nhưng người luyện công sẽ cảm thấy rất hạnh phúc, bởi vì chúng ta là những sinh mệnh hướng thượng, là những sinh mệnh vĩnh hằng cùng trời đất. Quá khứ cho rằng đây chỉ là nguyện vọng tốt đẹp của con người, thế nhưng hôm nay đích thân tự mình chân thật thể nghiệm bước đi trên con đường này, chúng ta đã thật sự có thể bước ra khỏi bể khổ, phản bổn quy chân rồi.

Câu chuyện của tôi kể đến đây đã rất dài rồi. Tôi muốn viết ra không phải là phân trần điều gì, tôi chỉ muốn nói là Sư phụ truyền Pháp không dễ chút nào, chín năm nay kể từ lúc bắt đầu truyền Pháp, từng phút từng giây đều chưa hề dừng lại. Có rất nhiều thứ chúng ta vĩnh viễn không thể nào biết được, tâm của chúng ta cũng vĩnh viễn không chứa nổi. Phẩm cách của Ngài vĩ đại cao thượng, trí huệ của Ngài hạo hãn bao la, nội hàm ngôn ngữ của nhân loại không cách nào biểu đạt được một phần nhỏ trong đó.

Vào tháng 7 năm 1999, ở Trung Quốc Đại lục xem thấy đài phát thanh và đài truyền hình điên cuồng phao tin, dụng tâm đê hèn của chúng để lôi ra nhân tâm bất hảo, con người thế gian không dám nói, có người luyện công cũng bắt đầu dao động, tôi cho rằng nó thật hoang đường đến đáng thương, làm sao có thể dùng nhân tâm đi suy đoán tâm Phật, dùng lý của con người đi bình luận Phật lý cơ chứ!

Tại thời khắc cuối cùng Pháp chính càn khôn, tôi nhớ lại con đường mình đã đi qua, cũng là kể nó cho mọi người nghe để chúng ta ghi nhớ quá khứ, không được tự mãn, không được giải đãi, trước sau như một cùng theo Sư phụ tiến về phía trước, là vì bản thân mình và tương lai vĩnh hằng của chúng sinh vũ trụ.

(Bài chia sẻ tại Pháp hội New York tháng 4 năm 2001)

Hình ảnh trong bài viết:

1. Bộ ảnh tài liệu 9 năm hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp – Con đường Chính Pháp

2. Chính tà thị phi, lịch sử làm chứng – Chân tướng của “Dinh thự Trường Xuân” (Ảnh)

Hồi ức trân quý Lời dạy khắc cốt ghi tâm

Bài viết của Quang Vũ

[MINH HUỆ 06-11-2002] Vào tháng 4 năm 1994, em gái tôi nói: “Pháp Luân Công đến Cẩm Châu mở lớp, anh nhất định phải đến đấy.” Do đó, tôi đã tìm đến một lão ni cô mà mình quen biết: “Pháp Luân Công mở lớp giảng Phật Pháp, bà xuất gia vào chùa lâu năm như vậy đã từng nghe qua Phật Pháp chưa?” Lão ni cô nói: “Chưa từng nghe qua cái gì là Phật Pháp, tôi không biết.” Do đó, chúng tôi đã hẹn với nhau đi Cẩm Châu nghe giảng Pháp. Ngày hôm đó tình cờ có một cư sĩ định theo lão ni cô xuất gia vào chùa, không biết việc chúng tôi phải đi tham gia lớp học. Lão ni cô nói: “Cô ấy phải làm sao đây?” Tôi nói: “Để tùy duyên vậy.” Tôi vừa nói xong, vị cư sĩ kia liền bày tỏ ý muốn cùng chúng tôi đi đến Cẩm Châu. Do tôi mắc nhiều bệnh như ung thư vòm họng v.v. Nên bảy năm qua tôi không biết khát nước là gì, cũng không đổ mồ hôi. Thế nhưng lần này vừa ngồi lên tàu thì tay chân lại ra mồ hôi, tiết ra chất nhầy, sau này tôi mới hiểu ra tuy mình vẫn chưa gặp mặt Sư phụ nhưng Ngài đã bắt đầu thanh lý thân thể cho tôi.

Đến Cẩm Châu, chúng tôi lên lớp học, khi Sư phụ xuất hiện trên bục giảng, trong tâm tôi không quá xúc động. Vị cư sĩ đã ăn chay hơn 40 năm ngồi cạnh tôi, bà ấy nói với tôi: “Tôi thật sự nhìn thấy Quan Âm Bồ Tát rồi. Trông như 13, 14 tuổi, đeo hoa tai vàng, trang nghiêm vô tỷ. Sư phụ giảng đến đâu thì hiển hiện đến đó, giảng đến Phật Pháp thì hiển hiện ra hình tượng Phật, giảng đến Quan Âm thì hiển hiện ra hình tượng Quan Âm Bồ Tát, tay không ngừng đánh ra những vòng sáng đủ màu sắc. Pháp Luân giống như hoa tuyết đầy khắp phòng.” Vị cư sĩ này tự biết trước xuất gia có thể nhìn thấy Quan Âm Bồ Tát. Bà ấy nghĩ ắt là Thần Phật điểm hóa mình đến kết duyên với Đại Pháp. Sau đó bà ấy nói với tôi: “Tôi không xuất gia, tôi phải chuyên tu Pháp Luân Công, Sư phụ là Phật, Ngài đến phổ độ chúng sinh.”

Lương duyên đã đến, trong nhà là chùa. Phật đến phổ độ, kim quang đại đạo. Nghe xong hai bài giảng, lão ni cô cùng đi với tôi biết rõ Sư phụ giảng là tu luyện Phật Pháp, bản thân bà xuất gia nhiều năm nhưng lại không biết mình tu là pháp môn gì, bà không nén nổi nước mắt liền bật khóc. Buổi học cuối cùng là học viên đưa ra câu hỏi, Sư phụ giải đáp vấn đề cho học viên. Bởi vì lão ni cô vẫn khóc, tôi không thể đợi nữa nên đành đi hỏi Sư phụ. Khi đó, Sư phụ đang ngồi trên ghế sofa ở bên phải bục giảng, ánh mắt từ bi nhìn tôi. Tôi đi đến trước mặt Sư phụ và nói: “Sư phụ, có một vị ni cô không biết nên phải làm gì. Bà ấy đã khóc.” Sư phụ nói: “Con đi nói với bà ấy là đều như nhau.” Tôi vừa quay đi, Sư phụ nói: “Con quay về gọi bà ấy đến đây.” Tôi quay về tìm lão ni cô, lúc bước tới lối đi lên bục giảng, vẫn còn cách một đoạn mới đến nơi, lão ni cô vội vã quỳ xuống khấu đầu, nước mắt rơi lã chã. Sư phụ liền đến chào bà, Ngài đỡ bà đứng dậy và nói: “Không cần như vậy.” Sư phụ dìu lão ni cô lên ghế sofa ngồi, bà ấy xúc động không nói nên lời, chỉ nói được một câu là: “Con nên phải làm gì?” Sư phụ ra hiệu bằng ánh nhìn từ bi vô hạn về phía bục giảng, Ngài nói với bà ấy: “Tất cả đều ở đây, Quan Âm Bồ Tát, Thích Ca Mâu Ni đều đang ở đây.” Lão ni cô nghe Sư phụ nói, trong tâm ngạc nhiên mừng rỡ: Hóa ra là vậy, Thần Phật trên trời đều đã đến trợ Sư truyền Pháp độ nhân! Lão ni cô vui mừng vì bà ấy có thể lắng nghe Sư phụ khai thị, bà thấy vui mừng vì bản thân có thể đắc được Đại Pháp Phật gia, đây là tạo hóa to lớn biết bao!

