Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 12-05-2021] Các đồng tu đã khai thiên mục và không khai thiên mục chỉ là đang ở trạng thái tu luyện khác nhau về vấn đề thiên mục. Đồng tu khai thiên mục đối đãi như thế nào đối với những điều mà thiên mục của mình nhìn thấy, đồng tu không khai thiên mục đối đãi như thế nào với những điều mà đồng tu khai thiên mục nhìn thấy, mỗi người đều có khảo nghiệm của mình, đều có yếu tố phải tu bỏ. Quan trọng là có thể luôn luôn hướng nội tìm, tu bỏ tâm chấp trước và đề cao lên.

1. Về đồng tu đã khai thiên mục

Những đồng tu đã khai thiên mục thường tin vào điều mà họ thấy. Vậy rốt cuộc thì họ đã nhìn thấy gì? Tôi nghĩ rằng có vài loại tình huống.

Một loại tình huống là: Điều nhìn thấy là chân thực. Nhưng cho dù là chân thực, cũng không thể tự coi mình là như thế nào đó, bởi vì điều anh ấy nhìn thấy, chỉ là tại tầng thứ của anh ấy mà hiển hiện ra một phần chân tướng mà anh ấy nên thấy. Đặc biệt chúng ta là người đang trong tu luyện lại càng phải biết rằng tầng thứ sở tại của bản thân là có “tính cuộc hạn,” không nên vội kết luận. Đồng thời tôi ngộ ra rằng đây là một tầng nội hàm của việc người tu luyện phải tu khẩu.

Bất luận chúng ta nhìn thấy điều gì, nghe thấy điều gì, cũng không phải để cho chúng ta dùng chúng để đưa ra dự ngôn, mà là để điểm hoá chúng ta tu bỏ điều gì đó hoặc là để khích lệ chúng ta trong tu luyện, đều là để chúng ta tu bản thân và đề cao lên.

Một loại tình huống khác có thể là: Do những chấp trước của bản thân nên đã cấp cho cựu thế lực sơ hở để dùi vào, bạn chấp trước vào điều gì, chúng liền phóng đại điều đó, hơn nữa còn khiến cho bạn nhìn thấy rõ, nói thật chuẩn, chúng chính là muốn bạn càng chấp trước vào chấp trước của mình, mục đích cũng là muốn huỷ hoại sự tu luyện của bạn.

Còn có một loại tình huống: Điều nhìn thấy là giả, là do bản thân động niệm mà tuỳ tâm nhi hoá. Sư phụ khi giảng Pháp đã đặc biệt nói về vấn đề này, cảnh tỉnh chúng ta về sự nguy hại và hậu quả của nó:

“[khi] chư vị dùng thiên mục để nhìn, tĩnh tĩnh không động niệm mà nhìn thì là chân thực; chỉ cần hơi động niệm, thì những gì nhìn thấy đều là giả; đó chính là ‘tự tâm sinh ma’, cũng gọi là ‘tuỳ tâm nhi hoá’.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

“Đặc biệt là những người luyện công tại một tầng nhất định đã khai thiên mục rồi, dễ xuất hiện vấn đề này.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Nếu vấn đề đã rất dễ xuất hiện như vậy, đồng tu khai thiên mục càng phải trong mọi thời khắc cảnh tỉnh bản thân, tuyệt đối chú ý không được vấp ngã trong vấn đề này.

Vậy thì, điều mà thiên mục của bản thân nhìn thấy thuộc về tình huống nào? Thật thật giả giả ngộ trong mê, tôi nghĩ, nếu là điều nhìn thấy để điểm hoá cho chấp trước sở tại của bản thân, hay khích lệ bản thân tinh tấn thực tu, thì đều cần bản thân phải cố gắng để ngộ ra, không phụ sự điểm hoá từ bi của Sư phụ. Còn đối với những việc nhìn thấy có liên quan đến thế sự, thời gian thì đều không cần động tâm động niệm. Lý giải của cá nhân tôi là: Hết thảy đều là sự tuyển trạch của Sư phụ, thời gian Chính Pháp và tình huống thực tế là căn cứ theo yêu cầu của Chính Pháp mà diễn biến, nếu Sư phụ còn chưa làm đến chỗ đó, thì cái tương lai kia cũng không có.

