Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đức

[MINH HUỆ 21-08-2021] Từ ngày 12 tới ngày 18 tháng 8 năm 2021, Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã diễn ra tại phòng triển lãm Nordpark ở Dusseldorf, thủ phủ của Bắc Rhine-Westphalia.

Nhiều du khách chụp ảnh những tác phẩm nghệ thuật này. Một số người xúc động đến rơi lệ trước những bức tranh phơi bày cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên Pháp Luân Công. Một số còn muốn học pháp môn tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều người khác bình luận rằng những tác phẩm nghệ thuật này cho thấy các học viên Pháp Luân Công có sức mạnh phi thường và nội tâm kiên cường bền bỉ. Một vị khách cho hay cuộc triển lãm này đã “mang lại dũng khí cho tất cả những người đang bị bức hại trên thế giới.”

6b32db359214b17e03a75edb597fa53a.jpg

Hướng dẫn viên (bên phải), một học viên Pháp Luân Công, kể câu chuyện đằng sau một bức tranh cho một nhóm du khách.

fe389f3859533f2f3afb36a1e3ede43a.jpg

Một vị khách ghi lại cảm nhận vào sổ lưu bút.

137493f3a5ae371abf57da71e1507eb3.jpg

Khách tham quan triển lãm tìm hiểu các ấn phẩm giới thiệu về triển lãm và Pháp Luân Công.

Chính giữa phòng triển lãm có một chiếc bàn dài bày các tờ thông tin về triển lãm quốc tế nghệ thuật này, các tờ rơi giới thiệu Pháp Luân Công, và nhiều bản thu thập chữ ký kiến nghị chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Chỉ trong hai ngày đầu tiên của triển lãm, du khách đã để lại lời bình luận gần kín cuốn sổ lưu bút dày. Một số bình luận viết “Chúng tôi muốn bày tỏ lòng cảm ân của mình”, “Cảm ơn các bạn vì đã giải thích chi tiết như vậy”, “Những bức tranh này đã chạm tới trái tim chúng tôi” và “Chúng tôi sẽ luôn nhớ tới những bức hình này trong cuộc sống thường nhật của mình”.

Cuộc triển lãm đã thu hút nhiều người yêu nghệ thật cũng như những người dân thường. Một người đàn ông trung niên đã đi quanh phòng triển lãm một lúc lâu. Sau đó, ông chia sẻ với một hướng dẫn viên: “Mặc dù tôi không phải là người đam mê nghệ thuật nhưng tôi cảm thấy ở đây rất bình yên và thoải mái”.

Ủy viên hội đồng thành phố: “Chân-Thiện-Nhẫn có sức lôi cuốn rất lớn đối với tôi”

bcf1d3f144cc3007cf1f2b089e89cb66.jpg

Bà Andrea Kraljic, Ủy viên hội đồng thành phố Dusseldorf

Ủy viên hội đồng thành phố Dusseldorf, bà Andrea Kraljic, đã quyết định tới triển lãm ngay khi nhận được lời mời, bởi vì “chủ đề này, Chân-Thiện-Nhẫn, có sức lôi cuốn rất lớn đối với tôi”.

Bà Kraljic chia sẻ: “Mặc dù tôi không am hiểu về nghệ thuật nhưng tôi cảm nhận được rằng mỗi bức tranh thể hiện một cung bậc cảm xúc. Một số bức rất buồn, một số tràn đầy hy vọng, và một số toát lên vẻ kiên định không lùi bước. Thậm chí ngay cả người không hiểu gì về nghệ thuật cũng có thể cảm nhận được điều đó”.

Bà nói, những tác phẩm này cho thấy các học viên Pháp Luân Công có “nghị lực phi thường”. Cho dù ĐCSTQ có bức hại họ tàn bạo thế nào đi nữa, cũng vẫn không thể làm dao động đức tin của họ.

Khách tham quan: “Mang tới dũng khí cho tất cả những người bị bức hại trên thế giới”

Một người đàn ông lớn tuổi đang đạp xe ở Nordpark đã ghé vào xem triển lãm. Những tác phẩm nghệ thuật này đã khiến ông bị sốc. Sau đó, ông đã gửi thư cho nhà tổ chức triển lãm và viết rằng, bức tranh “House Ransacked” (Ngôi nhà bị lục soát) đã để lại trong ông nhiều ấn tượng nhất.

Trong thư, ông viết: “Cậu bé phía trước trái ngược hoàn toàn với mọi thứ xung quanh. Cậu bỏ mọi thứ lại phía sau, ôm cuốn sách Chuyển Pháp Luân trước ngực và nhìn về tương lai với ánh mắt lạc quan và kiên định. Cậu bé này có thể mang tới dũng khí cho tất cả những ai đang bị bức hại trên thế giới này… Tôi sẽ luôn ghi nhớ hình ảnh của cậu bé này và sẽ mang hình ảnh đó bên tôi trong những hành trình phía trước”.

3033d97cdff461a3985703c349057032.jpg

Một phần của bức tranh “Ngôi nhà bị lục soát”.

Khách tham quan đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân tại phòng triển lãm

690071663e192fcc15690c0c79a3645b.jpg

Hai người bạn Celina (bên phải) và Angelika

Bà Celina và bà Angelika đã là bạn của nhau trong nhiều năm qua. Họ đã cùng nhau tới xem triển lãm. Hai bà đã bị sốc trước các cảnh tượng được miêu tả trong những tác phẩm nghệ thuật này, những cảnh tượng mà theo họ là quá tuyệt vời và đẹp đẽ.

Hai bà đã đọc kỹ tờ rơi giới thiệu về Pháp Luân Công. Bà Celina còn cầm lấy bản tiếng Đức của cuốn Chuyển Pháp Luân rồi ngồi xuống ghế băng trong phòng triển lãm để đọc. Bà hỏi một học viên Pháp Luân Công về địa điểm bà có thể tới luyện công và nói: “Tôi thấy những bức tranh ở đây thật đẹp nên tôi nghĩ Pháp Luân Công rất tuyệt vời”.

Người am hiểu nghệ thuật: Những tác phẩm này hết sức tuyệt vời!

Ông Terry đã làm việc ở một bộ phận điều tra hình sự trước khi nghỉ hưu. Gia đình ông đã từng sở hữu một viện bảo tàng nghệ thuật ở Kleve trong Thế chiến II. Lúc bắt đầu triển lãm, ông đã đánh giá những tác phẩm này bằng con mắt khắt khe của một người am hiểu nghệ thuật, nhưng sau khi xem tất cả các tác phẩm được trưng bày, ông hào hứng nói với các học viên: “Những bức tranh ở đây rất đẹp. Chúng là những tác phẩm hết sức tuyệt vời!”

Ông giải thích lời bình luận của mình bằng cách chỉ tay về phía bức tranh có tựa đề ‘Gift’ (Món quà). Ông nói: “Chúng ta hãy xem bức tranh này. Tôi đánh giá rất cao đối với thể loại tranh đó. Tôi nghĩ đây là một trong những bức tranh đẹp nhất. Chúng ta có thể thấy cô bé này kính trọng bà lão như thế nào”.

04d92b0d637d5bc8499d1cbc3fad0fd9.jpg

Ông Terry, một người am hiểu nghệ thuật, đứng trước bức tranh “Món quà”.

Ông nói: “Người họa sỹ này đã nắm được điều cốt lõi. Không thể có bức vẽ tuyệt hơn thế. Hết sức tuyệt vời!”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/21/429834.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/25/194774.html

Đăng ngày 30-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share