Một hôm sau khi kết thúc buổi học cũng vừa đúng 9 giờ tối. Chúng tôi ngồi ở hàng cuối nên ra khỏi lớp đầu tiên. Bên ngoài trời đang mưa không lớn lắm, ra khỏi hội trường chưa xa, chúng tôi chỉ thấy Sư phụ không biết từ lúc nào đi lên từ phía sau, băng ngang qua trước mặt chúng tôi, rồi đi về phía bên trái. Lúc nhìn thấy Sư phụ đi dưới mưa, tôi lớn tiếng hỏi: “Chẳng phải Sư phụ đây sao?” Sư phụ nghe thấy tiếng tôi gọi, Ngài quay đầu lại mỉm cười và chào chúng tôi. Tôi dõi nhìn hình bóng Sư phụ đi xa dần dưới mưa, trong tâm trách móc học viên ở đây sao lại không sắp xếp xe đưa Sư phụ về? Sao họ có thể để cho Sư phụ dầm mưa như vậy? Khí công sư khác truyền công đều có xe đưa đón, còn Sư phụ của chúng ta lại không có làm như vậy, Ngài đi bộ dưới mưa …

Mỗi lần nhớ lại trải nghiệm khó quên này, tôi vẫn luôn nghĩ tới những người xuất gia kia, tăng nhân, đạo sỹ, và một số cư sĩ trong xã hội. Họ cần biết Pháp Luân Đại Pháp là hy vọng duy nhất để chúng ta có thể tu trở về! Hàng nghìn vạn năm chờ đợi chính là ngày hôm nay, cơ duyên không thể lỡ mất!

Hồi ức trân quý

Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Nam Kinh

[MINH HUỆ 06-01-2003] Tôi là đệ tử Đại Pháp ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Sư phụ chưa từng mở lớp truyền Pháp ở Nam Kinh (nghe nói nguyên nhân là do Sư phụ không muốn tăng học phí, nhưng người của Hiệp hội khí công Nam Kinh lại muốn kiếm tiền nên không mời Sư phụ đến giảng Pháp). Đệ tử ở Nam Kinh vẫn luôn khao khát muốn gặp Sư phụ. Không lâu sau khi tôi đắc Pháp, Giang Tô có một vị kỹ sư công trình xuất ngoại công tác, trên cùng chuyến bay có cơ duyên gặp được Sư phụ, sau khi về nước anh ấy kể cho đệ tử Đại Pháp ở Nam Kinh nghe về trải nghiệm gặp gỡ Sư phụ của mình, bây giờ nhớ lại viết ra, tôi muốn cùng mọi người ôn lại cảm giác hạnh phúc khi đó.

Những người tham dự Pháp hội lần đó đều là phụ đạo viên, tôi vừa mới luyện công không lâu thì nhận được thông tri tham dự Pháp hội, đó cũng là sự an bài từ bi của Sư phụ. Pháp hội tổ chức tại trường trung học huyện Giang Ninh, Nam Kinh; vẻ mặt mọi người đều rạng rỡ và tường hòa. Tôi cảm thấy như được trường năng lượng tốt đẹp bao bọc xung quanh, phần trước trán (thiên mục) cảm thấy như căng lên, thịt tụ lại đẩy vào trong.

Vị kỹ sư công trình nọ đã xuất hiện trong Pháp hội và bắt đầu chia sẻ về trải nghiệm gặp gỡ Sư phụ của anh ấy như sau.

“Tôi đi theo một đoàn khảo sát khoa học kỹ thuật đến thăm nước Mỹ, tôi đã gặp Sư phụ Lý trên chuyến bay trở về nước. Thực ra lúc chúng tôi đến Mỹ, Sư phụ Lý cũng đi cùng chuyến bay với chúng tôi, nhưng tôi không nhìn thấy Sư phụ. Lúc về nước, tôi lên máy bay không lâu thì nhìn thấy một người đàn ông trung niên vóc dáng cao lớn bước vào trong. Mắt tôi sáng lên: Vị này chẳng phải là Sư phụ Lý hay sao?”

“Tôi chưa từng gặp qua Sư phụ Lý, tôi cũng chưa bắt đầu tu Đại Pháp, nhưng vợ tôi và con tôi là đệ tử Đại Pháp, mỗi lần vợ con xem băng hình giảng Pháp đều là tôi bật máy chiếu phim giúp họ, tôi từng thấy Sư phụ Lý trong băng ghi hình cho nên có ấn tượng rất sâu sắc.”

“Tuy tôi không tu Đại Pháp nhưng biết Đại Pháp là tốt, tôi cũng rất tôn kính Sư phụ Lý. Tôi nghĩ hôm nay mình không thể bỏ lỡ cơ hội tốt này. Do đó, tôi bước về phía trước: ‘Xin cho hỏi Ngài có phải là Sư phụ Lý không?’ Sư phụ Lý mỉm cười nói: ‘Đúng vậy.’ Sau khi Ngài ấy tìm được chỗ ngồi, tôi muốn ngồi cạnh Ngài ấy, nhưng một học viên đi cùng Sư phụ không đồng ý, nói rằng Sư phụ Lý rất mệt, cần phải nghỉ ngơi. Sư phụ biết rõ tâm tình của tôi nên Ngài ấy nói với vị học viên nọ: ‘Con tạm thời đổi chỗ một chút, để cậu ấy ngồi bên cạnh ta.’ Như vậy tôi đã có may mắn ngồi bên cạnh Sư phụ. Ngay lúc muốn nói chuyện với Sư phụ nhưng tôi không biết phải nói gì. Sư phụ cũng không nói chuyện, Ngài chỉ cầm lấy một tờ báo lên xem và đưa cho tôi tờ báo còn lại. Tôi không dám thất lễ nên đành tĩnh tĩnh ngồi đó. Tôi không xem nổi tờ báo đó, tôi một lòng muốn thỉnh giáo Sư phụ Lý. Tôi kiên trì khoảng nửa giờ đồng hồ với tâm tình đầy mâu thuẫn, rồi tôi quyết định mở miệng nói chuyện.”

“Tôi nói: Sư phụ Lý, con biết Ngài truyền dạy Pháp Luân Công, con rất tôn kính Ngài. Sư phụ Lý mỉm cười nhưng không nói gì. Tôi lại nói: Con cũng muốn học Pháp Luân Công, nhưng chưa có nghe qua bài giảng của Sư phụ. Con muốn thỉnh Sư phụ cho mình một Pháp Luân.”

“Nghe lời thỉnh cầu của tôi, Sư phụ Lý nhìn tôi bật cười, giống như người lớn nhìn một đứa trẻ chưa hiểu chuyện. Sau đó, Sư phụ nói: ‘Cậu cần phải đọc sách, đọc sách cho nhiều.’ Tôi liền thấy đỏ mặt, tôi biết yêu cầu của mình rất ấu trĩ.”

“Sau đó, vị học viên nọ ba lần yêu cầu tôi quay về chỗ, cho nên tôi đành trở về chỗ ngồi của mình. Nhưng ngồi được một lát, tôi vẫn còn thấy không cam tâm, nên lại sang ngồi cạnh Sư phụ thỉnh giáo một số vấn đề. Sau đó lại bị người học viên nọ bảo quay về chỗ.”