Chẳng những không nên động tâm động niệm, mà còn phải suy nghĩ sâu hơn: Vì sao để cho bản thân nhìn thấy, liệu có phải là những huyễn hóa do nhân tâm của bản thân chiêu mời đến? Hãy kịp thời quy chính, trong mọi thời khắc cảnh tỉnh bản thân:

“‘Phật nào, Đạo nào, Thần nào, ma nào, đều chớ có mong động được cái tâm của tôi’, như thế nhất định có [hy] vọng sẽ thành công.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

2. Với những đồng tu chưa khai thiên mục

Với những đồng tu chưa khai thiên mục, khi muốn nghe những đồng tu đã khai thiên mục nói điều gì đó, có thể bạn không ý thức được rằng tâm hiếu kỳ, tâm nhiều chuyện, tâm hữu sở cầu, tâm chú ý tới lời nói, chấp trước đối với công năng (thiên mục) đã giảm bớt tín tâm của bạn đối với Sư phụ và Pháp (ít nhất là tại vấn đề này, không dĩ Pháp vi Sư, mà lại muốn nghe xem đồng tu đã khai thiên mục nói gì). Nếu như lúc này có thể nắm bắt được ý niệm “muốn nghe xem…” của bản thân, kịp thời ngưng lại, thì chính là đang chủ động tu, thực sự sẽ có được sự đề cao to lớn trong tu luyện.

Tôi nhớ tới một chuyện cũ, một ngày vào năm 1998, khi tôi đang ngồi chép cuốn Chuyển Pháp Luân thì nghe thấy ngoài hành lang một đồng nghiệp đang nói chuyện. Trước đó tôi có nghe nói đồng nghiệp này đang có kế hoạch thi tiến sĩ, đang chờ đơn vị phê duyệt. Bởi vì trước đó tôi đã hồng Pháp cho anh ấy, anh cũng đã đọc một lượt cuốn “Chuyển Pháp Luân”, cho nên tôi khá quan tâm đến việc của anh ấy. Vừa nghe thấy tiếng anh ấy, liền muốn hỏi anh: Lãnh đạo đã phê duyệt chưa? Tôi vội vàng đứng dậy, nhưng tôi ngay lập tức tự hỏi bản thân: Đây là tâm gì đây? Tâm hiếu kỳ! Lúc đó tôi liền nói với bản thân: Ngồi xuống! Tôi liền ngồi xuống tiếp tục chép Pháp.

Từ đó về sau, tôi thực sự rất ít khi cảm thấy mình còn tâm hiếu kỳ nữa. Chỉ cần không phải là nói với tôi, tôi sẽ đều không nghe thấy hoặc không nghe rõ, cái tâm muốn nghe ngóng hầu như không có. Tôi nghĩ: Điều gì tôi cần phải biết, thì sẽ để cho tôi biết, điều gì tôi không cần biết, thì sẽ không để cho tôi biết. Có lúc trong hoàn cảnh huyên náo, vẫn có thể giữ được tâm “thính nhi bất văn.” Hiện tại nghĩ lại về tâm hiếu kỳ, chính là vào lúc đó tôi đã xuất ra một tiếng: Ngồi xuống! Sư phụ liền lấy xuống giúp tôi. Sư phụ giảng:

“Khi chư vị kiên định chính niệm, khi chư vị có thể bài xích chúng, tôi sẽ gỡ bỏ cho chư vị từng chút từng chút một; chư vị có thể làm được bao nhiêu, thì tôi giúp chư vị bấy nhiêu, tức là giúp chư vị huỷ [bỏ] bấy nhiêu. (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004, Giảng Pháp các nơi IV)

Khi chúng ta nói điều gì đó, làm điều gì đó, chúng ta nên tự vấn bản thân: Vì sao lại nói như vậy? Làm như vậy? Đây chính là đang chủ động tu luyện (gắng sức không cần chờ vấn đề tích tụ nhiều rồi, không qua được quan mới nhớ tới hướng nội tìm, vậy thì tu được cũng rất bị động) mới có thể nhìn thấy chấp trước phía sau lời nói, hành động của bản thân. Khi chúng ta không ngừng phủ định chúng thì chúng ta mới đang không ngừng đề cao.