“Lần thứ ba, tôi lại lên ngồi cạnh Sư phụ. Lần này là Sư phụ Lý bảo người học viên gọi tôi qua ngồi. Sư phụ Lý bảo tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, đột nhiên tôi nhìn thấy bên dưới cánh máy bay có một vòng sáng lớn lấp lánh đủ màu sắc, vô cùng mỹ lệ và tráng quan. Sư phụ nói: Đó là chân thân của ta.”

“Máy bay gần đáp xuống phi trường ở thủ đô, Sư phụ Lý phải xuống máy bay ở Bắc Kinh, còn tôi phải bay về Thượng Hải. Trước lúc chia tay, tôi nói với Sư phụ Lý: ‘Đệ tử ở Nam Kinh mong ngóng Sư phụ đến Nam Kinh giảng Pháp.’ Sư phụ nói: ‘Phải xem cơ duyên, thời gian năm nay đều đã chật kín.’ Tôi lại nói: ‘Thỉnh Sư phụ cho đệ tử Đại Pháp ở Nam Kinh một chút hy vọng. Sư phụ nói: ‘Phải đọc sách cho nhiều, đọc sách cho nhiều, đọc sách cho nhiều.’”

Toàn bộ Pháp hội khiến tôi chìm đắm trong làn gió nhẹ mùa xuân. Lúc vị kỹ sư công trình chia sẻ trải nghiệm gặp gỡ Sư phụ, tôi cảm thấy từng dòng năng lượng tiến nhập vào trong thân thể, cảm giác từng bộ phận bên trong thân thể mát rượi. Kể từ đó trở đi, đệ tử Nam Kinh dấy lên cao trào đọc sách nhiều, học Pháp nhiều.

Hồi ức trân quý (Phần 1)

Bài viết của Huệ Liên, đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 11-02-2003] Khi xem bài viết “Hành trình vạn dặm đi theo Sư phụ”, tôi thấy cảm khái vô cùng, nhớ lại bản thân mình năm đó cũng đi theo Sư phụ đến Thành Đô, nhiều lần tận tai lắng nghe Sư phụ giảng Pháp, tôi cũng có những trải nghiệm giống với tác giả của bài viết kia, bên cạnh đó tôi đã tận mắt chứng kiến Đại Pháp hồng truyền trải qua mười mấy năm mưa gió.

Tôi không có đi học nên viết bài rất khó, không biểu đạt được những lời trong tâm, do đó muốn nhờ đồng tu viết dùm hết lần này đến lần khác, tôi bị chủng quan niệm này cản trở rất lâu. Minh Huệ Net đăng tải hai lần bài viết: “Đệ tử Đại Pháp chính niệm chính hành bình an vô nạn trong hồng lưu Chính Pháp cũng nên viết ra trải nghiệm của bản thân mình”. Cuối cùng bây giờ tôi đã phá vỡ chướng ngại, tôi nghĩ mặc dù ngôn ngữ đẹp đẽ nhưng nó không phải là tôi, tuy tôi không có những hành động oanh liệt cảm động lòng người sâu sắc, nhưng tôi có vinh hạnh thù thắng Pháp ban cho tôi cùng những kiến chứng Sư tôn truyền Pháp năm đó rất gian khổ vào thời Đại Pháp hồng truyền tại thế gian. Tôi muốn tận lực viết chúng ra để có thể chia sẻ với các học viên, vạch trần hoang ngôn, chứng thực Đại Pháp, đồng thời cũng là quá trình phá trừ chướng ngại quan niệm cũ.

Hồi ức thứ nhất

Do bức hại tà ác, tôi phải sống lưu lạc khắp nơi ở bên ngoài trong thời gian rất lâu, tình huống năm nay khác nhiều so với năm 2001, không những có nhiều học viên bước ra chứng thực Pháp, mà còn có nhiều học viên đi sai đường đã tỉnh ngộ, bước vào con đường tu luyện mới, chỉnh thể càng ngày càng thành thục, mạnh mẽ kiên định, mọi người phối hợp cũng càng ngày càng tốt. Bây giờ nghĩ lại hồi năm ngoái, gần đến đêm Giao thừa, bước sang năm mới, bác cả tốt bụng cho tôi sống nhờ có cô con gái (không phải người tu luyện) về nhà ăn Tết, tôi không muốn bác cả khó xử nên đã rời đi. Nhưng ngay cả người thân của tôi (không phải người tu luyện) cũng không dám cho tôi vào nhà, nhất thời tôi tìm không được chỗ trú thân. Vì để ngăn chặn tà ác bức hại, giảng chân tướng tốt hơn nên tôi sống phiêu bạt ngoài đường. Nhìn dòng người tấp nập qua lại trên phố, có người về nhà đoàn tụ, có người đi mua sắm, có người cười vui, có người cãi cọ … Hiện nay Đại Pháp vũ trụ bị bức hại, Sư phụ bị phỉ báng, người dân Trung Quốc chịu nhận độc hại quá đáng thương, nhưng đệ tử Đại Pháp lưu lạc khắp nơi ngay cả chỗ dừng chân cũng không có! Trong tâm tôi vô cùng thống khổ, nhớ nhung Sư phụ, không chịu nổi bèn bước chân trên con đường Sư phụ đã đi qua một lần mới, tôi đi đến vườn Phương Trạch bên trong công viên Địa Đàn, ngồi trên hàng ghế đá ở phía đối diện thật lâu, nhớ lại cảnh tượng ở Pháp hội Quốc tế năm đó (tháng 12 năm 1996), từng cảnh hiện ra trước mắt, mọi việc như mới xảy ra ngày hôm qua. Lần đó tôi may mắn có thể làm công tác phục vụ Hội giao lưu và tham dự Pháp hội vào buổi sáng. Buổi chiều tiểu tổ giao lưu chia sẻ, sau khi luyện công tập thể, mọi người chia ra hai sảnh, mỗi sảnh mười người cùng nhau dùng bữa tối, khi nhân viên phục vụ vừa dọn món rau lên thì bỗng dưng Sư phụ đến. Mọi người vừa thấy Sư phụ, liền lập tức đứng bật dậy, có người vỗ tay, có người hợp thập, biểu đạt ý tôn kính Sư phụ vô cùng nồng hậu, Sư phụ mỉm cười và đi quanh sảnh trước và sảnh sau một vòng, Ngài không ở lại, không ngừng vẫy tay ra hiệu với mọi người rằng: “Mọi người ngồi xuống, tiếp tục dùng bữa, chúc mọi người ăn ngon miệng, lát nữa Sư phụ đến gặp mọi người.” Về sau chúng tôi mới biết là Sư phụ từ nước Mỹ xa xôi đến đây, vừa xuống máy bay liền đến thẳng hội trường, Sư phụ vẫn chưa dùng cơm tối, chờ mọi người dùng bữa xong, sắp xếp lại hội trường (lúc đó chúng tôi lấy sảnh ăn làm hội trường), rồi mới gặp mặt mọi người giảng Pháp trong 40 đến 50 phút, đến lúc Ngài rời đi là đã hơn 8 giờ tối. Tôi nhớ lại giọng nói và nụ cười từ bi của Sư phụ, cảm thấy hạnh phúc đến rơi nước mắt, ngay lập tức tôi không thấy khổ chút nào, nghĩ tới Sư phụ vì cứu độ đệ tử và chúng sinh đã hao tận tâm huyết, tất cả những gì chúng ta làm hôm nay không được cô phụ Sư phụ và Đại Pháp! Nghĩ tới đây tôi liền lập chưởng thanh trừ tà ác, Chính Pháp cứu người từng phút từng giây đều không thể lãng phí.

Hồi ức thứ hai

Tôi sống phiêu bạt bên ngoài, khó khăn lớn nhất là chỗ ở (tôi không thể dùng chứng minh nhân dân, phòng trọ trong thành phố khá hiếm, ở ngoại thành thì không an toàn). Tôi còn nhớ vào mùa hè năm 2001, có người bán đứng tôi, sau khi tà ác biết chỗ tôi ở, cô ta đã dẫn nhân viên Phòng 610 và bảy tám cảnh sát tà ác lái hai xe cảnh sát đến đuổi bắt tôi, nhưng hôm đó đúng lúc tôi không có ở nhà, sau khi trở về thì hàng xóm kể cho tôi nghe sự việc vừa mới xảy ra: “Hai xe cảnh sát vừa mới bỏ đi thì cô vừa về.” Tôi cười nói: “Hình như tôi có thấy một xe cảnh sát đi ngang qua.” Người hàng xóm nói nhỏ: “Họ đến bắt cô, cô còn không mau chạy đi, cô còn cười nữa à.” Tôi nghĩ một tâm bất động có thể ức chế vạn động. Tà ác bắt được tôi sao? Hôm đó, người bán đứng tôi và cảnh sát tà ác vừa đấm vừa xoa người nhà tôi (là người thường), họ đã bị lừa dối thâm sâu nên bắt đầu hợp tác với tà ác. (Lúc đó tôi vẫn chưa ngộ ra trường không gian của mình có vấn đề) Họ đến chỗ tôi ở ngăn chặn tôi và ép tôi vào lớp tẩy não. Tôi nghiêm túc cảnh cáo họ: “Pháp đã bám rễ trong tâm tôi, tôi kiên định bước đi con đường này, bất cứ ai cũng đừng nghĩ lay động được tôi …” Và tôi không ngừng dùng chính niệm thanh trừ tà ác phía sau lưng họ, xua tan niệm đầu gọi điện thoại cho đồn công an trong đêm hôm đó của họ. Sau đó, họ đồng ý cho tôi ngủ mấy tiếng, sáng sớm hôm sau đưa tôi đi. (Tôi nghe thấy họ nói nhỏ với nhau rằng sáng sớm ngày mai trước khi đi thì gọi điện thoại trước để xe cảnh sát đến đón tôi). Đêm hôm đó, khoảng 2 giờ khuya, mọi người dần dần bình tĩnh, tôi đã động một niệm: “Tuyệt đối không được hợp tác với tà ác, nhất định phải đi cho chính, tôi là lạp tử Đại Pháp.” Tiếp sau đó tôi không ngừng phát chính niệm, thanh trừ nhân tố tà ác ở không gian khác thao túng họ, yêu cầu cửa lớn không khóa, (12 giờ khuya hằng ngày phòng tiếp tân đóng cửa, đến 6 giờ sáng mới mở cửa lớn, vào mùa hè 5 giờ sáng trời đã sáng trưng.) Tôi tuyệt đối không thể bị tình dẫn động, bước đi cho chính con đường tu luyện của mình. Tôi sửa soạn một chút rồi lên đường. Tôi cần phải rời đi trước khi trời sáng, quả nhiên ngày hôm đó khóa cổng đã được mở ra một cách thần kỳ, tôi nhẹ nhàng thuận lợi thoát khỏi “phong tỏa” với chính niệm cường đại.

Tôi còn nhớ hôm đó trời mưa lất phất, tôi không nghĩ là mình đã đi bộ suốt cả ngày, đến hơn 10 giờ tối vẫn chưa tìm được chỗ trọ. Tôi có thể tìm đến đồng tu nhưng họ không giúp được. Rất nhiều đồng tu ngày xưa không còn liên lạc được nữa. Nhìn người đi trên phố thưa thớt dần, trời vẫn còn mưa, tôi vừa mệt, vừa khát, vừa đói, vừa lạnh (tôi chỉ mang theo một chiếc áo duy nhất nhưng đã đánh rơi giữa đường). Tôi đứng trên cầu vượt thẫn thờ nhìn vào màn đêm mênh mông, dưới chân cầu là điểm luyện công của chúng tôi trước đây, từng cảnh trong quá khứ hiện ra trước mắt …

Tôi đã tận tai nghe giọng giảng Pháp từ bi của Phật Chủ vào những ngày đầu, đích thân được Sư phụ truyền công, lúc vừa mới đắc Pháp, tôi chỉ biết công này tốt, Sư phụ là người tốt, mình phải nói cho nhiều người hơn nữa thụ ích, thời đầu thành lập điểm luyện công luôn có một người cầm đài, treo ảnh giới thiệu công pháp do tự mình sưu tầm làm ra; chỉ cần có người hỏi, có người xem thì tôi sẽ kiên nhẫn giới thiệu cho họ, không ngại mưa gió. Thời đó tôi chỉ có một cái tâm là “Pháp quá tốt, mình nói cho nhiều người hơn nữa thụ ích”. Điểm luyện công phát triển nhanh chóng từ một chỗ lên đến mười mấy chỗ. Mọi người cùng nhau học Pháp, luyện công, giao lưu chia sẻ, thật sự là một miền đất tường hòa, thanh tịnh … Hôm nay các bạn đồng tu bị bức hại đều bặt vô âm tín. Nhớ về ngày xưa, nhìn lại hiện tại, tâm tôi tan nát, khóc không ra nước mắt, bây giờ mình phải chứng thực Pháp thế nào? Bỗng dưng, tôi cảm thấy tâm thái của bản thân có vấn đề, mình phải nhanh chóng thanh tỉnh, điều chỉnh bản thân, tôi tĩnh tâm xuống tự hỏi: “Trách nhiệm của mình là gì?” Lập tức, cảnh tượng Sư phụ giảng nói lúc gặp gỡ phụ đạo viên hồi đầu tháng 1 năm 1995 triển hiện trước mắt tôi. Sau khi điều chỉnh tâm thái, tôi lý trí phân tích một chút về hiện tượng xuất hiện tại địa khu này hiện nay. Bây giờ thế lực tà ác là nhắm thẳng vào nhân tâm của chúng ta, một mặt là chia rẽ tiêu hủy chúng ta, mặt khác là lợi dụng giả tướng ngang ngược lộng hành để phá hủy ý chí của các đệ tử. Chính là ý chí! Nhìn rõ trách nhiệm, hướng nội tìm, xuất hiện những tổn thất này cũng là chỉnh thể học Pháp không tốt, không thiết thực, hết thảy đều không ngẫu nhiên, tôi có trách nhiệm và tôi chưa tu tốt.

Sư phụ đã từng dạy chúng ta:

“ Dẫn dắt thật tốt một nhóm người tu luyện là việc công đức vô lượng; mà dẫn dắt không tốt, tôi nói rằng chính là không tròn trách nhiệm.” (Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa giải)

Sư phụ à, con đúng là chưa làm tròn trách nhiệm nên mới xuất hiện nhiều sơ hở như vậy, mang đến tổn thất lớn cho Pháp! Đệ tử quá hổ thẹn với Đại Pháp, hổ thẹn với Sư phụ … Đệ tử nên làm thế nào đây? Ý chí không chùn, thanh trừ tà ác, tranh thủ thời gian vãn hồi tổn thất mang đến cho Pháp. Khi này, tôi đã không còn là trạng thái lạc lõng kia nữa, tôi nói với bản thân mình: Tuyệt đối không thể cô phụ kỳ vọng của Sư phụ dành cho đệ tử, tuyệt đối bước đi cho tốt con đường Chính Pháp, có trách nhiệm với chúng sinh và Đại Pháp vũ trụ. Tôi định chắc bản thân với một câu châm ngôn đủ để chiến thắng tất cả ma nạn – “một Sư phụ, một bộ Pháp, kiên tín, kiên định, kiên trì tu luyện, không khuất phục, phải đi đến cùng.” (lúc bị bức hại hôm qua, tôi vẫn còn đang nói dù có chết tuyệt đối cũng không khuất phục và thỏa hiệp, nhưng mà hôm nay tôi đã phủ định triệt để). Đối với khó nạn cá nhân trước mắt về chỗ ở, căn bản là tôi không còn lo lắng vướng mắc nữa. Ngoại trừ chính niệm thanh trừ tà ác bức hại đối với mình ra, tôi tự nói giữa màn đêm đen kịt: Hôm nay ta không vì không tìm được chỗ ở mà động tâm. Ai cũng đừng mong động vào ta. Trời làm mền, đất làm giường, giọt mưa lất phất là nước cam lộ. Ai cũng không tự tại như ta! Sau đó kỳ tích liền xuất hiện, tôi đã tìm được chỗ ở tạm thời ngay đêm hôm đó, ngày hôm sau thuận lợi tìm được địa chỉ chỗ thuê trọ và bắt đầu hành trình Chính Pháp mới mẻ.