3. Vài câu chuyện cũ

Chuyện thứ nhất

Năm 1996, lúc đó rất nhiều học viên đối với Đại Pháp đều chỉ là nhận thức cảm tính, đối với công năng thì cảm thấy khá hứng thú. Một hôm sau khi luyện công tập thể buổi sáng, một đồng tu lớn tuổi nói với tôi: Mấy hôm trước đã đi đến chỗ một học viên có thiên mục khai mở, lúc đó có hơn mười mấy người, học viên đó đã dùng thiên mục để xem và nói thuyết một số điều cho các đồng tu. Đồng tu lớn tuổi nói: Hôm nào sẽ đưa tôi đến đó cho cô ấy xem thử. Lúc đó tôi nói: Tôi sẽ không đi, tôi không có cái tâm hiếu kỳ đó, tôi cũng không để cho cô ấy khởi tâm hiển thị.

Mấy năm sau, tôi có một lần đề cập chuyện này với một vị đồng tu khác, đồng tu ấy liền nói: “Nếu là tôi thì tôi sẽ đi.” Đúng vậy, khảo nghiệm và mê hoặc luôn luôn tồn tại.

Chuyện thứ hai

Một ngày tháng 10 năm 1999, trên đường đi tôi gặp một vị phụ đạo viên điểm luyện công, cô ấy nói: Có kinh văn mới của Sư phụ, đang muốn gửi cho đồng tu. Tôi liền cầm tờ giấy đọc lướt qua, từ nội dung này không phân biệt được thật giả. Tôi liền hỏi đồng tu: Làm sao biết được là kinh văn của Sư phụ? Cô ấy nói đồng tu khai thiên mục đã nhìn thấy là thật. Lúc đó tôi liền nói: Không nên truyền, không phải là thật, Sư phụ không thể nào dùng phương thức này (dùng người khai thiên mục đến xác nhận thật giả) mà phát kinh văn, không phải là loạn ư? Sư phụ nhất định sẽ dùng hình thức rất rõ ràng minh xác, khả tín để công bố kinh văn.

Vào ngày 19 tháng 1 năm 2000, Minh Huệ Net đã công bố bức ảnh “Sư phụ Lý ở trong núi lặng nhìn thế giới” và Sư phụ cũng đã xác nhận rằng chỉ công bố kinh văn mới trên Minh Huệ Net.

Trong tu luyện, khảo nghiệm thực sự luôn luôn tồn tại, có lúc thậm chí rất nghiêm trọng, không giữ vững bản thân có thể trở thành “tuy có tâm tốt nhưng lại làm chuyện sai lầm.”

Chuyện thứ ba

Đó là một ngày tháng 7 năm 2002. Một đồng tu gửi cho tôi một bài thơ và nói rằng đó là kinh văn mới của Sư phụ. Cô ấy muốn tôi đánh máy và in ra. Tôi phải đi ra ngoài thị trấn vào hôm sau nên tôi đã đi đến nhà một đồng tu khác để dùng máy tính của họ bởi vì máy tính của tôi đang hỏng. Tôi đang đánh chữ trên máy tính thì nhận ra mỗi khi ấn nút xuống dòng, những chữ tôi đánh trước đó liền bị xoá mất. Hiện tượng này xảy ra vài lần. Tôi nghĩ rằng mình thao tác không đúng, liền nhờ đồng tu khác làm hộ, nhưng điều tương tự cũng lại xảy ra!

Tôi ngay lập tức nhận ra có điều gì đó không đúng với bài thơ và tôi không nên đánh máy nó. Sau khi tôi ra khỏi thị trấn và thảo luận điều này với vài đồng tu ở đó để xác nhận một chút, về sau biết được đó chính là kinh văn giả. Nghĩ đến việc mình suýt nữa đã truyền đi kinh văn giả, lúc ấy nghĩ thật có chút kinh sợ. Tôi biết ơn sâu sắc sự từ bi bảo hộ của Sư phụ, đối với đệ tử lúc nào cũng chăm sóc, giúp đệ tử tránh được vô ý mà phạm phải lỗi lầm to lớn. Con xin cảm ân Sư tôn!

Chúng ta cần học Pháp nhiều, học Pháp tốt, trong tâm có Pháp, khi đối diện với khảo nghiệm mới có thể không bị mê hoặc.

Sư phụ đã giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Trên đây chỉ là hiểu biết tại tầng thứ hữu hạn của tôi, khó tránh khỏi có điểm sai sót, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.

Ghi chú của ban biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/12/424850.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/7/193579.html

Đăng ngày 11-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share