Hồi ức trân quý (Phần 2)

Bài viết của Huệ Liên, đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 12-02-2003]

Hồi ức thứ ba

Tôi còn nhớ nửa cuối năm 2001, do tà ác bức hại nên liên lạc với đồng tu có chút khó khăn nhất định, tài liệu chân tướng càng hiếm hoi hơn, không thể kịp thời xem kinh văn (lúc đó đã nhìn thấy khẩu quyết trừ ác), rất ít gặp đồng tu, vậy tôi làm thế nào trong hoàn cảnh này? Tôi nghĩ mình cần phải trừ ác, tranh thủ thời gian cứu chúng sinh. Nhìn rõ trách nhiệm, tranh thủ cứu người, nhắm thẳng vào mấy hiện tượng ở địa khu chúng tôi, không chờ đợi và dựa dẫm, nghĩ cách tìm đến các đồng tu bị mất liên lạc, hình thành chỉnh thể lạp tử mới. Đối với những học viên đi sai đường, chỉ cần còn chút hy vọng thì không được bỏ rơi họ, huống chi là Sư phụ không muốn bỏ rơi một đệ tử nào. Lúc đó, mỗi lần tôi học Pháp, mở sách Chuyển Pháp Luân ra nhìn thấy dòng đầu tiên Sư phụ giảng:

“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; …” (Chuyển Pháp Luân)

Vừa đọc đến đây, tôi nhớ lại một sự việc vào đầu năm 1994. Có một học viên cũ nói với tôi: “Mỗi khóa học, học viên đều viết bảng tóm tắt sơ lược về tình trạng sức khỏe của bản thân, Sư phụ giở xem từng trang một, hiện nay người tham dự càng lúc càng đông, những nhân viên công tác bên cạnh Sư phụ đôi lúc tỉnh giấc vẫn thấy Sư phụ đang ở đó lựa chọn cái để xem, tìm kiếm học viên ở nơi khác đến nghe giảng (người nghe giảng ở khắp các địa khu trên toàn quốc).” Mỗi lần kết thúc giảng Pháp, còn có học viên viết bài tâm đắc, lần nào Sư phụ cũng yêu cầu các học viên mới và cũ viết bài tâm đắc, bài nào Sư phụ cũng xem không bỏ sót. Nhưng lượng công việc lớn bao nhiêu, có ai tưởng tượng được không? Không ngạc nhiên khi có một nhân viên công tác đi theo Sư phụ lúc đó cho biết: “Tôi cũng không biết Sư phụ ngủ lúc nào nữa, thường là trời đã sáng nhưng tôi vẫn thấy Sư phụ đang tập trung tìm bài, đọc bài.” Bản thân tôi cũng thường thấy Sư phụ luôn mang theo bài tâm đắc thể hội của các học viên, lên xe cũng đọc, lúc nghỉ ngơi cũng đọc, vì để cứu độ chúng sinh, đây là trách nhiệm to lớn biết bao! Lúc đó tôi thấy có học viên viết rất loạn, rất không nghiêm túc, thật sự phải thở dài cho họ, làm sao chúng ta hiểu được sự gian nan và khổ độ của Sư phụ đây! Nhưng Sư phụ chưa từng vì đệ tử viết rất loạn, rất sai kém mà bỏ rơi họ bao giờ. Sư phụ không muốn bỏ sót một người hữu duyên nào! Sư phụ từ bi và khoan dung biết bao! Trong người thường viết báo cáo cho lãnh đạo cũng cần nói quy định chỉnh tề, thực ra đúng như Sư phụ nói ‘… Kỳ thực tôi trân quý chư vị còn hơn cả chư vị trân quý bản thân mình!’ (không nguyên văn) Sư phụ hao tận tâm sức vì đệ tử và chúng sinh.

Hiện giờ làm đệ tử của Sư phụ, tôi không có lý do để làm không tốt. Giơ bàn tay ra giúp đỡ họ quay về trong Chính Pháp, cộng đồng tinh tấn, đây là trách nhiệm của tôi, cũng là điều tôi cần phải làm vậy. Tôi vừa liên lạc với nhiều học viên chỉnh thể phát chính niệm thanh trừ tà ác, vừa lợi dụng đủ mọi phương pháp, đủ loại hình thức, nhắm vào những người khác nhau, có người gặp mặt nói chuyện, có người thì đưa kinh văn và tài liệu. Đến nhà trước tiên giúp họ thanh trừ tà ác ở không gian khác thao túng phía sau và lợi dụng họ, chỉ cần tôi biết chỗ họ ở thì tôi sẽ đến gần nhà phát chính niệm, có người ở nhà lầu rất cao, tôi đơn thủ lập chưởng phá trừ từng tầng một đi lên. Còn nhớ có một hôm, lúc sắp đến nơi thì trời bắt đầu đổ mưa, khi đó tôi nghĩ nhất định là tà ác rét run do tôi phát chính niệm ở cự ly gần nên chúng muốn ngăn trở tôi. Tôi bèn nghĩ các ngươi đừng mơ tưởng! Theo kế hoạch ban đầu, tôi đến gần nhà giúp họ thanh trừ nhân tố tà ác, đặc biệt là mấy thứ tà ác hiện nay vẫn còn trợ Trụ vi ngược. Có người tôi không biết địa chỉ chỗ ở, chỉ biết họ ở tầng lầu thứ mấy, tôi đến từng nhà đứng đơn thủ lập chưởng dưới mưa, (tôi không màng đến an toàn của bản thân), tôi nghĩ mình phải bảo họ mau chóng tỉnh ngộ, tôi hoán tỉnh họ từ tận đáy lòng, những đồng tu ngày xưa hãy mau quay trở lại! Cơ duyên khó được, không được rớt khỏi đội ngũ! Tôi đã phá vỡ an bài của cựu thế lực tà ác rồi.

Hồi ức thứ tư

Tôi bước ra chứng thực Pháp khá muộn, ma nạn thời đầu tôi chưa ngộ tới, cũng chưa tới Thiên An Môn để chứng thực Pháp. Khi đó tôi không biết mình nên làm gì, cả ngày đóng cửa trong nhà học Pháp, đọc sách; tôi còn cho rằng bản thân mình đã bước đi trên chính lộ rồi. Kinh văn Sư phụ viết vào cuối năm 2000 trở đi, kể từ bài “Tâm tự minh” cho đến “Lý tính” được đăng lên, Pháp của Sư phụ đã đánh thức tôi (xác thực mà nói là Sư phụ đã giảng rõ Pháp):

”Nhất định cần phải bảo cho người dân thế giới biết sự tà ác của chúng, đó cũng là cứu độ thế nhân …” (Lý tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Sư phụ nói sao tôi làm vậy, tôi cần phải bước ra bảo cho nhiều người hơn nữa biết chân tướng sự thật, cứu độ thế nhân. Lúc đó tôi thấy rất ít tài liệu chân tướng, tôi nghĩ chỉ cần có một phần là mình sẽ biết nên làm thế nào. Không chờ đợi và dựa dẫm ai cả, tôi tích cóp chút tiền, tự mình giải quyết. Khi vừa đi ra một bước, tôi lại học Pháp, càng xem Pháp lý càng rõ ràng, đúng là vậy, tôi vốn phải sớm đứng ra chứng thực Pháp, là tâm gì đã ngăn trở tôi nhỉ? Hướng nội tìm, tôi thấy đó là tư tâm, tâm sợ hãi, tâm che giấu, tâm tự cho mình là đúng, tâm vô trách nhiệm … Ài! Từng cái tâm thật dơ bẩn, tôi đã quên mất trách nhiệm và sứ mệnh Trời ban cho mình. Trước và sau dịp lễ Quốc khánh vào năm 2000, tôi đứng ngồi không yên, tôi nhất định phải đi chứng thực Pháp. Tôi mang theo băng rôn “Pháp chính càn khôn” cùng bạn đồng tu lên đường đến Thiên An Môn.

Tôi còn nhớ trên quảng trường Thiên An Môn hôm đó có khoảng hơn 100 học viên, mọi người liên tục đến trung tâm quảng trường, vị trí tôi đứng vừa đúng bên cạnh một nhóm lớn, đâu đâu cũng có thể thấy cảnh sát thường phục, xe cảnh sát, cảnh sát mặc đồng phục; chính niệm của tôi rất đầy đủ, không có chút tâm sợ hãi nào, khi tôi vừa giơ băng rôn “Pháp chính càn khôn” lên hô to “Đệ tử Đại Pháp đều bước ra chứng thực Pháp!” Trong chớp mắt, tôi cảm thấy từ đầu đến chân xòa một cái, không còn gì cả, toàn bộ đều trống rỗng. Cảnh sát tà ác, xe cảnh sát rượt theo tôi, trước mắt tôi nhìn thấy xe cảnh sát nhỏ xíu giống như chiếc quẹt diêm chạy đến phía tôi, cảnh sát tà ác nhỏ xíu như quân cờ xông ra. Lúc hai cảnh sát giữ lấy một tay tôi, tôi nhìn họ hỏi một câu: “Các người làm gì đó?” Họ giống như bị điện giật, cùng lúc họ thả tay ra. Lúc này nhóm người kia đẩy tôi sang một bên … Tôi thấy thật sự buồn cười, một chiếc quẹt diêm lại muốn chụp đệ tử Đại Pháp sao? Một quân cờ lại muốn động đến đệ tử Đại Pháp sao? Thật quá buồn cười. Khi đó, tôi chân thật thể nghiệm được sự uy nghiêm và vĩ đại của “nhất chính áp bách tà”. Hôm đó tôi bình an quay về, sau khi trở về tôi lại thấy không yên, thế là tôi mang theo tài liệu ra ngoài chứng thực Pháp, bước đi trên đoạn đường Chính Pháp mới.

Hồi ức trân quý (Phần 3)

Bài viết của Huệ Liên, đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 13-02-2003] Lời của tác giả: Tôi kiến nghị các đệ tử cũ viết ra chân tướng sự thật mà bản thân mình biết nhiều hơn nữa.

Hồi ức thứ năm

Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, thật sự là một ngày dài như một năm, ngày ngày tôi đều mong ngóng đường đường chính chính bước ra chứng thực Pháp. Trên truyền hình liên tục phao tin phỉ báng khiến tôi càng lúc càng nhìn rõ tà ác, kiên tín vào Đại Pháp, hơn 3 năm càng bức hại, tôi càng kiên định hơn nữa. Tôi còn nhớ có một lần, chủ nhiệm Ủy ban khu phố và Bí thư đến nhà tôi làm công tác, ép tôi buông bỏ tu luyện. Tôi chỉ tay vào TV nói với họ những thứ tuyên truyền trong tin tức hàng ngày kia hoàn toàn không giống với thứ tôi đã tiếp xúc, chúng tôi ngày nào cũng đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân đó. Trong sách nói gì, viết gì, chúng tôi biết rõ nhất, chúng tôi ngày nào cũng luyện công, tu tâm, hằng ngày làm gì chúng tôi cũng là những người biết rõ nhất. Giống như người ăn lê hàng ngày, quả lê có vị gì là phải do chính tôi nói ra chứ? Lẽ nào là người không ăn lê nói hả? Các chị nói quả lê có vị gì là tôi có thể tin sao? Có thể nghe theo sao? Họ lập tức á khẩu không biết nói gì, tôi lại cảnh cáo họ với thái độ hòa ái, từ đây về sau các chị nếu muốn hỏi tôi Đại Pháp và tu luyện là gì thì tôi sẽ tùy lúc hoan nghênh, nhưng nếu các chị nói chuyện khác với tôi thì đừng phí thời gian làm gì. Về sau họ không tìm đến tôi nữa.

Khi vừa xem thấy truyền hình phao tin phỉ báng Sư phụ, tôi không nén nổi nước mắt. Tôi đã chứng kiến hết thảy những trải nghiệm mưa gió khi Đại Pháp hồng truyền tại thế gian và sự gian khổ của Sư phụ khi truyền Pháp. Những lời nói dối ác ý kia như kim châm vào tim của đệ tử Đại Pháp!

Tôi còn nhớ Hội sức khỏe Đông phương năm 1992 tổ chức tại khu thương mại quốc tế. Thời đó tôi cũng có tham dự. Tôi bước vào đại sảnh, có đủ loại công phái, nhìn hoa cả mắt, khi tôi nhìn tới quầy của Pháp Luân Công, xếp hàng dài nhất, người đứng đông nhất, tôi cũng bèn đến xem thử. Tôi chen lên phía trước, không biết sao từ trong tâm dâng trào xúc động không tên, vừa nhìn liền thấy một người thanh niên vóc dáng cao lớn, vẻ mặt từ bi đang nói chuyện với một phóng viên. Lúc đó tôi nói với người bạn đi cùng: “Ông ấy nhất định là chưởng môn của công phái này.” Cô bạn tôi hỏi: “Sao bạn biết?” Tôi nói: “Trực giác nói vậy.” Khi đó tôi thấy hết sức kỳ lạ, ánh mắt tôi không rời khỏi người này, cảm thấy người ở trước mắt (Sư phụ) dường như mình đã từng gặp qua ở đâu đó, hoặc là đã từng cùng làm việc gì đó, tôi cố gắng nghĩ nhưng nghĩ không ra. Thật sự nhìn quen lắm! Tôi ngắm nhìn thật kỹ từ đầu tới chân. Tôi chỉ thấy ông ấy mặc một chiếc áo khoác rất bình thường, bên trong là chiếc áo len cũ màu nâu nhạt (giống như áo len đan bằng tay, sau này tôi mới biết chiếc áo len này còn có vài chỗ vá), quần và giày da cũng là đồ cũ, nhưng chúng đều rất kiền tịnh, cả người toát lên vẻ chất phác mộc mạc, đoan chính trang nghiêm, rộng lượng, bình dị dễ gần.

Hồi ức thứ sáu

Còn nhớ lúc tôi tham dự lớp giảng Pháp ở Thiên Tân, nhìn thấy chỗ Sư phụ ở đều là nhà trọ rẻ tiền, hằng ngày Sư phụ rất bận rộn, thường sau khi giảng bài xong, Ngài còn phải xử lý rất nhiều việc, về đến nhà trọ là 9, 10 giờ đêm. Bữa tối của Sư phụ chỉ có mì ăn liền, ngày nào cũng như vậy. Có một lần chúng tôi chia sẻ cùng một vị học viên công tác bên cạnh Sư phụ, đúng lúc vào giờ cơm trưa, tôi hỏi anh ấy chúng ta ăn gì, tôi sẽ đi mua, anh ấy buột miệng nói: “Chỉ cần không phải mì ăn liền thì món gì cũng được, tôi vừa nghe ba chữ ‘mì ăn liền’ là thấy buồn nôn, tôi sợ nhắc đến ba chữ này.” Sư phụ vĩ đại vì cứu độ chúng sinh mà sinh hoạt lại gian khổ đến vậy.

Tôi còn quan sát thấy Sư phụ rất ít khi thay quần áo mới (vì nhiều lần tham dự lớp học nên tôi tự nhiên nhìn thấy vậy), Ngài rất chú ý vẻ bề ngoài, nhưng lại hết sức giản dị, ngoại trừ những lúc thời tiết thay đổi ra, thì Ngài luôn mặc một bộ đồ giống nhau. Một hôm tôi hỏi một học viên hiểu ý Sư phụ, mới biết là quần áo Sư phụ tự mình giặt vào buổi tối, ngày hôm sau quần áo khô thì lại mặc vào, Sư phụ rất ít khi mua thêm quần áo mới, (quần áo cũng rất ít). Lúc giảng Pháp ở Thiên Tân, đôi giày da cũ Sư phụ mang bị hỏng (Sư phụ mang đã nó mấy năm rồi), nhưng dù thế nào Sư phụ cũng không mua giày mới, còn có mấy đệ tử cố gắng kéo Sư phụ đến tiệm để mua một đôi giày mới.

Mỗi lần mấy học viên cũ chúng tôi tụ họp cùng nhau, không tránh được việc nhắc đến Sư phụ. Có một lần chúng tôi nói chuyện về lớp học Thiên Tân, tôi không hiểu chuyện nên đã trách móc nhân viên công tác bên cạnh Sư phụ cớ sao không chăm sóc cho Ngài, để cho Sư phụ ngày nào cũng ăn mì ăn liền. Một học viên hiểu chuyện liền nói xen vào: “Không chỉ ở Thiên Tân như vậy, Sư phụ lúc nào cũng ăn mì ăn liền.” Cô ấy kể lúc Sư phụ vừa xuống núi truyền công, rất gian nan, tiền thu của lớp học có khi không đủ để trả phí thuê hội trường, (chi phí hội trường không theo số lượng người) kinh phí rất sít sao. Cô ấy còn nói với tôi: “Sư phụ từ nào đến giờ chưa từng nói bản thân mình cao bao nhiêu, tôi chỉ thấy Sư phụ là người thầy đáng kính, từ thiện, tường hòa, cảm thấy Sư phụ không phải là khí công sư bình thường, trong tâm tôi, Sư phụ là một vị đại Thần Tiên. Sư phụ giảng Pháp ở địa khu chúng tôi, tôi lần này đến lần khác mời Sư phụ đến chỗ tôi dùng bữa cơm đơn giản, (lúc đó chỗ Sư phụ ở cách hội trường giảng Pháp của chúng tôi rất xa, phải mất mấy tiếng đồng hồ đi đường). Sư phụ không thích ăn thịt, ăn chay thì được, lúc làm cơm, nếu hỏi Sư phụ ăn chút gì không, Sư phụ chỉ nói là: “Mọi người ăn gì, tôi ăn nấy, không cần quá phiền phức, đơn giản chút là được.” Có lần Sư phụ hóm hỉnh nói: “Tôi thích ăn bánh màn thầu hấp Sơn Đông.” Sư phụ nói xong cắn bánh màn thầu còn nóng hổi rồi lại nói: “Ngon lắm, ngon lắm.” Thực ra Sư phụ luôn nghĩ cho đệ tử, thứ nhất là sợ phiền, thứ hai là sợ lãng phí. Cô ấy còn kể cho tôi nghe: Một hôm ăn cơm trưa xong, còn thừa lại một ít rau và nước xào rau, tối đến giảng bài xong trở về nhà trọ, cô ấy nói với Sư phụ: “Sẵn tiện con làm chút đồ chay.” Nhưng Sư phụ bảo: “Ăn phần còn thừa là được.” Cô ấy lại giải thích và nói với Sư phụ là chúng tôi bình thường cũng không ăn giản tiện đến vậy, trong tâm cô ấy nghĩ làm sao có thể để cho Sư phụ ăn nước xào rau thừa được chứ? Thế nhưng, Sư phụ tỏ ra nghiêm túc, dùng tay chỉ vào cơm thừa và nước xào rau thừa trên bàn rồi nói: “Ăn phần thừa này là được.” Ngữ khí hết sức kiên định, lúc đó nghe như là mệnh lệnh không thể làm trái, cho nên hôm đó cô ấy đành phải vâng lời Sư phụ. Sư phụ cho nước xào rau vào trong cơm rồi ăn như bình thường. Nghe đến đây, trong tâm mọi người cảm thấy chua xót, tôi rơm rớm nước mắt. Sư phụ à! Ngài chịu khổ rồi! Đệ tử không có lời nào có thể biểu đạt lòng tôn kính với Ngài! Từng lời nói từng hành động của Ngài đều cảm động lòng người sâu sắc, nếu như bản thân đệ tử làm không tốt thì thật sự có lỗi với lời dạy dỗ và làm gương của Ngài!

Hồi ức thứ bảy

Đài CCTV và Phòng 610 phao tin nói Sư phụ chúng tôi tốt nghiệp trung học phổ thông, không thể viết ra sách Chuyển Pháp Luân, là [người nào đó] viết. Lúc nghe tới đây, tôi thật sự cảm thấy chính phủ Trung Quốc đê hèn, đường đường là đài truyền hình trung ương mà lại nói ra những lời dối trá lưu manh như vậy! Tôi chính là nhân chứng! Bởi vì tôi đã vô cùng vinh hạnh tham gia vào công tác ghi âm sao chép thành sách trong thời kỳ đầu. Chuyển Pháp Luân là chép ra từng chữ từ băng ghi âm giảng Pháp của Sư phụ tại lớp học Trường Xuân (khóa thứ 8), Tế Nam, Trịnh Châu, Đại Liên v.v. Chúng tôi đã tốn thời gian năm sáu ngày để làm việc này. Vào mùa hè năm 1994, lúc nhận được nhiệm vụ thần thánh này, tôi không dám giải đãi chút nào. Do bản thân tôi học vấn không cao, đối với ghi âm giảng Pháp của Sư phụ có nhiều chữ không viết được, chính là chuyện như vậy, tôi vừa mở băng ghi âm, vừa tra từ điển, dưới tình huống thời đó không có máy đọc lại nên tôi đã dùng máy ghi âm nghe từng câu từng câu, sao chép lại thành văn tự không sót chữ nào, tôi đã thức trắng đêm mấy chục giờ đồng hồ để làm, mười mấy người chúng tôi cuối cùng đã hoàn thành bản thảo chép tay đúng hạn, sau đó chuyển cho học viên khác đánh chữ, rồi lại chuyển cho Sư phụ. Nghĩ tới lúc đó tâm tôi thấy xúc động, tôi biết rõ phân lượng công việc, nhớ tới cảnh tượng mình quỳ gối trên đất và nằm sấp trên ghế sofa làm việc (do buổi tối mọi người trong nhà đều ngủ nên tôi chỉ có thể làm việc trên ghế sofa ở phòng nhỏ), lại xem thấy những lời nói dối vô liêm sỉ trên TV, tập đoàn lưu manh chính trị này còn cổ xúy nào là “lấy đức trị quốc”!

Vốn là tôi sẽ không viết bài chia sẻ, nhưng làm đệ tử Đại Pháp, tôi cảm thấy mạnh mẽ mình có trách nhiệm nói ra sự huy hoàng của Sư phụ và Đại Pháp giúp cho nhiều người hơn nữa liễu giải chân tướng, vạch trần lời nói dối lừa người nực cười kia. Do đó, mấy lần hạ quyết tâm phá trừ chướng ngại quan niệm cuối cùng viết thành bài chia sẻ, tương lai tôi vẫn sẽ tiếp tục viết bài. Bên cạnh đó, theo như tôi biết (trừ những học viên đang bị kết án không có tự do) thì trước mắt vẫn có nhiều đồng tu cũ “bình an vô nạn” ở Đại lục cũng biết nhiều tình huống chân thật có rất ít người biết đến, vô cùng cảm động lòng người, nhưng do chướng ngại quan niệm của con người, hoặc là sợ bị tà ác bức hại v.v. Nên không dám vạch trần lời nói dối của tà ác ra trước toàn thế giới, chứng thực Đại Pháp và sự trong sạch vĩ đại của Sư phụ. Tôi sâu sắc hiểu rằng giả như không có lời dạy dỗ và làm gương cao thượng của Sư phụ khắc sâu trong tâm trí mình thì hôm nay tôi sẽ không có chính niệm mạnh mẽ đến thế, do vậy, tôi kiến nghị những đệ tử Đại Pháp cũ hãy viết ra những sự thật mà bản thân mình biết nhiều hơn nữa, công bố sự thật vĩ đại trước toàn thiên hạ giúp cho các đồng tu càng thêm tinh tấn, giúp cho thế nhân càng thêm thanh tỉnh!

Ghi nhớ sự gian khổ và thuần chính lúc Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp

Bài viết của Lưu Tân Vũ

[MINH HUỆ 20-02-2003] Tôi đã từng là một học viên tu luyện rất kém, vấp váp bước trên con đường tu luyện cho đến hôm nay. Nói ra thật hổ thẹn, năm đó lúc mới bắt đầu luyện công, tôi đã cảm thấy Pháp Luân xoay chuyển, thiên mục nhìn thấy Pháp thân, vậy mà tôi vẫn còn hoài nghi đối với Sư phụ và Pháp Luân Đại Pháp.

Một học viên cũ kể cho tôi nghe về câu chuyện xảy ra lúc Sư phụ Lý Hồng Chí đến Vũ Hán đã phá tan nghi ngờ của tôi về Sư phụ. Tôi không nhớ rõ đó là lớp học khóa thứ mấy. Vào một buổi trưa nọ, sau khi Sư phụ giảng Pháp xong, Ngài bước ra khỏi hội trường, vị học viên này tâm thấy hiếu kỳ nên quyết định đứng từ xa ở phía sau nhìn xem Sư phụ đi đâu. Anh ấy nhìn thấy Sư phụ đi bộ nhanh hơn, vội vã băng qua đường, nhưng một chiếc xe con vẫn chạy tới trước. Chiếc xe con dừng lại bên cạnh Sư phụ, có mấy người bước xuống xe muốn kéo Sư phụ lên xe. Sư phụ đã từ chối và nói với họ mấy câu, họ buộc phải lái xe rời đi. Sau đó, Sư phụ lại đi bộ một đoạn, tìm xe bán thức ăn và mua mấy cái bánh bao cho bữa trưa. Ngày hôm sau, anh ấy gặp mấy người trong chiếc xe con hôm qua, hỏi ra mới biết họ là người của Hiệp hội khí công địa phương. Sư phụ đến giảng Pháp ở các nơi đều do Hiệp hội khí công địa phương thỉnh mời, nên hôm qua họ mời khí công sư đi ăn cơm theo thông lệ, nhưng họ không nghĩ tới là bị Sư phụ từ chối. Mấy người họ thở dài: Khí công sư đến Vũ Hán đều nhận lời mời của họ mở tiệc tẩy trần, chỉ có Sư phụ của Pháp Luân Công là không làm như vậy.

Hôm nay viết ra câu chuyện này là để khích lệ bản thân, khích lệ mọi người, ghi nhớ sự gian khổ của Sư phụ khi truyền Pháp, bắt kịp tiến trình Chính Pháp, chớ cô phụ ân Sư.

Tôi kêu gọi tất cả các đồng tu trực tiếp hay gián tiếp biết được những sự tích về Sư phụ hãy viết ra sự từ bi vĩ đại của Ngài để giúp chúng sinh hiểu rõ, vạch trần hoang ngôn của tà ác, giúp họ sinh tâm kính ngưỡng đối với Sư phụ và Đại Pháp, từ đó kết nên cơ duyên tu luyện Đại Pháp; hãy để cho các đệ tử Đại Pháp tương lai được biết, để cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến, vĩnh viễn lưu truyền hậu thế một cách ổn định và chính xác.

Một câu chuyện nhỏ trong lúc Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp

Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Diên Biên

[MINH HUỆ 14-02-2004] Tôi là đệ tử đắc Pháp năm 1999. Có một câu chuyện thời đầu Sư phụ giảng Pháp được truyền tụng đã ảnh hưởng rất lớn trong tu luyện của tôi, mãi cho đến hôm nay tôi vĩnh viễn không thể nào quên.

Câu chuyện đó như thế này. Thời đó Sư phụ giảng Pháp ở Diên Cát kết thúc và chuẩn bị rời đi. Mấy vị trạm trưởng đưa tiễn Sư phụ ra sân ga. Sư phụ và các trạm trưởng cùng bắt một chiếc taxi đến ga tàu. Sau khi đến nơi, vị trạm trưởng nọ muốn trả tiền xe nhưng Sư phụ không đồng ý và khăng khăng lấy tiền của mình ra trả. Nhìn thấy mọi người không hiểu, Sư phụ bèn nói: “Việc tôi làm ở Diên Cát đã xong, các khoản chi phí đã được thanh toán hết, về chuyện tiền bạc tôi và các vị không còn liên quan gì nữa. Tiền taxi tôi tự mình chi trả, tôi không thể lấy một xu nào của học viên.”

Câu chuyện này ảnh hưởng rất lớn trong các học viên, nó được lan truyền rộng rãi, tôi thường hay kể cho học viên khác nghe ở nhóm học Pháp nhỏ và ở những hoàn cảnh thích hợp khác. Đồng thời lúc làm việc tôi cũng rất chú ý, Sư phụ làm sao thì chúng đệ tử làm vậy.

Những địa phương Sư phụ từng đi qua lúc còn truyền Pháp ở Trung Quốc không nhiều lắm, nên tôi muốn đưa ra kiến nghị mong các đệ tử Đại Pháp đã từng đi theo Sư phụ hãy viết ra từng việc nhỏ trong lúc Sư phụ truyền Pháp rồi đóng thành sách và đảm bảo không có sai sót trong quá trình lưu truyền. Tôi cho rằng làm như vậy là rất tốt, nếu bài viết có chỗ nào không đúng, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2004/10/3/85605.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/emh/articles/2004/11/24/54882.html

Đăng ngày 21-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share